Các Nghiên Cứu Về Làng Nghề Theo Hướng Cụm Liên Kết Ngành

bên hữu quan, cộng đồng dân cư và môi trường.

Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về kinh tế. Tầm quan trọng của Phát triển kinh tế bền vững là gì? Sự phát triển bền vững giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn. Tức là sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế lành mạnh, vẫn đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống, nâng cao đời sống người dân nhưng lại tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ kinh tế trong tương lai đặc biệt là gánh nặng nợ nần để không biến nó thành di chứng cho các thế hệ mai sau.

Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về xã hội. Ngoài tính bền vững về kinh tế, phát triển bền vững còn đảm bảo tính bền vững về xã hội thể hiện ở sự công bằng xã hội và phát triển con người thông qua thước đo là chỉ số HDI. Theo đó, tính bền vững được thể hiện ở việc đảm bảo về sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và tạo cơ hội để mọi thành viên trong xã hội đều được bình đẳng ngang nhau. Từ đó làm giảm nguy cơ xung đột xã hội hay chiến tranh.

Phát triển bền vững nhằm đảm bảo tính bền vững về môi trường. Môi trường đang là một trong những vấn đề ―nóng‖ hiện nay, là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy giảm, cạn kiệt cả về số lượng lẫn chất lượng. Tình trạng rừng bị tàn phá, kể cả rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm khai thác gỗ hoặc lấy đất canh tác…gây nên hàng loạt các thiên tai, gây biến đổi khí hậu.

Từ những phân tích, có thể khái quát phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành là đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế cao liên tục, ổn định và dài hạn của bản thân cụm liên kết ngành, các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực, góp phần thực hiện trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường trong và ngoài cụm liên kết.

1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.5.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới

Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến phát triển làng nghề truyền thống đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học, các trang web của các

tổ chức khoa học thế giới với nhiều nội dung đa dạng trải dài ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tác giả đã chọn lọc các nội dung có liên quan gần nhất với đề tài nghiên cứu, tổng hợp, phân tích cụ thể như sau:

1.5.1.1. Các nghiên cứu về làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Tác giả Das và Das (2011), trong nghiên cứu: Liên kết kinh tế ở cụm công nghiệp làng nghề thủ công mỹ nghệ tại Barpeta, Ấn Độ. Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu này là phát triển các làng nghề ở nông thôn Ấn Độ. Tác giả đã sử dụng lý thuyết cụm liên kết ngành vào việc nghiên cứu sự liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của làng nghề bởi sự liên kết trong cụm công nghiệp làng nghề Barpeta chưa được mạnh, nhiều doanh nghiệp sản xuất độc lập, chưa có liên kết trong sản xuất kinh doanh nên năng lực cạnh tranh chưa cao. Do đó, để thúc đẩy liên kết chính quyền đã có những chính sách khuyến khích sự liên kết trong cụm, nhiều chính sách hỗ trợ vay vốn, tài chính cho doanh nghiệp như cho vay trung hạn và dài hạn từ 5-10 năm với lãi suất thấp để đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo nhân lực, hướng dẫn tư vấn dịch vụ và hỗ trợ về thị trường tiêu thụ sản phẩm; Nghiên cứu của Thünen và Heinrich (1826), tổng tổng hợp các lý thuyết địa điểm, lý thuyết cụm công nghiệp của Marshal (1919), lý thuyết phức tạp công nghiệp của Weber (1909), lý thuyết cụm công nghiệp của Porter (1990, 1998)...Trên cơ sở các lý thuyết này các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và áp dụng như một chiến lược quan trọng cho phát triển nông thôn mà cụ thể là các hộ gia đình, các làng nghề truyền thống địa phương.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự liên kết giữa các chủ thể trong cụm công nghiệp làng nghề đóng vai trò rất quan trọng đem lại các lợi thế cạnh tranh cho làng nghề, các lợi thế đạt được như: tận dụng công nghệ sản xuất, nguồn lao động, kinh nghiệm sản xuất và đổi mới sáng tạo. Hạn chế của nghiên cứu: tiến hành đơn lẻ ở một số địa phương, hạn chế về quy mô nên không đại diện cho khu vực rộng lớn. Bên cạnh đó thiếu sự tiếp cận tổng thể về kinh tế, xã hội và môi trường mà mới chỉ đánh giá lợi thể của việc tập trung, tích tụ sản xuất.

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 8

Nghiên cứu của các tác giả Roostika, Wahyuningsih, và Haryono (2015), đánh giá tác động của các nhân tố cạnh tranh bên ngoài đối với ngành công nghiệp thủ

công mỹ nghệ ở Bantul tỉnh Yogyakarta Indonesia. Ngành thủ công mỹ nghệ ở Bantul đã đóng góp thành công đến 80% xuất khẩu hàng thủ công ở tỉnh Yogyakarta. Là một ngành công nghiệp vừa và nhỏ, nơi sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nghề thủ công này đối mặt nhiều thách thức về cạnh tranh trên thị trường. Tác giả đã sử dụng mô hình Kim cương của Porter để đánh giá khả năng cạnh tranh của làng nghề truyền thống này. Dữ liệu được thu thập từ 98 doanh nghiệp vừa và nhỏ và được phân tích bằng cách sử dụng hồi quy nhiều lần. Trong số bốn yếu tố cạnh tranh của Porters, chỉ ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan ít có ý nghĩa đóng góp vào khả năng cạnh tranh của cụm. Điều kiện nhân tố, điều kiện nhu cầu và chiến lược - cấu trúc - sự cạnh tranh có tác động tích cực đến sức cạnh tranh trong cụm ngành. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn bản chất của cạnh tranh từ đó đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống ở Bantul, Indonesia. Tuy nhiên, do nghiên cứu này hạn chế về nguồn số liệu dẫn đến việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề chưa đáp ứng được kỳ vọng.

Nghiên cứu của Sakata (2010), phân tích đánh giá các làng nghề ở Việt Nam như là cụm công nghiệp địa phương. So với cụm công nghiệp hiện đại thì làng nghề là cụm công nghiệp địa phương rõ ràng nhất với sự kết tụ của của hàng trăm đến hàng nghìn hộ gia đình cùng nghề trong một làng tham gia vào hoạt động kinh tế. Với những việc kế thừa các nghiên cứu trước đó cũng như kết hợp thực tiễn tại các làng nghề, tác giả đã phân tích những hạn chế, yếu kém của các sản phẩm làng nghề để cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Tác giả đã khuyến nghị, cần có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Lý thuyết cụm liên kết ngành của Porter (1980) được sử dụng để phân tích đánh giá tầm quan trọng của liên kết trong sản xuất kinh doanh tại các làng nghề. Hạn chế của nghiên cứu đó là chưa đánh giá hết được những thuân lợi và khó khăn của các làng nghề của Việt Nam hiện nay, ngoài yếu tố liên kết trong sản xuất, làng nghề cần phải tổng hòa các yếu tố về kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường để phát triển bền vững. Nghiên cứu chỉ đơn thuần là giới thiệu sơ về yêu cầu phải sử dụng lý thuyết cụm liên kết ngành

vào định hướng phát triển làng nghề, chưa chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể để đánh giá phân tích và xây dựng mô hình tổng thể để phát triển cho làng nghề.

Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Nguyen, Nguyen, và Vo (2013) đánh giá thực hiện mỗi làng một sản phẩm OVOP (One Village One Product), trường hợp làng nghề lụa Vạn Phúc Hà Nội. Nghiên cứu đề xuất ứng dụng mô hình ―One Village One Product‖ mỗi làng một sản phẩm được khởi xướng từ thành phố Oita (Nhật Bản) năm 1979 đã đem lại nhiều thành công cho Nhật Bản cho đến hôm nay. Nghiên cứu đanh giá rằng những thuân lợi khi thực hiện OVOP đó là sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Tác giả đã sử dụng khung lý thuyết lợi thế quốc gia của Porter để đánh giá khả năng thực hiện OVOP gồm sáu nhóm chính: năng lực địa phương, chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh của làng nghề thủ công, nhu cầu điều kiện, ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ, chính phủ và cơ hội. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng việc áp dụng khung lý thuyết để đánh giá năng lực cạnh tranh của các làng nghề truyền thống là bước đi phù hợp với đặc điểm điều kiện của các làng nghề ở Việt Nam. Hạn chế của nghiên cứu đó là mới chỉ đánh giá yếu tố cụm liên kết ngành trong làng nghề mà chưa nghiên cứu hết được tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề, chưa tổng quát được tất cả các yếu tố cần có, còn bỏ sót nhiều yếu tố quan trọng trong phát triển làng nghề hiện nay.

1.5.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường làng nghề Trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp giày dép của làng nghề ở thành phố Mojokerto Indonesia của tác giả Ardhala, Santoso, và Sulistyarso (2016), đặt mục đích chính là xác định các khó khăn hạn chế của sản phẩm giày dép của làng nghề cũng như xác định các tiềm năng sẵn có. Để xác định mục tiêu cho nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề. Kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề gồm: nhóm yếu tố (vốn, công nghệ, lao động, đào tạo, kỹ năng, chính sách, cơ sở hạ tầng điện, thông tin liên lạc); nhóm yếu tố về thu hút khách du lịch (yếu tố tự nhiên của làng nghề, yếu tố lượng khách tham quan,

yếu tố sự hiếu kỳ); nhóm yếu tố tiếp cận thông tin (thông tin về lượng người đến tham quan làng nghề, khoảng cách thành phố với các nơi, hạ tầng giao thông, liên kết với các điểm du lịch khác); nhóm yếu tố sản phẩm (gồm tính sáng tạo của sản phẩm, giá trị sản phẩm). Tồn tại, hạn chế của nghiên cứu đó là nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xác định các yếu tố ảnh hưởng, chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố tới phát triển làng nghề.

Các nguyên cứu sau này của Taylor và Adelman (2006) đã phác họa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề như nguồn lực, thể chế, thương mại cũng như sự đa dạng của quá trình sản xuất bên cạnh nét đặc trưng của làng nghề đồng thời đánh giá cao mối liên kết giữa làng nghề với các bên hữu quan bên ngoài. Các tác giả đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề như: vốn, lao động, đất đai, giá trị thu thập của các hộ làng nghề. Đóng góp của nghiên cứu là tác giả đã xây dựng được mô hình khung lý thuyết về kinh tế làng xã đồng thời khẳng định kinh tế làng nghề chịu ảnh hưởng của các yếu tố như nguồn nhân lực, yếu tố sản xuất, yếu tố thương mại, chính sách và đặc trưng của vùng đó. Bên cạnh đó nghiên cứu đưa ra mô hình cân bằng tổng thể (CGE-computable general-equilibrium), hàm sản xuất Cobb-Douglas đã được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển của làng nghề. Những tồn tại, hạn chế của nghiên cứu đó là chưa phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khác đến giá trị gia tăng của các hộ sản xuất trong làng nghề như: cơ sở hạ tầng, thị trường và giá cả, sự liên kết,..

Nghiên cứu của Noace (1928) phân tích mô hình sản xuất làng xã, đã đưa ra các kết luận về làng nghề, làng nghề truyền thống, sự phát triển của các làng nghề cụ thể là ở các nước Châu Á đã góp phần vào việc phát triển kinh tế ở vùng nông thôn như ở Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,..Nghiên cứu đưa ra các kết luận về phát triển làng nghề ở nông thôn không chỉ giúp bảo tồn những sản phẩm nghệ thuật nghề thủ công truyền thống mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương. Kết quả nghiên cứu đánh giá sự phát triển làng nghề ở nông thôn có giá trị to lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương, giúp giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động làng

nghề. Những tồn tại, hạn chế của nghiên cứu đó là chưa đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề như: yếu tố lịch sử, địa lý, văn hóa, yếu tố chính sách, vốn, nguyên liệu..

Nghiên cứu của Niedderer và Townsend (2014) cùng với nghiên cứu của Peilin (1988) đã đưa ra khái niệm về nghề thủ công truyền thống, nghiên cứu đánh giá cao sự sáng tạo trong việc tạo ra các sản phẩm thủ công mang tính nghệ thuật cao, giàu cảm xúc, có giá trị văn hóa cao và đề xuất cần thiết phải khuyến khích tính sáng tạo của các nghệ nhân làng nghề đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất giải pháp để phát triển làng nghề, cần khuyến khích và khơi dậy sự sáng tạo của các nghệ nhân làm nghề để tạo ra các sản phẩm thủ công nghệ thuật có bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Hạn chế của nghiên cứu đó là chưa xây dựng được mô hình tổng thể để phát triển làng nghề, chỉ chú trọng bảo tồn văn hóa, khuyến khích sáng tạo mà chưa đánh giá hết các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề.

Nghiên cứu của tác giả Suzuki (2007) cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề ở các quốc gia đang phát triển đó là: chính sách của nhà nước, nguồn nhân lực, các yếu tố sản xuất, sự liên kết của các cơ sở sản xuất trong làng nghề đồng thời đề xuất chính sách hổ trợ để phát triển làng nghề. Kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề như: giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho làng nghề, tăng sự liên kết giữa các chủ thể trong làng nghề với các bên hữu quan và hình thành các chuổi giá trị cho làng nghề, các yếu tố về nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, khuyến khích hình thành các tổ hợp tác, bảo tồn nghề truyền thống. Hạn chế đó là nghiên cứu chưa đánh giá đa chiều các yếu tố như nguồn vốn phát triển, các yếu tố về môi trường, về thương hiệu.

Nghiên cứu về môi trường làng nghề có Mahanty, Dang, và Gianghai (2012), cho rằng ô nhiễm môi trường tại làng nghề ở Việt Nam hiện nay đó là khói bụi, tiếng ồn, các nguồn nước thải từ các làng nghề chưa được xử lý, ảnh hưởng đến môi trường, nước thải từ làng nghề thải trực tiếp ra môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, cuộc sống sinh hoạt tại địa phương. Vấn đề ô nhiễm môi trường

của làng nghề hiện nay đó là chưa có quy định, chế tài cụ thể đối với làng nghề, cán bộ chuyên trách về môi trường chưa được đào tạo bồi dưỡng và mỏng, chưa có quy định phòng ngừa, kinh phí đầu tư cho môi trường còn hạn chế, nhiều cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư, chưa quy hoạch tập trung thành các cụm sản xuất làng nghề tập trung nên dẫn đến ô nhiễm môi trường rộng, khó xử lý. Nghiên cứu cũng đưa ra các bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề ở các quốc gia trên thế giới và đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề ở Việt Nam, giúp các nhà hoạch định chính sách có cách nhìn cụ thể hơn về các chính sách thực thi trong việc bảo vệ môi trường tại các làng nghề truyền thống hiện nay. Tồn tại, hạn chế đó là nghiên cứu chỉ đề cập khía cạnh môi trường làng nghề nhưng chưa đo lường được mức độ ảnh hưởng của môi trường tại các làng nghề đối với địa phương có làng nghề, chưa bao quát tổng thể các điều kiện về kinh tế, văn hóa xã hội cho nên hạn chế trong việc đề xuất các chính sách phát triển làng nghề toàn diện hơn.

1.5.2. Các công trình nghiên cứu về làng nghề ở Việt Nam

1.5.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến cụm liên kết ngành làng nghề

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt (2015), đánh giá khái quát thực trạng phát triển, khả năng hình thành cụm liên kết ngành, từ đó đưa ra gợi ý giải pháp để có thể áp dụng phát triển các khu, cụm công nghiệp Việt Nam theo mô hình cụm liên kết ngành. Tác giả đánh giá tầm quan trọng của việc áp dụng lý thuyết cụm liên kết ngành vào phát triển các cụm công nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đổi mới hoạt động của các cụm công nghiệp hiện hiện nay. Kết quả nghiên cứu đó là nhận dạng làng nghề là cụm liên kết ngành đồng thời vận dụng lý thuyết cụm liên kết ngành vào việc phát triển các làng nghề ở Việt Nam. Tác giả đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trên cơ sở xây dựng một cụm liên kết ngành đủ mạnh. Những hạn chế đó là chưa đưa ra được mô hình phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành mà mới chỉ nhận dạng làng nghề là cụm liên kết ngành và đề xuất chính sách phát triển chung.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Tài (2017), dựa trên cơ sở phân tích các lý thuyết về cụm liên kết ngành của Porter (1990), đề xuất việc sử dụng một cách phổ biến việc hoạch định các chính sách công và chính sách công nghiệp, mô hình

kim cương với bốn yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh công nghiệp được kết hợp một cách sáng tạo để gia tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp: (i)các điều kiện nhà máy; (ii) nhu cầu trong nước; (iii) các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp liên quan; và (iv) chiến lược công nghiệp, cơ cấu và khả năng cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu với các điều kiện hình thành cụm liên kết ngành gồm: (1)sự tích tụ của các doanh nghiệp cùng ngành trong một giới hạn về địa lý; (2) sự liên hệ, chia sẻ trong cụm và các chủ thể khác ngoài cụm có liên quan; (3) tạo ra lợi thế cạnh tranh; (4) đổi mới sáng tạo; (5) Cơ chế chính sách của nhà nước. Theo tác giả các làng nghề ở Việt Nam đang mang dáng dấp của cụm liên kết ngành như các làng nghề truyền thống như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, dệt La Phù, gỗ Đồng Kỵ, đồng Đại Bái, thép Đa Hội đã có dáng dấp của cụm liên kết ngành. Tác giả đề xuất giải pháp phát triển làng nghề đó là cần hoàn thiện theo hướng củng cố hạ tầng kỹ thuật và môi trường để phát triển thành những cụm liên kết ngành bền vững và hiệu quả hơn. Hạn chế của nghiên cứu đó là mới dừng lại ở cụm liên kết ngành làng nghề, chưa nghiên cứu tìm ra các tiêu chí của các điều kiện phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành.

Nghiên cứu tổng quát hơn có tác giả Vo et al. (2012) đề xuất phát triển mạng lưới cụm liên kết ngành ở Việt Nam. Tác giả cho rằng, Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức đối với tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tri thức do năng lực cạnh tranh còn rất yếu kém. Trong khi đó, các lợi thế so sánh - nhân tố chủ yếu của tăng trưởng trong những năm qua đang dần cạn kiệt. Lý thuyết cụm liên kết ngành là cần thiết để nghiên cứu phát triển các cụm liên kết ngành ở Việt Nam. Tác giả cho rằng ở Việt Nam các cụm liên kết ngành đang tồn tại, phát triển ở dạng sau: (1) Các làng nghề truyền thống là một dạng cụm liên kết ngành sơ khai; (2) Các khu phố nghề (36 phố phường cũ) của Hà Nội cũng là hình thức sơ khai của cụm liên kết ngành về sản xuất - thương mại ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của tác giả đó là phân tích chi tiết các làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay đang mang dáng dấp một cụm liên kết ngành thực thụ để đầu tư và phát triển. Những hạn chế của nghiên cứu đó là chưa xây dựng được mô hình nghiên cứu, tiêu chí đánh giá các điều kiện để phát triển bền vững làng nghề theo

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí