hướng cụm liên kết ngành.
1.5.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường làng nghề
Trong các nghiên cứu của Lê Xuân Tâm (2014), trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh”; Hồ Kỳ Minh (2011), trong đề tài khoa học, tỉnh Quảng Ngãi “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi”; Bạch Thị Lan Anh (2010), trong luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”; Nguyễn Đình Hòa (2010), trong luận án tiến sĩ “Định hướng phát triển các làng nghề miền Đông Nam Bộ đến năm 2020‖; Đặng Kim Chi (2005), trong cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường”; Tác giả Đinh Xuân Nghiêm và cộng sự (2010), trong đề tài cấp bộ “Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững Làng nghề Việt Nam”…các tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, xây dựng được các khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống, trong đó nhiều nghiên cứu phát triển làng nghề chú trọng tiếp cận trên cả ba mặt kinh tế-xã hội-môi trường, đồng thời xác định được các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của làng nghề truyền thống. Thành công của các nghiên cứu này là làm rõ những luận cứ khoa học trong nghiên cứu phát triển bền vững làng nghề, đảm bảo hài hòa của sự phát triển. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng các nghiên cứu đều tiếp cận nhiều ở vĩ mô mà chưa chú trọng cách tiếp cận vi mô nên chưa xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống, chưa nghiên cứu các yếu tố khác như sự liên kết trong làng nghề, thị trường, chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, và điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển bền vững làng nghề truyền thống hiện nay.
1.5.3. Kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.5.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu luận giải có thể kế thừa
Các công trình nghiên cứu về làng nghề, làng nghề truyền thống trên thế giới và các nghiên cứu về làng nghề ở Việt Nam nhìn chung đều có những đóng góp rất quan trọng cho việc kế thừa các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay.
- Các nghiên cứu đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống và có thể kế thừa áp sử dụng để phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Với cách tiếp cận khác nhau, điều kiện, đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau giúp cho tác giả kế thừa được các khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề.
- Với nhiều phương pháp nghiên cứu được sử dụng như phương pháp phân tích SWOT, phương pháp chuỗi giá trị, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn, sử dụng giá trị trung bình (Mean) để đánh giá từng yếu tố quy ước,..
- Nhiều cách tiếp cận mới về phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế làng nghề, phát triển cụm liên kết ngành. Trên cơ sở phân tích của các tác giả thì các làng nghề ở Việt Nam hiện nay có những đặc điểm phù hợp để sử dụng lý thuyết cụm liên kết ngành của Porter (1990), các khái niệm đưa ra về cụm liên kết ngành như các doanh nghiệp, nhà cung cấp, các tổ chức cung ứng dịch vụ và hiệp hội có quan hệ chặt chẽ với nhau về kinh doanh, hoạt động ở cùng một khu vực địa lý và chứng minh rằng phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành lá tất yếu.
- Các nghiên cứu đã khái quát tổng thể vai trò của làng nghề truyền thống hiện nay trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, các vấn đề quan trọng như giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương; Các phân tích về tình hình sản xuất kinh doanh kinh doanh tại làng nghề, những khó khăn như vốn, lao động, nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất, công nghệ, thị trường, quản lý, sự liên kết, chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, vấn đề môi trường làng nghề nhiều cơ chế chính sách chưa phù hợp đối với làng nghề,…và qua đó đã đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề cũng được các tác giả phân tích lý giải logic.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Chế Chính Sách Và Sự Quản Lý Của Nhà Nước
- Kết Luận Rút Ra Từ Cụm Liên Kết Ngành Và Làng Nghề Truyền Thống
- Các Nghiên Cứu Về Làng Nghề Theo Hướng Cụm Liên Kết Ngành
- Một Số Kinh Nghiệm Và Bài Học Rút Ra Đối Với Sự Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Đá Mỹ Nghệ Non Nước
- Khái Niệm Cơ Chế Chính Sách, Sự Quản Lý Nhà Nước Đối Với Làng Nghề
- Tiếp Cận Theo Cụm Liên Kết Ngành Theo Chuỗi Giá Trị Sản Phẩm Làng
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
- Các nghiên cứu đánh giá cao việc xây dựng mô hình liên kết kinh tế trong các làng nghề. Các doanh nghiệp làng nghề để phát triển phải xây dựng mối liên kết theo chiều dọc với các nhà cung cấp, nhà phân phối như liên kết với các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cơ sở đào tạo, ngân hàng, các chuổi cửa hàng và các bên hữu quan. Bên cạnh đó phải chú trọng liên kết theo chiều
ngang với doanh nghiệp cùng ngành ở khu vực để phát triển như liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành để tận dụng kinh nghiệm, dùng chung cơ sở hạ tầng, lao động, nguyên liệu (Gibbs & Bernat,1997; Murdoch, 2000; Tambunan, 2000).
Những đóng góp trên giúp tác giả có cách nhìn tổng quát hơn về thực trạng làng nghề hiện nay, những điểm mạnh, điểm yếu của làng nghề, các cơ chế chính sách hiện nay đối với làng nghề; các nghiên cứu cũng định hình cho tác giả về hướng giải quyết các vấn đề đang gặp phải hiện nay của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.
1.5.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Tổng quát chung các nghiên cứu về làng nghề, làng nghề truyền thống được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau về cả mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn còn những tồn tại cần phải được tiếp tục nghiên cứu và phát triển.
Một là, các nghiên cứu chưa đi sâu đánh giá về phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành kết hợp với phát triển bền vững làng nghề trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường.
Hai là, nhiều vấn đề thực trạng làng nghề trong giai đoạn hiện nay chưa được đề cập cụ thể cũng như các phương diện quản lý nhà nước, cơ chế chính sách, liên kết nội tại và phát triển bền vững chưa được phân tích thấu đấu.
Ba là, vấn đề phát triển làng nghề trong bối cảnh hội nhập và cách mạng 4.0, những cơ hội thách thức, nguy cơ và đe dọa đối với phát triển bền vững làng nghề truyền thống cũng chưa được luận giải cụ thể.
Đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, chưa có công trình nào nghiên cứu về sự liên kết vùng, liên kết để phát triển bền vững làng nghề truyền thống…,do đó, việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn để phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước của tác giả là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.6. Kinh nghiệm phát triển làng nghề
1.6.1. Kinh nghiệm phát triển một số làng nghề trên thế giới
Các nước trên thế giới rất quan tâm đến sự phát triển các ngành thủ công truyền thống và đặc biệt là các làng nghề. Nhiều nước chú trọng phát triển làng nghề nhằm giải quyết việc làm tại nông thôn, các quan tâm về đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, vốn vay để phát triển, nhiều giải pháp thúc đẩy làng nghề phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm làng nghề…Một số kinh nghiệm phát triển làng nghề trên thế giới được phân tích như sau:
1.6.1.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở tỉnh Oita-Nhật Bản
Làng nghề truyền thống ở tỉnh Oita được khôi phục và phát triển từ năm 1979 với phòng trào OVOP (One villge one product), là điển hình thành công để nhân rộng áp dụng cho các làng nghề truyền thống ở Nhật Bản phát triển mạnh cho đến ngày nay. Phong trào ―Mỗi làng một sản phẩm‖ với ý tưởng khai thác nguồn nhân lực địa phương để khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống được phát động từ quận Oita vào năm 1979. Phong trào đề ra 3 phương châm gồm: sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường, khuyến khích người dân thực hiện các dự án phù hợp với năng lực và chú trọng đào tạo kỹ năng chế tác và quản lý sản xuất cho người dân. Từ thành công của quận Oita, cả nước Nhật đã có 20 quận hưởng ứng sau 5 năm phát động với các dự án tương tự như: ―Sản phẩm của làng‖ hay ―Chương trình phát triển thành phố quê hương‖. Số lượng sản phẩm bán ra khi phong trào bắt đầu là 143 loại với thu nhập là 35,9 tỷ yên, đã tăng lên 336 loại với thu nhập 141 tỷ yên vào năm 2001. Nhiều làng nghề bị mai một được khôi phục, có 200 nghề mới được tạo dựng. Các chính sách hổ trợ cho các làng nghề truyền thống phát triển cần tham khảo đó là: hỗ trợ vốn cho làng nghề truyền thống, giúp định hướng để thành lập Hiệp hội nghề truyền thống, Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề, thành lập trung tâm nghề thủ công quốc gia như: Trung tâm thực hiện thông tin về nghề thủ công truyền thống với các hoạt động như tổ chức triển lãm, cung cấp tài liệu, sách báo, phim về làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, trung tâm còn thường xuyên tổ chức giao lưu giữa người sản xuất và người tiêu dùng qua đó giúp người tiêu dùng tìm hiểu về nghề truyền thống, đồng thời cũng giúp người sản xuất nắm bắt được
