Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 14

KẾT LUẬN


Trong các chính sách của các vị vua đầu triều Nguyễn (từ 1802 đến 1858) đối với sáu tỉnh biên giới phía Bắc: Quảng Yên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên và Cao Bằng, rất khó để có thể tách bạch đâu là chính sách an ninh, đâu là chính sách quốc phòng. Mục tiêu cao nhất của nhà Nguyễn đối với vùng đất này là duy trì ổn định trật tự, thiết lập ảnh hưởng của vương triều đối với các thổ tù, thổ ti địa phương và củng cố quốc phòng, tránh nguy cơ xâm chiếm từ phương Bắc. Các chính sách về văn hóa, kinh tế, đối ngoại cũng đều nhằm phục vụ cho mục đích tối cao đó. Tuy nhiên, trong phạm vi nhất định của một Luận văn Thạc sĩ chúng tôi đã cố gắng tách bạch hai cặp phạm trù này. Cơ sở của sự phân chia là dựa vào nghĩa gốc của hai cụm từ an ninh và quốc phòng. Do đó, chính sách an ninh của nhà Nguyễn là bao gồm toàn bộ những chính sách nhằm duy trì trật tự, yên ổn ở vùng biên giới. Chính sách quốc phòng là những chính sách nhằm xây dựng lực lượng quân đội (cả chính quy và địa phương), những chính sách nhằm ngăn ngừa nguy cơ xâm chiếm và xâm lấn từ bên ngoài, hay ngăn ngừa những nguy cơ có thể làm phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích vương triều.

Triều Nguyễn được xây dựng trên cơ sở kế thừa nhiều thành tựu của các triều đại trước, tuy nhiên cũng phải đối phó với muôn vàn khó khăn. Đất nước vừa mới thống nhất sau một thời gian dài nội chiến, chia cắt. Việc ổn định lại kỷ cương trong nước, phát triển kinh tế, đấu tranh với các thế lực chống đối đã chiếm phần lớn tâm trí, sức lực của các vị vua, quan, nhân sĩ nhà Nguyễn. Bối cảnh khu vực và thế giới cũng đặt ra nhiều thách thức cho vương triều. Nguy cơ bị thôn tính bởi thực dân phương Tây với vũ khí quân sự hiện đại hơn đã hiển hiện trước mắt nhất là sau các sự kiện Anh thôn tính Singapore (1818), Hiệp ước Luân Đôn (1824) và Chiến tranh thuốc phiện

(1840-1843). Nhà Thanh dù đã suy yếu do sự xâu xé của các thế lực thực dân châu Âu, nhưng lịch sử của dân tộc đã cho các vua quan nhà Nguyễn bài học phải luôn cảnh giác với thế lực ngoại xâm phương Bắc. Để hiểu được các chính sách của nhà Nguyễn thì cần phải đặt các chính sách đó trong bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế đầu thế kỷ XIX.

Do vị trí địa lý giáp với Trung Quốc lại là nơi sinh sống, tụ cư của nhiều tộc người, sáu tỉnh biên giới phía Bắc có vị thế địa chính trị, địa quân sự đặc biệt quan trọng. Trong thời gian đầu, các chính sách an ninh quốc phòng của nhà Nguyễn đối vùng đất này có phần mềm mỏng, nặng về giáo dục, thu phục là chính. Chính sách quyền nghi tạm đặt được thực thi dưới thời kỳ đầu trị vì của vua Gia Long đã giải quyết được những khó khăn ban đầu khi đất nước mới được thống nhất về mặt lãnh thổ và cương vực. Tuy nhiên, từ khi Minh Mệnh lên ngôi, nhất là sau cải cách hành chính của Minh Mệnh năm 1831, chế độ quyền nghi tạm đặt này của triều đình không còn mang lại hiệu quả và không phù hợp với mục đích xây dựng một thể chế trung ương tập quyền mạnh. Triều đình đã tăng cường cử quan lại triều đình đến trấn giữ vùng biên viễn này.

Những cải cách hành chính trên thực tế đã không mang lại kết quả như mong đợi của triều đình nhà Nguyễn. Mục đích của triều đình khi thực hiện cải cách hành chính là từng bước với tay tới các vùng biên viễn, tuy nhiên cuộc “cải thổ quy lưu” đã đánh mạnh vào chế độ thổ ty tồn tại lâu đời trên vùng đất biên viễn phía Bắc. Sự phản ứng mạnh mẽ của các thổ ty thế tập đã khiến triều đình phải nhiều phen đánh dẹp, các thế lực cát cứ vẫn nổi lên, nhưng từ đây về sau, ảnh hưởng của nhà Nguyễn ở khu vực này dần dần được tăng cường.

Đối với vấn đề xây dựng lực lượng quốc phòng, nhà Nguyễn đã kết hợp lực lượng dân binh địa phương và quân đội chính quy của nhà nước. Các lực

lượng quân sự này ngoài việc duy trì trật tự an ninh địa phương còn có nhiệm vụ quan trọng hơn là trấn giữ vùng biên cương của tổ quốc. Một loạt hệ thống đồn, ải, thành cũng được xây dựng mới hoặc khôi phục sửa chữa với chức năng canh phòng và kiểm soát đi lại, buôn bán, mậu dịch của dân chúng ở biên giới. Trong khi ngân khố quốc gia vẫn phụ thuộc nhiều vào các hoạt động khai mỏ và thuế khóa, nhà Nguyễn đành chấp nhận cho lực lượng thương nhân, di dân Hoa Kiều vào trong nước khai thác khoáng sản, buôn bán.

Tuy nhiên, nhà Nguyễn cũng đã ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia từ lực lượng Hoa kiều này. Chính vì vậy, nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp một mặt hạn chế sự giao dịch với người Hoa, mặt khác tăng cường kiểm soát. Đối với các lực lượng chống đối triều đình nhà Thanh có âm mưu xâm lấn đất đai biên giới, nhà Nguyễn kiên quyết đánh đuổi. Trong nhiều trường hợp, các vua Nguyễn còn phối hợp với quan quân nhà Thanh để đánh dẹp. Sự kết hợp mềm dẻo giữa chính sách an ninh, quốc phòng, kinh tế, ngoại giao đã giúp nhà Nguyễn giữ vững được vùng biên cương phía Bắc trước khi để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. Câu nói của vua Minh Mệnh toát lên quan điểm bao trùm của nhà Nguyễn về tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng biên giới phía Bắc: “việc phòng bị ngoài biên là việc trước tiên, ta nên phòng bị như thể loài chim lúc chưa mưa đã bị ràng rịt chỗ cửa tổ… Huống chi cổ nhân đã nói: Binh lính có thể trăm năm không dùng đến nhưng không thể một ngày không phòng bị” [73, tr. 60].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 14

1. Đào Duy Anh (1956), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Tập san Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

2. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hóa, Huế

3. Nguyễn Thế Anh (1971), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn

4. Đỗ Bang (1996), Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn - Thực chất và hậu quả, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2, tr. 43 - 47

5. Đỗ Bang, Nguyễn Minh Tường (1996), Chân dung các vua triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế

6. Đỗ Bang (1997), Kinh tế thương nghiệpViệt Nam dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế

7. Đỗ Bang (1999), Tư tuởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế

8. Đặng Xuân Bảng (1997), Sử học bị khảo, Nxb Văn hóa thông tin, Hà

Nội

9. Hoa Bằng (1968), Một số cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ đầu thời Nguyễn, Tạp

chí Nghiên cứu lịch sử, số 109, tr. 61 - 65.

10. Hoa Bằng (1969), Cao Bá Quát với cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn (1854-1856), Tạp chí` a Nghiên cứu lịch sử, số 121, tr. 27 - 40.

11. Hoa Bằng (1969), Cuộc nổi dậy Chày Vôi (1866) chống triều đình mục nát Tự Đức, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 128, tr. 32 - 39.

12. Tôn Thất Bình (1996), Kể chuyện chín chúa mười ba vua triều Nguyễn, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng

13. Nguyễn Đức Châu, Nguyễn Tuấn Chung (1994), Ông cha ta bảo vệ biên giới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

14. Phan Huy Chú (2006), Lịch triều hiến chương loại chí (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội

15. Cơ Mật Viện - Nội Các triều Nguyễn (2009), Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ nghịch phỉ phương lược chính biên, tập 1 (Quyển 1 và quyển 2), NXb Giáo dục, Hà Nội

16. Phan Hữu Dật, Lâm Bá Nam (2001), Chính sách dân tộc của các chính quyền phong kiến Việt Nam (thế kỷ X - XIX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

17. Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường (1998), Một số vấn đề quan chế triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế

18. Cao Xuân Dục (1962), Quốc triều chính biên toát yếu, Bộ Quốc gia Giáo dục XB, Sài Gòn

19. Lê Thị Kim Dung (1999), Về các chuyến đi công cán nước ngoài thời Minh Mạng (1820 - 1840), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2 (303), tr. 38

- 43

20. Phạm Đức Thành Dũng - Vĩnh Cao chủ biên (2000), Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế

21. Dronet D.J (1913), Vua Gia Long, Nxb HongKong Nazareth

22. Huỳnh Ngọc Đáng (2005), Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa, Luận án tiến sĩ, ĐHKHXH & NV TPHCM

23. Bùi Đình (1950), Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam, Nxb Tiếng Việt, Hà Nội

24. Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Nxb Thuận Hóa, Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Đông Tây


Nội Nội

25. Lê Quý Đôn (2007), Kiến văn tiểu lục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà


26. Lê Quý Đôn (2007), Đại Việt thông sử, Nxb Văn hóa thông tin, Hà


27. Emmanuel Poisson (2006), Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam bộ

máy hành chính trước thử thách (1820 - 1918), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng

28. Trần Văn Giáp (1958): Lưu Vĩnh Phúc tướng Cờ Đen (một quân nhân Thái Bình Thiên Quốc kháng Pháp trên đất Việt Nam), Nxb Sông Lô, Hà Nội

29. Trần Văn Giàu (1956): Chống xâm lăng, quyển thứ nhất, Nxb Xây dựng, Hà Nội

30. Trần Văn Giàu (1958), Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước 1858, Nxb Văn hóa, Hà Nội

31. Châu Hải (1994), Triều Nguyễn với các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4, tr. 32 - 37

32. Lê Thị Thanh Hòa (1994), Đôi nét về chính sách sử dụng các quan lại của Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr. 42 - 44

33. Lê Thị Thanh Hòa (1995), Việc sử dụng quan lại của vương triều Nguyễn từ 1802 đến 1884, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3, tr. 56 - 63

34. Lê Thị Thanh Hòa (1997), Việc đào tạo và sử dụng quan lại triều Nguyễn từ 1802 đến 1884, Luận án tiến sĩ, Viện Sử học

35. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1995), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

36. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (2008): Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Thế giới

37. Đỗ Đức Hùng (1997), Vấn đề trị thủy thủy lợi ở đồng bằng Bắc bộ dưới triều Nguyễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

38. Bửu Kế (1990), Chuyện triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế

39. Phan Khoang (1948), Việt - Pháp bang giao sử lược (Từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20), Huế

40. Trần Trọng Kim (1951), Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Hà Nội

41. Chu Tuyết Lan (2000), Một số tư liệu liên quan đến mối quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây dưới triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, tr. 80 - 83.

42. Đinh Xuân Lâm (1993), Triều Nguyễn trước âm mưu bành trướng của tư bản phương Tây (1802 - 1858), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, tr. 6 - 12.

43. Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội

44. Phan Huy Lê (1963), Tình hình khai mỏ dưới triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 51, tr. 40 - 48

45. Phan Huy Lê (1963), Tình hình khai mỏ dưới triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 52, tr. 47 - 59

46. Phan Huy Lê (1963), Tình hình khai mỏ dưới triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 53, tr. 53 - 64

47. Phan Huy Lê (1964), Thêm vài ý kiến về tình hình khai mỏ dưới triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 10, tr. 46 - 54

48. Phan Ngọc Liên (2005), Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, ĐH Sư Phạm, Hà Nội

49. Trần Huy Liệu (1957), Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, Nxb Văn Sử địa, Hà Nội

50. Kiều Oánh Mậu (1963), Bản triều bạn nghịch liệt truyện, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn

51. Duy Minh (1965), Thử tìm đặc điểm phong trào nông dân trong lịch sử Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 78, tr. 2 - 8

52. Duy Minh (1965), Vai trò của khởi nghĩa nông dân trong quá trình phát triển dân tộc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 81, tr. 3 - 7, 10

53. Minh Mệnh ngự chế văn (2000), Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội

54. Mục lục châu bản triều Nguyễn (1961), tập thứ I triều Gia Long, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam Viện Đại học Huế

55. Mục lục châu bản triều Nguyễn (1963), tập thứ II triều Minh Mạng, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam Viện Đại học Huế

56. Nguyễn Quang Ngọc (2001), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội

57. Nguyễn Trãi toàn tập (1976), Dư địa chí, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội

58. Trần Kim Nhung (2007): Những bất ổn trong chính sách quốc

phòng của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, in trong Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn, Tạp chí Xưa & Nay, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Sài Gòn

59. Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn (1997), Nxb Giáo dục, Hà Nội

60. Đỗ Văn Ninh (1993), Quân đội nhà Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, tr. 45-53

61. Vũ Dương Ninh, chủ biên (2010): Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022