Một Số Kinh Nghiệm Và Bài Học Rút Ra Đối Với Sự Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Đá Mỹ Nghệ Non Nước

giúp đỡ, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề có sự liên kết tốt với chính quyền địa phương, nhiều ứng dụng về công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, quảng bá sản phẩm và tìm kiến thị trường được chú trọng nên đã góp phần giúp làng nghề phát triển; Nhiều doanh nghiệp lớn trong làng nghề đóng vai trò rất quan trọng dẫn đầu trong việc kết nối, đầu tàu về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nhiều đơn hàng lớn được chia sẻ giữa doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo thành một mạng lưới chặt chẽ và hiệu quả; Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp làng nghề có sự liên kết với các trường đại học nên được hỗ trợ đào tạo về nguồn nhân lực trong quản trị doanh nghiệp, xây dựng các mô hình kinh doanh.

1.6.3. Một số kinh nghiệm và bài học rút ra đối với sự phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước

Kinh nghiệm thành công của một số làng nghề trên thế giới như làng nghề ở tỉnh Oita-Nhật Bản, làng nghề phát triển theo mô hình xí nghiệp Hương Trấn-Trung Quốc và làng nghề bình bát Baan Baat-Thái Lan cho thấy làng nghề đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương. Bài học rút ra là ngoài sự nỗ lực tự thân của mỗi làng nghề thì vai trò định hướng, giúp đỡ của nhà nước đóng vai trò rất quan trọng như: thành lập cơ quan quản lý làng nghề và hỗ trợ làng nghề phát triển; hỗ trợ thành lập Hiệp hội làng nghề quốc gia; có chương trình đào tạo nghề và bảo tồn nghề truyền thống; chính sách mỗi làng một nghề và nhân rộng làng nghề có thế mạnh; chính sách hỗ trợ vốn, thuế, tín dụng, đổi mới công nghệ và xúc tiến thương mại cho làng nghề, nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở sản xuất làng nghề; chú trọng các ngành nghề hỗ trợ cho làng nghề phát triển, kết hợp phát triển làng nghề với du lịch; khuyến khích tiêu thụ sản phẩm làng nghề trong nước và tăng xuất khẩu. Trong các làng nghề trên, nhiều hướng đi để phát triển làng nghề theo hướng tích tụ, tập trung hoá để hình thành các cụm ngành, điển hình là từ ở các nước Châu Á. Tham khảo kinh nghiệm Trung Quốc trong việc phát triển cụm liên kết ngành. Trung Quốc đã và đang tập trung phát triển 3 loại hình cụm liên kết ngành là: cụm liên kết ngành cho các ngành có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao; cụm liên kết ngành cho các ngành thông thường, những ngành thâm

dụng vốn kết hợp với thâm dụng kỹ thuật; và cụm liên kết ngành cho các ngành truyền thống (Phạm, 2011).

Bài học kinh nghiệm của một số làng nghề ở Việt Nam như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề sơn mài Duyên Thái và cụm công nghiệp làng nghề dệt kim La Phù đã có những thành công với nhiều bước đi hợp lý có thể áp dụng cho làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đó là: chú trọng công tác đào tạo nghề, truyền nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật cho lao động làng nghề là cơ sở để sáng tạo ra sản phẩm mới đa dạng cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm; chính quyền địa phương có những giải pháp để hỗ trợ làng nghề về vốn, thuế, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng để tạo mặt bằng sản xuất, công nghệ, tổ chức triễn lãm, xúc tiến thương mại, đầu tư, quản lý môi trường làng nghề, bảo tồn giá trị văn hóa địa phương.

1.7. Các điều kiện phát triển bền vững làng nghề truyên thống theo hướng cụm liên kết ngành và các tiêu chí đánh giá

Phương pháp xác định khả năng hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề liên quan đến 5 yếu tố có mối quan hệ tương hổ nhau gồm:

Sự tích tụ (quần tụ) các doanh nghiệp cùng ngành hoặc tương đồng nhau về ngành trong khu vực địa lý: các doanh nghiệp quần tụ gần nhau về mặt địa lý của các doanh nghiệp tương đồng nhau về ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý. Sự quần tụ đông đúc các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm liên quan, các hãng, những nhà cung ứng, các dịch vụ hổ trợ, kết cấu hạ tầng chuyên ngành.

Sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề có sự liên kết chặt chẽ từ đầu vào, trong quá trình sản xuất và đầu ra sản phẩm. Bên canh đó cần có sự liên kết với các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, viện nghiên cứu, các quỹ hỗ trợ và các bên hữu quan.

Tạo ra lợi thế cạnh tranh: khi các doanh nghiệp quần tụ tập trung trong cụm sẽ là lợi thế về việc hợp tác với nhau trong sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, cùng sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật, lao động cùng ngành, công nghệ tương đồng… sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp trong cụm ngành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Đổi mới sáng tạo: sự sáng tạo luôn tồn tại trong cộng đồng, sự quần tụ

nhiều doanh nghiệp sẽ kéo theo khả năng cạnh tranh cao và để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp luôn chủ động trong sáng tạo để tạo sự khác biệt và vượt lên để phát triển.

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 10

Cơ chế chính sách: Từ kinh nghiệm phát triển làng nghề của các nước trên thế giới và đặc thù làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước thì việc phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành không thể không có yếu tố cơ chế chính sách của nhà nước. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Tài (2017) kết luận không nên ―thiết kế‖ một mô hình cụm liên kết ngành chung cho cả nền kinh tế. Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, một số làng nghề, phố nghề như gạch Bát Tràng, dệt La Phù, gỗ Đồng Kỵ, đồng Đại Bái, thép Đa Hội đã có dáng dấp của cụm liên kết ngành. Benner (2012) xác định cụ thể chủ thể chính quyền tham gia vào chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở các phạm vi khác nhau.

1.7.1. Sự tích tụ các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực địa lý

1.7.1.1. Khái niệm sự tích tụ

Nguyễn Văn Ngọc (2006), trong cuốn sách từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân thì tích tụ hay (quần tụ) khi các cửa hàng bán lẻ ở gần nhau, người tiêu dùng không phải đi xa để so sánh giá cả, người bán và người mua có thể sử dụng hệ thống thông tin một cách có hiệu quả hơn, giảm chi phí chuyên chở, chi phí mua sắm khi các xí nghiệp thuộc các khâu khác nhau nằm kề nhau ―là khả năng tiết kiệm chi phí khi các doanh nghiệp có địa điểm ở gần nhau‖.

1.7.1.2. Tiêu chí đánh giá

Nghiên cứu của Krugman (1990a,b) đề cập trong thuyết địa lý mới được xem là cơ sở lý luận để giải thích sự phân bố của các hoạt động công nghiệp và trong đó yếu tố về chi phí vận chuyển và lợi ích kinh tế theo quy mô đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ tập tập trung hóa trong sản xuất. Đầu tiên là một số doanh nghiệp tập trung tại một khu vực địa lý nhất định và qua quá trình phát triển khu vực này trở nên hấp dẫn với các doanh nghiệp và các bên hữu quan đầu tư vào. Những doanh nghiệp trong cụm có những lợi ích chung trong việc tổ chức sản xuất, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm bởi những lợi ích mang lại rất lớn từ tích tụ tập trung hóa như giảm chi phí vận chuyển, các lợi ích đầu vào tương đồng nhau do

cùng ngành như nguồn nhân lực, công nghệ, kinh nghiệm,..và gọi đây là lợi ích kinh tế nội tại theo quy mô.

Theo các nghiên cứu của Nguyễn Bình Giang và Phạm Thị Thanh Hồng (2015); Nguyễn Xuân Thành (2015) mức tương đồng khu vực (location quotient – LQ) được thể hiện để đánh giá mức độ tập trung doanh nghiệp. Trong điều kiện về số liệu, thông tin cho phép, nghiên cứu này sử dụng phương pháp xác định cụm liên kết ngành làng nghề thông qua chỉ số về mức tương đồng khu vực (location quotient

–LQ) để nhận diện khả năng hình thành cụm liên kết ngành làng nghề trong khu vực địa lý lãnh thổ nhất định. Phương pháp mức tương đồng khu vực (location quotient –LQ).

Phương pháp phân tích mức độ tương đồng khu vực (location quotient –LQ) là phương pháp phân tích định lượng dữ liệu thống kê nhằm nhận diện các cụm liên kết ngành tiềm năng trong khu vực trên cơ sở dựa vào mức độ tập trung một ngành nào đó như ngành công nghiệp làng nghề trong một khu vực địa lý nhất định.

Phương pháp này đưa ra giả thuyết rằng tại một khu vực địa lý nhất định, nếu có sự tập trung về lao động lớn vào một ngành công nghiệp hoặc dịch vụ nào đó thì khu vực này có tiềm năng hình thành và phát triển cụm liên kết ngành đó.

Mức độ tương đồng khu vực được tính bằng công thức sau đây:



• Trong đó:

-là thương số vị trí của ngành i hay còn gọi là mức độ tương đồng khu vực (location Quotient) về lao động

-là số lao động làm việc trong ngành i tại địa phương k.

-là tổng số lao động làm việc tại địa phương k.

-là số lao động làm việc trong ngành i của cả nước.

-là tổng số lao động làm việc của cả nước

Ý nghĩa thương số vị trí (Location Quotient)

Xác định mức độ tập trung của lao động theo ngành tại địa phương So sánh giữa các ngành:

- LQ > 1: mức độ tập trung cao hơn mức bình quân cả nước, nghĩa là khu vực có tiềm năng phát triển cụm liên kết ngành i

- LQ < 1: mức độ tập trung thấp hơn mức bình quân cả nước, nghĩa là khu vực ít có tiềm năng phát triển cụm liên kết ngành i

1.7.2. Sự liên kết của của làng nghề theo chuỗi giá trị sản phẩm

1.7.2.1. Khái niệm sự liên kết

Theo học thuyết về liên kết thuận chiều và liên kết ngược chiều của Hirschman (1958) thì khái niệm liên kết kinh tế được đề cấp đến khái niệm liên kết ngược (backward linkages, upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages) để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành. Các hiệu ứng liên kết ngược (backward linkage effects) nảy sinh từ nhu cầu cung ứng đầu vào của một ngành nào đó mới được thiết lập. Hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của các ngành khác đi theo. Nghĩa là bất kỳ một ngành nào mới được thiết lập cũng kéo theo các hoạt động sản xuất khác nhằm cung cấp đầu vào cho nó. Mọi ngành, trừ các ngành sản xuất hàng hóa cuối cùng, đều kéo theo các hoạt động khác sử dụng đầu ra của nó như đầu vào của mình.

Theo nghiên cứu của Tambunan (2005) thì đề cập đến khối kiên kết ngành gồm liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vùng và kiên kết giữa chúng với các tổ chức đào tạo, ngân hàng, doanh nghiệp lớn, tổ chức cung ứng nguyên liệu và dịch vụ hỗ trợ ở bên ngoài.

Theo nghiên cứu của Gibbs và Bernat (1997) thì cho rằng liên kết công nghiệp là chiến lược phổ biến để phát triển kinh tế nông thôn. Thu nhập của lao động trong khối kiên kết cao hơn bên ngoài khối 13%. Sự liên kết dẫn đến sự hội tụ của các doanh nghiệp trong cùng ngành về một khu vực địa lý. Những lý thuyết liên quan đến quan điểm này thường là lý thuyết về liên kết vùng, cụm liên kết.

Đối với liên kết trong làng nghề

Theo nghiên cứu của Marshall (1926) thì đề cập đến Lý thuyết kinh tế theo

quy mô chỉ ra rằng các liên kết trong cụm công nghiệp làng nghề được hình thành từ nhóm lao động lành nghề, dần phát triển và hỗ trợ nhau trong kinh doanh.

Còn theo nghiên cứu của Smith (1776) đề cập đến lý thuyết kinh tế nguồn lực, theo đó cụm công nghiệp làng nghề có ưu thế chuyên môn hoá và tăng trưởng lợi nhuận nhờ vào sự phân bố lao động có kinh nghiệm

Theo Porter (1990) thì các quan hệ trong cụm liên kết ngành gồm: (1) Quan hệ mua – bán bởi sự tập trung và tích hợp dọc giữa quá trình sản xuất chính với đầu vào và kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ; (2) Quan hệ giữa các đối thủ cạnh tranh và các đối tác nhằm khai thác thông tin về sản phẩm và quy trình, mở rộng sự cải tiến và các liên kết chiến lược; (3) Quan hệ giữa thị phần và nguồn tài nguyên bằng sự chia sẻ công nghệ, lực lượng lao động và thông tin.

Các nhà nghiên của Hass và Capella (2006) cũng như nghiên cứu của Mushi (2003) đã tổng kết các cơ sở quan trọng tạo lập liên kết nội vùng và liên kết ngoại vùng, phân công lao động và chuyên môn hóa với liên kết nội vùng và liên vùng, lợi thế quy mô nhờ chuyên môn hóa, sự đồng thuận về thể chế và các nhóm xã hội chia sẻ lợi ích chung trong đó có lợi ích phát triển riêng của địa phương, sự đồng bộ về cơ chế chính sách, hệ thống hạ tầng đồng bộ và hiện đại với các loại hình hạ tầng khác nhau

1.7.2.2. Tiêu chí đánh giá

Trong đánh giá các tiêu chí về liên kết thì xét liên kết giữa các chủ thể vĩ mô và liên kết giữa các chủ thể vi mô

Theo nghiên cứu của Porter (1990) thì các quan hệ trong cụm liên kết ngành được phân thành ba loại: (1) quan hệ mua - bán bởi sự tập trung và hội nhập dọc giữa quá trình sản xuất chính với các đầu vào và phân phối hàng hoá và dịch vụ; (2) quan hệ giữa các đối thủ cạnh tranh và các đối tác nhằm khai thác thông tin về sản phẩm và qui trình, mở rộng sự cải tiến và các liên kết chiến lược; (3) quan hệ giữa thị phần và nguồn tài nguyên như chia sẻ công nghệ, lao động và thông tin.

Theo nghiên cứu của Bùi Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hạnh, và Vũ Hoàng Nam. (2020) thì mạng lưới liên kết giá trị trong làng nghề bao gồm: (i) liên kết dọc giữa các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, nhà cung ứng vật tư thiết bị, nhà sản xuất

và khách hàng; (ii) liên kết ngang giữa các nhà sản xuất dưới hình thức hợp tác xã, hiệp hội làng nghề hoặc các loại hình công ty liên doanh, công ty cổ phần; (iii) liên kết tương hỗ giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tổ chức hỗ trợ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, năng suất và đảm bảo tính bền vững của chuỗi.

Các tiêu chí đánh giá gồm có:

Liên kết các chủ thể vi mô

Liên kết các chủ thể vi mô được thể hiện qua các tiêu chí: (1) Quan hệ thuần túy gồm hợp đồng mua bán đầu vào, đầu ra; hợp đồng phụ sản xuất trung hạn, dài hạn; Quan hệ cổ phần (UNCTAD, 2000); (2) Liên kết ngang giữa các nhà sản xuất dưới hình thức hợp tác xã, hiệp hội làng nghề hoặc các loại hình công ty liên doanh, công ty cổ phần (Bùi Anh Tuấn và cộng sự, 2020); (3) Quan hệ mua - bán bởi sự tập trung và hội nhập dọc giữa quá trình sản xuất chính với các đầu vào và phân phối hàng hoá và dịch vụ (Porter, 1990)

Từ những phân tích trên và đặc thù đối với nghiên cứu làng nghề thì các tiêu chí để đánh giá sự liên kết đó là: (i) Quan hệ liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà cung ứng vật tư, nhà sản xuất và khách hàng: Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào (quan hệ mua-bán); Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp thiết bị (quan hệ mua-bán); Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp dịch vụ (vận tải, bảo hiểm hàng hóa, đóng gói bao bì, ngân hang, điện,thông tin,..); Quan hệ liên kết giữa nhà sản xuất với các nhà thương mại (khách hang tiêu thụ sản phẩm). (ii) Quan hệ liên kết giữa các đối thủ cạnh tranh và các đối tác: Liên kết giữa các cơ sở sản xuất với nhau; Liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu; Liên kết giữa các nhà cung cấp thiết bị; Liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ. (iii) Liên kết giữa các cơ sở sản xuất với cơ quan quản lý nhà nước và các bên hữu quan: Mức độ liên kết giữa CSSX với các cơ quan quản lý nhà nước; Mức độ liên kết giữa CSSX với các hiệp hội; Mức độ liên kết giữa các CSSX với các tổ chức như: viện nghiên cứu, các trường đại học.

1.7.3. Lợi thế cạnh tranh

1.7.3.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh

Theo nghiên cứu của Vũ Thành Tự Anh (2011) thì lợi thế cạnh tranh của cụm

ngành trong các lĩnh vực sẽ không giống nhau, mặc dù cụm ngành tỏ ra khá phổ biến trong các nền kinh tế. Nhìn chung lợi thế của cụm ngành càng mạnh, các hàng hóa và dịch vụ liên quan càng có khả năng thương mại thì số địa điểm cụm ngành khả thi càng ít. Tầm quan trọng của cụm ngành gia tăng cùng với sự phức tạp của cạnh tranh, nghĩa là cụm ngành thường tăng số lượng khi các nền kinh tế phát triển.

Lợi thế cạnh tranh được chia những loại như: Khách hàng mua sản phẩm vì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh; Khách hàng mua sản phẩm vì giá cả của doanh nghiệp thấp hơn đối thủ cạnh tranh; Sản phẩm của doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt được khách hàng đánh giá cao; Các dịch vụ của doanh nghiệp hơn đối thủ cạnh tranh về thanh toán, giao hàng, thái độ của nhân viên; Thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng nhiều hơn đối thủ.

Lợi thế cạnh tranh bền vững chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận thông qua một số chỉ tiêu như năng suất, chất lượng, công nghệ, sự khác biệt về hàng hóa, dịch vụ, được cung cấp, giá trị tăng thêm, chi phí sản xuất, là khả năng doanh nghiệp thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong việc đạt được mục tiêu quan trọng nhất (Porter, 1990a)

1.7.3.2. Tiêu chí đánh giá

Theo Porter (1998) đề xuất mô hình kim cương thì các nhân tố thì các điều kiện về nhân tố sản xuất (factor conditions) bao gồm nguồn nhân lực, công nghệ và cơ sở hạ tầng, vốn, nguyên liệu là những lợi thế cạnh tranh có tính địa phương của cụm liên kết ngành; Sự phát triển của các ngành liên quan; Cơ chế chính sách của nhà nước cũng là một lợi thế cạnh tranh của cụm ngành. Bên cạnh đó theo Michael Porter có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản là Lợi thế chi phí và Lợi thế khác biệt

Mỗi quốc gia muốn phát triển cần phải có các nguồn lực gồm: tài nguyên thiên nhiên (nguyên liệu), vốn, khoa học công nghệ, con người, cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, sự phát triển của các ngành liên quan. Đối với doanh nghiệp cũng không nằm ngoài các tiêu chí cơ bản trên.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí