ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------****--------
MAI THỊ THANH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH NINH BÌNH
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình - 2
- Du Lịch Là Ngành Kinh Tế Quan Trọng Của Đất Nước .
- Du Lịch Góp Phần Củng Cố Và Phát Triển Các Mối Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế.
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Văn Thông
Hà Nội – Năm 2007
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương 1 : Du lịch ngành Kinh tế quan trọng trong nền KTQD -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn 6
1.1 Khái quát chung về hoạt động du lịch 6
1.1.1 Khái niệm về du lịch và lịch sử ngành kinh doanh du lịch 6
1.1.2 Đặc thù của sản phẩm du lịch 9
1.2.3 Các loại hình du lịch 11
1.2 Vai trò của ngành du lịch trong nền KTQD 15
1.2.1 Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của đất nước 15
1.2.2 Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển 17
1.2.3 Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động 18
1.2.4 Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ KTQT 19
1.3 Khái quát tình hình phát triển du lịch Việt Nam 21
1.3.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành Du lịch 21
1.3.2 Tình hình phát triển ngành du lịch Việt Nam 24
1.4 Kinh nghiệm phát triển ngành du lịch ở một số địa phương ở nước ta 28
1.4.1 Kinh nghiệm của Thủ đô Hà Nội 28
1.4.2 Kinh nghiệm của Hải Phòng 30
1.4.3 Kinh nghiệm của Quảng Ninh trong phát triển du lịch 31
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình 36
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch Ninh Bình 36
2.1.1 Những nhân tố về điều kiện tự nhiên, KT -XH tác động đến sự phát
triển du lịch NB 36
2.1.2 Nguồn tài nguyên phát triển du lịch Ninh Bình 44
2.2 Đặc điểm chung về tình hình phát triển ngành du lịch Ninh Bình 47
2.2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch 47
2.2.2 Đặc điểm cơ sở vật chất và đầu tư phát triển ngành du lịch 55
2.2.3 Lực lượng lao động tham gia trong ngành du lịch 61
2.3 Thực trạng các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 65
2.3.1 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng 65
2.3.2 Kinh doanh du lịch lữ hành 69
2.3.3 Kinh doanh vận chuyển hành khách 73
2.4 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh du lịch Ninh Bình 76
2.4.1 Những kết quả đạt được 76
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 79
2.4.3 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm phát triển mạnh KTDL Ninh
Bình 81
Chương 3: Định hướng và Giải pháp phát triển ngành kinh tế du lịch
Ninh Bình 83
3.1 Định hướng phát triển ngành kinh tế du lịch Ninh Bình 83
3.1.1 Các quan điểm cơ bản 83
3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch Ninh Bình 84
3.1.2.1 Định hướng chung trong phát triển ngành du lịch Ninh Bình 84
3.1.2.2 Mục tiêu phát triển đến năm 2010 và 2020 86
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển ngành kinh tế du lịch Ninh Bình 88
3.2.1 Về phía Nhà nước 88
3.2.1.1 Công tác quản lý quy hoạch các hoạt động du lịch 88
3.2.1.2 Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các
hoạt động kinh doanh du lịch 93
3.2.1.3 Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực 97
3.2.1.4 Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch Ninh Bình 99
3.2.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 101
3.2.2.1 Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch 101
3.2.2.2 Đẩy mạnh liên kết và hợp tác trong hoạt động kinh doanh du lịch 105
3.2.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền và quảng cáo cho các hoạt động
du lịch 106
Kết luận 109
Danh mục TLTK 111
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
ANTT An ninh trật tự
CSHT Cơ sở hạ tầng
CNDV Chủ nghĩa duy vật
DNXD Doanh nghiệp xây dựng
HĐND Hội đồng nhân dân
KTDL Kinh tế du lịch
UBND Uỷ ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
TW Trung ương
QLNN Quản lý Nhà nước
VSMT Vệ sinh môi trường
1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên Thế giới. Kinh doanh du lịch cũng có lịch sử hơn 150 năm qua. Nếu được tổ chức kinh doanh và phát triển tốt thì đây là một trong những ngành kinh tế năng động nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho mỗi quốc gia.
Để tạo điều kiện phát triển nhanh và bền vững ngành du lich, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “ Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực”.[42]
Có thể thấy, để phát triển du lịch thì việc khai thác tiềm năng du lịch có hiệu quả là rất cần thiết. Trên thế giới, về lý luận tiềm năng du lịch đã được nghiên cứu tương đối cụ thể. Các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển như Mỹ, Pháp, Thái Lan, Nhật Bản....đã có rất nhiều thành công trong việc khai thác tiềm năng du lịch nhằm phát triển du lịch. Đối với những nước đang phát triển, nhất là những nước nghèo, nhỏ như Việt Nam thì việc khai thác tiềm năng du lịch tuy đã có cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, du lịch vẫn chưa thực sự trở thành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
Hoà nhập chung vào xu thế phát triển chung của cả khu vực và thế giới, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện và sự nghiệp công nghiệp hoá, một hình ảnh Việt Nam hấp dẫn ngày càng thu hút khách du lịch bốn phương, du lịch đang phấn đấu để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Ninh Bình một vùng đất được hình thành từ rất lâu đời, nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, nơi tiếp giáp và ngăn cách với phía Bắc miền
Trung bởi dãy núi Tam điệp hùng vĩ đã đi vào lịch sử. Ninh Bình có nhiều tiềm năng du lịch: Cùng với cố đô Hoa Lư, Ninh Bình còn có nhiều địa danh di tích lịch sử văn hoá khác như: núi Dục thuý, chùa Non nước, nhà thờ đá Phát Diệm - một kiến trúc độc đáo; Và hàng loạt thắng cảnh như Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng, Vân Long, rừng Quốc gia Cúc Phương, được gọi là ngôi nhà thiên nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng có tầm cỡ như thế, song đến nay du lịch Ninh Bình vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng phong phú về du lịch của mình, chưa thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
Điều đó đặt ra cho du lịch Ninh Bình phải đánh giá đúng thực trạng của ngành và phải có những giải pháp đúng hướng để khai thác triệt để tiềm năng sẵn có và xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, nhằm góp phần thúc đẩy ngành du lịch Ninh Bình phát triển bền vững, hoà nhập với trào lưu phát triển du lịch của khu vực và trên Thế giới, thực hiện đúng vai trò của ngành du lịch trong xây dựng và phát triển của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Với những lý do trên Tôi đã chọn đề tài: “Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình" làm đề tài luận văn cho mình.
2) Tình hình nghiên cứu đề tài:
Ở Việt Nam, hoạt động du lịch trở nên nhộn nhịp vào thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Việc nghiên cứu về du lịch cũng phát triển ngày càng đậm nét theo thời gian. Cụ thể, ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu các hoạt động du lịch dưới nhiều khía cạnh khác nhau như:
- "Kinh tế du lịch và du lịch học"( 2001) của Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình;
- "Kinh tế du lịch" (2006) của GS.TS Trần Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hòa ;
- "Thị trường du lịch" (1998) của Nguyễn Văn Lưu;
- " Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch và dịch vụ du lịch chất lượng cao, trình độ cao phục vụ hội nhập quốc tế" (2003) - đề tài nghiên cứu khoa học của Lê Thị Lan Hương;
- " Nghiên cứu thống kê hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch (2005) của TS. Trần Thị Kim Thu...
Tất cả đều có những giá trị nhất định về lý luận và thực tiễn.
Cùng với xu hướng phát triển du lịch của cả nước, ở phạm vi tỉnh Ninh Bình nói riêng cũng đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch như:
- " Đất ngập nước Vân Long" ( 2004) của GS.TS Vũ Trung Tạng.
- " Dự án qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình" ( 2005) của Viện nghiên cứu và phát triển du lịch.
- "Tiềm năng khu du lịch sinh thái Vân Long góp phần phát triển du lịch Ninh Bình"(2006) của Sở Du lịch Ninh Bình...
- "Mở rộng khu du lịch Tam Cốc - Bích Động để phát triển du lịch khu vực"( 2006) của Võ Quế - Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
- "Sáng tác mẫu mã thuyền vận chuyển du lịch Ninh Bình" của Sở Du lịch Ninh Bình.
- “ Nghiên cứu thử phương tiện vận tải thuỷ đưa đón khách tham quan du lịch tại các điểm du lịch Ninh Bình” đề tài khoa học của PTS. Trịnh Quang Hảo