Bảo Vệ Tài Nguyên, Môi Trường Du Lịch Và Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Và Mực Nước Biển Dâng


. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm đầu kể từ khi doanh nghiệp phải chịu loại thuế này đối với các dự án đầu tư xây dựng mới và đồng bộ các khu du lịch trọng điểm có khả năng tạo ra các sản phẩm du lịch mới đặc thù, tạo nên thương hiệu cho du lịch tỉnh Ninh Bình……; có cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các hoạt động du lịch phục vụ khách quốc tế ở các khu du lịch trọng điểm như đối với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu mà không phải là dịch vụ đơn thuần; rà soát và quy định thống nhất về ưu đãi thuế; chuyển ưu đãi thuế theo hướng ưu đãi sau đầu tư (ưu đãi về thuế suất, miễn, giảm thuế) sang hướng ưu đãi trực tiếp cho nhà đầu tư du lịch.

. Thuế xuất, nhập khẩu: Cần có chính sách ưu tiên thuế nhập khẩu với thuế suất bằng thuế suất nhập tư liệu sản xuất đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch mà trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá cơ sở du lịch theo yêu cầu của du khách.

Ngoài ra, tỉnh cũng cần tiếp tục thực hiện một số điều của Luật Đầu tư về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào một số lĩnh vực, trong đó có những lĩnh vực liên quan đến du lịch như sử dụng năng lượng sạch, sinh thái, …

- Đối với chính sách vốn cho hoạt động KTDL: Để gia tăng nguồn vốn thiếu hụt và tăng cường nguồn vốn cho PTKTDL của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới, ngoài nguồn vốn từ NSNN, chính quyền địa phương cần cụ thể hóa chính sách đã được ban hành, như: tiếp cận đất đai, tiếp cận vốn,... nhằm thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước, cá nhân, tổ chức có tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ đầu từ vào du lịch; khuyến khích các chủ thể trên đầu tư vào hạ tầng phục vụ PTKTDL gắn với ĐBANMT, như: hệ thống giao thông, điện, nước, các loại hình du lịch xanh, du lịch thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, cần có chính sách khác từ các nguồn vốn khác, như: vốn lồng ghép từ các Chương trình dự án xây dựng nông thôn mới; vốn tín dụng, vốn từ các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Đối với chính sách liên quan đến ĐBANMT, cần:


. Thực hiện thuế môi trường: Là khoản thu vào NSNN/địa phương nhằm điều tiết các hoạt động BVMT, bù đắp chi phí xã hội bỏ ra để giải quyết vấn đề môi trường. Thuế môi trường chia thành 2 loại: Thuế gián thu đánh vào sản phẩm hàng hóa gây ONMT và thuế trực thu đánh vào chất lượng chất thải độc hại đối với môi trường do các khu, điểm du lịch gây ra.

. Lệ phí môi trường: Là khoản thu có tính bắt buộc do nhà nước quy định, đối với cá nhân, pháp nhân được hưởng, lợi ích sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp như: Phí vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, giám sát thanh tra môi trường ... tại các khu, điểm du lịch ...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

. Thực hiện nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền", với nội dung: người nào sử dụng các thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sử dụng và các tác động tiêu cực đến môi trường do việc sử dụng gây ra. Phí rác thải, phí nước thải và các loại phí khác là các ví dụ cụ thể về nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền".

- Đối với chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực cho công tác PTKTDL gắn với ĐBANMT phục vụ hoạt động kinh tế du lịch:

Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình - 19

Tỉnh cần tăng cường liên kết, hợp tác và tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Phối hợp với Trường Đại học Hoa Lư, Đại học Du lịch Hà Nội, Đại học Hà Nội đào tạo trung cấp, cao đẳng du lịch, tại chức, từ xa và sau đại học về quản trị kinh doanh du lịch, khách sạn, ... hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết với các cơ sở đào tạo trong việc đào tạo và tuyển dụng nhân viên. Ngoài ra, tỉnh cũng cần phải xã hội hóa hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động đào tạo lao động nghề du lịch cung cấp cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Cụ thể:

* Về đào tạo cán bộ, công chức quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp

Bên cạnh chính sách hiện hành của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng về tào tạo nguồn nhân lực nói chung, Sở Nội vụ tham mưu cho UBND xem xét sửa đổi, bổ sung các chính sách đào tạo, bồi dưỡng đã ban hành


cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương không trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính sách phải được dựa trên cơ sở khuyến khích người đi học đúng ngành nghề theo công việc đang làm và đào tạo chuyên sâu, đào tạo ở các bậc học cao.

- Công tác đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng, phải có quy hoạch đào tạo sát với nhu cầu sử dụng, phải đúng đối tượng nhằm tránh tình trạng người cần đào tạo không được đi học, người được đào tạo không sử dụng được.

- Để thu hút và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch nói riêng và các ngành khác nói chung: Hằng năm, tỉnh nên dành một nguồn kinh phí nhất định từ ngân sách địa phương để hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thi đậu vào các trường đại học với số điểm cao và có kết quả học tập tốt, với điều kiện sau khi học xong về nhận công tác tại tỉnh; Bố trí công việc hợp lý cho đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, có trình độ học vấn cao, có chính sách tạo việc làm ổn định và phụ cấp ngoài chính sách tiền lương để họ có động lực làm việc, cống hiến để tránh tình trạng cào bằng thu nhập người có năng lực, làm tốt cũng bằng người không có năng lực công tác; Cử đi đào tạo chính quy đối với những cán bộ trẻ có năng lực, có khả năng nghiên cứu chuyên sâu. Thực hiện tốt công tác quy hoạch gắn liền với sử dụng, bổ nhiệm cán bộ.

- Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch (khu du lịch, khách sạn, công ty lữ hành…), có chính sách ưu tiên và lựa chọn những cán bộ có nhiều sáng kiến phát minh, có năng lực trong lĩnh vực quản lý kinh doanh du lịch… đi đào tạo ở các địa phương có ngành du lịch phát triển kể cả ở nước ngoài để tiếp thu những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch, đáp ứng cho mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài.

* Đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh (Đại học Hoa Lư…) cần tập trung nâng cao năng lực về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên trong công tác đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch; … nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian tới.


* Đối với cộng đồng dân cư: Hiện nay, nhận thức xã hội về ngành KTDL còn hạn chế, đặc biệt vấn đề ĐBANMT. Vì vậy các sở, ngành, chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng và nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm cho người dân tại các khu, điểm du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm, truyền thông về vai trò và ý nghĩa của ngành du lịch đối với nền kinh tế, môi trường - xã hội, đến đời sống của cộng đồng dân cư, đến công tác bảo tồn các giá trị tài nguyên... Những chương trình này có thể được lồng ghép trong các khóa học ở các trường phổ thông, các buổi tập huấn về giáo dục môi trường và nâng cao nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng...

- Đối với chính sách khoa học công nghệ trong hoạt động KTDL:

Sở Du lịch tham mưu, tư vấn cho UBND tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Ninh Bình, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc xử lý nước thải, rác thải, thích ứng với BĐKH, nước biển dâng.

Khuyến khích các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú (khách sạn, homestay), áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, những sáng kiến vào hoạt động kinh doanh của mình như: thiết kế xanh - thân thiện với môi trường, tiêu dùng xanh. Khuyến khích các cơ sở kinh doanh đưa vào khai thác các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, du lịch cộng đồng, DLST,...

Khuyến khích cộng đồng dân cư tại khu, điểm du lịch tham gia vào hoạt

động làm xanh, sạch môi trường.

Ban hành cơ chế phối hợp giữa Sở Du lịch tỉnh với các cở ban ngành có liên quan; cơ chế phối hợp giữa các huyện trong tỉnh tỉnh trong việc học tập kinh nghiệm, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch.

4.2.3. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng

4.2.3.1. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch

Hiện nay, môi trường du lịch ở Ninh Bình bắt đầu đã bị ảnh hưởng và suy giảm do các hoạt động kinh tế và du lịch gây ra như: khai thác, chế tác đá;


khai thác cát; khai thác cạn kiệt nguồn thủy sản; san lấp trong xây dựng; khí thải, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động du lịch… Mặt khác môi trường văn hóa xã hội cũng bắt đầu bị tác động tiêu cực trên nhiều khía cạnh do các hoạt động du lịch gây ra làm thay đổi thang giá trị về đạo đức cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi truyền thống và các tổ chức cộng đồng; thương mại hóa các hoạt động văn hóa truyền thống, làm mất sự lễ nghi đối với các nghi thức tôn giáo, làm ảnh hưởng đến bầu không khí thiêng liêng truyền thống trong các lễ hội… Chính vì vậy, để bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch tỉnh Ninh Bình, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Triệt để tuân thủ Quy hoạch về sử dụng đất trên quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả những tiềm năng về tài nguyên, đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch đều phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học có tính đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường tự nhiên và KT-XH của địa phương.

- Các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng tài nguyên phải thực hiện nghiêm túc Luật BVMT; Luật Di sản văn hóa; bảo vệ nghiêm ngặt môi trường du lịch ở những khu vực nhạy cảm như các khu danh thắng, các di tích lịch sử văn hóa, các khu bảo tồn đa dạng sinh học...

- Tuyên truyền, giáo dục đến cộng đồng, đến các doanh nghiệp và khách du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch (cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa xã hội), qua đó nhằm nâng cao ý thức của người dân, của doanh nghiệp và khách du lịch trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Việc tuyên truyền có thể được thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, truyền hình, pano...) giúp người dân có những hiểu biết về lợi ích của việc BVMT đối với đời sống của chính họ. Những hành động cụ thể này sẽ nâng cao ý thức của người dân về môi trường và góp phần quan trọng để BVMT bền vững.


- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại các cơ sở lưu trú du lịch, tại các khu điểm du lịch…. Xây dựng bổ sung nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại các điểm du lịch.

- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch cần thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30-12- 2013của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn BVMT trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

4.2.3.2. Ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng

Thứ nhất, tăng cường hoạt động “giảm nhẹ” tác động tiêu cực của BĐKH và mực nước biển dâng trong lĩnh vực du lịch:

Trong nỗ lực chung của thế giới và của các ngành kinh tế hướng tới mục tiêu “giảm nhẹ” tác động của BĐKH với việc cắt giảm lượng khí CO2, ngành Du lịch Ninh Bình cần phải có một số hoạt động cụ thể:

- Khuyến khích phát triển loại hình/sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, theo đó cần khuyến khích phát triển DLST, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng.

- Tăng cường năng lực quản lý “sức chứa” đối với các khu, điểm du lịch tự nhiên, theo đó sẽ hạn chế được tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường tự nhiên, góp phần bảo tồn các giá trị sinh thái và đa dạng sinh học.

- Khuyến khích và tăng cường trồng cây ở các khu, điểm du lịch, theo đó sẽ không chỉ góp phần làm tăng sức hấp dẫn của cảnh quan, môi trường du lịch mà còn góp phần làm tăng diện tích lớp phủ thực vật ở Việt Nam và qua đó hạn chế sự phát tán khí CO2 ra khí quyển.

- Khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước và sử dụng năng

lượng tái tạo theo đó du lịch sẽ góp phần tích cực trong nỗ lực tiết kiệm tài nguyên và hạn chế lượng thải ra môi trường; khuyến khích áp dụng mô hình “3R

- giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế” trong các cơ sở dịch vụ du lịch nhằm cải thiện công tác quản lý chất thải, giúp BVMT và tiết kiệm tài nguyên. Đây được coi là


các tiêu chí xếp hạng về “Thân thiện với môi trường”, về “Nhãn sinh thái” cho các cơ sở dịch vụ du lịch.

Thứ hai, tăng cường hoạt động “thích ứngvới BĐKH trong lĩnh vực du lịch:

- Nâng cao nhận thức về BĐKH và những tác động đến du lịch: cho đến nay nhiều nhà quản lý và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam còn rất “thờ ơ” trước vấn đề này. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng các chính sách và các hoạt động phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng trong lĩnh vực du lịch (trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH); lồng ghép các phương án thích ứng với BĐKH trong các quy hoạch và các dự án đầu tư du lịch (đặc biệt là các dự án ven biển).

- Tích cực tham gia các hoạt động trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn, trên Cồn Nổi nơi có hoạt động du lịch nhằm hạn chế tác động trực tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lốc, nước biển dâng do bão và gió mùa, xói lở đường bờ do mực nước biển dâng...).

- Trong những trường hợp đặc biệt, cần có phương án xây dựng đê, kè chắn sóng để bảo vệ những đối tượng tài nguyên du lịch, hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Những phương án này cần được tính toán thận trọng, có cơ sở khoa học với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ các ngành khoa học có liên quan như địa lý, địa chất, hải dương học, xây dựng công trình...

- Việc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở những khu vực được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH và mực nước biển dâng theo kịch bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố cần được tính toán kỹ lưỡng để hạn chế tới mức thấp nhất tác động của BĐKH, đặc biệt ở vùng ven biển Kim Sơn và Cồn Nổi.

- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp nhằm thích ứng với BĐKH trong PTDL và giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường, đảm bảo cho PTBV.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình PTDL cộng đồng, du lịch trải nghiệm đồng quê, du lịch homestay, DLST …, đảm bảo hiệu quả trong công tác vừa bảo tồn, vừa phát triển.


- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước; sử dụng năng lượng sạch, tái tạo; công nghệ xử lý rác thải… trong hoạt động du lịch; tăng cường sử dụng tái chế các chất thải để có thể tiếp tục sử dụng…

Thứ ba, tăng cường ứng dụng xanh trong phát triển du lịch

- Ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ sạch trong các cơ sở kinh doanh lưu trú (khách sạn, homestay), khu, điểm du lịch nhằm góp phần PTKTDL gắn với ĐBANMT.

- Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường trong xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đảm bảo hạn chế việc thay đổi môi trường cảnh quan trong xây dựng…Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng vật liệu tre luồng và các vật liệu khác thân thiện môi trường trong các công trình du lịch.

4.2.4. Phát triển các loại hình du lịch bền vững thân thiện với môi trường

Để PTKTDL bền vững cần phải phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, chú trọng chăm lo phát triển sinh kế cho người dân. Để giải quyết được vấn đề này, cần phải:

- Chú trọng nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư và tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào các hoạt động kinh tế du lịch. Cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư PTKTDL ở chính nơi họ sinh sống (đặc biệt là người dân ở làng nghề…). Chính sách này rất quan trọng, một mặt vừa thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong dân; mặt khác tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân, giúp họ trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, cùng chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên phục vụ PTKTDL.

- Có cơ chế chính sách khuyến khích và hỗ trợ ban đầu tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp) nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (vốn đầu tư, lao động và kinh nghiệm...) trong cộng đồng dân cư để đa dạng hóa các dịch vụ du lịch như dịch vụ homestay, dịch vụ chuyên chở khách, hướng dẫn du lịch, sản xuất và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cung cấp lương thực, thực phẩm...

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí