Tổ Chức Đăng Kí Lại, Đăng Kí Quá Hạn Các Sự Kiện Hộ Tịch, Nhằm Bảo Đảm Quản Lý Hộ Tịch Đầy Đủ Của Mọi Công Dân

truyền là cần thiết và chúng ta không nên sợ phải lặp đi lặp lại,… Và nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã quá chú ý nhiều đến việc tuyên truyền, thì cần nói rằng chúng ta còn phải làm việc đó nhiều hơn gấp trăm lần nữa”. Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân là việc làm hết sức cần thiết trong quản lý hộ tịch nhằm hình thành và nâng cao văn hoá pháp lý tiến bộ cho người dân. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng chính là tiền đề để thực hiện và áp dụng pháp luật về hộ tịch trong thực tiễn cuộc sống. Bởi vì, sau khi Nhà nước đã có hệ thống pháp luật thì việc làm bức thiết được đặt ra là: phải làm gì để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, có tác dụng thiết thực, chấm dứt tình trạng mất trật tự, kỷ cương phép nước tạo nên nếp sống làm việc theo pháp luật trong đời sống xã hội, và trong mọi hoạt động của cơ quan nhà nước. Phải đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm xoá nạn "mù luật" trong dân chúng. Do vậy, việc tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch đòi hỏi phải tiến hành các biện pháp sau:

- Nâng cao hiểu biết pháp luật hộ tịch cho đội ngũ cán bộ, công chức ở mọi cấp, mọi vị trí thông qua việc đào tạo, phổ biến giáo dục tại cơ quan, đơn vị một cách thường xuyên, với nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với điều kiện công việc của từng cấp, từng cơ sở, khu vực địa bàn hoạt động; kết hợp cả đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng tại chỗ với cử đi đào tạo, giáo dục ở các cơ sở, trung tâm trong nước, nước ngoài với nhiều cấp độ, loại hình, thời hạn. Để tiếp tục thực hiện công tác phổ biến pháp luật hộ tịch ngày càng quy mô, bài bản và chất lượng cao trước hết cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Sở phải xác định xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ báo cáo viên pháp luật thực sự có năng lực và phẩm chất chính trị tốt. Đây là chủ thể cơ bản và quan trọng nhất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật. Chủ thể có kiến thức pháp lý vững chắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng thì quá trình chuyển tải kiến thức pháp lý sẽ thuận lợi. Hiện nay, đội ngũ

báo cáo viên pháp luật đã được tổ chức thành một hệ thống báo cáo viên pháp luật cấp Thành phố, báo cáo viên pháp luật cấp huyện.

- Đẩy mạnh, tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hộ tịch cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đăng ký hộ tịch, các cơ quan nhà nước có liên quan bằng đa phương tiện truyền thông, bằng nhiều hình thức, như: báo hình, báo viết, báo điện tử, trang thông tin pháp luật (Website), xuất bản, phát hành các tập sách văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch, “tờ rơi” về các loại hình thủ tục hành chính trong công tác đăng ký hộ tịch. Trong đó, đưa nội dung phổ biến pháp luật hộ tịch vào hoạt động báo chí tuyên truyền là việc làm cần thiết và cấp bách. Trên cơ sở yêu cầu của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải đầu tư thêm ngân sách cho việc xây dựng cả các loại hình báo chí, phát huy tốt thế mạnh trong việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Đài truyền hình, truyền thanh phải phủ sóng đến được các vùng, địa bàn, tăng thời lượng phát sóng và nội dung tuyên truyền phong phú. Tạo mọi điều kiện cho người dân nắm bắt thông tin và tìm hiểu pháp luật.

- Các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, các ngành chức năng ở địa phương, tăng cường, chủ động các biện pháp, hình thức tuyên truyền, vận động người dân ở địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về hộ tịch, các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục pháp luật cho người dân trên địa bàn huyện Thanh Trì. Việc xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục pháp luật cho nhân dân trước hết thuộc về trách nhiệm của nhà nước. Vì vậy, phải bổ sung hoàn thiện pháp luật nhằm xác định chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân.

3.2.4. Cải tiến phương thức quản lý hộ tịch

Có thể nói, hệ thống giấy tờ hộ tịch hiện hành ở nước ta khá phức tạp và thể hiện rất rò dấu ấn của mô hình hành chính quan liêu, giấy tờ. Việc sử dụng các giấy tờ riêng lẻ về từng sự kiện hộ tịch hiện đang bộc lộ rất nhiều bất cập, gây không ít khó khăn, phiền hà cho nhân dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ nhất, hiệu quả sử dụng các loại chứng thư này bị hạn chế do sự cô lập thông tin về từng sự kiện hộ tịch riêng lẻ, trong khi đó, mục đích quan trọng mà quản lý hộ tịch hướng tới là xâu chuỗi và phản ánh đầy đủ các sự kiện hộ tịch của một người theo thứ tự thời gian từ khi sinh ra đến khi chết.

Thứ hai, các giấy tờ hộ tịch về cùng một người có mối liên hệ hết sức mật thiết với nhau. Điều này tạo khả năng có thể thu hút kết hợp các loại giấy tờ hộ tịch với nhau và giản lược những thông tin trùng lặp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Thứ ba, việc sử dụng quá nhiều loại giấy tờ hộ tịch riêng lẻ rất bất tiện đối với người dân.

Thứ tư, trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, hiện tượng di dân diễn ra ngày càng thường xuyên và phổ biến. Việc các hộ gia đình thay đổi địa bàn cư trú trở nên phổ biến hơn. Công tác quản lý hộ tịch đối với người di dân cũng như vấn đề sử dụng giấy tờ hộ tịch của đối tượng này theo phương thức quản lý hiện nay làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.

Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 15

Thứ năm, việc sử dụng giấy tờ hộ tịch như hiện nay cũng góp phần làm khó sửa căn bệnh quan liêu, đặt niềm tin quá lớn vào giấy tờ, thủ tục khi giải quyết các vấn đề của nhân dân. Bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng giấy tờ rời cũng đặt ra gánh nặng về chi phí xã hội, trong khi việc in ấn, phát hành, thậm chí cả việc sử dụng giấy tờ giả mạo lại có thể thực hiện không mấy khó khăn.

Như vậy việc lập sổ hộ gia đình là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên cần khẳng định rằng sổ hộ tịch gia đình chỉ có giá trị

thay thế các giấy tờ hộ tịch bản chính của các thành viên trong một hộ gia đình, việc sử dụng sổ hộ gia đình không loại trừ việc cấp bản sao (hoặc bản trích lục) giấy tờ hộ tịch để người dân sử dụng khi cần thiết.

Theo phương thức quản lý mới, sổ hộ tịch gia đình được lập theo từng đơn vị hộ gia đình hạt nhân (hai thế hệ) với toàn bộ sự kiện hộ tịch liên quan đến quan hệ vợ- chồng, cha- mẹ- con, anh- chị- em. Sổ hộ tịch gia đình sẽ có giá trị pháp lý là chứng thư gốc, trong đó tập hợp, chứa đựng toàn bộ thông tin về tình trạng hộ tịch của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Về bản chất sổ hộ tịch gia đình không chỉ đơn giản là sự thay thế cơ học toàn bộ bản chính các giấy tờ hộ tịch của một người trong một gia đình bằng một quyển sổ mà nó là phương thức quản lý hiện đại, mang lại nhiều lợi ích to lớn.

3.2.5. Tổ chức đăng kí lại, đăng kí quá hạn các sự kiện hộ tịch, nhằm bảo đảm quản lý hộ tịch đầy đủ của mọi công dân

Cần phải tổ chức việc tổng rà soát, lập lại hệ thống sổ bộ hộ tịch trên toàn quốc đã được lập trước năm 1999, tức là trước thời điểm bắt đầu đăng ký hộ tịch theo hệ thống sổ sách, biểu mẫu hộ tịch mới. Đồng thời kết hợp với việc tổ chức đăng ký lại, đăng ký quá hạn các sự kiện hộ tịch, nhằm bảo đảm quản lý hộ tịch đầy đủ của mọi công dân. Đây là tiền đề để tiến tới việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về hộ tịch.

3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hộ tịch và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu thông tin hộ tịch

Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2010-2020 đã đề ra mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Trong xu hướng này, cần tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng hệ thống thông tin và kho dữ liệu chuyên ngành để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời từng bước tin học hóa các quy định phục vụ nhân dân đăng ký hộ tịch được thuận tiện, nhanh chóng, chính xác theo kinh nghiệm của các nước có nền luật pháp phát triển.

3.2.7. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng kí và quản lý hộ tịch

Muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc này, cần tập trung vào các biện pháp sau:

Tăng cường tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của cơ quan đăng kí hộ tịch, người có thẩm quyền đăng kí hộ tịch tạo điều kiện để các chủ thể này có thể linh hoạt vận dụng giải quyết các trường hợp phát sinh trong thực tiễn quản lý hộ tịch theo nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đi kèm với nó là tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý cấp trên đối với cơ quan cấp dưới.

Tổng kết việc áp dụng mô hình “một cửa” trong lĩnh vực đăng kí hộ tịch, từ đó xây dựng qui trình chuẩn nhằm nâng cao tính phục vụ của hoạt động đăng kí hộ tịch với tính chất là một loại dịch vụ công, bảo đảm cho người dân được phục vụ thuận tiện, nhanh chóng khi họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng kí hộ tịch của mình.

Trong tiến trình thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ta hiện nay, người dân có quyền đòi hỏi và Nhà nước có trách nhiệm phải tổ chức phục vụ việc đăng kí hộ tịch của người dân một cách thuận tiện, nhanh chóng theo mô hình của một loại dịch vụ công thiết yếu.

3.2.8. Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở

3.2.8.1. Xây dựng Luật Hộ tịch – nhu cầu thực tế nhằm đổi mới toàn diện công tác quản lý hộ tịch

Luật Hộ tịch là đạo luật trực tiếp liên quan đến phạm trù quyền con người, quyền công dân, thể hiện tập trung và sinh động mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Thông qua hoạt động quản lý hộ tịch có thể đánh giá việc

thực hiện chức năng xã hội và bản chất dân chủ của nhà nước. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra hai yêu cầu cơ bản đối với nhà nước: một là, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật thể hiện ý chí chung và bảo đảm đầy đủ các quyền công dân của nhân dân lao động; hai là, mở rộng dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc ban hành Luật Hộ tịch sẽ góp phần làm rò bản chất dân chủ của nhà nước và pháp luật Việt Nam.

Thực tiễn quản lý hộ tịch của nhà nước ta gần 60 năm qua cho thấy, những yếu tố trì trệ, bất cập của hệ thống pháp luật về quản lý hộ tịch chính là một nguyên nhân trực tiếp lý giải về sự hạn chế hiểu quả của lĩnh vực công tác này. Từ bài học kinh nghiệm đó, vấn đề quan trọng hàng đầu là cần xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý của quản lý hộ tịch.

Trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ qua, có thể nói hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch của nước ta đã có sự vận động tích cực và đạt được những bước tiến quan trọng. Với việc ban hành nhiều văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch, hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch đã mang một sắc thái khác hẳn so với sự trì trệ (thậm chí có thể nói là “đóng băng”) các hoạt động xây dựng về hộ tịch trong thời gian từ năm 1995 trở về trước. Xét từ khía cạnh hiệu quả tác động của xã hội, có thể thấy văn bản như: Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 về quản lý hộ tịch, Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đối với các dân tộc thiếu số, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và mới đây là Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 83/1998/NĐ-CP) và Nghị định số

69/2006/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 68/2002/NĐ-CP) đạt hiệu quả điều chỉnh xã hội rất cao, đánh dấu bước phát triển về chất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch, là một lý do quan trọng thúc đẩy hoạt động quản lý hộ tịch đi vào nề nếp với những chuyển biến mạnh mẽ. Trong đó, điểm đáng ghi nhận là những văn bản được ban hành trong thời gian gần đây đã được xây dựng một cách năng động, linh hoạt, phù hợp với đặc thù của đối tượng điều chỉnh cũng như thực trạng hoạt động quản lý hộ tịch, đồng thời ngày càng thể hiện sâu sắc xu hướng cải cách hành chính trong thủ tục đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng pháp luật về hộ tịch hiện nay ở Thanh Trì nói riêng và cả nước nói chung đã và đang bộc lộ những điểm hạn chế cơ bản sau đây:

- Giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật có thứ bậc không cao trong thang giá trị quy phạm. Các văn bản có giá trị cao nhất mới dừng ở mức độ Nghị định của Chính phủ, một số lượng lớn quy phạm thực định do Bộ Tư pháp ban hành trong các Thông tư mang tính chất hướng dẫn nghiệp vụ;

- Hoạt động điều chỉnh pháp luật về quản lý hộ tịch vẫn mang tính chất tình thế, bị động, chủ yếu để giải quyết các vướng mắc phát sinh trên thực tế, do đó, tính ổn định không cao dễ bị thay đổi;

- Các quy phạm về quản lý hộ tịch nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, gây nhiều khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật. Đây là một hạn chế cơ bản vì đại bộ phận chủ thể áp dụng pháp luật về hộ tịch là cán bộ cấp xã, trình độ pháp lý còn rất hạn chế, việc vận dụng đúng hệ thống quy phạm phức tạp như vậy để giải quyết các vụ việc thực tiễn là vấn đề hoàn toàn không đơn giản.

Đánh giá một cách khái quát, có thể nói sự vận động tích cực của hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch trong thời gian qua mới chỉ có thể tạo ra những thay đổi mang tính cục bộ với diễn biến tiệm tiến trên một số khía cạnh

nhất định của hoạt động quản lý hộ tịch, chưa thể tạo ra bước tiến dài đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn đất nước đối với lĩnh vực công tác này. Để tạo tiền đề vững chắc cho việc đổi mới cơ bản công tác quản lý hộ tịch, việc pháp điển hoá pháp luật về hộ tịch có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo đó, trong chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, đã đến lúc được quan tâm và dành sự ưu tiên cho việc xây dựng Luật Hộ tịch.

Hiện nay, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, Bộ Tư pháp đã được Chính phủ giao chủ trì xây dựng dự án Luật Hộ tịch. Mục đích cơ bản của dự án Luật Hộ tịch là nhằm cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân; hiện đại hóa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; thực hiện cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh (nhằm mã hóa những thông tin cơ bản của cá nhân); thực hiện lộ trình cắt giảm thủ tục hành chính và giấy tờ công dân trong đăng ký hộ tịch.

Dự án Luật Hộ tịch đã hai lần được trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và xin ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5-2014), hiện đang tiếp tục được chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2014).

3.2.8.2. Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật khác về hộ tịch

Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra hai yêu cầu cơ bản đối với nhà nước: một là, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật thể hiện ý chí chung và bảo đảm đầy đủ các quyền công dân của nhân dân lao động; hai là, mở rộng dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền về nhân thân đã được quy định tại Bộ luật Dân sự và hiện có nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, nội dung của các văn bản này còn nhiều điểm chưa phù hợp. Vì vậy, cần hoàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022