nhu cầu của người tiêu dùng. Các hoạt động khác như xây dựng phim giới thiệu công nghệ truyền thống: kỹ thuật chế tạo hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống để truyền lại cho thế hệ sau, sử dụng phim giới thiệu cho người dân những nét đặc sắc của các mặt hàng thủ công truyền thống. Điều này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn mang ý nghĩa văn hóa và là tài sản quý của dân tộc. Tổng kinh phí hỗ trợ phát triển nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản là 1 tỷ yên, trong đó hỗ trợ cho sản xuất khoảng 200 triệu yên và hỗ trợ phát triển cho các cơ sở nghề thủ công truyền thống là 800 triệu yên.
1.6.1.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề bình bát Baan Baat-Thái Lan
Làng nghề bình bát Baan Baat-Thái Lan có lịch sử phát triển hơn trăm năm tuổi, sản phẩm bình bát được làm bằng đá, sành, hoặc đất sét nung thật chín rồi tráng men bên trong cho khỏi rỉ nước, và ngày nay nhiều sản phẩm bình bát làm bằng kim loại thông thường như nhôm hoặc thiếc đang được phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề truyền thống bình bát Baan Baat-Thái Lan có phần kế thừa bài học kinh nghiệm của phong trào OVOP (―One villge one product‖) ―Mỗi làng một sản phẩm‖ đã thành công của Nhật Bản. Thái Lan kế thừa kinh nghiệm OVOP từ năm 1999 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2001 với tên gọi mới là ―One Tambon, One Product‖ hay còn gọi là ―Thai Tambon Project‖ (tiếng Thái ―Tambon‖ nghĩa là ―làng‖). ―Mỗi làng một sản phẩm‖ đã giải quyết một vấn đề khó ở nông thôn Thái Lan bởi năm 1990, lao động ở nông thôn chiếm đến 82,7%, và tỷ lệ thất nghiệp cao hàng năm, chênh lệch thu nhập và mức sống khá xa giữa nông thôn và thành thị, hệ quả hàng vạn người lao động nông thôn di cư vào thành thị để kiếm sống bằng đủ mọi ngành nghề. Dó đó, phong trào ―Mỗi làng một sản phẩm, mỗi làng một triệu Baht‖ đã minh chứng việc đi đúng hướng của Chính Phủ Thái Lan khi đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn trong đó có làng nghề tiêu biểu bình bát. Kinh nghiệm thành công ở làng nghề bình bát và các làng nghề truyền thống ở Thái Lan đó là: sự hỗ trợ của chính phủ vào khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân, tổ chức hội chợ ở cả trong nước và quốc tế để tiếp thị, quảng bá sản phẩm làng nghề, hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hoàn tất đóng gói, tiếp thị, tổ chức kênh
phân phối ở hải ngoại. Kết quả là năm 2002, một cuộc triển lãm bước đầu các sản phẩm của phong trào (chủ yếu là tô đồng, khăn trải bàn, vải tơ tằm dệt tay, tượng gỗ, rổ mây) đã được tổ chức tại tỉnh Nonthaburi và Chính phủ Thái Lan cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2002 chương trình này đã đem lại 3,66 tỷ Baht (84,2 triệu USD) lợi nhuận cho nông dân. Với sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ nhằm "kết nối các địa phương Thái Lan với toàn cầu". Các làng nghề được tổ chức tốt và được đưa vào các chương trình tour du lịch của Thái Lan bằng nhiều hình thức, điển hình như tờ bướm giới thiệu chương trình OTOP du lịch.
1.6.1.3. Làng nghề theo mô hình Xí nghiệp Hương Trấn-Trung Quốc
Trung Quốc với phong trào thành lập các hợp tác xã tại các làng nghề được Trung Quốc chú trọng vào những năm 80 của thế kỹ XX và điển hình thành công nhất đó là xí nghiệp rất nổi tiếng Hương Trấn với chủ trương ―Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành‖, kết quả là xí nghiệp hương trấn đã thu hút hơn 100 triệu lao động ở nông thôn. Với xu hướng phát triển đó các cơ sở sản xuất, xí nghiệp nhỏ của các làng nghề ở Trung Quốc phát triển mạnh trong giai đoạn này với đóng góp đến 68% về giá trị công nghiệp nông thôn (Lê Thị Minh Lý, 2003). Trong những năm trở lại đây mà cụ thể bắt đầu từ năm 1990, Trung Quốc có nhiều chính sách để phát triển làng nghề cụ thể là tăng mạnh xuất khẩu, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của các xí nghiệp Hương Trấn tăng từ 48,6 tỷ NDT lên 235 tỷ NDT từ năm 1990 đến năm 1993, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 69%/năm trong đó tỷ trọng xuất khẩu của xí nghiệp Hương Trấn trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1990 đạt 15,5% và năm 1993 là 41,5% vào năm 1997 là 45,8%.
Bên cạnh các chính sách khuyến khích xuất khẩu thì Trung Quốc còn thực hiện các chính sách khác như chính sách miễn giảm thuế cho các xí nghiệp Hương Trấn, các chính sách bảo hộ hàng nội địa như hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thủ công truyền thống mà Trung Quốc có thế mạnh, các chính sách với khẩu hiệu ―đốm lửa‖ nhằm chuyển giao công nghệ và khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại đến những vùng nông thôn. Với những chính sách trên Trung Quốc đã giúp các làng nghề truyền thống có sự phát triển mạnh mẽ đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế Trung Quốc làm thay đổi diện mạo kinh tế ở các vùng nông thôn, nơi các làng
nghề truyền thống có quá trình lịch sử hình thành và phát triển, kết quả trong năm 2006 thì GDP của ngành công nghiệp nông thôn mà chủ yếu ở đây là các làng nghề chiếm tới 20% và giải quyết 160 triệu lao động ở nông thôn.
1.6.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề một số địa phương trong nước
1.6.2.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề gốm sứ Bát Tràng
Làng nghề gốm sứ Bát Tràng có hơn 200 doanh nghiệp và hơn 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh hàng gốm sứ. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được tiêu thụ nhiều trong nước và xuất khẩu ra các thị trường lớn như Nhật Bản, Nga, Pháp, Hàn Quốc,..Làng nghề hiện nay có 140 nghệ nhân và thợ giỏi đóng vai trò quan trọng trong phát triển làng nghề. Làng nghề gốm sứ Bát Tràng hàng năm thu hút gần
200.000 lượt/năm du khách du lịch đến tham quan để chiêm ngưỡng, trải nghiệm quy trình chế tác, sản xuất đồ gốm, sứ. Kế thừa kinh nghiệm của Nhật Bản về OVOP (One villge one product), làng nghề gốm sứ Bát Tràng thực hiện tốt chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm). Đột phá của làng nghề đó là sự ra đời của tập đoàn thủ công mỹ nghệ 1102, đây là đơn vị có nhiều năng lực trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống làng nghề trong đó có sản phẩm chủ lực là gốm sứ Bát Tràng, đây là một trong những thành công của làng nghề bởi làng nghề cần một đơn vị đầu tàu để dẫn dắt, là cầu nối gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ sở sản xuất làng nghề. Sự ra đời của tập đoàn 1102 (trước đây là dự án 1102) đã giải quyết bài toán khó cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm làng nghề, định hướng mẫu mã, giá cả sản phẩm phù hợp. Tập đoàn 1102 có những giải pháp tiếp thị, xây dựng thương hiệu và bán sản phẩm làng nghề dựa trên nền tảng truyền thông và thương mại điện tử, các khâu thiết kế cũng như giới thiệu và quảng bá các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ cao cấp đến cộng đồng được chú trọng, thông qua môi trường điện tử này, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ nghệ làng nghề được hưởng nhiều lợi ích, trong đó được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ giải pháp tiếp thị số; được trao đổi trực tiếp với khách hàng, nhà đầu tư; được trưng bày sản phẩm tại bảo tàng số, đồng thời hỗ trợ đắc lực trong việc tìm kiếm các đơn đặt hàng cho cơ sở sản xuất; Bên cạnh đó chuỗi cửa hàng gốm sứ có tên gọi Bat Trang Family Mart với siêu thị đầu tiên tại trung
tâm làng nghề gốm sứ Bát Tràng giúp làng nghề có được kênh đưa sản phẩm gốm sứ chính hãng đến người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, với mô hình kinh doanh theo chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương hiệu, đồng bộ hóa về sản phẩm, hệ thống các cửa hàng, công nghệ quản lý, chính sách bán hàng và phong cách phục vụ trên toàn quốc.
1.6.2.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề sơn mài Duyên Thái
Làng nghề Sơn mài Duyên Thái có 7 công ty, 35 cơ sở sản xuất và 250 hộ tham gia sản xuất kinh doanh, thu hút hơn 4000 lao động địa phương. Sản phẩm mỹ nghệ truyền thống của làng nghề gồm: đồ thờ, thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, sơn mài, cụ thể như: bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm. Chất liệu chính của sơn mài Hạ Thái là gỗ, tre, nứa, song mây, gần đây có thêm các chất liệu mới như: gốm, sứ. Sản phẩm của làng nghề hiện nay không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới như: Ý, Nhật, Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Tây Ban Nha,…Doanh thu của làng nghề mỗi năm trung bình từ 20 đến trên 30 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ thị trường quốc tế đạt 70% và trong nước đạt 30%. Thành phố Hà Nội có nhiều chính sách hỗ trợ cho làng nghề phát triển như tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, hỗ trợ đưa các sản phẩm làng nghề tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế; quy hoạch vào 6 điểm làng nghề du lịch để quảng bá sản phẩm đến khách hàng trong và ngoài nước.
1.6.2.3. Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp làng nghề dệt kim La Phù
Làng nghề La Phù là làng nghề lớn với nhiều ngành nghề, tuy nhiên ngành nghề chính vẫn là nghề dệt kim có lịch sử hình thành và phát triển hơn trăm năm, làng nghề đã giải quyết nhiều lao động địa phương và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Làng nghề có 95% là hộ sản xuất kinh doanh, hàng trăm doanh nghiệp có quy mô lớn. Sản phẩm của làng nghề phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, hàng năm doanh thu của các cơ sở tại làng nghề này rất cao, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Sự liên kết trong sản xuất giữa các doanh nghiệp tại làng nghề hiện nay chặt chẽ. Làng nghề đã thành lập được hiệp hội doanh nghiệp và đã giúp đỡ nhiều doanh nghiệp làng nghề trong việc hợp tác, trao đổi trong quá trình sản xuất kinh doanh; thông qua hiệp hội làng nghề đã