A: Lượng Khách Du Lịch Đến Lâm Đồng Thời Kỳ 1997 -2006


Các tuyến đường có ý nghĩa phát triển kinh tế – xã hội:

- Đường quốc lộ 20 là huyết mạch giữa Lâm Đồng với Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh.

- Quốc lộ 27 nối Lâm Đồng với Đắc Lắc và các tỉnh Tây Nguyên.

Du khách đến du lịchLâm Đồng chủ yếu bằng đường bộ theo tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai theo quốc lộ 20, tuyến Nha Trang, Ninh Thuận qua đèo Sông Pha, nhập quốc lộ 20, lên đèo Prenn đi Đà lạt. Tới đây (2008) sẽ hoàn thành tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt.

Nhân kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30-4-2007 tỉnh đã khai trương quốc lộ 327 đi Nha Trang và các tỉnh duyên hải miền Trung rút ngắn quãng đường và thời gian so với quốc lộ 20B trước đây. Đây là một thuận lợi rất nhiều cho việc đi lại của du khách.

Lâm Đồng có sân bay Liên Khương, có đường băng dài trên 3.000 mét và rộng 34 mét. Cuối năm 2005 sân bay này đã mở tuyến bay trực tiếp đi Hà Nội và ngược lại với tần suất ngày một chuyến, trong tương lai không xa sẽ mở tuyến bay trực tiếp đi Singapore và một số nước trong khu vực. Đây là một lợi thế của du lịch Lâm Đồng trong việc khai thác du khách quốc tế.

2.4. Hoạt động kinh doanh du lịch Lâm Đồng

2.4.1. Khách du lịch

Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng trong những năm 2000 -2006 có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 17.4%.

2.4.1.1. Khách du lịch quốc tế:

Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch quốc tế đạt 3,36% (1,37% giai đoạn 1996-2000 và 7,65% giai đoạn 2000 -2006).


Kết quả phân tích thị trường năm 2004, 2005 và 2006 cho thấy trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng thì số khách Pháp chiếm 23,1% tiếp sau là Đài Loan 13.8%, Mỹ 11.5%,Anh 6.8%...


Bảng 2.4.1A: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng thời kỳ 1997 -2006

Đơn vị tính: Lượt khách



Năm

Tổng số khách du lịch

Khách nội địa

Khách quốc tế


Số lượng

% tăng so với năm trước


Số lượng

% tăng so với năm trước


Số lượng

% tăng so với năm trước

1997

600,000

0.8%

529,099

-1.9 %

70901

7.4%

1998

600,000

0.0%

535,000

1.1%

65000

-8.3%

1999

603,000

0.5%

533,000

-0.4%

70000

7.7%

2000

710,000

17.7%

640,420

20.2%

69580

-0.6%

2001

803,000

13.1%

725,000

13.2%

78000

12.1%

2002

905,000

12.7%

820,000

13.1%

85000

9.0%

2003

1,150,000

27.1%

1,085,000

32.3%

65000

-23.5%

2004

1,350,000

17.4%

1,264,000

6.5%

86000

32.3%

2005

1,560,900

15.6%

1,460,300

15.5%

100600

17.1%

2006

1.848.000

18.4%

1,751,000

20.0%

97.000

3.6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 - 5

Nguồn: Sở Du Lịch Thương Mại tỉnh Lâm Đồng


2.4.1.2. Khách du lịch nội địa

Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch nội địa 16,54%. Trong vòng 6 năm trở lại đây (2000-2006) tốc độï tăng trưởng của thị trường khách này đạt xấp xỉ 18%.

Đối với thị trường khách nội địa, lượng khách từ thành phố Hồ Chí Minh chiếm 60,5%, từ các tỉnh khác ở miền Đông Nam bộ 9%, các tỉnh vùng đồng bằng sông cửu long 15,5%, Hà Nội, Hải Phòng 7,8%...

2.4.1.3. Thời gian lưu trú

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng đạt 1,82 ngày, thấp hơn so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tuy nhiên đối với khách nội địa thì chỉ số này khá cao 2,5ngày.


Nhìn chung, các chỉ tiêu phát triển về khách của dự báo năm 1996 đưa ra đều cao hơn thực tế, trong đó chỉ tiêu số lượt khách quốc tế dự báo cao hơn thực tế khá nhiều.

Bảng: 2.4.1B: So sánh thực tế và dự báo khách du lịch đến Lâm Đồng 1996 - 2006


Hạng mục

1996

1997

1998

1999

2000

2004

2005

2006

Dự báo QHTT 1996

Tổng số khách QT (ngàn)

90,0

106

124

145

170

260

290

312

Tăng trưởng TB năm (%)

16.0-19.0

9.4-11.6

Tổng số khách NĐ (ngàn)

670

790

920

1.050

1200

1500

1600

1830


Thực tế phát triển

Tổng số khách Quốc tế

(ngàn)

66,0

70.9

65.0

70.0

69.6

86

101

97.0

Tăng trưởng TB năm (%)

1.33

5.4

Tổng số khách nội địa (ngàn)

539

529

535

533

640

1264

1460

1751

Tăng trưởng trung bình năm

(%)

4.4

18.5

Tỷ lệ chênh lệch

so với dự báo (%)


Khách Quốc tế


-26,7


-33,1


-47,6


-51,7


-59,1


-66,9


-65,3


-68,9

Khách nội địa

-19,5

-33

-41,8

-49,2

-46,6

-15,7

-8,73

-4,31

Nguồn: Sở Du Lịch và Thương Mại Lâm Đồng

Nguyên nhân là, tại thời điểm lập quy hoạch năm 1996 ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển khởi sắc, các chỉ tiêu phát triển đặt ra của những năm trước đó đều đạt được kết quả cao, trong bối cảnh chung như vậy việc đặt du lịch Lâm Đồng với mức phát triển cao là hoàn toàn có cơ sở.

2.4.1.4. Mức chi tiêu trung bình của khách

Mức chi tiêu trung bình một khách quốc tế là 40USD/ ngày trong đó 23USD cho lưu trú, 12 USD cho ăn uống mua sắm …, khách du lịch nội địa chi 400.000 đồng/ngày trong đó 250.000đồng/ngày cho lưu trú, 70.000 đồng cho ăn uống còn lại cho chi khác.

Giai đoạn 2001-2006, đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế dịch vụ (12.9%), trong đó đáng chú ý hơn cả là ngành du lịch đóng góp (31.43%). Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước là dịch chuyển nền kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế dịch vụ.


Bảng 2.4.1C: So sánh thu nhập du lịch giữa dự báo quy hoạch với thực tế phát triển

Đơn vị tính: triệu USD


Loại doanh thu

1996

1998

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng doanh thu theo dự










báo

24,1

65,8

96,2

115,1

138,6

164,7

197,0

235,6

254,7

Tổng doanh thu thực tế

12,3

15,3

17,9

21,8

34,4

39,1

50,2

57,2

65,4

Chênh lệch so với dự báo

-11,8

-50,5

-78,3

-93,3

-103,3

-125,6

-146,7

-178,4

-189,3

% sai lệch so với dự báo

-49,1

-76,8

-81,4

-81,0

-75,0

-76,3

-74,5

-75,7

-74,3

Nguồn : - Viện NCPT Du lịch


2.4.2. Khai thác tài nguyên du lịch và phát triển loại hình sản phẩm du lịch

2.4.2.1. Khai thác tài nguyên du lịch

Tính đến năm 2004, toàn tỉnh hiện có 92 khu điểm danh lam thắng cảnh, hồ thác, di tích văn hoá. Riêng trên địa bàn thành phố Đà Lạt ngành du lịch đã đầu tư và khai thác phục vụ du lịch 32 khu, điểm du lịch trong đó có 8 khu điểm khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên hồ và thác, 2 di tích lịch sử, 3 điểm sinh thái, 11 điểm cảnh quan vui chơi giải trí với quỹ đất lên đến 2.600 ha.

Việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch thời gian qua đang ở tình trạng mất cân đối. Sự tập trung quá cao du khách tại một số điểm du lịch ở Đà Lạt như Pren, Hồ Than Thở, thác Cam Ly … đã và đang là nguyên nhân làm xuống cấp môi trường ở những khu vực này.

Trong khi đó một số nơi tài nguyên vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa được đầu tư khai thác hoặc khai thác chưa triệt để như thác Con Cọp (Xuân Thọ), thác Bảo Đại giữa Đức Trọng và Di Linh, thác Voi (Lâm Hà), hồ Đa Nhim, rừng cấm Cát Lộc (Cát Tiên), rừng Biđup (Lạc Dương)… điều này vừa làm ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách vừa làm cho tài nguyên môi trường bị xâm hại.

Bên cạnh đó, một số hoạt động dân sinh thiếu ý thức như hiện tương khai thác quạng thiếc thời gian gần đây tại khu vực thung lũng Tình yêu cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên và môi trường du lịch.


2.4.2.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch của tỉnh đã từng bước được đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Nhiều sản phẩm du lịch mới được xây dựng đưa vào khai thác như các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hoá dân tộc ít người với chủ đề khảo cứu đồng quê, du lịch trang trại… một số sản phẩm du lịch có giá trị độc đáo với vai trò liên vùng, liên khu vực như tuyến du lịch “Con đường xanh Tây nguyên”, Festival hoa Đà Lạt, sản phẩm du lịch cao cấp như sân golf, nghỉ mát … được nghiên cứu phát triển đã tăng sức thu hút khách du lịch, thúc đẩy sự hấp dẫn của du lịch Lâm Đồng trong khu vực và trên cả nước. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do bàn tay con người làm nên như tranh thêu (XQ), Festival hoa Đà Lạt thực sự đã có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch Lâm Đồng. Đầu năm 2002, du lịch Đà Lạt đưa hệ thống cáp treo vào sử dụng với chiều dài 2.300m trở thành một trong những hoạt động thu hút du khách .

Có thể nhận thấy, việc phát triển loại hình du lịch là phù hợp định hướng quy hoạch. Tuy nhiên, loạïi hình và sản phẩm du lịch Lâm Đồng thời gian qua vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, chính vì vậy du lịch Lâm Đồng chưa thực sự thu hút khách du lịch quốc tế và thời gian lưu lại chưa đạt mức như mộït số khu du lịch lớn của Việt Nam.

2.4.3. Xúc tiến quảng bá du lịch

Năm 2002, ngành du lịch và thương mại đã có nhiều cố gắng trong công tác đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch. Kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch năm 2002 là 310 triệu đồng, nguồn vốn này đã được sử dụng có hiệu quả, làm tiền đề vững chắc cho những năm tiếp theo.

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm Đà Lạt, ngành du lịch Lâm Đồng đã cho biên tập và phát hành nhiều ấn phẩm tuyên truyền quảng bá về du lịch – Đà Lạt Lâm Đồng và nhiều chương trình hoạt động kỷ niệm. Các chương trình này đã góp phần quan trọng trong việc


giới thiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng với bạn bè trong nước và quốc tế từng bước mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế du lịch.

Gần đây Sở Du lịch và Thương mại đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Xây dựng thương hiệu “ nhằm giúp các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh từng bước tạo dựng được hình ảnh và thương hiệu riêng, quảng bá chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc cung cấp thông tin du lịch tới du khách trong cũng như ngoài nước chưa thường xuyên, liên tục. Chưa tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường bên ngoài, các thị hiếu về sản phẩm du lịch của thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Đây là một hạn chế của du lịch Lâm Đồng trong thời gian qua.

2.4.4. Lao động và đào tạo nguồn nhân lực du lịch

2.4.4.1. Lao động ngành du lịch

Số lượng lao động du lịch Lâm Đồng thời gian qua không ngừng tăng lên (tốc độ bình quân 5,5%/năm). Đến năm 2005 có khoảng 5.000 lao động và năm 2006 là 5.180 lao động trực tiếp do sở quản lý.

Bảng 2.4.4. 1A: Lao động trong ngành du lịch Lâm Đồng

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Trình độ trên đại học

2

2

2

3

3

Trình độ đại học và cao đẳng

506

600

708

820

865

Trình độ trung cấp

421

535

684

750

795

Trình độ sơ cấp

455

610

782

850

980

Trình độ được đào tạo tại chỗ và đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn

1416

1253

1224

2077

2057

Tổng số lao động

2800

3000

3400

4500

4700


Mặc dù tăng trưởng nhanh về số lượng lao động, nhưng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch còn yếu, tỷ lệ lao động được đào tạo thấp so với yêu cầu phát triển của ngành.


2.4.4.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Thời gian qua, nhận thức được vai trò quan trọng của công tác nâng cao chất lượng lao động ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao và phù hợp với xu thế hội nhập, ngành du lịch Lâm Đồng đã chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong ngành. Tuy vậy trên địa bàn chưa có cơ sở đào tạo tại chỗ nên việc đào tạo nguồn nhân lực ngành còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả mang lại chưa cao. Việc liên kết đào tạo còn nhiều hạn chế, đội ngũ lao động chuyên nghiệp trình độ còn ở mức thấp nhất là trình độ ngoại ngữ.

Bảng 2.4.4.1B: Thực trạng phát triển lao động ngành du lịch của Lâm đồng


Loai lao động

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng số

10.565

11.630

9.466

9.977

12.226

12.680

14.808

LĐ trực tiếp (1)

7.900

8.830

6.466

6.577

7.526

11.680

9.628

LĐ do sở quản ly ù(2)

2.665

2.800

3.000

3.400

4.700

5.000

5.180

Nguồn: (1) Niên giám thống kê Lâm Đồng 2004

(2) Sở Thương Mại – Du Lịch Lâm Đồng


2.4.5. Đầu tư và phát triển du lịch

2.4.5.1. Đầu tư trong lĩnh vực hạ tng du lòch

Giai doạn 2001-2005, ngành du lịch đã nhận 136,78 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch thuộc 12 dự án, trong đó một số dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Như vậy, để phục vụ phát triển du lịch cả Trung ương và địa phương đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng du lịch với số vốn gần 150 tỷ đồng. Tuy nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, nhưng cũng góp phần đáng kể vào thành tích phát triển du lịch của tỉnh.

2.4.5.2. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

Tính từ năm 2003 đến nay Lâm Đồng đã có hơn 61 dự án phát triển khu du lịch và đã được UBND tỉnh cho chủ trương lập dự án để đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch,


như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng… Năm 2004 có 14 nhà đầu tư được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư vào khu du lịch Tuyền Lâm với tổng số vốn đăng ký thực hiện

3.181 tỷ đồng và hiện nay Ban quản lý khu du lịch Tuyền Lâm đang triển khai các đề án về đầu tư hạ tầng khu du lịch, giao thông, cấp thoát nước, điện...để phục vụ cho các nhà đầu tư triển khai dự án.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng (1996-2010) đã xác định 14 dự án ưu tiên đầu tư dựa trên việc khai thác các tài nguyên có giá trị và có sức hấp dẫn cao, trong đó có 7 dự án khai thác các tài nguyên tự nhiên với tổng nhu cầu vốn đầu tư cần đến 1.200 triệu USD (dự kiến – qui hoạch). Tuy nhiên, thực tế đầu tư so với dự báo cũng như nhu cầu còn thấp hơn nhiều (theo số liệu đăng ký chỉ đạt 5% nhu cầu), đầu tư còn dàn trải … Điều này ảnh hưởng rất đáng kể đến kết quả phát triển ngành du lịch Lâm Đồng thời gian qua.

2.4.6. Tổ chức không gian lãnh thổ và kinh doanh du lịch

2.4.6.1. Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch

Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch Lâm Đồng được thể hiện trong quy hoạch theo hệ thống phân cụm, trung tâm, điểm du lịch đã phát huy tác dụng làm căn cứ để các địa phương trong tỉnh tiến hành lập, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tại địa phương, quy hoạch chi tiết tại các khu du lịch làm cơ sở thực hiện quản lý đầu tư phát triển du lịch theo quy hoạch.

Hệ thống tuyến, điểm du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức các chương trình du lịch hợp lý đặc biệt là các tour du lịch chuyên đề góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của tỉnh. Một số chương trình du lịch đã tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch như tour trăng mật, tour văn hoá, lễ hội …

Trên cơ sở các điểm du lịch, một số khu du lịch mới có khả năng thu hút khách du lịch lớn như khu du lịch chuyên đề quốc gia Hồ Tuyền Lâm, khu du lịch thanh niên hồ Đa Thiện, khu du lịch sinh thái Langbiang thuộc cụm du lịch thành phố Đà Lạt và phụ cận,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023