Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới - 12

tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia khai thác đường trục và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp của VNPT.

+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp, quy định về độc quyền: Sửa đổi Luật Cạnh tranh theo hướng quy định rõ hơn về các hành vi độc quyền. Quy định hiện nay liệt kê 9 hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không bao quát hết các hành vi diễn ra trên thực tế, chẳng hạn việc VNPT dựa vào vị thế nắm giữ đường trục, không đáp ứng đủ nhu cầu kết nối cho Viettel rõ ràng là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng không nẳm trong 9 hành vi được liệt kê trong luật canh tranh nên không thể khởi kiện theo Luật Cạnh tranh.

3.2.7. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức tập đoàn kinh tế


Để Việt Nam sớm có những TĐKT thực thụ chúng ta cần chuyển hướng liên kết theo kiểu hành chính, thu gom đầu mối của TCTNN sang liên kết bằng tài chính phù hợp với mối quan hệ CTM - CTC. Để thực hiện được điều này cần ban hành Nghị định về tổ chức, chuyển đổi TCT, DNNN theo mô hình CTM - CTC để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý hoạt động theo mô hình trên. Trong đó CTM là một DNNN có thể được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH. CTM có thể trực tiếp hoặc không trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ thực hiện hoạt động quản lý và kinh doanh vốn ở các CTC. Đồng thời, tùy theo tính đa dạng về ngành nghề hoạt động cùng số lượng và loại hình doanh nghiệp thành viên tập đoàn, CTM có thể trực tiếp chi phối các CTC hoặc chi phối thông qua công ty đầu tư tài chính của tập đoàn.

Xây dựng cơ cấu quản lý của TĐKT bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Bộ máy điều hành, giám đốc các đơn vị thành viên.

HĐQT là cơ quan quản lý của TĐKT, gồm các chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu (đối với DNNN) chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về phát triển vốn, về sự phát triển của toàn tập đoàn và về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. HĐQT sẽ quyết định các vấn đề lớn và quan trọng như: chiến lược phát triển, phướng án sản xuất kinh doanh, điều hòa và quản lý vốn, lựa chọn và quyết định tổng giám đốc, giám đốc các đơn vị thành

viên. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được cử làm chủ tịch Hội đồng quản trị cổ phần - con (hoặc cháu).

Ban kiểm soát có thể nằm trong hoặc ở ngoài HĐQT, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát hoạt động của tập đoàn và sự điều hành của bộ máy điều hành trong việc chấp hành pháp luật, nghị quyết của HĐQT.

Bộ máy điều hành gồm Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của TĐKT, là người xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, là người điều hành. Các phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc và HĐQT bổ nhiệm. Bộ máy giúp việc do Tổng giám đốc lựa chọn và quyết định sau khi được sự chấp thuận của HĐQT.

3.2.8. Giải pháp về cán bộ quản lý và người lao động trong tập đoàn

Hiệu quả hoạt động của các TĐKT phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý. Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động các TĐKT cần tập trung xây dựng chiến lược đào tạo các nhà quản lý, từng bước hình thành đội ngũ các nhà quản lý giỏi, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành công ty lớn trong nền kinh tế thị trường. Có chương trình, kế hoạch cụ thể đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giám đốc và thành viên HĐQT hiện nay. Các TĐKT cần liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước, các cơ sở đào tạo, chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo đan xen ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các cán bộ quản lý. Đồng thời cần có kế hoạch cụ thể đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kế cận. Thường xuyên phân loại, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý TĐKT, trên cơ sở đó tiến hành xây dựng quy hoạch và đào tạo, bố trí cán bộ một cách chủ động. Thực hiện chế độ phân cấp cán bộ quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với lãnh đạo TĐKT.

Ngoài ra, các TĐKT cần có cơ chế cạnh tranh bình đẳng trong tuyển dụng doanh nhân nhằm một mặt tạo cơ hội cho những người có năng lực, có trình độ và mong muốn trở thành các nhà quản lý chuyên nghiệp, mặt khác tạo áp lực đối với các nhà quản lý hiện thời.

Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động trong các tập đoàn với nhiều hình thức đào tạo: tập trung, tại chức, tập

huấn...Có chính sách khuyến khích đối với đội ngũ lao động có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi, đóng góp nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐKT. Bên cạnh đó là việc tiến hành rà soát mức lao động dựa trên yêu cầu công việc, đảm bảo giờ công, ngày công theo luật định. Việc đào tạo nguồn nhân lực là công việc của cả Nhà nước và doanh nghiệp bởi các chương trình đào tạo của các trường dạy nghề thường có nhiều khác biệt so với ngành nghề mà người lao động làm việc sau này. Việc đào tạo tại doanh nghiệp cần căn cứ vào mục tiêu phát triển, công việc cụ thể và số lượng lao động cần đào tạo. Cần phân loại lao động theo kỹ năng và theo công việc nhằm thiết kế các khóa đào tạo phù hợp.

Mặt khác, thay đổi cách thức trả lương hiện nay, trước hết đối với đội ngũ chuyên gia, các cán bộ quản lý có năng lực, sau đó là toàn thế người lao động. Đồng thời cần thực hiện những biện pháp ưu đãi vật chất, các chế độ an sinh xã hội để đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động yên tâm làm việc. Khắc phục tình trạng nguồn nhân lực chất lượng cao đang chuyển dần sang làm việc cho các công ty nước ngoài, hiện tượng chảy máu chất xám đang diễn ra như ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng trong thời gian qua.

Riêng đối với người đại diện phần vốn Nhà nước tại tập đoàn cần xây dựng cơ chế khuyến khích gắn với trách nhiệm nhằm đảm bảo được mục tiêu của Nhà nước cũng như sự phát triển của tập đoàn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần sử dụng cơ chế khuyến khích bên trong, xử lý mối quan hệ giữa đại diện chủ SHNN với HĐQT, giữa HĐQT với người quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của chủ sở hữu. Mặc dù quy trình đề cử - bổ nhiệm được quy định khá chặt chẽ nhưng để họ phát huy hết năng lực vì sự phát triển chung thì cần xây dựng cơ chế để những người này thấy có lợi khi gắn bó với tập đoàn. Nhiều biện pháp có thể áp dụng nhưng trước hết cần tập trung vào hai biện pháp chủ yếu mà các tập đoàn thuộc SHNN trên thế giới đã áp dụng là quyền mua cổ phiếu và quỹ khen thưởng.

KẾT LUẬN


Có thể khẳng định việc hình thành và phát triển các TĐKT là một thành tựu to lớn của Việt Nam trong công cuộc cải cách nền kinh tế nói chung và cải cách các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Các TĐKT này đã khắc phục được những hạn chế của các DNNN riêng lẻ trước đây như hạn chế về vốn, về quy mô, về công nghệ, về thị trường...để không ngừng lớn mạnh và khẳng định được vị trí trụ cột của mình trong nền kinh tế quốc dân. Các TĐKT này hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như dầu khí, điện lực, khoáng sản...đã góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế đồng thời là trung gian quan trọng để Chính phủ quản lý các DNNN và thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, mô hình này vẫn tồn tại những vấn đề cần khắc phục đặc biệt là tình trạng độc quyền hay kinh doanh kém hiệu quả của một lượng lớn các TĐKT.

Trong phạm vi bài khóa luận này em đã tập trung nghiên cứu và phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan, điều kiện, con đường hình thành và phát triển các TĐKT trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Đồng thời, phân tích rõ vai trò của chúng trong phạm vi nền kinh tế quốc dân và trên bình diện thế giới.

Bên cạnh đó, khóa luận lựa chọn phân tích thực trạng các TCT 91 (bao gồm cả các TĐKT thí điểm) bởi chúng là mô hình bộc lộ đầy đủ nhất những đặc điểm của một tập đoàn thực thụ. Qua nghiên cứu thực trạng ở nhiều góc độ phân tích khác nhau như sản xuất kinh doanh, các quan hệ liên kết, cơ chế, chính sách...khóa luận rút ra những kết quả ban đầu cũng như những mặt còn hạn của mô hình này, từ đó đề xuất một số biện pháp để phát triển mô này trong thời gian tới.

Em hy vọng rằng khóa luận này sẽ đem lại cho thày cô và các bạn cùng quan tâm đến đề tài này những thông tin thú vị, bổ ích.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TĐKT

Tập đoàn kinh tế

TĐDN

Tập đoàn doanh nghiệp

CTM

Công ty mẹ

CTC

Công ty con

SHNN

Sở hữu Nhà nước

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

LHXN

Liên hiệp xí nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

TCT

Tổng công ty

CPH

Cổ phần hóa

HĐQT

Hội đồng quản trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới - 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia http://vi.wikipedia.org.

2. Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2003), Báo cáo đẩy mạnh thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2003-2005, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Bích (2007), “Tập đoàn : Tổ chức và điều hành”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, 34, tr 11-12).

4. Bộ Kế hoạch Đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương - Australian Government, AusAID (2005), Hội thảo khái niệm quốc tế về tập đoàn kinh tế, Hà Nội 24 - 25/2/2005.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện nghiên cứu QLKTTW (2006), Hội thảo về nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 153/2004/NĐ-CP, Hà Nội 29/11/2006.

6. Bộ Tài chính (2007), Công văn số 9520/BTC-TCDN ngày 14/2/2007 về việc xếp loại doanh nghiệp Nhà nước năm 2005 gửi Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

7. Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính (2006), Tổng hợp số liệu về các TCTNN giai đoạn 2000-2005, Hà Nội.

8. Công Văn Dị (2005), “Liên kết kinh tế trong công ty mẹ-công ty con ở nước ta: vấn đề và giải pháp”, Nghiên cứu kinh tế, tr.13-22.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp

?topic=191&subtopic=9&leader_topic=550&id=BT2880635167.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đaị hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Tấn Đức (2007), “Số lượng doanh nghiệp tăng nhưng hiệu quả giảm”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 14/2007, tr.24 - 25.

17. http:// bwnt.businessweek.com/brand/2006/

18. http://money.cnn.com/magazines/fortune/global500/2005

19. Phạm Quang Huấn (2007), “Thi hành Luật Doanh nghiệp chung”, Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2006-2007 Việt Nam và Thế giới, tr.27-31.

20. Võ Văn Kiệt (2007), “Thận trọng với việc thành lập các tập đoàn kinh tế”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 31/2007, tr.12 -13.

21. Hà Linh (2005), “Alan G.Lafley - Sự trỗi dậycủa tập đoàn P&G”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 250, ngày 16/12/2005, tr.15.

22. Hà Linh (2006), “Indra Nooyi – Nữ thuyền trưởng mới của tập đoàn PepsiCo”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 180, ngày 8/9/2006, tr.3.

23. Phạm Chí Quang – Võ Trí Thanh (2003), “Tổng công ty nhà nước - Đánh giá từ quan điểm kinh tế phát triển”. Nghiên cứu kinh tế, 296, tr.3 - 24.

24. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp năm 2005, NXB Thống kê, Hà Nội.

25. Tạp chí Fortune, số ngày 17/4/2006.

26. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 về việc Thành lập Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

27. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005 về việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội.

28. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 148/2006/QĐ-TTg ngày 22/6/2006 về việc thành lập công ty mẹ-Tập đoàn điện lực Việt Nam, Hà Nội.

29. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 158/2006/QĐ-TTg ngày 3/7/2006 Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ -Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hà Nội.

30. Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=25WQ9NTM5 NyZncm91cGLkPSZraW5kWV4YWNOJmtleXdvcmQ9VCIMSViYSVhY1 ArJWWMOJTKwTyVjMyU4ME4rSOIOSCtETOFOSA==&page==1).

31. Vũ Huy Từ (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong CNH, HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí