Tốc Độ Tăng Trưởng Gdp Và Hệ Số Icor Của Việt Nam, 1991-2009


thành thị còn ở mức khá cao 5,3%, tỷ lệ lao động nông thôn không sử dụng hết quỹ thời gian khoảng 19,4%.

Hình 2.9 Tốc độ tăng trưởng GDP và hệ số ICOR của Việt Nam, 1991-2009

Nguồn : Tính toán PGS.TS Trần Thọ Đạt (1991-2008) và VnEconomy (2009), http://www.ktpt.edu.vn/website/217_mot-so-danh-gia-chat-luong-tang-truong-kinh-te- viet-nam-trong-thoi-gian-qua.aspx

Bảng 2.16 Đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GDP của Việt Nam và một số nước thuộc OECD giai đoạn 2001 - 2006

Nguồn : Báo cáo chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006 - 2007 (2009)


Bảng 2.16 (trang trước) cho ta thấy sự so sánh tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP của một số nước trên thế giới, có thể nhận thấy: Đối với các nước có nền kinh tế tri thức phát triển, sự đóng góp của tăng TFP vào sự tăng trưởng của GDP là rất cao, thường trên 50% và đặc biệt có những nước tới trên 90% Đức, Nhật Bản, Bỉ (giai đoạn 2001- 2006). Với các nước có nền kinh tế tri thức ở mức bình trung bình đến khá, con số này khoảng 30-35%. Điều đó cũng phản ánh sự khác biệt trong trình độ lao động, công nghệ và quản lý của các nước đang phát triển so với các nước đã phát triển. Nếu so sánh với Malaysia là một nước Đông nam Á có điều kiện địa lý, văn hóa gần gũi với Việt Nam cũng có thể nhận thấy, đóng góp của tăng TFP vào GDP trong giai đoạn 2000-2009 của Malaysia cũng đạt tới 35,9%, vượt xa Việt Nam (Productivity Report 2009 – Malyasia).

So sánh sự phát triển của Malasia và Việt Nam, Năm 2002, thu nhập quốc dân đầu người của Malaysia là 3923 USD trong đó phần đóng góp do yếu tố tri thức mang lại là 1408USD, của Việt Nam tương ứng là 439 USD và 84USD.

Hình 2.10 Khoảng cách phát triển do khoảng cách tri thức của Việt Nam và Malaysia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.


Nguồn : Tính toán của tác giả từ Productivity Report 2009 – Malyasia, Tổng hợp từ Báo cáo chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006 – 2007(2009) , http://www.vpc.vn/Desktop.aspx/Tu-dien-N/N/Nang_suat _cacyeu_to_tong_hop_TFP/

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 16


Xem Hình 2.10 (trang trước), đến năm 2008 thì GDP đầu người của Malaysia là

8.209 USD trong đó phần đóng góp do yếu tốc tri thức mang lại là 2.947USD, của Việt Nam tương ứng là 1.052 USD và 242 USD, phần đóng góp do tri thức tạo ra của Malaysia còn lớn hơn gần ba lần GDP của Việt Nam. Số liệu trên cho thấy, xét cả về tỷ trọng và giá trị, phần đóng góp của tri thức trong sản phẩm xã hội nói chung của Việt Nam còn thua xa so với Malysia cũng như những nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực Đông Nam Á.

Như vậy, có thể thấy, 10 năm qua, đầu tư phát tiển công nghệ, đào tạo và giáo dục của nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng. Nhưng tiến bộ còn chậm, tác động của sự phát triển đó đối với tăng trưởng kinh tế còn chưa cao. Sự tăng trưởng kinh tế do tăng trưởng đóng góp của yếu tố tri thức mang lại còn ở mức khiêm tốn thì ở một góc độ nào đó có thể nói rằng sự tăng trưởng kinh tế chưa thật vững chắc. Con đường phía trước của Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa vào tri thức, thì trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam cần phải xây dựng nền kinh tế tri thức rút ngắn công nghiệp hóa hiện đại hóa, gia tăng hàm lượng đóng góp tri thức trong sản phẩm dựa trên cải thiện các yếu tố đóng góp vào như: giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, kích thích phát triển sản xuất, môi trường kinh doanh và đổi mới ICT.

2.2 NHỮNG ĐIỂM SÁNG TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP CẬN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN NỀN TẢNG KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM

Chúng ta phát triển không có nghĩa và cũng không thể chuyển ngay sang các ngành nghề sang phát triển ở trình độ công nghệ cao để có cơ cấu kinh tế như các nước phát triển đã đạt được, mà chúng ta đang nói về chiến lược sử dụng tri thức cho phát triển hay chiến lược phát triển dựa vào tri thức. Chiến lược này cơ bản đó là vận dụng kinh nghiệm các nước trong phát triển kinh tế tri thức để thực hiện có hiệu quả hơn, chất lượng hơn, nhanh hơn các nhiệm vụ đã đề ra, nhằm đạt được các mục tiêu và phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng.

Những năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện nhiều mô hình mới, có thể gọi là mô hình kinh tế dựa vào tri thức, các khu nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng công nghệ gen, công nghệ sinh học, các doanh nghiệp dựa vào sáng chế, công nghệ mới, các doanh nghiệp khoa học công nghệ, kinh doanh trên internet, dịch vụ giá trị gia tăng, các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông... Đó là những bước tiến đầu của kinh tế tri thức, nhưng là những đơn vị biết tiếp thu những tri thức mới, công nghệ mới để đổi mới sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả rõ rệt. Nêu những dẫn chứng đó để nói lên rằng, chính sách chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới, khuyến khích phát triển


kinh tế tư nhân..., thực sự là động lực cho phát huy mọi năng lực sáng tạo, hướng tới kinh tế tri thức. Dưới đây là giới thiệu khái quát một số trường hợp mà đề tài đã khảo sát, nghiên cứu.

2.2.1 Những điểm sáng tiếp cận phát triển kinh tế tri thức trong lĩnh vực nông nghiệp

Nói đến phát triển kinh tế tri thức thì thường có những hiểu lầm rằng đó là những lĩnh vực thuộc về công nghiệp hay dịch vụ, những ngành về ICT, về công nghệ nano, về chíp vi mạnh điện tử hay những gì thuộc về tri thức, kỹ thuật cao thì chỉ thuộc về những viện nghiên cứu như : các viện nghiên cứu về nông nghiệp, giống cây, giống con, nuôi trồng thủy sản…Khi kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa rồi ra nhập WTO, hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế thì những hiểu lầm trên dần phai nhạt. Dưới đây là những nhân tố mới đó.

2.2.1.1 Những cánh đồng năng suất cao dựa vào việc ứng dụng khoa học – công nghệ cao

Một trong những điểm sáng thành công phát triển dựa vào tri thức giới thiệu trước nhất ở đây lại thuộc về lĩnh vực nông nghiệ. Phong trào cánh đồng 50 triệu, 100 triệu và nhờ áp dụng tri thức - chuyển đổi cơ cấu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, về kỹ thuật canh tác (theo số liệu của Trung tâm thông tin Khoa học Công nghê Quốc gia, Cục Nông Nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): ở khu vực đồng bằng sông Hồng có khoảng 85.000 ha (chiếm 10%) diện tích đất nông nghiệp, đã đạt và vượt giá trị sản xuất từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên. Đồng bằng sông Cửu Long có 11% diện tích đất nông nghiệp đạt 50 triệu đồng/ha (khoảng 320.000 ha). Ở một số địa phương đã xuất hiện bốn mô hình kinh tế nông hộ đạt và vượt 50 triệu đồng/ha/năm: Phát triển chăn nuôi qui mô lớn, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản; kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và dịch vụ hoặc phát triển ngành nghề từ các sản phẩm nông nghiệp; mở mang chế biến nông sản, thực phẩm và làm VAC, kết hợp giữa trồng trọt, làm vườn cây ăn quả với chăn nuôi lợn, gia cầm, thả cá.

Một số địa phương vùng ngoại thành các đô thị lớn (có thị trường tiêu thụ tốt) như Nam Định có 10.226 ha cho giá trị sản xuất 1 năm đạt từ 50 triệu đồng trở lên, chiếm 11,05% diện tích đất canh tác; trong đó có khoảng 1.000 ha đạt từ 70 triệu đồng trở lên, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang áp dụng những mô hình nông nghiệp công nghệ cao có khả năng mang lại thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm.

Khu vực miền Trung từ trước đến nay vẫn bị coi là khó có lợi thế để phát triển nông nghiệp, nay nhờ áp dụng kinh tế tri thức, cũng xuất hiện nhiều điển hình cho thu


nhập cao, chẳng hạn, mô hình trồng rau chuyên canh trong nhà lưới có hệ thống tưới phun bán tự động ở xã Bình Triều (Thăng Bình), Cẩm Châu (thị xã Hội An); trồng nho ở Ninh Thuận, thanh long ở Bình Thuận xuất khẩu sang Mỹ với giá trị cao; nuôi tôm trên cát ở Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, v.v...

Điển hình có những cánh đồng thu hoạch 600 triệu đồng/ha/năm ở xã Đoàn Thượng (Gia Lộc, Hải Dương) : “Công nhân nông nghiệp” là cái tên có thể gắn với người dân xã Đoàn Thượng (Gia Lộc, Hải Dương). Ở đây, Công ty dịch vụ chịu trách nhiệm “đầu vào, đầu ra”, người nông dân trồng hoa chịu trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy trình kỹ thuật như hợp đồng đã ký với các chủ đầu tư. Những nông dân làm việc tuỳ tiện, không đúng quy trình kỹ thuật, gây hại đến năng suất, chất lượng sản phẩm đều phải chịu trách nhiệm. Làm việc theo hợp đồng ký kết sẽ buộc nông dân làm việc có trách nhiệm hơn. Đồng thời giúp họ thay đổi cách thức sản xuất, làm việc theo tác phong công nghiệp. [68].

2.2.1.2 Những khu nông nghiệp công nghệ cao

Để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phù hợp yêu cầu xuất khẩu, nhiều địa phương trong cả nước đang triển khai nhiều khu nông nghiệp công nghệ cao.

Thành phố Hồ Chí Minh, cuối năm 2009, khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (Củ Chi) sẽ chính thức bước vào hoạt động. Khu nông nghiệp mới này có diện tích 87 ha, vốn đầu tư khoảng 80 tỷ đồng do Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn đầu tư. Sản phẩm của khu nông nghiệp sẽ là những giống lúa mới, trái cây lạ, thú quý hiếm. Đây cũng là nơi chuyên nghiên cứu thực nghiệm thí điểm sản xuất giống mới, ứng dụng thành tựu mới trên thế giới, trong đó có sự tham gia của các chuyên gia, kỹ sư nước ngoài. Khu nông nghiệp công nghệ cao Củ Chi bao gồm các dự án: trồng trọt (bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng và canh tác trên giá thể không đất, ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô cho rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả...), chăn nuôi thú y (ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi cho bò sữa và bò thịt; sản xuất và bảo quản tinh đông lạnh bò; áp dụng công nghệ di truyền để sản xuất vacxin thế hệ mới; áp dụng công nghệ gen để sản xuất chất kích thích cho động vật; ứng dụng công nghệ sinh học phân tử để chẩn đoán bệnh và chọn giống gia súc; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý con giống,...); thuỷ sản (lai tạo và kích thích sinh sản để sản xuất cá giống và cải tiến chất lượng cá; nuôi trồng tảo đa bào và vi tảo làm thực phẩm và vật liệu trong xử lý môi trường); lâm nghiệp (ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống nhanh một số cây lâm nghiệp có chất lượng gỗ tốt, thời gian sinh trưởng ngắn; nhân giống một số cây lâm nghiệp có dạng tán và tốc độ sinh


trưởng phù hợp cho phát triển cây xanh đô thị); dịch vụ (bảo quản, chế biến nông sản,

đóng gói bao bì, tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao).

Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng 50 nhà lưới, nhiều vườn ươm giống cây trồng, phòng nuôi cấy mô... phục vụ sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh; ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa cao sản.

Không chỉ ở TP.HCM, tại Lâm Đồng hiện cũng đang xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng quy mô 150 ha sản xuất rau, hoa, dâu tây, chè... Thành phố Cần Thơ đang triển khai xây dựng ba khu nông nghiệp công nghệ cao gồm một khu trung tâm và một khu phụ trợ với tổng kinh phí hơn ba ngàn tỷ đồng. Từ nay đến năm 2013, ba khu trên sẽ thực hiện 12 dự án nhân giống các loại cây con, phát triển vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái, mở rộng sản xuất rau an toàn; đào tạo nhân lực... Ngoài ra, nhiều tỉnh khác như Tây Ninh, Hậu Giang, Bình Phước, Bình Dương... cũng đang xây dựng nhiều mô hình nông nghiệp mới.

Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), đặc biệt đây là địa phương dẫn đầu cả nước về nông nghiệp công nghệ cao. Nhìn chung, nông dân ở Đà Lạt có thế trội về tinh thần đổi mới, nhạy bén và năng động trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Người dân ở đây đã sản xuất rau, hoa trong "nhà kính" nilon, biết điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ và cách ly, sử dụng phân bón đa lượng, vi lượng, bón phân qua lá, áp dụng phương pháp IPM trong bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vi sinh, áp dụng công nghệ sinh học, tưới phun sương, tưới nhỏ giọt, đậy nilon trên luống giống để giữ ẩm, chống cỏ dại... Thành phố Đà Lạt có nhiều mô hình sản xuất rau, hoa theo công nghệ cao. Mô hình sản xuất rau an toàn được thực hiện theo hai dạng: công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ ; và công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ. Ở những hộ hoặc cơ sở sản xuất rau an toàn (hiện Đà Lạt có trên 200 hecta), người nông dân rất chú ý đến chất lượng sản phẩm sau khi thu hoạch như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat, dư lượng kim loại nặng hoặc các chỉ tiêu vi sinh (E coli) để đưa ra thị trường những sản phẩm rau sạch có chất lượng cao. Một số đơn vị sản xuất rau hữu cơ (rau được chăm bón bằng phân hữu cơ), hoa chất lượng cao có hợp tác đầu tư với nước ngoài như Golden, Garden, HASFARM, Green mourtain là một trong những đơn vị đã đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nói trên. Một số nơi đã ứng dụng phần mềm máy tính để quản lý chế độ tưới nước, bón phân, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...

Nông trại trồng hoa công nghiệp (HASFARM), nông trại trồng hoa công nghiệp- HASFARM ở Đà Lạt là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, liên danh giữa công ty


HASFARM của Indonesia và công ty Agri của Hồng Công, ra đời từ tháng 6 năm 1999. Bắt đầu bằng 02 hecta trồng hoa cẩm chướng và hoa hồng, hiện nay HASFARM đã triển khai trồng hoa trên 20 hecta nhà kính, và đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng thêm 9 hecta nữa. Sản phẩm chủ yếu của HASFARM là hoa hồng, cẩm chướng, lyly, đồng tiền, tuylip,... và các loại lá trang trí. Đây là những giống hoa chủ yếu của Hà Lan được nhập vào trồng trên đất Đà Lạt bằng công nghệ thích hợp. Trong phần lớn diện tích nhà kính, quy trình trồng và chăm bón cây hoa được tổ chức tự động hoá cao: từ các chế độ bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm ban ngày cũng như ban đêm phù hợp thời kỳ phát triển của cây hoa, đến các chế độ bón phân, cung cấp chất dinh dưỡng theo thời kỳ sinh trưởng. Dinh dưỡng cho cây hoa được cung cấp một cách tự động theo phương thức tưới nhỏ giọt vào tận gốc. Các chất dinh dưỡng được tính toán và pha trộn chính xác, phù hợp theo nhu cầu sinh trưởng từng giai đoạn, từng khoảng thời gian trong ngày. Có máy tính chủ trì điều khiển toàn bộ quy trình này. Hoa thu hoạch xong được đưa vào xưởng phân loại, lựa chọn và đóng vào thùng theo đơn đặt hàng của khách hàng. 65% sản phẩm của HASFARM được xuất sang Nhật Bản, Ôxtrâylia, Thái Lan, Ai Cập, Singapore, Đài Loan ; 35% sản phẩm còn lại được tiêu thụ tại thị trường trong nước qua hai chi nhánh chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đầu tư ban đầu cho mỗi hecta nhà kính thường từ 8 đến 12 tỷ đồng. Đây thực sự là một khoản chi phí ban đầu rất lớn mà rất ít cá nhân và doanh nghiệp trong nước có thể đầu tư cho việc trồng hoa. HASFARM có 450 lao động, trong đó có 02 lao động người nước ngoài, và 47 kỹ sư. Ngoài ra theo mùa vụ, theo mức độ và nhu cầu công việc, HASFARM trưng dụng thêm khoảng 100 lao động. Doanh thu của HASFARM đạt được trong năm 2002 là 5,8 triệu USD (bình quân 290.000 USD/hecta), năm 2003 là 7 triệu USD, năm 2004 đạt khoảng 8,5 triệu USD. HASFARM thực sự là doanh nghiệp tri thức. Trồng hoa tự động hoá ở đây là một ngành nông nghiệp tri thức.

Thành phố Hà Nội, thành phố đã hình thành các mô hình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ hiệu quả như: bò sữa (Phù Đổng - Gia Lâm), hoa cây cảnh (Từ Liêm - Tây Hồ), cam bưởi (Vân Canh - Từ Liêm), thuỷ sản (Đông Mỹ - Thanh Trì), rau an toàn (Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam - Thanh Trì ; Vân Nội - Đông Anh)... Thành phố cũng đang xây dựng một số dự án nông nghiệp công nghệ cao như mô hình rau, hoa chất lượng cao ở Từ Liêm (16 hecta), mô hình nông nghiệp công nghệ cao Nam Hồng (Đông Anh: 30 hecta), Kim Sơn (Gia Lâm: 15 hecta), dự án hỗ trợ hạ tầng cho việc sản xuất thuỷ sản chất lượng cao ở Đông Mỹ (Thanh Trì: 60 hecta). Trung tâm Kỹ thuật rau quả Hà Nội, từ hơn ba năm nay, đang xây dựng một khu nông nghiệp công nghệ cao (một khu nhà kính 7.800 m2). Cây giống và thiết bị phục vụ mô hình này được nhập từ Israel; tất cả các công đoạn như tưới nước, bón


phân, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ thoáng,... đều do máy tính thực hiện. Các khâu điều khiển, quản lý do hai kỹ sư đảm nhiệm, còn lại, chỉ cần vài người làm nhiệm vụ uốn, tỉa lá cho cây và thu hoạch. So với cách làm truyền thống, mô hình này giúp tiết kiệm tới 1/3 công lao động; năng suất tăng 10-15 lần; sản phẩm bảo đảm tuyệt đối sạch. Chẳng hạn như dưa chuột sau 21 ngày thu hoạch (bình thường là 90 ngày); năng suất trung bình của dưa chuột, ớt tăng gấp 15 - 20 lần. Khu nông nghiệp công nghệ cao này sẽ cung cấp hằng năm 2,6 triệu cây giống hoa và giống các loại cây ăn quả có chất lượng cao; 4,35 tấn hạt giống rau đầu dòng cho sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội, 360 tấn rau thương phẩm sạch, 7 triệu bông hoa các loại. Hà Nội sẽ đầu tư nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm với tổng diện tích lên tới 300 hecta.

2.2.1.3 Thành tựu trong ngành Thủy sản

Từ năm 1996-2009, ngành thuỷ sản Việt Nam liên tục đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10%năm về sản lượng và hơn 18%/năm về giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản đã vượt qua con số trên 4,5 tỷ USD vào năm 2008, 4,25 tỷ USD vào năm 2009 (do khủng hỏang kinh tế) và Quý I/2010 đạt 861 triệu USD. GDP của ngành thuỷ sản hằng năm tăng lên nhanh chóng, từ chỗ chỉ chiếm 6% vào năm 1996 đã tăng gấp 2 lần trong 12 năm, đạt tỷ trọng gần 8% GDP quốc gia vào năm 2009. Dự tính, năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản có thể đạt trên 5 tỷ USD và dự kiến năm 2020 kinh tế biển trong đó có thủy sản chiếm 53% GDP. Nhờ áp dụng tri thức, công nghệ mới, ngành thuỷ sản Việt Nam đã tạo cho mình được thế chủ động trong sản xuất giống. Trong sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt, hiện cả nước có 652 trại sản xuất được 22 tỷ cá bột. Một số địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, năng suất nuôi lồng cá ba sa, cá tra đạt trung bình 40 - 60 kg/m3/vụ, năng suất cá tra nuôi cao đạt năng suất bình quân 40-60 tấn/hecta/năm, cá biệt có nơi đạt tới 400-500 tấn/hecta/năm. Việc chuyển giao các công nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi tôm sú năng suất cao (đạt 5,5 tấn/hecta) đã tạo cơ sở giúp các tỉnh ven biển phía Bắc chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thuỷ sản, tìm ra được mặt hàng xuất khẩu quan trọng cho nhiều địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Việc nghiên cứu thành công công nghệ nuôi tôm trên cát đã làm "bùng nổ" phong trào nuôi tôm ở các tỉnh ven biển miền Trung, tạo điều kiện cho các tỉnh này chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thuỷ sản với hiệu quả kinh tế rất cao. Đã xuất hiện nhiều mô hình đạt năng suất 10 tấn/hecta mang lại lợi nhuận 100 triệu đồng/hecta.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí