Chỉ Số Phát Triển Con Người Hdi Của Việt Nam Và Một Số Nước


giáo dục là 6,91 điểm; Singapore thứ hai (6,81), song lại dẫn đầu về thành thạo tiếng Anh (8,33) và thành thạo công nghệ cao (7,83) (Xem bảng 2.6 trang trước).

Các chuyên gia nước ngoài khi nghiên cứu về hệ thống giáo dục Việt Nam đều có nhận xét chung cho rằng, “giáo dục Việt Nam là nền giáo dục cho người giàu”. Bởi lẽ, ở Thuỵ Sĩ 70% học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở đi vào học nghề, ở Trung Quốc là 60%, Đài Loan 66%, trong khi ở Việt Nam chỉ 10%.

Về chỉ số phát triển chung thì, theo Báo cáo phát triển con người năm 2009 của Liên Hợp Quốc, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2009 là 0,742 xếp hạng 116/182 quốc gia Bảng 2.7 dưới đây cho thấy sự gia tăng chỉ số HDI của Việt Nam, một số nước trong khu vực và những quốc gia đứng đầu thế giới.

Bảng 2.7 Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam và một số nước


Quốc Gia

Năm

1990

Năm

1995

Năm

2000

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Nauy

0.924

0.948

0.961

0.968

0.970

0.971

Nhật

0.918

0.931

0.943

0.956

0.958

0.960

Mỹ

0.923

0.939

0.949

0.955

0.955

0.956

Singapore

0.851

0.884

-

-

0.942

0.944

Malaysia

0.737

0.767

0.797

0.821

0.825

0.829

Thái Lan

0.706

0.727

0.753

0.777

0.780

0.783

Trung Quốc

0.608

0.657

0.719

0.756

0.763

0.772

Philippin

0.697

0.713

0.726

0.744

0.747

0.751

Việt Nam

0.599

0.647

0.690

0.715

0.720

0.735

Indonesia

0.624

0.658

0.673

0.729

0.729

0.734

Ấn độ

0.489

0.511

0.556

0.596

0.604

0.612

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 14

Nguồn : Tổng hợp từ : Human Development Report 2000-2009

Đánh giá lĩnh vực đào tạo dưới giác độ và các tiêu chí của nền kinh tế tri thức, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2009 thì chúng ta đứng ở vị trí thứ 99/145 nước. Bảng 2.8 (trang bên) cho ta thấy tương quan về chỉ số đánh giá về đào tạo của Việt Nam và một số nước năm 2009.

Về đội ngũ cán bộ khoa học, tính đến cuối năm 2009, Việt Nam có hơn 1.800.000 người đạt trình độ đại học và cao đẳng, 40.000 thạc sỹ, hơn 16.500 tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, hơn 8.200 Giáo sư, phó Giáo Sư. Số người có trình độ cao đẳng, đại học được bổ sung hàng năm khoảng trên 235.000 người. Sự phân bổ về số lượng các tiến sỹ không


đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước. Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 90% tổng số tiến sỹ cả nước. Trong hai vùng này thì số lượng các tiến sỹ lại tập trung chủ yếu ở hai thành phố Hà Nội (63,82%) và Thành phố Hồ Chí Minh (19,33%). [7],[31]

Bảng 2.8 Xếp hạng về đào tạo của Việt Nam và một số quốc gia, vùng lãnh thổ - 2009

Xếp hạng


Quốc gia

KEI

Đào tạo

2009

2000

2009

2000

x

G7

8.72

8.95

8.75

8.67

13

Mỹ

9.02

9.32

8.74

9.13

14

Nhật

8.42

8.92

8.67

8.93

x

Tây Âu

8.76

8.97

8.29

8.51

28

Hàn Quốc

7.82

8.23

8.09

8.35

31

Đài Loan

8.45

8.63

7.97

7.92

x

Nhóm nước thu nhập cao

8.23

8.23

7.47

7.52

64

Thái Lan

5.52

5.69

5.58

5.37

68

Hồng Kông

8.32

8.08

5.37

5.84

70

Singapore

8.44

8.66

5.29

6.52

83

Philippines

4.12

4.62

4.69

5.47

93

Malaysia

6.07

6.17

4.21

4.58

94

Trung Quốc

4.47

3.92

4.20

3.71

99

Việt Nam

3.51

2.90

3.66

3.73

101

Indonesia

3.29

3.22

3.59

3.59

x

Nhóm thu nhập trung bình thấp

3.78

3.85

3.32

3.56

113

Ấn Độ

3.09

3.17

2.21

2.41

Nguồn : Tổng hợp từ số liệu Ngân hàng Thế giới 2010

Trong mười một năm kể từ 1998 đến 2009 cả nước đã có 312 trường đại học, cao đẳng được thành lập, nâng cấp. Đến tháng 9/2009, cả nước có 412 trường đại học, cao đẳng trong đó 77 trường ngoài công lập. Với hơn 1,7 triệu sinh viên, quy mô đào tạo năm 2008-2009 tăng gấp 13 lần năm 1987. Hiện, 40/63 tỉnh thành có trường đại học, 60 địa phương có trường cao đẳng. Việc thành lập, nâng cấp này đã giúp thu hút học sinh vùng khó khăn. Bình quân 5 năm (2004-2008), tỷ lệ thí sinh trúng tuyển ĐH, CĐ chính quy có


hộ khẩu tại vùng cao, miền núi, kinh tế khó khăn là 26%, số sinh viên nông thôn và miền núi là gần 65% và số sinh viên nữ là gần 52% so với tổng số sinh viên trúng tuyển. [75]

Giai đoạn 2008-2009, Chính phủ đã dành 2% chi ngân sách nhà nước (tương đương khoảng 0,5% GDP) đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, gấp khoảng 2,5 lần so với năm 2001. Đây là một cố gắng rất lớn.nguồn chi ngân sách của Nhà nước; các chi phí của khu vực sản xuất - kinh doanh cho khoa học công nghệ đạt dưới 0,3% GDP. Như vậy, tính đến hết 2008, tổng đầu tư toàn xã hội cho kho học công nghệ đạt khoảng 0,8% GDP tương đương với 8,4 USD/người. Nếu so với các nước, năm 2002 (trước đó 6 năm), con số này ở Hàn Quốc là 212 USD (gấp 25 lần), ở CHLB Đức là 511 USD (gấp 61 lần), ở Hoa Kỳ là 794 USD (gấp 95 lần).

Với số lượng phát triển nhanh, về chất lượng còn chưa cao, vẫn còn khoảng cách so với các nước tiên tiến trong khu vực và mặt bằng của thế giới, chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, đầu tư tốt hơn nữa nhằm tăng nhanh cả chất và lượng nguồn nhân lực, đội ngũ khoa học kỹ thuật cho đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế.

2.1.2.3 Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)

Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một điểm sáng trong phát triển kinh tế tri thức với tỷ trọng đóng góp cao trong các tiêu chí phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam. Sự lớn mạnh của ICT Việt Nam không chỉ thể hiện ở cả xếp bậc thứ hạng mà còn cả quy mô ngành và thị trường cũng như tốc độ phát triển. Tổng giá trị ngành công nghiệp công nghệ thông tin Việt nam (không tính công nghiệp điện tử gia dụng và viễn thông) năm 2006 là 1.74 tỷ USD, tăng 22.1% so với năm 2005, trong đó, tốc độ tăng trưởng công nghiệp phần mềm, dịch vụ là 32%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp phần cứng, một phần quan trọng nhờ sự đóng góp của ngành công nghiệp nội dung số và dịch vụ gia công phần mềm cho nước ngoài.

Ngành công nghiệp phần mềm, dịch vụ Việt Nam đạt doanh số 360 triệu USD trong năm 2006, trong đó 255 triệu USD từ thị trường nội địa (chiếm 70.1%) và 105 triệu USD từ gia công xuất khẩu (chiếm 29.9%), tăng 44% so với năm trước. Gia công xuất khẩu phần mềm tăng 50%, thị trường phần mềm/dịch vụ trong nước tăng 41.6%. Doanh số công nghiệp phần mềm năm 2007 vượt ngưỡng 500 triệu USD - là mục tiêu chúng ta đã dự kiến đạt trong năm 2005. Chậm 2 năm so với kế họach, tuy nhiên chúng ta hy vọng các năm sau sẽ tăng trưởng cao hơn nữa (Bảng 2.9 trang bên).


Bảng 2.9 Giá trị công nghiệp công nghệ thông tin Việt nam 2002-2006

Đơn vị tính: Triệu USD



Năm

Phần mềm/Dịch vụ


Phần cứng


Tổng

Phục vụ thị

trường nội địa

Gia công

xuất khẩu

Tổng

2002

65

20

85

550

635

2003

90

30

120

700

820

2004

125

45

170

760

930

2005

180

70

250

1150

1400

2006

255

105

360

1380

1740

Nguồn: Tổng hợp từ [71]

Đến 2008, tồng doanh thu ngành công nghệ thông tin đạt 5,22 tỷ USD trong đó phần cứng đạt 4,1 tỷ USD, Phần mềm đạt 680 triệu USD, công nghiệp nội dung số đạt 440 triệu USD. Tổng nhân lực trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin ước trên 200.000 người, trong đó lao động thuộc lĩnh vực phần cứng là 110.000 người, phần mềm 57.000 người, lĩnh vực nội dung số là 33.000 người. [65]. Hình 2.7 dưới đây và Hình 2.8 (trang bên) cho ta hình dung mức độ phát triển Internet, điện thoại và máy tính đến các hộ gia đình.

Hình 2.7 Số máy tính và truyền hình màu/100 dân


Nguồn : [65] - Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam 2009

Riêng Internet đã tăng 25%, đứng thứ 17 thế giới về số lượng người dùng, nhưng thứ 93 thế giới về tỷ lệ người dùng. Sau 12 tháng (tháng 5/2006 đến tháng 5/2007), số thuê bao Internet quy đổi tăng 27%, số người dùng Internet tăng 25%. Đây là tốc độ tăng trưởng không cao, các năm trước thường duy trì tốc độ tăng mỗi năm gấp đôi. Năm trước cũng duy trì tốc độ tăng trên 80%.


Hình 2.8 Số thuê bao điện thoại cố định/100 dân


Nguồn : [65] - Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam 2009

Tỷ lệ người dùng Internet trên số dân hiện nay của Việt nam gần đạt con số 20%, tăng thêm 4% sau 1 năm. Cũng trong thời gian này, tỷ lệ người dùng Internet thế giới chỉ tăng thêm 1.5%. Nếu giữ được nhịp độ tăng trưởng này, năm 2008 sẽ đạt được mục tiêu 25% đặt ra trong Qui hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 sớm hơn 2 năm. Với số lượng trên 16 triệu người dùng Internet, Việt nam trở thành quốc gia có số người dùng Internet xếp thứ 17 thế giới, và thứ 6 trong khu vực châu Á (sau Trung quốc, Ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc và Indonesia). Số liệu đến tháng 5/2009 về tình hình sử dụng Internet của VN như Bảng 2.10 dưới đây.

Bảng 2.10 Tình hình sử dụng Internet của Việt Nam đến 05/2009


Nguồn : [65] - Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam 2009

Tuy nhiên nếu tính theo tỷ lệ dân truy cập Internet thì hiện nay Việt Nam vẫn đang ở thứ hạng khá khiêm tốn: xếp thứ 9 trong khu vực châu Á và thứ 93 trên thế giới.

Về tình trạng vi phạm bản quyền, Tháng 5/2008, như thường lệ, Liên minh Doanh nghiệp phần mềm (BSA) và IDC công bố báo cáo vi phạm bản quyền phần mềm 2008.


Đây là năm được đánh giá là tỷ lệ vi phạm nói chung giảm khá nhiều. Trong số 108 quốc gia có tên trong danh sách, 77 quốc gia giảm và chỉ có 8 quốc gia là tăng. Tuy nhiên do ở những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao, lượng máy tính sử dụng tăng nhanh nên tính chung toàn cầu, tỷ lệ vi phạm tăng thêm 3% lên 38% (3năm trước con số này giữ ở mức 35%), và giá trị phần mềm vi phạm tăng thêm 8 tỷ USD –lên 48 tỷ USD. Nga là quốc gia được đánh giá có tiến bộ nổi bật khi giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền từ 80% xuống 73%. Trung quốc giữ nguyên mức 82%. Tỷ lệ vi phạm của Việt nam năm qua là 85%, giảm được 3% so với năm trước. Như vậy là sau 3 năm, Việt nam giảm được 7%, và từ nước đứng đầu danh sách, đến nay Việt nam nằm ngoài danh sách 9 nước đứng đầu. Iraq cùng Việt nam xếp chung vị trí thứ 10 – 11. BSA đánh giá lẽ ra tỷ lệ vi phạm của Việt nam giảm xuống còn 81% nếu thị trường máy tính Việt Nam không tăng nhanh như năm qua. Dù tỷ lệ vi phạm giảm, nhưng giá trị vi phạm của Việt Nam đã lên tới con số 200 triệu USD, hơn gấp đôi năm trước đó.

Về chỉ số sẵn sàng kết nối Networked Readiness Index (NRI), theo định nghĩa của World Economic Forum (WEF), NRI là ''mức độ chuẩn bị của một nước hay cộng đồng để tham gia và hưởng lợi từ các phát triển của công nghệ thông tin”. Chỉ số này do WEF công bố trong Global Information Technology Report hàng năm (từ 2001) và được tính từ ba yếu tố: môi trường điều phối và kinh tế vĩ mô cho công nghệ thông tin, sự sẵn sàng của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ cho việc sử dụng và thụ hưởng công nghệ thông tin, và mức độ sử dụng công nghệ thông tin. Năm 2002 trong xếp hạng chỉ có 75 nước, năm 2003 có 82 nước, năm 2004 có 102 nước, năm 2005 có 104 nước, năm 2006 có 115 nước, năm 2007 có 122 nước và năm 2008 lên đến 127 nước. Báo cáo Global IT Report (2007- 2008) được công bố tháng 4/2008, Việt nam xếp thứ 73 với 3.67 điểm. Như vậy so với vị trí 82/122, năm nay Việt nam tăng thứ hạng 9 bậc, điểm tăng từ 3.40 lên 3.67. Đây là thành tích cao của Việt nam, sau 2 năm tụt hạng. Đứng đầu danh sách vẫn là Đan mạch. Trong top 10, Hàn quốc ở vị trí thứ 9 - tăng hẳn 10 bậc so với năm 2007.

Về chỉ số sẵn sàng cho kinh tế điện tử (EIU), đây là xếp hạng hàng năm của Economist Intelligence Unit (thuộc tạp chí The Economist –Anh) phối hợp với IBM Institute for Business Value và công bố trong báo cáo có tên là “EreadinessRanking 2008: Maintaining Momentum”. Năm 2008, chỉ số của các nước đều tăng và khoảng cách số (digital divide) giữa các quốc gia tiếp tục thu hẹp lại. Việt nam xếp hạng thứ 65 - giữ nguyên thứ hạng so với năm 2007. trong tổng số 70 nước (4.03 điểm – tăng so với điểm

3.73 của năm 2007). Vị trí của Việt nam trong danh sách năm 2003 và 2002 là 56/60, 2004 là 60/65, 2005 là 61/65, 2006 là 66/68 và 2007 là 65/69.


Về mức độ chính phủ điện tử, chỉ số Chính phủ điện tử đo năng lực v à mức độ sẵn sàng của từng quốc gia trong việc xây dựng Chính phủ điện tử dựa trên nền tảng ICT thông phát triển đất nước. Năng lực được đánh giá qua mức độ đầu tư tài chính, hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách, tổ chức quản lý; còn mức độ sẵn sàng được đánh giá qua khả năng cung cấp thông tin và tri thức cho dân chúng và doanh nghiệp. Chỉ số này được tính dựa trên 3 yếu tố cơ bản: sự hiện diện của các trang web do chính phủ xây dựng; Hạ tầng ICT và nền giáo dục đào tạo ; Các yếu tố này được tính và thể hiện qua 3 chỉ tiêu: Chỉ số web (Web Measure Index) ; Chỉ số hạ tầng viễn thông (Telecommunication Infrastructure Index); Chỉ số nguồn nhân lực (Human Capital Index).

Báo cáo của UNPAN - mạng lưới trực tuyến về hành chính công và tài chính c ủa Liên Hợp Quốc - công bố tháng 3/2008 (báo cáo gần đây nhất công bố tháng 12/2005) cho thấy, chỉ số CPĐT Việt nam đã tăng lên đáng kể: từ 0.364 điểm năm 2005 lên 0.4558 điểm năm 2008. Việt nam được xếp thứ 91, tiếp tục tăng hạng hẳn 16 bậc so với các năm trước (năm 2005: xếp thứ 105, năm 2004: xếp thứ 112).

