Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Tại Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới – Ý Nghĩa Đối Với Việt Nam

phân biệt đối xử, thoát khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự lạm dụng, xâm hại về thể xác và tinh thần, bị lơ là và xao nhãng, bị đối xử tàn tệ. Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục, không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Luật Trẻ em 2016 nghiêm cấm lạm dụng, bóc lột sức lao động, hoặc khai thác thương mại trẻ em dưới bất kỳ một hành vi nào, hoặc bất kì một tình huống có chủ ý của cá nhân, tổ chức hay của cộng đồng nhằm tước đoạt quyền và sự tự do của trẻ em, gây nguy hại đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ. Ngay từ đầu Chương II, Luật trẻ em 2016 đã quy định rõ, trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển, quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân, bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh, quyền bí mật đời sống riêng tư. Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt, được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy; quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác. Quyền sống và hưởng các quyền của một con người giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất, không bị những xâm hại tiêu cực

mà xã hội mang lại, giúp các em trở thành con người có ích cho xã hội, cho đất nước trong tương lai.

Xác định việc bảo vệ đầy đủ các quyền của trẻ em là vấn đề cấp bách và quan trọng, Luật Trẻ em 2016 đã quy định về 03 cấp độ bảo vệ trẻ em và trách nhiệm thực hiện; căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 thì việc bảo vệ trẻ em có thể được thực hiện theo các cấp độ: Phòng ngừa; Hỗ trợ; Can thiệp. Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Bên cạnh đó, Luật Trẻ em 2016 có những quy định về quyền tham gia của trẻ em bao gồm: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em (Điều 33). Đồng thời, trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng (Điều 34). Như vậy, Trẻ em được tham gia vào tất cả những vấn đề liên quan đến trẻ em thông qua các hình thức như: Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, sự kiện; thông qua tổ chức

đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn TCNS Hồ Chí Minh; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoạt động vì trẻ em; hoạt động của các câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em được thành lập theo quy định của pháp luật: tham vấn, thăm dò, lấy ý kiến trẻ em; bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trực tiếp hoặc qua kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và các hình thức khác.

Luật Giáo dục 2019 quy định quyền của người học là được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh (Điều 83). Luật cũng quy định các nhiệm vụ của nhà giáo cần thực hiện, trong đó có hành vi tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học (Điều 69). Luật này có quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục bao gồm hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.Cùng với đó là quy định về trách nhiệm của xã hội (Điều

97) là tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học (Điều 93). Từ những quy định trên có thể thấy, pháp luật Việt Nam có có sự quan tâm và nhận thức đầy đủ về việc bảo vệ quyền trẻ em trong hoạt động giáo dục và việc tạo lập môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh trong khuôn khổ nhà trường có đóng góp to lớn của người quản lý nhà trường, giáo viên. Góp ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc thực hiện quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh.

Bộ luật Dân sự năm 2015 để bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ trẻ em trong quan hệ pháp luật dân sự, trong hoạt động tố tụng dân sự, Bộ luật đã xác định năng lực hành vi dân sự đối với người chưa thành niên, năng lực hành vi dân sự của trẻ em trong một số giao dịch dân sự mà các em được tự mình tham gia... (Điều 21).

Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2019 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 dành riêng một số quy định tại Điều 143 về lao động chưa thành niên. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách (Điều 144). Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật này và phải bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi; nghiêm cấm nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên. Các quy định này đã góp phần phòng ngừa các trường hợp bóc lột sức lao động trẻ em, buộc người sử dụng lao động sử dụng phải tôn trọng và đảm bảo các quyền lợi của trẻ em.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nhằm hướng tới xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; bảo vệ tốt hơn các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Chương V

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Quan hệ giữa cha, mẹ và con). Luật cũng chú ý bảo vệ quyền của trẻ em trong những vụ việc giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật và trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn (Điều 12 và Điều 14).

Bộ luật Hình sự (BLHS) - một văn bản quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em - đã có những quy định cụ thể bảo vệ trẻ em trên hai phương diện: trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm và trẻ em là chủ thể của tội phạm. Trên phương diện trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm, BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015) đã thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta trong xử lý các tội phạm với trẻ em theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đây là nhóm hành vi

Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên - 5

gây ra những sang chấn tâm lý tiêu cực mạnh mẽ và có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của trẻ nên đa phần được quy định là những tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 đã có những quy định mới thể hiện rõ hơn quan điểm bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân cho trẻ em. Trong đó, đáng chú ý là các quy định như bổ sung hành vi “thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác” bên cạnh hành vi giao cấu trong dấu hiệu định tội của các tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145) và hành vi “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” (Điều 147). BLHS năm 2015 cũng đã quy định cụ thể đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên cơ sở kế thừa và sửa đổi, bổ sung chính sách xử lý hình sự đối với nhóm trẻ em này trong Chương XII - Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã một lần nữa khẳng định “xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội” (khoản 1 Điều 91). Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội nói chung và trẻ em phạm tội nói riêng được xem là một thủ tục đặc biệt. Thủ tục này đã tối đa hóa các yêu cầu để trẻ em không bị ảnh hưởng tâm lý và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ. Trên tinh thần đó, Điều 415 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 yêu cầu điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên và đây cũng là một trong những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng; Điều 416 quy định: trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bên cạnh việc xác định được các đối tượng cần chứng minh như các vụ án hình sự người đã thành niên phạm tội thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định thêm các đối tượng

chứng minh đặc thù của người dưới 18 tuổi phạm tội nữa như mức độ nhận thức, điều kiện sống và giáo dục, nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội…

Trẻ em luôn luôn là đối tượng cần phải được quan tâm và ưu tiên bảo vệ nhất trong xã hội. Đem đến một môi trường an toàn là cách tốt nhất để bảo vệ các em. Để có một môi trường an toàn thì hệ thống pháp luật là điều kiện tiên quyết, bên cạnh đó là sự chung tay của các cơ quan hành pháp, tư pháp, của hệ thống hỗ trợ - bảo vệ trẻ em cũng như những người làm việc trong đó.

Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã rất tích cực tham mưu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng ban hành và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành theo thẩm quyền để hoàn thiện đầy đủ hệ thống hành lang pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật nhằm chỉ đạo thực hiện kịp thời, đầy đủ các chỉ đạo cấp trên và các qui định của Ngành Giáo dục nhằm xây dựng môi trường sư phạm, văn hóa học đường, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả trong các cơ sở giáo dục, chú trọng công tác giáo dục toàn diện người học; đặc biệt là giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa ứng xử, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần trách nhiệm công dân cho học sinh tại các nhà trường. Bộ trưởng đã ban hành theo thẩm quyền 25 văn bản, gồm các thông tư, quyết định, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo điều hành và văn bản hành chính khác như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 18/2017/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Quyết định số 1501/QĐ- TTg 28/8/2015 phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” và Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025” của Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành: Thông tư số

31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông; Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ GDĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021; Chỉ thị số 1572/CT-BGDĐT ngày 12/05/2016 của Bộ GDĐT về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em, học sinh, sinh viên... Với hệ thống văn bản quy phạm, chỉ đạo chặt chẽ, đầy đủ, kịp thời này để các cơ sở giáo dục trong toàn quốc bảo đảm tốt an ninh, an toàn trường học; bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường…

Thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay trước thực trạng bạo lực học đường, Bộ GD-ĐT cũng có nhiều Thông tư liên quan cũng như những văn bản cá biệt, chỉ thị về nội dung này, mới đây nhất là Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục. Qua đó, là tiền đề để các cơ sở giáo dục trong toàn quốc bảo đảm tốt an ninh, an toàn trường học; bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường…

Tóm lại, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường rất đầy đủ. Việc Bộ GD-ĐT đã ban hành đến 25 văn bản liên quan tới phòng chống bạo lực học đường cho thấy nỗ lực là có nhưng tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường vẫn gia tăng, thậm chí xuất hiện những vụ việc có diễn biến phức tạp, mức độ nghiêm trọng và gây bức xúc trong dư luận xã hội..

1.3. Thực trạng bạo lực học đường tại một số quốc gia trên thế giới – ý nghĩa đối với Việt Nam

1.3.1 Tình hình bạo lực học đường ở một số nước trên thế giới

Theo số liệu của UNESCO năm 2017, tỉ lệ trẻ em và vị thành niên là nạn nhân của bạo lực học đường hằng năm lên đến 246 triệu người trên toàn thế giới; tỉ lệ học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 15 bị lạm dụng vào bạo lực ở 30 quốc gia dao động từ 9-73%. Đặc biệt, số liệu của Plan Internationl và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) khảo sát trên 5 quốc gia: Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakista và Nepal cho thấy, cứ 10 em học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ số học sinh hứng chịu nạn bao lực đứng thứ 2 với 71%, chỉ đứng sau Indonesia[45].

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu em trai và 4 triệu em gái trực tiếp liên quan đến bạo lực học đường[8] và con số này đang ngày một tăng cao ở tất cả những lớp học và cấp học khác nhau, không chỉ ở các học sinh nam mà thực tế lại có nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng gây hậu quả rất nghiêm trọng. Nguyên nhân đẫn đến đánh nhau rất đơn giản như “nhìn đểu”, xinh hơn bạn, người mới đến, học giỏi, không giúp đỡ bạn làm bài… Cách xử lý thì bằng đủ vật dụng từ giày dép, guốc, cặp sách, ghế ngồi, dây lưng,…điều lo ngại hơn cả là sự thờ ơ của các em, khi chỉ xúm xùm vào quay phim và chụp ảnh bạn tung lên mạng.

Ở châu Á, bạo lực học đường cũng trở thành một vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục nói chung và xã hội nói riêng. Tổ chức cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International công bố về tình trạng bạo lực trong các trường ở châu Á. Báo cáo dựa vào kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế với 9.000 học sinh lứa tuổi 12 – 17, các giáo viên, hiệu trưởng, phụ huynh tại 5 quốc gia: Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal. Theo báo cáo này, tình trạng bạo lực trong các trường học Châu Á đang ở mức báo động. Chỉ tính trong 6 tháng (10/2017- 3/2018), số học sinh bị bạo lực tại trường học của Indonesia là 75%, Việt Nam đứng thứ 2 với 71%)[42].

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí