Những Công Trình Nghiên Cứu Thực Tiễn Về Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường


Với quan niệm “Giới tự nhiên … là thân thể vô cơ của con người”, C.Mác đã chỉ cho chúng ta thấy rằng: con người chỉ là một bộ phận trên cơ thể của giới tự nhiên mà thôi, giống như một bộ phận mắt, tai, mũi... trên cơ thể của con người. Vì vậy, con người không bao giờ có thể sống, tồn tại và phát triển khi bị tách khỏi giới tự nhiên, khỏi môi trường sống của mình, chừng nào mà con người còn tồn tại thì còn phải dựa vào giới tự nhiên, dựa vào môi trường.

Khi cho rằng: “... con người là một bộ phận của giới tự nhiên”, C.Mác

một lần nữa đã khẳng định con người có nguồn gốc từ giới tự nhiên, từ môi trường. Nói cách khác, môi trường tự nhiên là cái có trước con người và xã hội loài người.

Con người sống và tồn tại được là do quá trình lao động của con người kết hợp với môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những thứ thiết yếu của cuộc sống (như không khí, ánh sáng, nước, không gian sống...) và những nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình lao động.

- Trong chương “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người” [70, tr.641] trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” được Ph.Ăngghen viết vào những năm 1873-1883, Ông đã nói rất rõ về mối quan hệ giữa con người - môi trường và tính tất yếu phải BVMT của loài người. Theo Ph.Ăngghen, con người là “một cơ thể phức tạp nhất mà giới tự nhiên sản sinh ra được” [70, tr.475], là sản phẩm cao nhất của sự tiến hóa trong nhiều triệu năm của vật chất. Và “bản thân con người, là sản vật của giới tự nhiên, một sản vật đã phát triển trong một môi trường nhất định và cùng với môi trường đó” [70, tr.55].

Để tiến hành lao động, con người không thể không nhờ đến môi trường tự nhiên “Lao động bắt đầu cùng với việc chế tạo ra công cụ” [70, tr.648]. Công cụ đầu tiên là công cụ săn bắt, đánh cá đến những công cụ hiện đại sau này cũng từ giới tự nhiên. Từ đó, con người ngày càng thống trị giới tự nhiên và “bắt giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích của mình”[70, tr.654] Ph.Ăngghen cho rằng việc cải tạo tự nhiên để phục vụ con người là một tiến bộ xã hội nhưng nếu không theo quy luật thì sẽ bị tự nhiên trả thù, gây những tác dụng phá hủy tất cả những kết quả ban đầu.

Điều này cho thấy, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều có mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau “trong giới tự nhiên, không có cái gì xảy ra


một cách đơn độc cả. Hiện tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại” [70, tr.652]. Trong quá trình lao động sản xuất, con người tác động vào môi trường tự nhiên, làm thay đổi các yếu tố cấu thành môi trường, đáp ứng nhu cầu trước mắt của mình, thì sớm hay muộn sẽ ảnh hưởng tới môi trường sống. Bởi, không phải chỉ có con người tác động, cải biến môi trường tự nhiên mà môi trường tự nhiên cũng tác động ngược trở lại một cách mạnh mẽ đối với con người. Sự tác động ngược trở lại này lại “không lường trước được”, nó có thể “phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên” mà con người đạt được như Ph.Ăngghen cảnh báo:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù chúng ta. Thật thế, mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai, lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước được, những tác dụng thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên của đó [70, tr.654].

Và vì thế, chúng ta hoàn toàn không thể thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại chúng ta phải nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác.

Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình - 3

Bên cạnh, việc chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên, Ph.Ăngghen còn chỉ ra mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên được bắt nguồn từ mâu thuẫn trong quan hệ xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn này, trước hết giải quyết xung đột giữa con người với con người để giải quyết xung đột giữa con người với tự nhiên và nhờ đó thực hiện hài hòa giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người. Theo Ông, “muốn tiến hành sự điều tiết ấy cho được tốt mà chỉ đơn thuần dựa vào nhận thức thôi thì chưa đủ. Cần phải có sự chuyển biến hoàn toàn trong phương thức sản xuất đã tồn tại cho đến nay, và đồng thời, trong chế độ xã hội hiện tại” [70, tr.657]. Bởi, tất cả các phương thức sản xuất cũ chỉ nhằm đạt được những hiệu quả có ích gần nhất và trực tiếp nhất mà không chú ý đến những hậu quả xa, sau này mới xuất hiện. Điển hình là các


nhà tư bản riêng lẻ sản xuất và trao đổi chỉ để thu lợi nhuận trước mắt đã dẫn

đến hậu quả làm cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng kinh tế sau này.

Qua nghiên cứu quan điểm của C.Mác và PhĂngghen về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, giúp cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về mối quan hệ này, từ đó gợi mở những cách thức giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế nói chung và PTKTDL gắn với ĐBANMT nói riêng:

Một là, KTDL có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH, là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Doanh thu từ hoạt động du lịch có thể ngày một tăng nếu biết PTKTDL hài hòa với ĐBANMT.

Hai là, con người là một thực thể của tự nhiên và giới tự nhiên là thành phần của môi trường đặc biệt quan trọng trong đời sống con người, nó bao quanh con người. Vì thế, chúng ta không nên đối lập giữa con người và môi trường tự nhiên.

Ba là, trong quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, con người cần nắm vững quy luật tự nhiên để chinh phục nó một cách hài hòa nhất, đừng tác động vào tự nhiên một cách thô bạo. Con người phải biết bảo vệ giới tự nhiên; không vì lợi ích trước mắt mà tác động xấu đến giới tự nhiên, tất yếu sẽ bị giới tự nhiên tác động ngược trở lại, phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ sự “trả thù” của môi trường tự nhiên.

Các công trình nghiên cứu về cơ sở phát triển kinh tế du lịch gắn với

đảm bảo an ninh môi trường

Công trình “The Economics of Leisure and Tourism” (Kinh tế học về Giải trí và Du lịch) của tác giả John Tribe [148]. Nội dung công trình tâp trung vào một số vấn đề về: Tổ chức và quảng bá hoạt động Giải trí và Du lịch; Giải trí và Du lịch tương quan với môi trường quốc tế; Tác động của Giải trí và Du lịch đối với nền kinh tế quốc gia; Giải trí và Du lịch với các vấn đề về môi trường, sự đầu tư về Giải trí và Du lịch. Trong tiểu mục: Sự đầu tư về Giải trí, tác giả đề cập đến các nhân tố tác động đến sự đầu tư các dự án: lợi nhuận, doanh thu, chi phí vận hành v.v…

Tác giả Nguyễn Thế Chinh trong “Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường” [25], đã phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, những


vấn đề cơ bản về chất lượng môi trường, đánh giá tác động môi trường và phân tích kinh tế của những tác động môi trường, những vấn đề liên quan giữa khan hiếm tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường và những nội dung cơ bản của quản lý môi trường phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và xu hướng biến đổi môi trường toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin, năm 1992), đã đưa ra quan điểm: PTBV là trách nhiệm chung của các quốc gia và toàn nhân loại, với nguyên tắc cơ bản bao trùm và chủ yếu là: kết hợp hài hòa các yếu tố tiến bộ xã hội; đáp ứng nhu cầu của mọi người dân; BVMT sinh thái và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV tại Jo Hannesburrg (Cộng hòa Nam Phi, năm 2002) đã khẳng định: PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa 3 mặt của sự phát triển là phát triển kinh tế (PTKT), phát triển xã hội và BVMT nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

Theo Điều 3, khoản 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam, năm 2017, "Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai" [87, tr.8].

Theo Tổ chức Du lịch thế giới, PTBV trong du lịch là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Sự phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội, mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác BVMT và góp phần nâng cao mức sống cộng đồng địa phương.

- Trong cuốn “Nhà nước Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn” của Lê Thị Thanh Hà, tác giả đã chỉ ra vai trò của nhà nước trong việc BVMT: BVMT là nhiệm vụ tất yếu của mọi nhà nước; Những biểu hiện cụ thể về vai trò của nhà nước hiện đại đối


với việc BVMT: Nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch BVMT gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Nhà nước xây dựng công cụ pháp lý để BVMT; Nhà nước tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ BVMT; Nhà nước huy động cộng đồng dân cư tự giác tham gia vào việc BVMT và tổ chức giáo dục nâng cao ý thức BVMT trong xã hội [45, tr.tr.40-72].

Cuốn “Một số vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở nước ta” của tác giả Nguyễn Danh Sơn [98], đã chỉ ra một số nhận thức mới về BVMT như: tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, xã hội cacbon thấp, ANMT, an ninh sinh thái; ... định nghĩa về vốn tự nhiên như: đất đai, không khí, nước, các sinh vật sống trong sinh quyển cung cấp cho con người các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái cần thiết để tồn tại và khẳng định phát triển với tính chất xanh không thế cho PTBV mà là một cách thức thực hiện PTBV trong đó nhấn mạnh nhiều đến khía cạnh tài nguyên và môi trường.

Theo tác giả Trần Văn Chử trong cuốn “Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng trưởng và phát triển bền vững ở Việt Nam” [26] nội dung cuốn sách tập trung vào trình bày: Mối quan hệ môi trường tự nhiên, con người và quá trình sản xuất xã hội; Nêu một số điều kiện khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường với PTBV, đó là: sự nhận thức của nhà nước và cư dân, hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước; Nguyên tắc kết hợp khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường và PTBV như: tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên không tái tạo.

Các công trình nghiên cứu về nội dung PTKTDL gắn với ĐBANMT

Theo Inskeep E, “Tourism planning: An Integrated and Sustaible Development Approach” - Xây dựng kế hoạch du lịch: Cách tiếp cận dưới góc độ phát triển toàn diện và bền vững [145] tác giả cho rằng, để PTDL bền vững cần phải: Tối ưu hóa các lợi ích KT-XH; Bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, xã hội và khai thác tốt các giá trị này; Bảo đảm chia sẻ lợi ích kinh tế một cách công bằng cho cộng đồng dân cư và sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch.


Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Quy hoạch du lịch” [143], đã làm rõ các dẫn luận quy hoạch du lịch, như: lịch sử phát triển, khái niệm, nguyên tắc, tiềm năng và các điều kiện quy hoạch. Thực trạng kinh doanh du lịch và cơ sở khoa học của việc xây dựng bản đồ trong quy hoạch du lịch. Dự báo nhu cầu PTDL và các định hướng chiến lược PTDL. Tổ chức thực hiện và đánh giá tác động từ các dự án quy hoạch PTDL đến tài nguyên và môi trường. Kinh nghiệm của thế giới về quy hoạch ở vùng biển, vùng núi, các vùng nông thôn và ven đô.

Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra những khuyến nghị về quy hoạch du lịch vùng nông thôn và ven đô ở Việt Nam, khẳng định PTDL gắn với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường đảm bảo sự PTBV; cần có kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp để khai thác có hiệu quả các lợi thế về vị trí, tiềm năng, đẩy mạnh PTDL góp phần vào phát triển KT-XH mà vẫn bảo tồn được giá trị về tự nhiên, văn hóa, xã hội.

Bàn về nguyên tắc PTBV đã được một số công trình đi sâu phân tích: [51], [33] và cho rằng nguyên tắc đó là: Khai thác, sử dụng tài nguyên hạn chế sử dụng tài nguyên và giảm thiểu chất thải ra môi trường; Phát triển gắn liền với nỗ lực bảo đảm tính dạng sinh thái; PTDL phù hợp với quy hoạch chiến lược đề ra; Đảm bảo việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương; Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, thường xuyên tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT trong PTDL; Tăng cường trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến quảng cáo.

Còn theo Hens L, Tourism and Environment - Du lịch và môi trường [144]; Mowforth M and I.Munt, Tourism and Sustainability: New Tourism in the Third World - Du lịch và bền vững: Du lịch mới trong thế giới thứ ba [150]; Inskeep E, National and Regional Tourism planning: Metholodogies and Case Studies - Xây dựng kế hoạch quốc gia và khu vực: các phương pháp luận và nghiên cứu tình huống [146]; cùng chỉ ra nguyên tắc PTDL bền vững thường được dùng trong du lịch gồm: bền vững sinh thái, bền vững văn hóa, bền vững kinh tế, có tính giáo dục, sự tham gia của cộng đồng.

Theo TS Đoàn Mạnh Cương trong bài “Bảo vệ môi trường dưới góc nhìn sức chứa điểm đến du lịch - Bài học từ một số điểm đến du lịch” [27], tác giả đã đề cập đến bốn nội dung: Đưa ra quan niệm về sức chứa của điểm đến: Sức chứa


điểm đến du lịch có thể được hiểu là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả nhất nhu cầu tối đa của một lượng khách tham quan nhất định, trong giới hạn nguồn tài nguyên và dịch vụ cho phép tại nơi khách đến; Sức chứa điểm đến du lịch và mối quan hệ với môi trường sinh thái: Sức chứa tối đa là số lượng du khách cho phép đến các khu du lịch, điểm đến du lịch trong một thời gian, không gian nhất định, được bao nhiêu thì sẽ không ảnh hưởng đến cảnh quan, các cơ sở hạ tầng du lịch không bị quá tải. Nếu mỗi địa điểm du lịch vượt qua sức chứa tối đa sẽ dẫn đến các mâu thuẫn, xung đột, điển hình như hệ thống xử lý nước thải, rác thải tại chỗ sẽ không xử lý kịp, ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, khi xây dựng quy hoạch PTDL đều phải tính đến sức chứa tối đa trong các đề án, dự án quy hoạch PTDL. Đặc biệt, vấn đề này càng có ý nghĩa hơn đối với những quốc gia điểm đến có ngành du lịch ở giai đoạn đầu hay đang trên đà PTDL. Quản trị tốt vấn đề sức chứa, sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nhà quản lý điểm đến và các cơ sở dịch vụ du lịch từ khâu định hình được hướng phát triển một cách phù hợp ngay từ ban đầu, cho tới việc lập và triển khai hiệu quả quy hoạch, xây dựng, vận hành, quảng bá xúc tiến...; từ đó phát huy được tối đa những lợi ích kinh tế, xã hội do hoạt động du lịch mang lại, đồng thời tránh và giảm thiểu các tác động tiêu cực trong sản xuất kinh doanh. Với nguyên lý cơ bản mang tính định hướng trên, vận dụng tốt, chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển chất lượng, bền vững, có trách nhiệm; Chỉ ra phát triển DLST - xu hướng tất yếu để BVM; Bài học từ một số điểm đến du lịch.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Ở hướng nghiên cứu này, từ thực tiễn PTKTDL gắn với ĐBANMT của một số nước trên thế giới và của Việt Nam, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra, PTKTDL gắn với ĐBANMT cần phải PTDL xanh, tiết kiệm năng lượng, .... tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, có thể kể đến như:

Khi nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore, tác giả Duy An trong bài viết “Khách sạn xanh hơn để hút khách” [2] đã chỉ ra cách thức để làm cho khách


sạn xanh nhằm thu hút du khách như: Trồng cây trên sân thượng khách sạn; Sử dụng công nghệ Cobiax (hệ thống hạn chế dùng bê tông và thay thế bằng nhựa tái chế; Cải thiện nguồn thực phẩm.

Với Thái Lan, khi viết về kinh nghiệm PTDL xanh được tác giả Chiến Thắng đưa ra trong bài “Nghiên cứu trao đổi về du lịch xanh tại Việt Nam hiện nay - Bài học kinh nghiệm của Thái Lan và triển vọng trong tương lại” [108], dựa trên 7 khái niệm: Tâm xanh; Vận chuyển xanh; Điểm đến xanh; Cộng đồng xanh; Hoạt động xanh; Dịch vụ xanh; Phương pháp tiếp cận xanh vượt trội. Bên cạnh đó, sự thành công trong việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng cũng đã được tác giả Chiến Thắng nêu ra trong bài viết “Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch cộng đồng hướng tới phát triển du lịch bền vững - Bài học cho vùng tây Bắc mở rộng” [109]. Tác giả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự thành công của các mô hình du lịch cộng đồng được dựa trên tiêu chí cùng sáng lập, phương pháp tiếp cận có sự tham gia, và tiếp cận từ dưới lên.

Trong bài viết của tác giả Thế Anh “Huế: Tiếp nhận 20 thùng rác thông minh , biết nói lời “cảm ơn” [5]. Với tỉnh Thừa Thiên Huế, để PTKTDL gắn với ĐBANMT, việc đầu tiên được địa phương phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, người dân và doanh nghiệp trong công tác BVMT, thông qua các phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, “Nhặt một cọng rác bạn đã làm Huế sạch hơn". Ứng dụng khoa học công nghệ làm sạch môi trường tại các điểm, khu du lịch PTDL theo hướng bền vững - tập trung bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong mối quan hệ hài hòa với quy hoạch phát triển đô thị gắn với cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh.

Tác giả Đình Tăng trong bài viết “Quản lý bảo tồn và khai thác di sản câu chuyện từ Hội An” [103], đã nêu ra một số giải pháp của tỉnh Quảng Nam áp dụng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường, như: Phân loại và tái chế rác thải từ nguồn; Tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản; Thực hiện đến 06 quy chế quy định từng lĩnh vực liên quan đến hoạt động du lịch như: Quy chế về quản lý, tu bổ, sử dụng khu phố cổ; Quy chế về trật tự kinh doanh; Quy chế về biển hiệu quảng cáo; Quy chế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023