Nguồn Nhân Lực, Giáo Dục, Đào Tạo Và Đội Ngũ Cán Bộ Khoa Học - Kỹ


Bảng 2.4 FDI phân theo ngành kinh tế năm 2009

(Bao gồm cả vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đã được cấp phép)


Lĩnh vực

Số dự án

Vốn đăng ký

(Triệu đô la Mỹ)

Nông nghiệp và lâm nghiệp

28

128,5

Thủy sản

1

6,0

Công nghiệp khai thác mỏ

6

397,0

Công nghiệp chế biến

388

3.942,8

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

32

183,9

Xây dựng

124

652,0

Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô,

máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

152

261,1

Khách sạn và nhà hàng

45

9.156,8

Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc

131

299,8

Tài chính, tín dụng

2

100,0

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh

sản và dịch vụ tư vấn

254

7.808,4

Giáo dục và đào tạo

12

30,4

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

11

15,0

Hoạt động văn hóa và thể thao

13

107,4

HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng

9

18,2

Tổng số

1208

23.107,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 13

Nguồn : Tổng hợp từ Tổng cục thống kê 2009, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=507

Không chỉ đóng góp nhiều cho GDP, khu vực FDI đã luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất, những tác động tích cực đó như dưới đây :

Một là, FDI nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu, FDI chảy vào lĩnh vực công nghiệp chiếm 2/3 tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, thu hút lượng lao động lớn, giúp chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra một số ngành mới và đưa năng suất lao động tăng lên cũng như góp phần đào tạo nhân lực cho các ngành này như : dầu khí, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, giầy da, thực phẩm, … Hiện các doanh nghiệp FDI chiếm 100% dầu thô,sản xuất ô tô,


máy giặt, điều hòa, tủ lạnh, thiết bị máy tính; 60% sản lượng thép cán; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi; 49% da giầy; 25% thực phẩm đồ uống. Trong những năm gần đây, FDI ngày càng gia tăng trong những ngành dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn,…những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao. Điều này góp phần cải thiện chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành dịch vụ và các ngành mũi nhọn có sức cạnh tranh quốc tế.

Hai là, FDI tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực, trong đó có những ngành công nghệ cao, giúp gia tăng chất lượng và kỷ luật của nguồn nhân lực..

Ba là, FDI đóng góp phần quan trọng trong việc tiếp cận thị trường quốc tế.

Bốn là, FDI đã đóng góp không nhỏ cho nguồn thu ngân sách nhà nước và cân đối vĩ mô. Giai đoạn 1996-2000, không kể dầu thô, khu vực này đóng góp 1,49 tỷ USD, giai đoạn 2001-2005 đạt 3,6 tỷ USD, con số này của riêng hai năm 2006-2007 là trên 3 tỷ USD, năm 2008 đạt 2 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007.

Thứ hai, nguồn vốn ODA tiếp tục tăng cao, góp phần quan trọng vào việc phát triển kết cấu hạ tầng. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2001-2009, số vốn ODA cam kết đạt trên 34,77 tỷ USD; giải ngân theo kế hoạch đạt 18,51 tỷ USD ; thực hiện ước đạt 17,33 tỷ USD. Nhiều dự án được đầu tư bằng vốn ODA đã được đưa vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để ngày càng nâng cao tỷ lệ tri thức trong sản phẩm, hàng hóa.

Thứ ba, những thay đổi trong môi trường kinh doanh có thể lượng hoá được căn cứ vào sự gia tăng của số doanh nghiệp, năm 2005 cả nước có 112950 doanh nghiệp hoạt động thì đến hết năm 2008, số doanh nghiệp đã tăng lên là 205.689 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhà nước là 3.287 doanh nghiệp, chiếm 1,6% so với tỷ lệ 3,62% của năm 2005; doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2008 là 196.776 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 95,66% tổng số doanh nghiệp so với tỷ lệ 93,11 của năm 2005; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2008 là 5.626 doanh nghiệp, chiếm 2,73% so với tỷ lệ 3,27% trong năm 2005. Số doanh nghiệp tăng cao về số lượng và tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng lên không ngừng thể hiện việc cải thiện môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn. Tuy nhiên những doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn là nhỏ cả về quy mô và vốn.

Về vốn thì khu vực nhà nước tuy ít doanh nghiệp nhưng đều là những doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty lớn chiếm 40,83%, tổng vốn khu vực ngoài quốc doanh chiếm 41,83%, tổng vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17,34% trong tổng lượng vốn của các doanh nghiệp cuối năm 2008 là 5.730.367 tỷ đồng.


Việc thay đổi tỷ lệ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp giữa khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ doanh thu thuần của khu vực doanh nghiệp nhà nước từ 38,85 % năm 2005 giảm xuống còn 25,39% cuối năm 2008; tỷ lệ này của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 39.44% năm 2005 tăng lên 55,94% cuối năm 2008. Tỷ lệ này của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2005, 2008 lần lượt là 21,71% và 18,67%.

Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay có tốc độ đổi mới công nghệ thấp. Trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan tỉ lệ sử dụng công nghệ cao là 30%, Malaysia 51%, Singapore 73% thì VN tỉ lệ này chỉ 2%. Các doanh chỉ bỏ ra bình quân 0.05-0,1% tổng doanh thu cho đổi mới công nghệ, trong khi đó tỷ lệ này bình quân ở các doanh nghiệp của các nước phát triển là 6-8%. Có thể nói, khu vực kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ đổi mới công nghệ nhanh, hàm lượng tri thức trong sản phẩm, hàng hóa tăng rõ rệt, do đó có tốc độ tăng trưởng cao.

Thành tựu 20 năm đổi mới trong quản lý kinh tế đưa lại sự bắt đầu hình thành được thị trường cạnh tranh nhưng khác biệt so với nhiều quốc gia khác đó là cạnh tranh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khái niệm "cạnh tranh" cũng mới chỉ được sử dụng dè dặt trong những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, nhưng đến nay đã trở thành phổ biến và được chấp nhận như một tất yếu. Trong giai đoạn 1990-2005 thị trường cạnh tranh đã được tạo dựng và củng cố dần cho đến nay, nhờ đó đã tạo ra được luồng sinh khí mới, động lực mới cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại ở nước ta có đặc điểm khác với nhiều nước trên thế giới, đó là thành phần kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, Nhà nước quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, hải đảo; can thiệp vào thị trường trong trường hợp cần thiết để bình ổn thị trường và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển.

Bên cạnh những mặt tích cực, những mặt yếu cần khắc phục như sau :

Thứ nhất, nhìn vào thực tế thì FDI cũng có nhiều mặt hạn chế đó là công nghệ chưa cao, hiệu quả FDI còn thấp, nâng giá đầu để tránh thuế của nước ta, chưa có sức lan tỏa mạnh tới các lĩnh vực kinh tế khác mà chúng ta mong muốn.

Thứ hai, Chỉ số tự do kinh tế phản ánh môi trường kinh doanh. Hiện nay, các yếu tố như môi trường kinh doanh, quy mô thị trường và nguồn nhân lực trình độ cao có sức thu hút đầu tư ngày càng mạnh hơn so với các yếu tố được đề cao trước đây là chi phí sản xuất thấp, sự sẵn có của nguyên liệu thô hay nguồn nhân công rẻ. Theo đó, thứ bậc xếp hạng tự do kinh tế Việt Nam năm 2004 là 137/161, Năm 2007 là 138/157, Năm 2010 là 144/179 giảm mất 1,2 điểm. Mức độ tự do kinh tế của Việt Nam được chấm 3,83 điểm.


Đánh giá môi trường kinh doanh và thể chế của Việt Nam có tiến bộ nhưng đều kém hơn các nước trong khu vực.

Công bố bố báo cáo đánh giá chất lượng hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật của các bộ liên quan đến doanh nghiệp (LDEA 2010) ngày 08/09/2010 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công với kết quả xếp hạng của 14 bộ (bao gồm cả Ngân hàng Nhà nước) cho thấy, không có bộ nào vuợt 7,0/10 điểm. Trong báo cáo đánh giá LDEA nghiên cứu đề cập đến chất lượng văn bản quy phạm pháp luật thuộc 27 lĩnh vực liên quan nhất đến doanh nghiệp theo từng phân ngành. Ở nhóm điểm khá gồm có thành lập, hoạt động, giải thể doanh nghiệp (6,49 điểm), sở hữu trí tuệ (6,48 điểm), kế toán, kiểm toán (6,47 điểm)….Các lĩnh vực có điểm số thấp nhất là đấu thầu (4,7 điểm), giao thông vận tải (4,54 điểm), thuế phí lệ phí (4,44 điểm), xây dựng bất động sản (4,11 điểm), đất đai (4,06 điểm). Tại Hội thảo quốc gia “Xây dựng đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”, biểu hiện của những yếu kém về thể chế kinh tế của Việt Nam cho thấy: các thủ tục gia nhập thị trường ở Việt Nam sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh gồm 11 thủ tục, bình quân phải mất tới 50 ngày, với chi phí 170 USD; trong khi đó, Ôxtrâylia chỉ cần 2 thủ tục, 2 ngày, 2% GDP đầu người/năm; Singapore: 7 thủ tục; 8 ngày, 1,2% GDP/đầu người/năm. Theo bảng xếp hạng các tiêu chí về môi trường kinh doanh năm 2009 của Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp hay bảo vệ nhà đầu tư, giải thể doanh nghiệp đều đứng trên 100 các quốc gia khác.

Một cuộc điều tra Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) năm 2008 đưa ra những kết quả phản ánh mức độ hài lòng của các doanh nghiệp Nhật với môi trường kinh doanh của Việt Nam đang giảm, con số không hài lòng lên đến 42%, trong khi con số này ở Thái Lan là 18% và ở Indonesia là 22%.

Số lượng doanh nghiệp không có ý mở rộng hoạt động cao hơn gấp đôi năm ngoái, từ 10% lên 22%” - ông Sin Foong Wong, giám đốc Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho biết (2008).

Nhìn chung, sự phát triển của khu vực tư nhân ở Việt Nam hiện tại còn manh mún các doanh nghiệp tư nhân hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, khó tiếp cận các nguồn lực như đất đai và vốn đầu tư; vả lại, trình độ công nghệ và sức cạnh tranh còn rất yếu, môi trường kinh doanh có cải thiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. Những yếu kém trên cũng có nguyên nhân sau :

Một là, những vùng đã tụt hậu lại thường không tích cực và trì hoãn hướng tới cải cách, còn những khu vực đã thành công lại tiếp tục hoan nghênh cải cách, điều này tạo ra hố sâu ngăn cách phát triển liên vùng;


Hai là, một số doanh nghiệp, cán bộ của các tỉnh phía bắc vẫn còn nặng ảnh hưởng của cơ chế tập trung, bao cấp cũ, có thói quen làm việc dựa dẫm vào tập thể, thiếu thân thiện với đổi mới, thiếu thân thiện với các doanh nghiệp và tinh thần dám nhận trách nhiệm chưa cao;

Ba là, ảnh hưởng bởi những mặt bất hợp lý, chồng chéo trong các chính sách hiện có của Trung ương, địa phương, trong đó Hà Nội là nơi có cơ chế xin - cho nhiều nhất, quy mô lớn nhất, có nhiều cái để cho nhất. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự chủ động và linh hoạt trong tư duy phát triển kinh tế của lãnh đạo và cả các doanh nghiệp ở các địa phương lân cận.

Bốn là, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý làm cho hiệu quả đồng vốn cho tăng trưởng GDP (hệ số ICOR) trong mấy năm gần đây gia tăng cao. Chỉ số ICOR 2006 là 5,0; 2007 là 5,2; 2008 là 6,9 và năm 2009 ước 8,0; Trong khi chỉ số ICOR các nước mới công nghiệp hoá chỉ vào khoảng 2,5 - 3.

Nếu xét về những tiêu chí như trên, phải thừa nhận rằng hiện nay Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn trước những áp lực và nhu cầu phát triển kinh tế tri thức: hệ thống chính sách, pháp luật còn nhiều bất cập, còn có những thiếu hụt và khác biệt khá lớn so với những nguyên tắc chung của thế giới; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn yếu kém; môi trường đầu tư chưa đủ sức cạnh tranh mạnh; chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành và doanh nghiệp còn rất thấp, chậm được cải thiện; hệ thống thị trường thiếu đồng bộ và bị chia cắt....

Đánh giá lĩnh vực môi trường kinh doanh và thể chế dưới giác độ và các tiêu chí của nền kinh tế tri thức, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2009 thì chúng ta đứng ở vị trí thứ 114/146 quốc gia được xếp hạng. Bảng 2.5 (trang bên) cho ta thấy tương quan về chỉ số đánh giá về môi trường kinh doanh và thể chế của Việt Nam và một số nước năm 2009.


thuật

2.1.2.2 Nguồn nhân lực, giáo dục, đào tạo và đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ


Dân số của nước ta năm 2009 khoảng 86,02 triệu người trong đó lực lượng lao

động từ 15 tuổi trở lên bình quân năm năm gần đây thường chiếm 53,71% dân số cả nước, trong chiếm 2/3 là lực lượng lao động trẻ. Lực lượng lao động về số tuyệt đối tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trung bình là 2,79%/năm, cao hơn tốc độ phát triển dân số toàn quốc là 1.08%/năm. Tốc độ tăng cao của lực lượng lao động cho chúng ta một nguồn nhân lực trẻ dồi dào, bên cạnh đó cũng là áp lực giải quyết công ăn việc làm và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp tình hình mới.


Bảng 2.5 Môi trường kinh doanh và thể chế của Việt Nam và một số quốc gia, vùng lãnh thổ - 2009

Xếp hạng


Quốc gia

KEI

Môi trường kinh

doanh và thể chế

2009

2000

2009

2000

1

Singapore

8.44

8.66

9.68

9.54

3

Hồng Kông

8.32

8.08

9.54

9.20

15

Mỹ

9.02

9.32

9.04

9.06

x

Tây Âu

8.76

8.97

8.71

9.05

x

G7

8.72

8.95

8.15

8.84

x

Nhóm nước thu nhập cao

8.23

8.23

8.02

8.13

32

Nhật

8.42

8.92

7.81

8.71

38

Đài Loan

8.45

8.63

7.42

8.35

55

Malaysia

6.07

6.17

6.11

6.15

56

Hàn Quốc

7.82

8.23

6.00

6.70

66

Thái Lan

5.52

5.69

5.12

6.62

77

Philippines

4.12

4.62

4.37

4.57

93

Trung Quốc

4.47

3.92

3.90

2.84

95

Indonesia

3.29

3.22

3.66

3.52

102

Ấn Độ

3.09

3.17

3.50

3.59

x

Nhóm thu nhập trung bình thấp

3.78

3.85

3.01

2.97

114

Việt Nam

3.51

2.90

2.79

2.53

Nguồn : Tổng hợp từ số liệu Ngân hàng Thế giới 2009

Năm 1989, lực lượng lao động kỹ thuật cả nước là 2.796.674 người, trong đó, nhân lực có trình độ trên đại học là 8.487 người; đại học, cao đẳng là 561.978 người. Từ năm 1991 trở lại đây, nhờ công cuộc đổi mới, nền kinh tế của nước ta phục hồi nhanh chóng, quy mô các trường đại học, cao đẳng được mở rộng, số kỹ sư, cử nhân được đào tạo trong nước ngày càng tăng nhanh. Ngoài ra, chúng ta đã gửi số lượng không nhỏ đi đào tạo ở nhiều nước phát triển để có thể tiếp thu các công nghệ tiên tiến.

Năm 1999, đội ngũ lao động kỹ thuật ở nước ta chỉ có 3.555.243 người, trong đó,

33.427 người có trình độ trên đại học và 1.199.709 người có trình độ đại học, cao đẳng. Đến 8/2007, theo kết quả điều tra mẫu về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê, cả nước có 58,7 triệu lao động, trong đó, đội ngũ có trình độ cao đẳng là 1,032 triệu, trình độ đại học trở lên là 2,577 triệu người. Theo Báo cáo tổng kết 12 năm thực hiện Nghị quyết


Trung ương 2 (khóa VIII), nước ta có trên 20.000 thạc sỹ và 16.000 tiến sỹ, 7.000 phó giáo sư và 1.200 giáo sư. Đội ngũ này đã đóng góp to lớn cho sự phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh quốc gia.

Điều tra mẫu về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê 2008 trình độ học vấn của lực lượng lao động đã được cải thiện qua các năm nhưng còn chưa cao (Hình 2.5).

Hình 2.5 Trình độ học vấn của lực lượng lao động 1998,2003,2008


Nguồn : Điều tra mẫu về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê 2008

Trong đó, tỷ trọng lao động qua đào tạo nghề chuyên môn và tỷ trọng lực lượng có trình

độ đại học và trên đại học còn thấp lần lượt là 17,7% và 4,8% so với 77,5% (Hình2.6).

Hình 2.6 Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo 2008


Lao động chưa qua đào

tạo 77,5%

Lao động có trình độ đại học

trở lên 4,8%

Lao động đã qua

đào tạo 17,7%

Nguồn : Điều tra mẫu về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê 2008


Năm 2010 tỷ trọng lao động đã qua đào tạo đạt khoảng 30%, tuy nhiên chất lượng còn chưa cao. Trong thời gian qua, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của đất nước chủ yếu vẫn nhờ vào vốn (chiếm 64%), nhân tố trí tuệ chỉ chiếm 25% (trong khi đó, giai đoạn đầu công nghiệp hoá của các nước NICs, mức đóng góp của nhân tố trí tuệ vào tăng trưởng là 60%, của vốn là 21%). Giá trị xuất khẩu tuy khá cao, nhưng hiệu quả còn thấp. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản sơ chế và là nguyên liệu thô. Tỷ lệ sản phẩm chế biến chỉ chiếm 24% (trong khi đó, con số này ở Trung Quốc là 88%) đồng thời các sản phẩm công nghệ cao chiếm tỷ lệ không đáng kể…[75]

Bảng 2.6 Chỉ số chất lượng giáo dục ở một số nước châu Á 2005 (Điểm 10)



STT


Tên nước

Chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực


Sự thành thạo về tiếng Anh


Sự thành thạo công nghệ cao

1

Hàn Quốc

6,91

4,0

7,0

2

Singapore

6,81

8,33

7,83

3

Nhật Bản

6,50

3,50

7,50

4

Đài Loan

6,04

3,86

7,62

5

Ấn Độ

5,76

6,62

6,75

6

Trung Quốc

5,73

3,62

4,37

7

Malaysia

5,59

4,00

5,50

8

Hồng Kông

5,20

4,50

5,43

9

Philiphine

4,53

5,40

5,00

10

Thái Lan

4,04

2,82

3,27

11

Việt Nam

3,79

2,62

2,50

12

Indonesia

3,44

3,00

2,50

Nguồn : Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục 2009

Theo Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo và nguồn nhân lực của Việt Nam không cao, chỉ đạt 3,79/10; sự thành thạo về tiếng Anh đạt 2,62; sự thành thạo công nghệ cao đạt 2,50. Trong số 12 nước châu Á đưa vào bảng thống kê, Việt Nam đứng thứ 11. Hàn Quốc đứng đầu với chỉ số tổng hợp chất lượng

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí