Kết Luận Rút Ra Từ Cụm Liên Kết Ngành Và Làng Nghề Truyền Thống



Cụm liên kết ngành


Làng nghề truyền thống


Điểm giống nhau

Sự khác biệt

Điểm thúc đẩy để phát triển làng nghề theo hướng

cụm liên kết ngành

Làng nghề truyền thống

Cụm liên kết ngành

tranh do các doanh nghiệp quần tụ tập trung trong cụm sẽ là lợi thế về việc hợp tác với nhau trong sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, cùng sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực cùng ngành, sử dụng công nghệ tương đồng… sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành. Sự đổi mới sáng tạo

bởi qua cụm liên kết

Mặc dù có sự tương đồng về ngành nghề là một lợi thế, tuy nhiên làng nghề còn yếu về cạnh tranh như chưa tận dụng được nguồn nhân lực cùng ngành tương đồng nhau, công nghệ lạc hậu, ít đổi mới, hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển. Sự phát triển của làng nghề gắn liền quá trình cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, nhiều sản phẩm mỹ nghệ độc đáo ra đời. Tuy nhiên vẫn tự phát,

chưa có sự đầu tư hỗ trợ


hỗ trợ ít phát triển.

Cơ chế chính sách chưa rõ ràng

phát triển

Cơ chế chính sách rõ ràng

Cần nâng cấp hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ,..để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho làng nghề

Đổi mới sáng tạo Sự đổi mới sáng tạo phải được đầu tư hơn nữa, hỗ trợ nhiều hơn nữa để thúc đẩy sự sáng tạo cao trong làng nghề. Cơ chế chính sách Cơ chế chính sách cần được cụ thể hóa hơn nữa, được ưu

tiên hơn nữa để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 7



Cụm liên kết ngành


Làng nghề truyền thống


Điểm giống nhau

Sự khác biệt

Điểm thúc đẩy để phát triển làng nghề theo hướng

cụm liên kết ngành

Làng nghề truyền thống

Cụm liên kết ngành

ngành, các doanh nghiệp quần tụ trong cụm liên kết ngành có liên quan đến những thay đổi về mặt công nghệ, sản xuất, mẫu mã sản phẩm và các vấn đề về mặt thương mại nên là xúc tác để đổi mới - sáng tạo.

Nhà nước quan tâm hỗ trợ cụm liên kết ngành phát triển thông qua cơ chế,

chính sách cụ thể

để giúp đổi mới sáng tạo và phát triển

Cơ chế chính sách chưa cụ thể về hỗ trợ làng nghề




phát triển làng nghề.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qua bảng so sánh đặc điểm giữa làng nghề truyền thống (gọi chung là làng nghề) và cụm liên kết ngành, có thể thấy có sự tương đồng nhau về các đặc điểm như: (1) đó là sự quần tụ, tích tụ các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh có sự tương đồng nhau về ngành, lĩnh vực trong khu vực địa lý; (2) Làng nghề và cụm liên kết ngành đều có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành (đó là mối liên hệ, chia sẻ trong cụm gồm các doanh nghiệp cùng ngành trong cụm và các chủ thể khác ngoài cụm có liên quan). Tuy nhiên ở Cụm liên kết ngành có sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong cụm và với các chủ thể ngoài cụm có liên quan nên dẫn đến khả năng hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển là lớn hơn nên giúp phát triển bền vững hơn, còn đối với làng nghề tuy có sự liên kết nhưng liên kết còn lỏng lẻo giữa các chủ thể trong làng nghề với nhau và với các chủ thể có liên quan nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển; (3) đó là mặc dù làng nghề và cụm liên kết ngành đều có các doanh nghiệp quần tụ nhau. Tuy nhiên ở cụm liên kết ngành phát huy được năng lực cạnh tranh lớn hơn như sử dụng chung hạ tầng phát triển, nguồn nhân lực được chia sẻ, công nghệ tương đồng và luôn có sự đổi mới hiện đại,… nên giúp cụm liên kết ngành nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Còn đối với làng nghề do công nghệ lạc hậu, hạ tầng kém phát triển, chưa tận dụng được nguồn nhân lực,..nên yếu kém trong cạnh tranh; (4) Ở cụm liên kết ngành khả năng sáng tạo, đổi mới luôn là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của cụm. Vì vậy luôn có các chính sách, cơ chế giúp cho sự đổi mới, sáng tạo luôn phát huy tác dụng giúp các doanh nghiệp trong cụm phát triển bền vững. Đối với làng nghề mặc dù có đội ngũ nghệ nhân lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, có những đóng góp cho sáng tác, đổi mới sáng tạo những mẫu mã sản phẩm mới ra đời nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do chưa phát huy cũng như khuyến khích sự sáng tạo đổi mới, còn ở hình thức truyển nghề trong hộ, cơ sở sản xuất gia định nên gặp nhiều khó khăn trong đổi mới sáng tạo để thúc đẩy phát triển.

1.3.2. Kết luận rút ra từ cụm liên kết ngành và làng nghề truyền thống

Qua phân tích trên ta thấy rằng cụm liên kết ngành luôn có nhiều ưu việt vượt trội hơn so với làng nghề truyền thống bởi cụm liên kết ngành sẽ thúc đẩy tăng năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh và chuyên môn hoá cao cho nền kinh tế, góp

phần thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều cụm công nghiệp làng nghề hiện nay đang hình thành nhưng sự phát triển nói chung còn yếu, chưa phát huy được tiềm năng vốn có. Một trong những lý do là vì sự liên kết trong các cụm công nghiệp làng nghề còn nhiều hạn chế.

Ở Việt Nam, một làng hiện nay được coi là làng nghề khi hội tụ hai điều kiện:

(1) có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề; và ( 2) thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng. Đinh Xuân Nghiêm (2010) thì cho rằng làng nghề là tập hợp các cơ sở sản xuất ở cùng một khu vực địa lý xuất phát từ nông thôn, cùng tham gia sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp như nhau qua nhiều năm. Ở làng nghề, có một số lượng đáng kể cơ sở sản xuất, lao động tham gia sản xuất và có thu nhập quan trọng từ sản xuất phi nông nghiệp. Theo nghiên cứu của Vũ Hoàng Nam (2008) thì cụm công nghiệp làng nghề là sự tập trung về mặt địa lý, thường trong phạm vi một làng, của các cơ sở sản xuất các sản phẩm giống nhau hoặc có liên quan với nhau. Đặc điểm của các cụm công nghiệp làng nghề có nhiều nét tương đồng với cụm công nghiệp như vị trí địa lý, ngành nghề, và lao động nhưng cụm công nghiệp làng nghề cũng có những đặc thù riêng biệt. Tính liên kết và các mối quan hệ thuộc dòng tộc là những đặc điểm khác biệt rõ rệt của các cụm công nghiệp làng nghề. Trên thế giới, cụm công nghiệp làng nghề cũng đã được nghiên cứu. Theo Murdoch (2000), các doanh nghiệp ở nông thôn cần liên kết theo chiều ngang với doanh nghiệp cùng ngành ở khu vực để phát triển. Nghiên cứu của Cohen (1995) thì đúc kết hai mô hình du lịch làng nghề ở Thái Lan là chuỗi phố nghề sản xuất hàng thủ công và chuỗi phố nghề sản xuất hàng thủ công kết hợp trung tâm du lịch. Nghiên cứu của Suzuki (2007) khẳng định rằng phát triển nghề thủ công sẽ thúc đẩy kinh tế vùng ở các nước đang phát triển. Ông cũng đề xuất cần có chính sách rõ ràng, thành lập các tổ chức hỗ trợ và quan tâm phát triển thị trường cho nghề thủ công.

Trong cụm liên kết ngành sự liên kết được phát huy cao độ. Theo cách tiếp cận của Hirschman thì trong cụm liên kết ngành có liên kết ngược và liên kết xuôi. Liên kết ngược là loại quan hệ được tạo ra khi các doanh nghiệp/hộ gia đình có nhu cầu được cung cấp đầu vào từ các doanh nghiệp/hộ gia đình khác. Liên kết xuôi

được tạo ra khi các doanh nghiệp/hộ gia đình bán sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp/hộ gia đình khác. Theo Hirschman các liên kết xuôi và ngược luôn hòa quyện, gắn bó chặt chẽ và thực chất là hai mặt của quá trình sản xuất. Để xem xét đâu là liên kết ngược và đâu là liên kết xuôi thì phải xuất phát từ một chủ thể cụ thể (hộ gia đình, doanh nghiệp, ngành) vì bất kỳ một chủ thể nào cũng luôn tồn tại hai mối liên kết cùng lúc. Trong cụm liên kết ngành liên kết kinh tế liên quan đến khu vực địa lý nhấn mạnh sự liên kết của các doanh nghiệp tác động đến sự tăng trưởng của một khu vực hay một vùng địa lý. Cụ thể những doanh nghiệp trong cùng một khu vực thường có xu hướng sản xuất các sản phẩm giống nhau, kéo theo những liên kết thuận chiều và ngược chiều trong khu vực, tạo nên những khu vực có nhiều mối liên kết kinh tế hơn các khu vực địa lý khác. Venables (1996) đánh giá những mối liên kết kinh tế tại một khu vực là điểm mạnh giúp thu hút các doanh nghiệp, giảm chi phí giao thương trong khu vực, tăng lợi ích kinh tế theo quy mô dẫn đế sự hình thành các khu vực liên kết mạnh. Còn theo nghiên cứu của Tambunan (2005) thì cho rằng liên kết ngành gồm liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vùng và kiên kết giữa chúng với các tổ chức đào tạo, ngân hàng, doanh nghiệp lớn, tổ chức cung ứng nguyên liệu và dịch vụ hỗ trợ ở bên ngoài. Gibbs và Bernat (1997), cho rằng liên kết công nghiệp là chiến lược phổ biến để phát triển kinh tế nông thôn. Và qua đó các ông khẳng định rằng sự liên kết dẫn đến sự hội tụ của các doanh nghiệp trong cùng ngành về một khu vực địa lý.

Từ những phân tích đánh giá trên ta thấy rằng việc phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành luôn là hướng đi đúng đắn để giúp làng nghề truyền thống phát triển bền vững.

Cụm liên kết ngành ở Việt Nam hiện mới đang trong giai đoạn manh nha hình thành và phát triển một cách tự nhiên. Thí dụ như các làng nghề truyền thống là một dạng cụm liên kết ngành sơ khai và trường tồn với thời gian. Các khu phố nghề của Hà Nội cũng là hình thức sơ khai của Cụm liên kết ngành về sản xuất, thương mại và Cụm liên kết ngành hiện đang trú ngụ trong chính các khu công nghiệp. việc phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành không những giữ được các làng nghề truyền thống mà còn phát triển mạnh mẽ các sản phẩm làng nghề, mang về giá

trị kinh tế cao cho người dân làng nghề

Làng nghề truyền thống chỉ là cụm liên kết ngành sơ khai, chưa phát triển hoàn thiện, còn nhiều vấn đề phải phát triển để hoàn thiện . Nên định hướng phát triển theo hướng cụm liên kết ngành bền vững.

Kết luận rút ra là phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành là yêu cầu khách quan và phù hợp với sự phát triển hiện nay bởi vì

Thứ nhất đó là sự tương đồng của làng nghề và cụm liên kết ngành. (Bảng 1.4) mặc dù so với cụm liên kết ngành thì làng nghề vẫn còn sơ khai, chưa định hình rõ ràng, mới đang trong giai đoạn manh nha hình thành và phát triển một cách tự nhiên. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Tài (2017) cho rằng các làng nghề truyền thống là một dạng cụm liên kết ngành sơ khai và trường tồn với thời gian. Do đó phát triển làng nghề thành cụm liên kết ngành nếu được định hướng đúng theo các đặc điểm của cụm liên kết ngành sẽ giúp làng nghề phát triển mạnh mẽ

Thứ hai đó là những điểm nổi trội, ưu việt bản chất của cụm liên kết ngành đem lại những giá trị rất quan trọng để phát triển làng nghề. Nghiên cứu của Vo et al.(2012) cho rằng trong cụm liên kết ngành sự liên kết các ngành sản xuất với nhau để tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế, tác động của cụm liên kết ngành lan tỏa về kỹ năng công nghệ. Bên cạnh đó ở nước ta, hệ thống các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đã có những đóng góp tích cực ban đầu cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, nhưng các khu này chưa tạo ra được mối liên kết cả chiều ngang và chiều dọc giữa các doanh nghiệp - điều cốt yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới công nghệ. Do vậy, phát triển cụm liên kết ngành để tạo mạng lưới liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị là yêu cầu cần thiết đối với phát triển kinh tế một cách bền vững. Cụm liên kết ngành là mô hình phát triển kinh tế hiện đại, trong đó các doanh nghiệp đẩy mạnh sự liên kết, cạnh tranh với nhau để cùng nâng cao chất lượng sản phẩm. cụm liên kết ngành có những cấp bậc liên kết khác nhau (thế giới, khu vực, quốc gia, vùng...) với đặc trưng là không có ranh giới về địa lý, có sản phẩm chủ lực, có cơ chế, chính sách đặc thù, lao động có kỹ năng cao và sản phẩm phải tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn yếu, hoạt động nghiên cứu và sáng tạo còn rất kém, hạ tầng dịch vụ yếu...

Vì thế, hình thành cụm liên kết ngành là yếu tố quan trọng để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Việt Nam nhiều cụm công nghiệp, khu công nghiệp trong đó có các cụm công nghiệp làng nghề không được định hướng và liên quan chặt chẽ với sự phát triển của cụm liên kết ngành. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất với các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu, hiệp hội ngành hàng còn rời rạc, lỏng lẻo. Các hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến liên kết, tích tụ công nghiệp, phân đoạn sản xuất, chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất… rất ít được cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ, các hiệp hội kinh doanh ngành hàng quan tâm. Ngoài ra, chính sách phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa được lồng ghép hà hoà trong chính sách phát triển của các địa phương cũng như chính sách phát triển ngành.

1.4. Phát triển bền vững làng nghề truyền thống theo cụm liên kết ngành

1.4.1. Khái niệm phát triển

Phát triển là khái niêm để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Phát triển phải là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định, khái quát thông qua sự gia tăng của tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người, sự biến đổi theo đúng xu hướng của cơ cấu kinh tế và sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.

Quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, có đôi lúc thụt lùi tạm thời. Do đó khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái mới ra đời thay thế cái lạc hậu.

Khái niệm về phát triển vẫn còn tiếp tục là vấn đề tranh luận giữa các nhà nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách trên thế giới. Chưa bao giờ trong giới nghiên cứu khoa học thế giới, vấn đề phát triển được nêu lên thành một trọng tâm hàng đầu như hiện nay. Hầu như không có lĩnh vực nghiên cứu nào không gắn với phát triển: tài nguyên con người và phát triển, môi trường và phát triển, phụ nữ, gia đình và phát triển, dân tộc và phát triển, tôn giáo và phát triển.

Từ những đánh giá phân tích trên, tác giả khái quát lại bằng việc đưa ra một khái niệm về phát triển: “Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó sự vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu”

1.4.2. Phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững được đề cập trong Báo cáo tương lai chung của chúng ta của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) của Liên hợp quốc năm 1987, phát triển bền vững được định nghĩa là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau (Trần Ngọc Ngoạn, 2007 và Lam, 2012).

“Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển đó là gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường” (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005).

Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992: ―Phát triển bền vững là sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hoà giữa 3 mặt sự phát triển: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường‖.

Từ những phân tích trên có thể hiểu khái niệm phát triển bền vững như sau: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển đảm bảo hài hòa và hợp lý về kinh tế - xã hội và môi trường trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường với mục tiêu đáp ứng tốt tốt hơn các nhu cầu của thế hệ hiện tại đồng thời không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”

1.4.3. Phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

Phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành đặt ra trong khuôn khổ phát triển bền vững chung, có tính đến đặc thù cụm liên kết ngành vừa là một thực thể kinh tế độc lập với khu vực kinh tế khác của địa phương, vừa là khu vực tích tụ tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc có ngành nghề tương đồng nhau có mối quan hệ liên kết giữa các chủ thể trong cụm với các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023