So Sánh Hệ Thống Đổi Mới Của Việt Nam Và Một Số Nước 2009


Bảng 2.12 Các chỉ tiêu đánh giá hệ thống đổi mới -2009



Các tiêu chí

Việt Nam

Singapore

Thái Lan

Nhật Bản

Thực

tế

Chuẩn

hóa

Thực

tế

Chuẩn

hóa

Thực

tế

Chuẩn

hóa

Thực

tế

Chuẩn

hóa

FDI đi ra %GDP

0,15

3,76

7,05

9,25

0,42

5,19

0,79

6,47

FDI vào %GDP

4,58

6,17

15,13

9,43

4,16

5,53

0,13

0,35

Tỷ lệ tham gia

nghiên cứu khoa học (%)


n/a


n/a


n/a


n/a


n/a


n/a


2,91


0,8

Số nhà nghiên cứu

trong R&D

9.327,7

4,75

25.033

6,97

18.114

6,36

709,7

9,8

Số nhà nghiên cứu trong R&D /Triệu

dân


114,53


2,53


5.712,9


9,7


291,57


3,64


5.546,5


9,6

Tổng chi phí cho

R&D %GDP

0,19

2,55

2,39

8,92

0.26

3,33

3,4

9,71

Tỷ trọng sản xuất

thương mại %GDP

83,46

9,01

256,77

9,92

87,02

9,08

21,86

1,98

Nghiên cứu hợp tác giữa doanh nghiệp và trường

đại học


3,1


4,72


5,5


9,76


3,7


7,12


4,6


8,4

Số bài viết trên tạp

chí S&E

221,3

5,49

3.610,3

8,06

1.248,9

7,22

55.499

9,93

Số bài viết trên tạp

chí S&E/triệu dân

2,66

2,43

846,34

9,58

19,82

4,72

434,4

8,54

Vốn đầu tư mạo

hiểm

3,2

5,84

4.4

9,12

3,3

6,4

3,3

6,4

Bằng sáng chế cấp

bởi USPTO

1

4,25

448,4

8,63

33,4

7,6

36.293

9,93

Bằng sáng chế cấp

bởi SPTO/triệu

0,01

3,01

104,28

9,25

0,53

5,82

284,1

9,86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 15


dân









Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao trong xuất

khẩu sản phẩm


n/a


n/a


46


9,69


27


8,93


19


8,47

Chi tiêu cho R&D

của khu vực tư nhân

3,6

6,88

5,1

9,28

3,3

6,08

5,8

9,92

Mức độ hấp thụ công nghệ của các

công ty


5,1


6,48


6


9,2


4,9


5,52


6,3


9,92

Sự hiện diện của

chuỗi giá trị

3,2

3,36

5,4

9,04

3,9

6,24

6,0

9,92

Tổng vốn hàng hóa nhập khẩu (Triệu

USD)


8.903,

3


6,35


109.274


9,37


42.093


8,65


123.9


9,52

Tổng vốn hàng hóa xuất khẩu (Triệu

USD)


n/a


n/a


173,99


3,87


8.265,6


7,1


308


9,76

% Bài báo đăng trên S&E với đồng

tác giả nước ngoài


86,44


7,76


40,67


1,12


61,8


4,9


22,9


0,28

Số trính dẫn trung bình trên S&E

1,19

4,27

1,81

7,69

1,49

6,36

1,99

7,9

Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới 2010

Bảng 2.13 So sánh hệ thống đổi mới của Việt Nam và một số nước 2009


Xếp hạng


Quốc gia

KEI

Hệ thống đổi mới

2009

2000

2009

2000

4

Singapore

8.44

8.66

9.58

9.28

6

Mỹ

9.02

9.32

9.47

9.55

X

Tây Âu

8.76

8.97

9.27

9.33

10

Đài Loan

8.45

8.63

9.27

9.14

12

Nhật

8.42

8.92

9.22

9.31


X

G7

8.72

8.95

9.19

9.34

15

Hồng Kông

8.32

8.08

9.04

7.92

X

Nhóm nước thu nhập cao

8.23

8.23

9.02

8.94

23

Hàn Quốc

7.82

8.23

8.60

8.58

44

Malaysia

6.07

6.17

6.82

6.62

59

Thái Lan

5.52

5.69

5.76

5.74

63

Trung Quốc

4.47

3.92

5.44

4.35

X

Nhóm thu nhập trung bình thấp

3.78

3.85

4.96

4.77

82

Ấn Độ

3.09

3.17

4.15

3.83

90

Philippines

4.12

4.62

3.80

4.05

102

Indonesia

3.29

3.22

3.19

2.24

115

Việt Nam

3.51

2.90

2.72

2.38

Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới 2010

Về mạng lưới cơ sở khoa học và công nghệ ở nước ta, theo thống kê của văn phòng đăng ký hoạt động khoa học (Bộ khoa học và công nghệ), số lượng các tổ chức khoa học và công nghệ đã đăng ký hoạt động tính đến cuối 2007 là 2.221 tổ chức. Trong số đó cho đến nay (quý III/2010) cả nước có trên 520 tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã chuyển đổi theo Nghị định 115, số doanh nghiệp khoa học công nghệ năm 2010 là trên 150 doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân tham gia hoạt động khoa học công nghệ tăng lên đáng kể chiếm 12,5 % so với 4,3% năm 2005.

Đổi mới, chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp: Khả năng đổi mới công nghệ là một chỉ số quan trọng phản ánh tiềm năng phát triển kinh tế tri thức. Trong khi đó, đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ vào khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, trong khi Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%. Trong số công nghệ được áp dụng ở Việt Nam thì hơn 90% là công nghệ nhập khẩu (Tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008).

Về đầu tư, tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng lên từ 0,78% năm 1996 lên 2,13% năm 2002. Năm 2003, tổng chi cho khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước đạt trên 3.150 tỷ đồng (xấp xỉ 200 triệu USD), chiếm 60% tổng đầu tư của xã hội cho khoa học công nghệ. Như vậy, tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách Nhà nước là khá cao. Xét vào thời điểm Hàn Quốc và Đài Loan có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương như Việt Nam hiện nay, mức đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước cũng tương đương tỷ lệ hiện nay của Việt Nam ta. Năm 2008, số kinh phí Nhà nước đầu tư cho khoa học công nghệ gấp khoảng 2,5 lần so


với năm 2001. Đây là một cố gắng rất lớn. Nguồn chi ngân sách của Nhà nước 2% tương đương khoảng 0,5% GDP; các chi phí của khu vực sản xuất - kinh doanh cho khoa học công nghệ ước đạt dưới 0,3% GDP. Như vậy, tính đến hết 2009, tổng đầu tư toàn xã hội cho khoa học công nghệ đạt khoảng 0,8% GDP, tương đương với tổng đầu tư xã hội cho khoa học công nghệ /người/năm ở nước ta là 8,4 USD vào năm 2009. Nếu so với các nước, năm 2002 (trước đó 6 năm), con số này ở Hàn Quốc là 212 USD (gấp 25 lần), ở Đức là 511 USD (gấp 61 lần), ở Hoa Kỳ là 794 USD (gấp 95 lần).

Về cơ sở vật chất cho khoa học công nghệ trong những năm gần đây, các tổ chức nghiên cứu phát triển, đặc biệt là các viện nghiên cứu đầu ngành và các phòng thí nghiệm trọng điểm, đã được chú trọng đầu tư chiều sâu từ ngân sách nhà nước. Nhờ đó, cho đến nay, trên 40% thiết bị khoa học của các tổ chức nghiên cứu phát triển là những thiết bị thế hệ mới.

Công tác quản lý hoạt động không ngừng được cải thiện, quá trình đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường thể hiện qua Nghị định 35-HĐBT về công tác quản lý khoa học và công nghệ; Quyết định 782/TTTg về việc sắp xếp cơ quan nghiên cứu và triển khai; Nghị định 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ; chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và sự ra đời của luật doanh nghiệp đã có tác động thúc đẩy sự ra đời của nhiều tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động theo cơ chế thị trường. Chỉ riêng sau khi có Nghị định 35-HĐBT đã có gần 500 tổ chức khoa học và công nghệ ra đời hoạt động với cơ chế tự trang trải kinh phí là chủ yếu. Thị trường khoa học công nghệ hình thành và phát triển mạnh, các chủ thể tham gia thị trường khoa học công nghệ đa dạng và phong phú.

Số lượng phát minh, sáng chế của các doanh nghiệp VN đề nghị Cục sở hữu trí tuệ bảo hộ chỉ bằng 1/9 của các doanh nghiệp FDI, còn đề nghị tổ chức trí tuệ thế giới cấp chỉ bằng 1/1000 Trung Quốc, 1/5000 Nhật Bản. Điều này cho thấy giữa VN với các nước có khoảng cách công nghệ khá xa. Ngay trong nước thì khoảng cách này cũng cách biệt giữa doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài (FDI).

Số lượng bằng sáng chế và giải pháp hữu ích được bảo hộ trong 5 năm từ 2000- 2007 đạt 4.169 so với giai đoạn 10 năm từ 1990 – 1999 là 1.242 tăng gần 3,5 lần. Máy móc, thiết bị công nghệ tăng với tốc độ rất cao qua các hội chợ, chợ thiết bị công nghệ: Tổng số thiết bị công nghệ chào bán trong 15 chợ đầu tiên chỉ có 4.565 nhưng chỉ riêng chợ tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10/2007 con số đó đã đạt tới 2.926. Nhiều


loại thiết bị công nghệ thuộc nhiều lĩnh vực xuất hiện ngày càng phong phú trên thị trường. Dịch vụ khoa học và công nghệ ngày càng mang tính thị trường hơn.

Về đội ngũ khoa học công nghệ, theo điều tra của Hội kinh tế Việt Nam, đến giữa 2007 cả nước có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên, chiếm 4,5% lực lượng lao động, trong đó: Trí thức trong khu vực sự nghiệp: 31%; Trí thức trong khu vực hành chính: 22%; Trí thức trong khu vực doanh nghiệp: 7%. Tổng kết 50 năm phát triển đội ngũ cán bộ Việt Nam tháng 12/2009, nước ta có trên 30.000 thạc sỹ và 16.000 tiến sỹ, 7.000 phó giáo sư và trên 1.200 giáo sư, đây là những lực lượng nòng cốt cho phát triển nghiên cứu và đổi mới nếu quản lý và phát huy tốt nguồn lực. Tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp so với các nước phát triển trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia.

Bên cạnh thuận lợi là nhân lực có kỹ năng, trình độ của Việt Nam hiện nay tăng khá nhanh, có những tiềm năng không thể phủ nhận; song, đối chiếu với yêu cầu phát triển kinh tế tri thức thì cho đến cuối năm 2009 vẫn còn nhiều vấn đề bất cập: năng lực sáng tạo công nghệ còn hạn chế, còn thấp so với nhiều nước trong khu vực; phân bố còn mất cân đối khá nghiêm trọng; thị trường lao động mới bắt đầu hình thành, hơn nữa đang bị chia cắt giữa các vùng, các khu vực kinh tế; chính sách đào tạo, sử dụng con người còn nhiều mặt bất hợp lý. Nhiều trí thức trẻ mới tốt nghiệp khó khăn về tìm việc làm hoặc phải chấp nhận làm việc trái ngành, nghề đào tạo. Còn thiếu chuyên gia đầu ngành, chưa xây dựng được các trường phái khoa học và những tập thể khoa học mạnh, hẫng hụt đội ngũ kế cận; thiếu tinh thần hợp tác trong nghiên cứu khoa học; ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận không nhỏ trí thức khoa học và công nghệ bị giảm.

2.1.3 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam qua yếu tố năng suất tổng hợp

Trong nền kinh tế thị trường, dưới sự tác động của kinh tế tri thức, quan niệm và nhận thức về năng suất thay đổi nhanh chóng. Vì thế cần phải tiếp cận mới về bản chất, đo lường và đánh giá sự biến động của năng suất. Năng suất theo cách tiếp cận mới đó là tổng hòa giữa tăng năng suất và tăng lợi ích xã hội. Năng suất trở thành phạm trù có quan hệ biện chứng với nhiều yếu tố, nhiều giai đoạn. Tăng năng suất phải được hiểu là vừa tăng số lượng vừa tăng chất lượng sản phẩm. Tăng năng suất có định hướng quan tâm đầu ra, điều này có nghĩa không chỉ chú tâm đến sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào mà nhấn mạnh kết quả đầu ra. Tăng năng suất phải đảm bảo hạn chế gây ô nhiễm môi trường, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Tăng năng suất phải đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường làm việc.


Năng suất các yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity-TFP) phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như kiến thức; kinh nghiệm; kỹ năng lao động; cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá - dịch vụ; chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý... Tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn. (Cách gọi khác của TFP là MFP – Multifactor productivity). Mặc dù TFP đã được các nước trên thế giới quan tâm từ rất lâu, nhưng ở Việt Nam, khái niệm TFP mới được đưa vào. Vì đây là khái niệm mới, nên các số liệu thống kê sẵn có để tính toán TFP chưa được đầy đủ, đặc biệt là số liệu về vốn của nền kinh tế quốc dân. Về mặt toán học, khi tính TFP thường sử

dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas: Y = A. f(Kβ Lα ) (xem Phụ lục 5 nói về cách tính TFP

theo hàm sản xuất Cobb-Douglas). Phân tích thực trạng kinh tế Việt Nam qua yếu tố năng suất tổng hợp sẽ cho ta một cái nhìn về những mặt mạnh, yếu của Việt Nam so với các quốc gia khác, từ đó củng cố thêm định hướng phát triển trong giai đoạn tới.

2.1.3.1 Tốc độ tăng TFP của Việt Nam những năm qua

Trong ba yếu tố đóng góp vào tăng trưởng GDP là yếu tố lao động, yếu tố vốn, yếu tố TFP thì vốn cố định tăng rất nhanh và tốc độ tăng cao dần qua các năm, yếu tố số lượng lao động tăng chậm và có xu hướng tăng chậm lại vào năm 2006 – 2007.

Bảng 2.14 Tốc độ tăng TFP của Việt Nam giai đoạn 2000-2007



Năm


Tốc độ tăng (%)


Hệ số đóng góp

Tốc độ đóng

góp tăng GDP (%)


Tốc độ tăng trưởng TFP(%)


GDP

Tài sản cố

định

Lao

động

Tài sản cố

định

Lao

động

Tài sản cố

định

Lao

động

1

2

3

4

5

6=2x4

7=3x5

8

2000

6.79

11.30

2.02

0.3696

0.6304

4.18

1.27

1.34

2001

6.89

11.13

2.53

0.3710

0.6299

4.12

1.59

1.18

2002

7.08

11.30

2.45

0.3695

0.6305

4.18

1.54

1.36

2003

7.34

9.84

2.70

0.3675

0.6325

3.62

1.71

2.02

2004

7.79

10.75

2.49

0.3696

0.6304

3.97

1.57

2.25

2005

8.44

11.72

2.26

0.3696

0.6304

4.33

1.42

2.67

2006

8.23

12.71

1.91

0.3495

0.6505

4.44

1.25

2.54

2007

8.46

14.31

1.93

0.3475

0.6525

4.97

1.26

2.23


BQ(00-07)

7.63

11.63

2.34

0.3640

0.6359

4.23

1.49

2.38

Nguồn : Báo cáo chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006 – 2007 (2009)

Bảng 2.14 trên đây cho thấy tốc độ tăng của TFP đạt 2,54% năm 2006 và đạt 2,23% năm 2007, tăng hơn nhiều so với giai đoạn 2001 -2005 (đạt tốc độ tăng bình quân 1,9%).

Tốc độ tăng TFP luôn dương và cũng đã tăng dần qua các năm. Trong đó năm 2006 tăng cao nhất từ năm 2000 đến năm 2007. Tốc độ tăng bình quân năm 2001-2005 đạt được 1,90%; bình quân năm 2000-2007 đạt 1,97% và bình quân năm 2006 -2007 đạt 2,38%. Với xu hướng tăng trưởng như trên, có thể thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam tương đối cao và ổn định, nhưng phần nhiều là do các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng cao. Trong giai đoạn 2003 đến nay, tốc độ tăng lao động đã chậm lại. Việc sử dụng vốn và lao động đã hiệu quả hơn dẫn đến TFP ngày càng tăng và tăng một cách ổn định. Điều đó cho chúng ta cái nhìn khả quan hơn về sự tiến bộ của nền kinh tế.

2.1.3.2 Đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP

Bảng 2.15 Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố tới tăng trưởng GDP (2000-2010)



Năm

Tốc độ tăng GDP (%)

Hệ số đóng góp

Tổng số

Vốn

Lao động

TFP

1

2=3+4+5

3

4

5

2000

6.79

100.00

61.51

18.75

19.74

2001

6.89

100.00

59.79

23.13

17.08

2002

7.08

100.00

58.97

21.82

19.21

2003

7.34

100.00

49.27

23.27

27.47

2004

7.79

100.00

51.00

20.15

28.85

2005

8.44

100.00

51.38

16.84

31.67

2006

8.23

100.00

53.94

15.19

30.87

2007

8.46

100.00

58.75

14.89

26.36

2008

6.31

100.00

57.00

20.00

23.00

2009

5.32

100.00

-

-

15.60

Ước 2010

6.70

100.00

-

-

28.00

TB(00-10)

7.94

100.00

-

-

26.79

Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006 – 2007 (2009), http://www.vpc.vn/Desktop.aspx/Tu-dien- N/N/Nang_suat_cac_yeu_to_tong_hop_TFP/


Qua Bảng 2.15 (trang trước) có thể nhận thấy, tốc độ tăng GDP những năm qua tương đối cao nhưng phần đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP chủ yếu là do tăng tài sản cố định. Có thể nhận thấy những năm qua, vốn đầu tư vào Việt Nam liên tục tăng, điều đó giúp cho GDP tăng trưởng mạnh. Phần đóng góp của tăng trưởng lao động vào GDP thấp và đã có xu hướng giảm rõ rệt. Phần đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GDP đã vươn lên vị trị thứ 2 sau đóng góp của tài sản cố định và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, đặc biệt đạt mức cao nhất vào năm 2005 (đạt tới 31,67%). Năm 2006 giảm nhẹ (đạt 30,87%). Tuy nhiên, chỉ số này lại giảm đi khá nhiều vào năm 2008 xuống còn 23% và 2009 là 15,6%. Xu hướng giảm này là do năm 2007, vốn đầu tư tăng cao, tốc độ tăng TFP giảm và một phần của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối 2007 và ảnh hưởng đến 2008, 2009.

Tuy nhiên, về thực chất mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua chủ yếu vẫn theo chiều rộng, mặc dù đóng góp của nhân tố TFP có tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể. Tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn và lao động cao gấp hơn 3 lần so với của TFP. Nguyên nhân là do:

Thứ nhất, trình độ công nghệ hiện đang sử dụng ở VN thấp tương đối so với các nước trong khu vực. Báo cáo của WEF về Cạnh tranh toàn cầu 2008-2009 đã xếp năng lực cạnh tranh của VN thứ 70 trong tổng số 134 quốc gia, với 4,1 điểm. Riêng hệ số cạnh tranh về công nghệ, VN xếp thứ 79, với 3,12 điểm. Trong khi đó Malaysia: 4,41 điểm; Thái Lan: 3,37 điểm; Philipines: 3,26 điểm. Trình độ công nghệ sử dụng thấp kéo theo năng suất lao động xã hội thấp. Nếu coi năng suất lao động xã hội của nước ta là đơn vị (bằng 1), thì Trung Quốc là 1,73, Thái Lan là 3,63 và Singapore là 39,05.

Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nước ta trong giai đoạn đầu mở cửa khá cao, nhưng đang có chiều hướng giảm thấp vào những năm gần đây (Xem Hình 2.9 trang bên). Hệ số ICOR trong mấy năm gần đây gia tăng cao. Chỉ số ICOR 2006 là 5,0; 2007 là 5,2; 2008 là 6,9 và năm 2009 ước 8,0; Trong khi chỉ số ICOR các nước mới công nghiệp hoá chỉ vào khoảng 2,5-3 (Philippines: 2,3; Indonesia: 2,8; Thái Lan: 3,6). Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn nhà nước vẫn còn xảy ra; công tác cải cách hành chính được thúc đẩy nhưng còn nhiều bất cập.

Thứ ba, lao động của chúng ta còn bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Lực lượng lao động tuy đông về số lượng nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, ít qua đào tạo. Hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề mới chỉ chiếm khoảng 25%. Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp ở

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2024