Nội Dung Chính Bảng Câu Hỏi Cụ Thể Từng Vấn Đề Liên Quan

Bước 4: Phân tích và xử lý thông tin phục vụ cho nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề, các thông tin về làng nghề, sự phát triển làng nghề, đánh giá các tiêu chí của các điều kiện, các điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành.

Bước 5: Định hướng và đề xuất giải pháp

Trên cơ sở phân tích tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu của luận án, định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững làng nghề theo hướng Cụm liên kết ngành.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Thông tin thứ cấp

Trong Luận án này, thì thông tin thứ cấp được thu thập thông qua 5 bước:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Bước 2: Xác định dữ liệu và thông tin cần thu thập

Luận án thu thập thông tin thứ cấp: các văn bản hiện hành, các kết quả nghiên cứu khảo sát trước đó. Thông tin thứ cấp thu thập tập trung vào những nội dung chủ yếu liên quan đến phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.

Bước 3: Định vị nguồn thu thập thông tin

Tác giả nghiên cứu xác định nguồn thu thập thông tin từ các bài báo, bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo, chuyên khảo, các luận án tiến sĩ liên quan, số liệu thứ cấp thu thập từ Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, Chi cục thống kê quận Ngũ Hành Sơn, Các Sở, ban ngành thành phố, các phòng chuyên môn thuộc quận Ngũ Hành Sơn, các công trình nghiên cứu về phát triển làng nghề của các tác giả,..

Bước 4: Đánh giá thông tin

Thực hiện việc đánh giá thông tin thứ cấp để xem xét tính phù hợp, tính chính xác và tính cập nhật của dữ liệu thông tin thứ cấp đối với mục tiêu nghiên cứu.

Bước 5: Sử dụng thông tin

Đây là bước cuối cùng để sử dụng dữ liệu thông tin thứ cấp được thực hiện

thông qua việc phân tích dữ liệu thông tin và viết báo cáo.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn để thu thập, đánh giá và phân tích dữ liệu thông tin thứ cấp.

2.3.1.2. Thông tin sơ cấp

Dựa trên mức độ tập trung của các cơ sở sản xuất kinh doanh của của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước tại các điểm: khu sản xuất tập trung của làng nghề; các cơ sở sản xuất còn trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các tuyến đường Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Duy Trinh thuộc địa bàn phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, tác giả không tiến hành điều tra tổng thể, mà chọn phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích một số đủ lớn đại diện cho toàn bộ làng nghề, sau đó sử dụng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng cho toàn bộ tổng thể chung.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

Trong luận án này có 2 vấn đề đặt ra để xây dựng bảng câu hỏi đó là: (1) thu thập dữ liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước tại các cơ sở điều tra; (2) thu thập dữ liệu sơ cấp để đánh giá các tiêu chí đo lường các điều kiện phát triển bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành.

2.3.1.3. Nội dung chung của bảng câu hỏi

Gồm thông tin chung về người được phỏng vấn, lĩnh vực hoạt động của người được phỏng vấn (địa chỉ, người đại diện, chủ cơ sở, người am hiểu về vấn đề cần phỏng vấn,..).

2.3.1.4. Nội dung chính bảng câu hỏi cụ thể từng vấn đề liên quan

Thứ nhất bảng câu hỏi thu thập dữ liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề truyền thông đá mỹ nghệ Non Nước tại các cơ sở điều tra

Gồm các nội dung liên quan đến kinh nghiệm; quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh; thông tin về hoạt động của cơ sở/doanh nghiệp gồm năm thành lập, địa chỉ, lao động, nguyên vật liệu, hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động marketing, vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; thông tin về những khó

khăn thường gặp hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu, kế hoạch của cơ sở/doanh nghiệp về vốn, đào tạo, nguyên vật liệu,..

Thứ hai là bảng câu hỏi thu thập dữ liệu sơ cấp để đánh giá các tiêu chí đo lường các điều kiện phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

Thông tin thu thập thực hiện qua đánh giá mức độ cảm nhận của cơ sở/doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các chuyên gia, các nhà quản lý theo các tiêu chí đã được tổng hợp tại (Bảng 1.3) bảng tổng hợp các tiêu chí đo lường các điều kiện phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu phân tích định tính

Tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính. Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. Đối tượng phỏng vấn thảo luận gồm các chuyên gia liên quan đến làng nghề, cán bộ quản lý nhà nước tại các Sở, ban ngành thành phố Đà Nẵng, cán bộ quản lý nhà nước TW, Chủ tịch Hội làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, Các giảng viên tại trường Đại học kinh tế Đà Nẵng, các doanh nghiệp lớn có liên quan đến làng nghề.

Phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản lý được thực hiện nhằm sàng lọc các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành. Đồng thời, các chuyên gia đưa ra quan điểm định hướng phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành là gì? Các yếu tố nào tác động đến nó? Giải pháp?. Đề tài được thực hiện trong bối cảnh chưa có những nghiên cứu cụ thể về các nội dung tương tự ở Việt Nam nên ngoài các yếu tố đã được chứng minh trong một số nghiên cứu trước, cần xác định thêm một số yếu tố mới có liên quan đến cụm liên kết ngành. Vì vây, những gợi ý có được từ phỏng vấn sâu với các chuyên gia, các nhà quản lý có liên quan am hiểu làng nghề sẽ rất hữu ích và giúp tác giả xác định được đầy đủ và toàn diện các tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành.

Kết hợp phương pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Nguy cơ (Threats). Trong phân tích này, khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm

yếu, những cơ hội và thách thức trong việc phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước. Kết quả phân tích SWOT là căn cứ quan trọng để lựa chọn các giải pháp để phát triển bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.

2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng

Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh để phân tích. Nghiên cứu sử dụng các tiêu chí đánh giá của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành gồm: sự tích tụ của các doanh nghiệp trong khu vực địa lý, Sự liên kết giữa các chủ thể liên quan theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo và cơ chế quản lý nhà nước đối với làng nghề. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh sự liên kết giữa các chủ thể liên quan trong chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường được phân tích, đánh giá cụ thể.

Cách thức xác định đối tượng điều tra và cỡ mẫu điều tra khảo sát

Đối với đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước TW, Sở, ban ngành thành phố, quận, viện nghiên cứu, trường đại học, hiệp hội, n=45 và được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 đến 5 ứng với các điểm số trung bình từ thấp đến cao.

Đối với đối tượng là doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, các đối tác, n= 325 và được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 đến 5 ứng với các điểm số trung bình từ thấp đến cao.

Đối với nghiên cứu liên quan đến các chủ thể trong làng nghề

Cỡ mẫu: Theo nghiên cứu của Anderson và Gerbing (1988), trong ứng dụng nghiên cứu thực tế, cỡ mẫu từ 150 hoặc lớn hơn thường là cần thiết để có được ước lượng các thông số với sai số chuẩn đủ nhỏ. Như vậy cỡ mẫu lớn hơn 150 là có thể chấp nhận được. Do đó, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được cho nghiên cứu này là 150. Tuy nhiên, cỡ mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu thì độ tin cậy của nghiên cứu càng cao và sẽ giảm được những sai lệch do lấy mẫu.

Mặt khác theo công thức Slovin (1984) để xác định quy mô số lượng doanh nghiệp điều tra: n = N/(1 + Ne2). Trong đó: N là số quan sát tổng thể; e là sai số cho phép (thường lấy bằng mức ý nghĩa alpha trong xử lý)

Dựa trên mức độ tập trung hóa sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền

thống đá mỹ nghệ Non Nước chỉ tập trung ở địa bàn phường Hòa Hải nên rất thuận lợi để điều tra nghiên cứu.

Theo số liệu từ Ban Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước và Phòng Kinh tế quận Ngũ Hành Sơn thì Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước với số lượng 550 cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ hợp tác và doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp), với mức sai số cho phép là 5% cỡ mẫu được xác định là n

>= 231 cơ sở. Xác định khoảng cách cơ sở (k) để chọn một đơn vị điều tra theo công thức: k = N/n. Với N = 550; n = 231; ta có k=2. Để đảm bảo chất lượng phiếu khảo sát, phỏng vấn, nhóm khảo sát chọn kích cỡ mẫu khảo sát 325 phiếu.

Bảng câu hỏi thiết lập các tiêu chí đánh giá các điều kiện để phát triển bễn vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 đến 5 ứng với các điểm số trung bình từ thấp đến cao, xây dựng bảng câu hỏi dùng cho các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề và câu hỏi doành cho các cơ quan quản lý nhà nước.

2.3.3. Thiết kế bảng câu hỏi

Dựa trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển làng nghề của các tác giả; bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghê Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành bền vững đã trình bày ở (Bảng 1.3). Tác giả xây dựng hệ thống bảng câu hỏi phỏng vấn phù hợp với các đối tượng nghiên cứu là cơ sở sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp), đối tác, cán bộ quản lý nhà nước các cấp để thu thập ý kiến, làm cơ sở cho việc đánh giá việc phát triển bền vững làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành.

(Bảng chi tiết tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 )

Thang đo lường: Để thực hiện đánh giá mức độ cảm nhận, trong các bảng hỏi, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Đây là thang đo được phát triển và giới thiệu bởi Rennis Likert vào năm 1932. Đây là thang mang tên của nhà tâm lý quản trị Likert, R.A(1932) khi ông sử dụng dạng thang đo này để đo lường về thái độ. Thang Likert được dùng để đo lường một tập hợp các phát biểu về thái độ được đưa ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó theo các mức độ từ thấp đến

cao hoặc ngược lại.

Ý nghĩa giá trị trung bình trong thang đo khoảng

Khi phân tích SPSS, bước đầu tiên thường làm là thống kê mô tả, một trong những thông số thông dụng là Mean – trung bình cộng. Ý nghĩa giá trị trung bình của thang đo đang sử dụng là thang đo khoảng (interval scale) để giúp cho việc phân tích số liệu được hợp lý và hiệu quả hơn.

Tác giả dùng thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát.

Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8

Ý nghĩa các mức như sau:

1.00 – 1.81: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Kém…

1.81 – 2.60: Không đồng ý/ Không hài lòng/ Yếu…

2.61 – 3.40: Không ý kiến/ Trung bình…

3.41 – 4.20: Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng/Khá…

4.21 – 5.00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng/Tốt…

Việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (Mean) trong đề tài được đánh giá đối với từng yếu tố quy ước như sau:

Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert


Mức

Khoảng điểm

Ý nghĩa

5

4.21 - 5.00

Tốt

4

3.41 - 4.20

Khá

3

2.61 - 3.40

Trung bình

2

1.81 - 2.60

Yếu

1

1.00 - 1.81

Kém

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 13

Thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu khảo sát 325 phiếu, địa điểm để tiến hành điều tra, khảo sát tập trung tại địa bàn nghiên cứu cụ thể địa bàn chính là phường Hòa Hải nơi làng nghề tập trung tại đây với khu sản xuất tập trung tại làng nghề, khu thương mại, dịch vụ trưng bày bán sản phẩm tập trung tại các tuyến đường chính như Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Duy Trinh, Trường Sa,...số mẫu trả lời hợp lệ thu về là 302 phiếu, đạt yêu cầu. Kết quả nghiên cứu sẽ được tổng hợp phât tích và diễn giải để đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề truyền thống đá mỹ

nghệ Non Nước trong thời gian qua; đánh giá các điều kiện phát triển bền vững làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành.

Dữ liệu sau khi thu thập được, tiến hành mã hoá và nhập dữ liệu bằng phần mềm Excel; phân tích dữ liệu, tính toán các tham số thống kê, phân tích thống kê và diễn giải kết quả bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0.

2.4. Tóm tắt chương 2

Cách tiếp cận nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được mô tả chi tiết. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với phương pháp nghiên cứu định tính như phương pháp phỏng vấn chuyên sâu kết hợp với thu thập dữ liệu thứ cấp. Đối tượng phỏng vấn gồm các chuyên gia về làng nghề, các nhà quản lý doanh nghiệp, các cán bộ quản lý TW, các sở, ban, ngành thành phố và quận, viện nghiên cứu…Nghiên cứu chính thức với nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp. Thiết kế bảng câu hỏi dựa trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu, các nghiên cứu liên quan đến hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển làng nghề của các tác giả và bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành. Tổng hợp mức độ thông qua thang đo khoảng cách giá trị trung bình.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC

3.1. Tổng quan về làng nghề

3.1.1. Sự hình thành và phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước có lịch sử phất triển hơn 400 năm từ những cơ sở nhỏ lẻ, các hộ gia đình sản xuất lúc nông nhàn và đến hôm nay đã phát triển mạnh với hơn 550 cơ sở sản xuât/doanh nghiệp, thu hút hơn 4.000 lao động. Làng nghề hiện nay đã được thành phố quy hoạch tập trung vào khu sản xuất với diện tích hơn 35,5 ha tại địa bàn phường Hòa Hải. Sản phẩm của làng nghề không chỉ có mặt ở khắp nới trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới như các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan,..Năm 2014, làng nghề được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Theo đó cùng năm 2014, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng cùng được Bộ Văn hóa công nhận các làng nghề là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia theo bảng dưới đây.

Bảng 3.1. Các nghề được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia


Tên di sản

Loại hình

Địa điểm

Thời gian được

công nhận

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non

Nước

Nghề thủ công truyền thống

Đà Nẵng (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành

Sơn)

25/08/2014

Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu

Nghề thủ công truyền thống

Quảng Nam (các huyện

Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang)

25/08/2014

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.1.2. Vị trí vai trò làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non nước đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế của địa phương. Theo thống kê của Hội làng nghề đá mỹ nghệ Non

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí