Nguồn Minh Chứng Đánh Giá Các Kĩ Năng Th Sinh Học Đối Với Hs Chuyên Sinh


vậy, các nguồn minh chứng đánh giá NLTH Sinh học bao gồm: Bài tập TH, phiếu đánh giá kĩ năng và báo cáo TH. Các minh chứng này được sử dụng đánh giá các kĩ năng TH Sinh học thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Nguồn minh chứng đánh giá các kĩ năng TH Sinh học đối với HS chuyên Sinh‌


Các kĩ năng

Minh chứng đánh giá

Bài tập TH

Báo cáo TH

Phiếu đánh giá kĩ năng

Đặt câu hỏi nghiên cứu và đề xuất giả thuyết.

×



Mô tả thiết kế bài TH

×

×


Thực hiện các kĩ năng và phương pháp TH



×

Thu thập, xử lí kết quả thu được

×

×


Đưa ra phương án đánh giá hoặc đề xuất phương

án thực nghiệm

×

×


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực thực hành cho học sinh lớp 11 chuyên môn Sinh - 14


2.4.2.2. Nguồn minh chứng đánh giá sự phát triển mức độ nhận thức tri thức khoa học Sinh học.

Để đánh giá mức độ nhận thức tri thức khoa học Sinh học mà HS chuyên có được qua quá trình học các chủ đề TH, chúng tôi xây dựng các bài kiểm tra kiến thức trên cơ sở các biểu hiện về NL nhận thức Sinh học và khả năng nhận thức tri thức khoa học Sinh học.

Khả năng nhận thức Sinh học là một trong những NL chuyên biệt cần hình thành và phát triển trong dạy học Sinh học. Khả năng nhận thức tri thức khoa học là một phần của NL nhận thức Sinh học. Nó có thể được hình thành thông qua quá trình dạy học TH và phù hợp với tư chất của HS chuyên Sinh. Căn cứ theo Moore (1993) [70], khoa học là cách thức để hiểu biết. Khoa học không chỉ là việc thu thập các sự kiện riêng lẻ, mà hơn thế, đó là một quá trình trong đó các nhà khoa học nhận thức về thế giới và giải quyết các vấn đề; Theo Auger (1996) [53], tri thức khoa học là những tri thức được tích lũy qua hoạt động nghiên cứu khoa học, thông qua kết quả của việc quan sát, thí nghiệm các hiện tượng, sự kiện, hoạt động xảy ra trong xã hội và tự nhiên.


Để đánh giá mức độ nhận thức tri thức khoa học Sinh học, chúng tôi xây dựng ma trận chung cho các bài kiểm tra kiến thức trong quá trình dạy TH cho HS chuyên Sinh lớp 11 gồm các biểu hiện:

- Nhận thức được các hiện tượng, quá trình Sinh học

- Khái quát được các sự vật hiện tượng qua việc xác định mối liên quan giữa cấu trúc phù hợp với chức năng ở cấp độ cơ thể.

- Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề Sinh học bằng thực nghiệm.

Theo đó, ở mỗi chủ đề dạy học TH, các biểu hiện lại được cụ thể hóa bằng các kiến thức và các kĩ năng cần đánh giá ở các mức độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Điểm bài kiểm tra tối đa 10 điểm và căn cứ để lượng hóa mức độ phát triển khả năng nhận thức tri thức Sinh học của HS chuyên Sinh. Cụ thể, mức 1- M1 (0 4 điểm); mức 2- M2 (trên 4 7 điểm) và mức 3- M3 (trên 7 10 điểm).

2.4.3. Một số ví dụ về việc sử dụng các công cụ và minh chứng đánh giá các kĩ năng thành phần trong NLTH Sinh học của HS chuyên Sinh

2.4.3.1. Sử dụng các bài tập TH để đánh giá các kĩ năng TH Sinh học và khả năng nhận thức tri thức khoa học Sinh học của HS chuyên Sinh

Bài tập là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những dữ kiện và những yêu cầu đòi hỏi người học phải thực hiện để nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức hoặc rèn luyện các kĩ năng và phát triển NL cho người học. Bài tập TH là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những dữ kiện và những yêu cầu đòi hỏi người học phải thực hiện bằng hoạt động TH. Đồng thời, trong quá trình thực hiện các yêu cầu của bài tập TH, HS sẽ chiếm lĩnh, nâng cao chất lượng tri thức và rèn luyện được các kĩ năng TH.

Bài tập TH được đưa vào trong bài TH được thiết kế cho HS và bài kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức tri thức khoa học Sinh học của HS chuyên Sinh. HS thực hiện các bài tập TH chính là quá trình HS rèn luyện các kĩ năng về nhận thức trong quá trình làm TH, do đó có thể sử dụng bài tập TH để đánh giá các kĩ năng: Đặt câu hỏi nghiên cứu và đề xuất giả thuyết; Đưa ra phương án đánh giá hoặc đề xuất phương án thực nghiệm.

Chúng tôi thiết kế các bài tập TH gồm 2 tập hợp cơ bản:

+ Những dữ kiện: là những thông tin được cho trước trong bài tập, làm cơ sở cho người học định hướng tư duy và định hướng thực hiện các thao tác vật chất


nhằm giải quyết có hiệu quả những yêu cầu của bài tập.

+ Những yêu cầu: là cái mà người học phải thực hiện, nó chính là mục tiêu cần đánh giá tương ứng với các tiêu chí đã được thiết kế đối với mỗi kĩ năng TH Sinh học của HS chuyên Sinh.

Ví dụ 1. Sử dụng bài tập TH để đánh giá kĩ năng đặt giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu trong bài TH “Xác định đặc điểm dung dịch dựa vào hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh”

Bài tập 1: Khi nghiên cứu về cân bằng nước và vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng, người ta căn cứ vào áp suất thẩm thấu (P) để xác định cây chịu hạn và cây kém chịu hạn. Hãy nêu nguyên tắc và cách xác định P.

Hướng dẫn đánh giá kĩ năng đặt giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu qua phần trả lời của HS:

TC

Nội dung

Biểu hiện

XL

1.1

Co nguyên sinh ở tế bào TV là hiện tượng phần nguyên sinh chất bị co lại và tách khỏi thành tế bào. Khi cho tế bào bị co nguyên sinh vào dung dịch nhược trương, phần nguyên sinh chất tăng dần và trở lại thể tích ban đầu, đó

là phản co nguyên sinh.

Nêu được giả thuyết nhưng chưa đúng

M1

Dựa trên hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh, có thể xác định được đặc điểm dung dịch (nhược

trương, ưu trương hay đẳng trương

Nêu được giả thuyết nhưng chưa đầy đủ

M2

Dùng phương pháp co nguyên sinh và

phương pháp so sánh tỉ trọng dung dịch.) để đo nồng độ dịch bào.

Nêu được giả thuyết đúng và đầy đủ

M3

1.2

Áp suất thẩm thấu được tính bằng công thức: P = R.T.C (trong đó, R là hằng số; T là nhiệt độ tuyệt đối).

Nêu được nội dung kiến thức vấn đề TH nhưng chưa đưa ra được câu hỏi nghiên

cứu.

M1

Như vậy, để tính P, ta phải xác định C

Đưa ra được một số câu

M2




là nồng độ dịch tế bào.

hỏi liên quan đến nội dung

kiến thức cần để TH


Không thể xác định trực tiếp nồng độ dịch tế bào mà phải xác định gián tiếp bằng cách so sánh nó với một dung

dịch đã biết nồng độ.

Hiểu mối liên quan giữa lý thuyết và TH đưa ra được các câu hỏi nghiên cứu.

M3

Ví dụ 2. Sử dụng bài tập TH để đánh giá kĩ năng đưa ra phương án đánh giá hoặc đề xuất phương án thực nghiệm trong bài TH “Đáp ứng tức thời của cá con đối với sự thay đổi độ mặn của nước và tính nồng độ gây chết 50% (LC50)”

Bài tập: Tính nồng độ gây chết 50% (LC50) sau khi tiến hành thí nghiệm xác định đáp ứng tức thời của cá con đối với sự thay đổi độ mặn của nước và tính LC50 đối với nống độ muối.

Nuôi trồng thủy sản ở Indonesia trong các vùng nước lợ thu lợi từ dòng nước ngọt tự nhiên đến từ các dòng sông lân cận. Gần đây, nghề này bị đe dọa bởi các hóa chất như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu) xâm nhập vào các sông suối. Phương pháp chung đánh giá độc hại của những hóa chất này là xác định nồng độ mà ở đó 50% con vật thí nghiệm bị chết. Nồng độ đó được gọi là nồng độ gây chết 50% hoặc LC50.

Bảng dưới đây cho biết kết quả của một thí nghiệm như vậy nhằm đánh giá độ hại của một loại thuốc trừ sâu thông dụng đối với cá con.


STT

Nồng độ [µM]

Động vật thí nghiệm

Số lượng động vật chết

1

10.2

50

44

2

7.7

50

42

3

6.5

50

35

4

5.1

46

24

5

4.4

50

22

6

3.8

50

16

7

3.2

50

11

8

2.6

50

6

a. Đưa ra phương án phân tích xác suất để ước tính LC50 từ số liệu trên


b. Hãy xác định LC50 của thuốc trừ sâu này đối với cá con (Ghi kết quả theo đơn vị µM). - Lưu ý: Tính chính xác đến 2 số thập phân trong thí nghiệm này. Ngoại trừ tỉ lệ chết làm tròn đến số nguyên.

Hướng dẫn đánh giá kĩ năng đưa ra phương án đánh giá hoặc đề xuất phương án thực nghiệm qua phần bài làm của HS:

TC

Nội dung

XL

5.1

a. Cách để ước tính LC50 từ số liệu trên là phân tích Probit (đơn vị xác suất) dựa trên hồi quy tuyến tính. Ý tưởng cơ bản là dựng mô hình về mối quan hệ giữa log10 nồng độ của thuốc trừ sâu (x) và tỉ lệ chết

(y) thành đường tuyến tính (đường thẳng) y = a + bx.

M1

Để chắc chắn mối quan hệ là tuyến tính, thì tỉ lệ chết trước tiên được chuyển thành đơn vị xác suất (probit) được xác định là vị trí của các giá trị trong phân bố cộng gộp của đường phân bố chuẩn. Tiến hành

chuyển đổi số liệu dựa trên bảng Finney (Finney, 1952).

M2

Đưa ra ví dụ về cách dùng bảng Finney như sau: nếu tỉ lệ chết là 17% thì đơn vị xác suất Probit được xác định bằng -0,95 được chỉ ra ở hàng “10” và cột “7”. Bằng cách tương tự sẽ xác định được Probit của tỉ lệ chết 50% là 0,00 từ Bảng 1.

Độ dốc b (độ xiên) và điểm cắt trục tung (a) của phương trình tuyến tính có thể được tính từ n điểm số liệu bằng cách dùng cách các công thức sau:

M3 5 2 HS lập Bảng trả lời Từ số liệu ở các hàng 2 4 và 7 thuộc bảng số 1

M3

5.2

HS lập Bảng trả lời

- Từ số liệu ở các hàng 2, 4 và 7 thuộc bảng số liệu cho trước, chuyển nồng độ muối thành dạng log10, tính tỉ lệ chết (%) và chuyển thành đơn vị xác suất (probit).

M1

-Tính xi2 và xiyi điền vào trong bảng.

- Tính tổng của tất cả thống số (cần để xác định hàm hồi quy) rồi điền vào các ô trống ở hàng dưới cùng của bảng

M2




- Dùng các phương trình đã cho ở trên để tính cả độ dốc b và điểm

giao cắt a.


- Sử dụng độ dốc và điểm giao cắt tính được để ước tính nồng độ

LC50 của thuốc trừ sâu đối với cá con (Ghi kết quả theo đơn vị µM).

M3

Bảng trả lời



STT


Nồng độ (µM)


Số cá thí nghiệm


Số chết

(%)

Tỉ lệ chết

Log10 nồng độ (x)

Đơn vị xác suất

(y)


x2


xy

1

10.2

50

44

88





2

7.7

50

42






3

6.5

50

35

70





4

5.1

46

24






5

4.4

50

22

44





6

3.8

50

16

32





7

3.2

50

11






8

2.6

50

6

12






Σx

Σy

Σx2

Σxy





(Bảng 1)


%

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0


-2.33

-2.05

-1.88

-1.75

-1.64

-1.55

-1.48

-1.41

-1.34

10

-1.28

-1.23

-1.18

-1.13

-1.08

-1.04

-0.99

-0.95

-0.92

-0.88

20

-0.84

-0.81

-0.77

-0.74

-0.71

-0.67

-0.64

-0.61

-0.58

-0.55

30

-0.52

-0.5

-0.47

-0.45

-0.41

-0.39

-0.36

-0.33

-0.31

-0.28

40

-0.25

-0.23

-0.2

-0.18

-0.15

-0.13

-0.1

-0.08

-0.05

-0.03

50

0.00

0.03

0.05

0.08

0.1

0.13

0.15

0.18

0.2

0.23

60

0.25

0.28

0.31

0.33

0.36

0.39

0.41

0.44

0.47

0.5

70

0.52

0.55

0.58

0.61

0.64

0.67

0.71

0.74

0.77

0.81

80

0.84

0.88

0.92

0.95

0.99

1.04

1.08

1.13

1.18

1.23

90

1.28

1.34

1.41

1.48

1.55

1.64

1.75

1.88

2.05

2.33


2.4.3.2. Căn cứ vào nội dung của báo cáo TH để đánh giá các kĩ năng TH Sinh học của HS chuyên Sinh

Báo cáo TH là bài viết của HS về các nội dung TH. Báo cáo thể hiện toàn bộ các thông tin về vấn đề TH mà HS tiếp thu và đạt được sau khi thực hiện bài TH.

Cấu trúc nội dung báo cáo TH được GV hướng dẫn và quy định gồm các mục tương ứng với các kĩ năng TH cần rèn luyện và cấu trúc bài TH được thiết kế cho HS chuyên Sinh theo tiến trình:

(1) Đặt câu hỏi nghiên cứu và đề xuất giả thuyết.

(2) Dụng cụ, thiết bị và mẫu vật

(3) Cách tiến hành

(4) Kết quả

(5) Đánh giá hoặc đề xuất cải tiến bài TH

Căn cứ vào nội dung báo cáo TH của HS, có thể đánh giá được hầu hết các kĩ năng TH, đó là: Đặt câu hỏi nghiên cứu và đề xuất giả thuyết; Sắp xếp lôgic, tuần tự các bước thực hiện; Thu thập, xử lí kết quả thu được và Đưa ra phương án đánh giá hoặc đề xuất cải tiến bài TH. Tuy nhiên, với kĩ năng Đặt câu hỏi nghiên cứu và đề xuất giả thuyết, đưa ra phương án đánh giá hoặc đề xuất cải tiến bài TH chúng tôi lựa chọn đánh giá chủ yếu thông qua các bài tập TH, vì đây là các kĩ năng về tư duy và nhận thức của vấn đề TH nên sử dụng các bài tập TH sẽ đánh giá định lượng dễ dàng hơn.

Vậy nên, công cụ này được chúng tôi sử dụng chủ yếu đánh giá 2 kĩ năng là: Sắp xếp lôgic, tuần tự các bước thực hiện được thông qua mục (2), (3) và Thu thập, xử lí kết quả thu được thông qua mục (4). Nội dung mục (1) và (5) dùng để tham khảo để đánh giá các kĩ năng còn lại.

Ví dụ 3. Sử dụng báo cáo TH để đánh giá kĩ năng Mô tả thiết kế bài TH và kĩ năng Thu thập, xử lí kết quả thu được trong bài TH “Sinh lí và di truyền ở TV”

* Trong bài TH: Sinh lí và di truyền ở TV, phần báo cáo TH đã yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ:

+ Hoạt động 1: Lập kế hoạch TH

Sử dụng các thiết bị và dung dịch được cung cấp để đưa ra quy trình kỹ thuật đo nồng độ phôtphát trong mỗi mẫu

+ Hoạt động 2: Thực hiện kế hoạch TH

Thực hiện các thao tác (kĩ năng) các phương pháp TH


+ Hoạt động 3: Phân tích kết quả

(1) Đo giá trị quang phổ của các hỗn hợp phản ứng bằng máy đo quang phổ ELISA tại bước sóng 820 nm.

(2) Tính giá trị trung bình về độ hấp thụ của mỗi mẫu chuẩn và thí nghiệm. Vẽ đồ thị để dựng đường chuẩn. Xác định nồng độ phôtphát theo μM của mỗi mẫu thí nghiệm và nồng độ nmol phôtphat trong mỗi milligram trọng lượng tươi của các cây con với mỗi mẫu từ #1 đến #6

(3) Với mỗi phát biểu dưới đây (A – F), hãy cho biết câu nào đúng hoặc sai khi giải thích về cây có nồng độ phôtphat (nmol/mg) cao hơn so với cây kiểu dại. Đánh dấu [X] vào các ô tương ứng trong ô trả lời.

A. Yếu tố phiên mã X không được hoạt hóa ở cây, vì vậy làm tăng lượng phosphat trong cây.

B. Gen Y bị bất hoạt ở cây làm tăng lượng phosphat trong cây.

C. Gen Z bị bất hoạt ở cây làm tăng lượng phosphat trong cây.

D. Cây chứa gen biến nạp làm tăng biểu hiện gen Y, dẫn đến làm mất khả năng ức chế protein T, vì vậy hoạt tính hấp thụ phôtphát tăng lên.

E. Protein T của cây bị hỏng và nó không thể vận chuyển phôtphat hiệu quả.

F. Yếu tố phiên mã X của cây bị đột biến và mất khả năng liên kết vào trình tự khởi đầu phiên mã của gen Y.


(A)

(B)

(C)

(D)

(E)

(F)

Đúng







Sai







* Hướng dẫn đánh giá

- Đánh giá kĩ năng sắp xếp lôgic, tuần tự các bước thực hiện căn cứ vào phần mô tả quy trình thực hiện trong Báo cáo thực hànhcủa HS

Quy trình thực hiện:

+ Dùng các ống eppi 1,5 mL được ghi nhãn sẵn cùng dung dịch 400 μM KH2PO4 (Solution B), nước cất hai lần (ddH2O) để chuẩn bị các dung dịch chuẩn có nồng độ phốtphat là 0, 25, 50, 100, 200, 400 μM nhằm dựng đường chuẩn.

+ Dùng máy lắc vortex làm tan muối (với mỗi nồng độ, cần chuẩn bị ít nhất 0,5 mL).

+ Dùng pipetman 200μl với các đầu tip mới để chuyển 0,1 mL từ mỗi ống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024