Tiếp Cận Theo Cụm Liên Kết Ngành Theo Chuỗi Giá Trị Sản Phẩm Làng


ĐẶC ĐIỂM

TIÊU THỨC

TIÊU CHÍ

NGUỒN THAM KHẢO

DỮ LIỆU

(sơ cấp/ thứ cấp)


- Quan hệ liên kết giữa các đối thủ cạnh tranh và đối tác


- Liên kết giữa các cơ sở sản xuất với cơ quan quản lý nhà nước và các bên hữu quan

+ Liên kết giữa các cơ sở sản xuất với nhau

+ Liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu

+ Liên kết giữa các nhà cung cấp thiết bị

+ Liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ


+ Liên kết giữa cơ sở sản xuất với các cơ quan quản lý nhà nước

+ Mức độ liên kết giữa CSSX với các hiệp hội

+ Mức độ liên kết giữa CSSX với các tổ chức như các viện nghiên cứu, các trường đại học



LỢI THẾ CẠNH

TRANH

Các yếu tố vượt trội

+ Chi phí

+ Các nguồn lực đầu vào: vốn, công nghệ, nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực

+ Sự phát triển các ngành liên quan

+ Khác biệt

Porter (1990)

Nguyễn Xuân Thành (2015)

Nguyễn Đình Hòa (2010), Lê Xuân Tâm (2014), Hồ Kỳ Minh (2011)

Nguyễn Viết Lâm (2014)

Dự liệu sơ cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 12


ĐẶC ĐIỂM

TIÊU THỨC

TIÊU CHÍ

NGUỒN THAM KHẢO

DỮ LIỆU

(sơ cấp/ thứ cấp)

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh

+ Đổi mới sản phẩm: đánh giá về số lượng sản phẩm mới ra đời hàng năm ở doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

+ Đổi mới qui trình, phương pháp sản xuất: quy trình sản xuất sản phẩm được rút ngắn; cải tiến

+ Khai thác thị trường mới: tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu, tiêu thụ trong nước, tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu hàng năm

+ Đổi mới nguồn đầu vào.

+ Đổi mới tổ chức kinh doanh

+ Đổi mới cách tiếp thị: sản phẩm được tiếp thị qua nhiều kênh; Sản phẩm được bán trực tiếp cho khách hàng, Sản phẩm bán qua các doanh nghiệp thương mại hoặc cả hai)

+ Đổi mới cách tổ chức, hoạt động: cách tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ,..

Wang và Pervaiz (2007) Björkdahl và Börjesson (2012)

Đào Thanh Trường (2015) Kao (1996)

Meissner (2010)

CSIRO (2018)

OECD (2005) WIPO

Schumpeter (1934)

Dữ liệu sơ cấp

CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC

- Đối với sự hỗ trợ và thực thi chính sách

+ Sự hỗ trợ về nhu cầu của doanh nghiệp về kết cấu hạ tầng chung

+ Sự khuyến khích và tạo thuận lợi

- Huỳnh Đức Thiện (2015)

- Nguyễn Ngọc Sơn (2015)

- Mai Văn Hải (2019)

Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp


ĐẶC ĐIỂM

TIÊU THỨC

TIÊU CHÍ

NGUỒN THAM KHẢO

DỮ LIỆU

(sơ cấp/ thứ cấp)



- Đối với tiêu chí về tác động và mức độ phù hợp của các chính sách

cho các liên kết sản xuất tại làng nghề

+ Sự hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa các sáng chế, phát minh

+ Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động theo nhóm được cùng vào cụm liên kết ngành làng nghề

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành đổi mới-sáng tạo bằng cách thúc đẩy chuyển giao công nghệ

+ Đánh giá về cung cấp các dịch vụ công đối với các doanh nghiệp trong làng nghề

+ Giải quyết các nhu cầu liên đới của nhiều doanh nghiệp trong làng nghề


+ Mức độ phù hợp và tác động của pháp luật, cơ chế chính sách chung của nhà nước đối với phát triển làng nghề

+ Mức độ phù hợp và tác động của các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương đối với phát triển LN

+ Mức độ tác động của các chính sách

- Nguyễn Bình Giang và Phạm Thị Thanh Hồng (2015)

- Anbumozhi (2009)



ĐẶC ĐIỂM

TIÊU THỨC

TIÊU CHÍ

NGUỒN THAM KHẢO

DỮ LIỆU

(sơ cấp/ thứ cấp)



- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ làng nghề

cụ thể đến phát triển làng nghề (Chính sách về đất đai, lao động và phát triển nhân lực, đầu tư và huy động nguồn vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng, sản phẩm làng nghề, thị trường cung ứng nguyên vật liệu, bảo vệ môi trường)


+ Mức độ của sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề

+ Mức độ sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng và thực thi chính sách thu hút và phân bổ đầu tư cho làng nghề

+ Mức độ sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ yếu liên quan làng nghề

+ Mức độ sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề



Nguồn: Tác giả tổng hợp

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU


2.1. Phương pháp tiếp cận

Phần Mở đầu tại Mục 5, tiểu mục 5.1, tác giả đã trình bày tóm tắt phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án. Trong mục này, tác giả nghiên cứu chi tiết các cách tiếp cận được thực hiện đó là: tiếp cận có sự tham gia, Tiếp cận theo cụm liên kết ngành thông qua chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế-xã hội và môi trường.

2.1.1. Tiếp cận có sự tham gia

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước liên quan đến nhiều đối tượng, ở nhiều cấp khác nhau như: các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đá mỹ nghệ, các tổ hợp tác, các doanh nghiệp và các cơ quan, các nhà quản lý các cấp. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở các khâu và các nội dung của đề tài cụ thể như khâu khảo sát, điều tra, phân tích và đánh giá thực trạng đến việc đưa ra các giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành đều có sự tham gia của tất cả các bên liên quan.

2.1.2. Tiếp cận theo cụm liên kết ngành theo chuỗi giá trị sản phẩm làng

nghề

Nghiên cứu của Kaplinsky, R.A & Morris, M. (2001) thì chuỗi giá trị bao gồm

toàn bộ những hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hay dịch vụ từ các công đoạn đầu tiên đến các công đoạn sản xuất hay dịch vụ khác và đến công đoạn cuối cùng và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trong chuỗi giá trị sản phẩm thì mỗi công đoạn là một mắt xích và có nhiều mắt xích trong cùng một chuỗi. Để cho chuỗi giá trị tồn tại thì tất cả các bên tham gia chuỗi hoạt động nhằm tối đa hóa việc gia tăng giá trị trong suốt chuỗi. Với cách tiếp cận này, nghiên cứu phân tích, đánh giá mức độ liên kết trong sản xuất giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đá mỹ nghệ làng nghề, đánh giá mức độ liên kết trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,.. liên kết trong tiêu thụ sản phẩm làng

nghề. Từ đó, xem xét sự tham gia chuỗi và quan hệ giữa các yếu tố đầu vào cho sản xuất đến công đoạn cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. Phương pháp này sẽ giúp hiểu rõ các yếu tố khác nhau tác động đến sự phát triển, năng lực cạnh tranh trong ngành, đồng thời xác định các cơ hội, những hạn chế trong việc liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm đá mỹ nghệ làng nghề mà các bên tham gia. Trên cơ sở đó, luận án sẽ đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết giúp làng nghề phát triển bền vững.

2.1.3. Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế-xã hội và môi trường

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành cần dựa trên việc tiếp cận cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường để có thể phân tích đánh giá chính xác và đề xuất các giải pháp toàn diện phù hợp để phát triển bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.

2.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Thực tiễn

Xây dựng tổng quan lý thuyết phát triển làng nghề theo hướng CLKN

Phân tích đánh giá thực trạng các điều kiện phát triển làng nghề theo CLKN

Đánh giá sự cần thiết, điều kiện thuận lợi và khó khăn phát triển

làng nghề theo CLKN

Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề theo hướng CLKN

Lý thuyết làng nghề

Lý thuyết

Thu thập thông tin về làng nghề, các điều kiện để phát triển làng nghề

theo hướng CLKN

Lý thuyết cụm liên kết ngành


Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài

Khung nghiên cứu


Đặc điểm của CLKN

Bản chất đặc trưng CLKN làng nghề

Định hướng và giải pháp phát triển bền vững

làng nghề

- Định hướng

- Giải pháp

Thực trạng làng nghề

Các điều kiện bảo đảm để phát triển bền vững làng nghề theo hướng CLKN

- Sự tích tụ của doanh nghiệp

- Sự liên kết theo chuỗi giá trị

- Lợi thế cạnh tranh

- Đổi mới sáng tạo

- Cơ chế chính sách


Hình 2.2. Khung nghiên cứu của đề tài


Quy tình nghiên cứu gồm 5 bước

Bước 1: Nghiên cứu tổng quan và xây dựng cơ sở lý thuyết

Qua nghiên cứu một số tài liệu ban đầu và quan sát thực tế tác giả nhận thấy những hạn chế của việc phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trong thời gian qua. Sự tập trung các doanh nghiệp làng nghề vào một khu vực lãnh thổ nhất định như là một cụm liên kết ngành đã được nhiều nước trên thế giới ưu tiên ứng dụng để phát triển và lý thuyết cụm liên kết ngành là một trong những vấn đề cần nghiên cứu để phát triển làng nghề.

Tác giả đã nghiên cứu hơn 250 tài liệu khác nhau có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả đã chọn lọc ra hơn 62 tài liệu tiếng anh, 46 tài liệu tiếng việt là phù hợp, có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu và được liệt kê ở phụ lục tài liệu tham khảo như các luận án tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, sách, báo cáo

nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo, các báo cáo của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước nhằm xác định rõ nội hàm, nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tổng hợp và chọn lọc có hệ thống các tài liệu, tác giả đã viết tổng quan các tài liệu quan trọng thành các nhóm sau:

Các nghiên cứu về lý thuyết làng nghề; Các nghiên cứu về lý thuyết cụm liên kết ngành; Nhận dạng làng nghề là Cụm liên kết ngành; Xây dựng tổng quan lý thuyết phát triển làng nghề theo cụm liên kết ngành; Các bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam; Nghiên cứu xác định các tiêu chí ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành.

Sau đó, tác giả phát triển một hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình với việc dẫn dắt từ nghiên cứu làng nghề, cụm liên kết ngành, so sánh đặc điểm làng nghề và cụm liên kết ngành từ đó nhận dạng làng nghề là một cụm liên kết ngành sơ khai, đánh giá sự cần thiết và hiệu quả của việc phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành, xác định các tiêu chí đánh giá để phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành.

Cuối cùng, trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết đã tổng hợp và hệ thống, tác giả thiết kế quy trình và khung nghiên cứu cho luận án.

Bước 2: Tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính

Trên cơ sở khung nghiên cứu của luận án được thiết kế từ việc tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả trước và cơ sở lý thuyết, nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu nhằm giới hạn phạm vi của nghiên cứu chính, hiệu chỉnh, bổ sung các tiêu chí của các điều kiện bảo đảm để phát triển bền vững làng nghề theo hướng Cụm liên kết ngành.

Bước 3: Nghiên cứu thực tiễn

Thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu chính. Thông tin, tư liệu gồm: (1) thông tin thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, Chi cục thống kê quận Ngũ Hành Sơn, tài liệu của các Sở, ban, ngành thành phố và quận, tài liệu của các doanh nghiệp; (2) và thông tin sơ cấp thông qua khảo sát của tác giả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023