Điểm số cho chỉ số Web của Việt Nam năm 2008 là 0.4448 (tăng nhiều so với năm 2005 là 0.2231 và tăng rất nhiều so với con số 0.143 của 2004), chỉ số hạ tầng viễn thông là 0.1081 (năm 2005 là 0.0489, năm 2004 là 0.040), chỉ số nguồn nhân lực là 0.815 (năm 2005 là 0.82, năm 2004 là 0.83). Chỉ số Chính phủ điện tử được tính bằng giá trị trung bình của 3 chỉ số này, và việc tăng 16 bậc của Chính phủ điện tử Việt Nam là nhờ tăng chỉ số Web và chỉ số hạ tầng viễn thông, còn chỉ số nguồn lực tăng không đáng kể. Trong khu vực, Việt Nam đứng thứ 6 sau Singapore, Malaysia, Thaland, Philippines và Brunei. Indonesia bị tụt hạng xếp sau Việt nam.

Nhìn chung, bức tranh về ICT của Việt Nam là sáng so với những khu vực khác, tuy nhiên, chỉ số ICT của Việt Nam tính về tổng thể vẫn ở mức trung bình yếu, xếp hạng 78/146 quốc gia năm 2009 (Bảng 2.11 trang bên).

Trong thời gian qua, vị trí của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới sáng sủa hơn, nhiều thứ hạng được cải thiện và qua đó thị trường cũng không ngừng phát triển. Tuy nhiên khi sự phát triển của công nghệ thông tin gắn chặt với sự phát triển kinh tế của từng quốc gia và nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng tăng trưởng được bổ sung thêm vào để đánh giá thì Việt nam đang đứng trước không ít thách thức trong cố gắng cải thiện đáng kể vị thế công nghệ thông tin quốc gia cũng như mở rộng thị trường công nghệ thông tin của quốc gia trên bản đồ toàn cầu.


Bảng 2.11: Xếp hạng ICT Việt Nam và một số quốc gia, vùng lãnh thổ - 2009

Xếp hạng


Quốc gia

KEI

ICT

2009

2000

2009

2000

7

Hồng Kông

8.32

8.08

9.33

9.37

8

Singapore

8.44

8.66

9.22

9.29

10

Đài Loan

8.45

8.63

9.13

9.11

14

Mỹ

9.02

9.32

8.83

9.52

x

G7

8.72

8.95

8.80

8.97

x

Tây Âu

8.76

8.97

8.78

9.00

19

Hàn Quốc

7.82

8.23

8.60

9.28

x

Nhóm nước thu nhập cao

8.23

8.23

8.42

8.35

28

Nhật

8.42

8.92

8.00

8.72

41

Malaysia

6.07

6.17

7.14

7.33

64

Thái Lan

5.52

5.69

5.64

5.04

78

Việt Nam

3.51

2.90

4.85

2.95

87

Trung Quốc

4.47

3.92

4.33

4.80

x

Nhóm thu nhập trung bình thấp

3.78

3.85

3.85

4.13

96

Philippines

4.12

4.62

3.60

4.41

110

Indonesia

3.29

3.22

2.72

3.55

115

Ấn Độ

3.09

3.17

2.49

2.87

Nguồn : Tổng hợp từ số liệu Ngân hàng Thế giới 2010

2.1.2.4 Hệ thống đổi mới

Xét về các chỉ số liên quan đến hệ thống đổi mới quốc gia, so sánh với các nước thuộc khối G7, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia thì chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp, và nhìn chung, đang tụt hậu khá xa so với nhiều nước khác. Nhiều số liệu thống kê, Việt Nam chưa thu thập được, một số số liệu có được, như tỷ lệ đầu tư nước ngoài/GDP; cơ cấu các ngành thương mại, công nghiệp chế biến trong GDP; số cán bộ R&D trên 1 vạn dân; tổng chi cho R&D trong GDP…, cho thấy, các số liệu này thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Bảng 2.12 (trang bên) cho ta những tiêu chí hình thành đánh giá hệ thống đổi mới của Việt Nam so với một số quốc gia năm 2009, theo đó xếp hạng về hệ thống đổi mới của nước ta xếp thứ 115/146 quốc gia, thấp hơn so với cả Indonesia, Philippines và dưới xa so với Thái Lan, Malaysia.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2024