Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường


Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, xử lý rác thải trên mặt đất, mặt nước tại các khu,điểm du lịch.

Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ hệ thống núi đá vôi, hang động, nhũ đá và các loài động vật hoang dã

* Về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với BĐKH

Đầu tư xây dựng các cơ sở thu gom rác thải đồng bộ; hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn Việt Nam cho phép.

Nâng cao nhận thức cộng đồng, doanh nghiệp và xã hội hóa công tác BVMT.

Xây dựng hệ thống đê, kè chắn sóng đáp ứng yêu cầu PTDL trong điều kiện BĐKH. Giảm thiểu các hoạt động bất lợi đến môi trường trong khai thác các nguồn lực cho PTDL; khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch; quản lý chất thải từ hoạt động dịch vụ du lịch; bảo tồn đa dạng sinh học.

Tăng cường các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính: Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp giảm phát thải nhà kinh trong hoạt động kinh doanh du lịch. Đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường. Sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu thân thiện với môi trường, khuyến khích áp dụng mô hình “3R - giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế” trong các cơ sở dịch vụ du lịch.

4.2.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của tỉnh Ninh Bình [123], mục tiêu PTDL đến 2030 cụ thể như sau:.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Mục tiêu chung: Thực hiện mục tiêu đến năm 2020, Ninh Bình trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước; đến năm 2030, ngành du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.


Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình - 18

Mục tiêu cụ thể:

* Về khách du lịch:

- Năm 2020 thu hút 1,0 triệu lượt khách du lịch quốc tế (trong đó có 200 nghìn lượt khách lưu trú) và 7,0 triệu lượt khách du lịch nội địa (trong đó có 1,05 triệu lượt khách lưu trú).

- Năm 2025 thu hút 1,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế (trong đó có 500 nghìn lượt khách lưu trú) và 9,0 triệu lượt khách du lịch nội địa (trong đó có 2,25 triệu lượt khách lưu trú).

- Năm 2030 thu hút 2,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế (trong đó có 0,9 triệu lượt khách lưu trú) và 11,2 triệu lượt khách du lịch nội địa (trong đó có 3,9 triệu lượt khách lưu trú).

* Về tổng thu từ du lịch

- Năm 2020 đạt trên 4.200 tỷ đồng (tương đương 191 triệu USD).

- Năm 2025 đạt trên 11.800 tỷ đồng (tương đương 540 triệu USD).

- Năm 2030 đạt trên 27.200 tỷ đồng (tương đương 1.240 triệu USD).

* Về cơ sở lưu trú du lịch

- Năm 2020, toàn tỉnh có 7.000 buồng lưu trú, trong đó có 1.100 buồng

đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao.

- Năm 2025, toàn tỉnh có 11.500 buồng lưu trú, trong đó có 2.300 buồng

đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao.

- Năm 2030, toàn tỉnh có 22.800 buồng lưu trú, trong đó có 7.000 buồng

đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao.

* Về nguồn nhân lực du lịch

- Năm 2020, toàn tỉnh có 22.600 lao động du lịch, trong đó có 8.600 lao

động trực tiếp.

- Năm 2025, toàn tỉnh có 32.000 lao động du lịch, trong đó có 12.000 lao

động trực tiếp.

- Năm 2030 toàn tỉnh có 60.000 lao động du lịch, trong đó có 20.000 lao

động trực tiếp.

* Về môi trường


- Tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch (cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa xã hội), kiểm soát việc thực hiện theo quy hoạch và xử nghiêm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm những quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường; thiết lập đường dây nóng tại những nơi có hoạt động du lịch để đảm bảo vệ sinh môi trường; an ninh, an toàn cho khách du lịch.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức BVMT, tài nguyên du lịch cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch và người dân địa phương thông qua các lớp tập huấn, truyền thông, pano, tranh ảnh, xây dựng và phát triển website. Tại các khu, điểm du lịch thực hiện mô hình phân loại rác thải, hạn chế túi nilon, không xả rác bừa bãi.

- 100% người dân tham gia hoạt động du lịch có thái độ, văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường, lịch sự với khách du lịch.

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030

4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Nâng cao nhận thức mới giúp cho các chủ thể hiểu rõ tầm quan trọng của PTKTDL gắn với ĐBANMT, từ đó có suy nghĩ đúng, hành động đúng và mỗi hành động đúng góp phần vào việc hành thành nếp, thói quen BVMT cả trong sản xuất lẫn trong đời sống. Vì vậy, để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa PTKTDL gắn với ĐBANMT cần thiết phải nâng cao nhận thức PTKTDL gắn với ĐBANMT của các chủ thể tham gia vào PTKTDL, đặc biệt là doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tại khu, điểm du lịch.

* Đối với nhà nước: Khi hoạch định chính sách phát triển KT-XH đất nước nói chung PTKTDL nói riêng bên cạnh mục tiêu phát triển KT-XH, phải coi trọng yếu tố môi trường. Đây là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng để thực hiện mục tiêu PTBV quốc gia.

* Đối với doanh nghiệp: Chính quyền cấp tỉnh và Sở Du lịch Ninh Bình cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho doanh nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến trong việc


PTKTDL gắn với ĐBANMT. Đồng thời, phải coi trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong BVMT. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động du lịch đối với BVMT, ĐBANMT là trách nhiệm của sự tồn tại của chính mình. Bởi, môi trường không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển con người, mà còn có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Trách nhiệm BVMT/ĐBANMT không chỉ là trách nhiệm đối với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với mọi chủ thể xã hội sống trong môi trường tự nhiên. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoạt động du lịch đối với BVMT là: đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối môi trường sinh thái, thông qua việc tuân thủ các quy định về BVMT, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, chất thải, rác thải, nước thải ... tại các điểm, khu du lịch phải được xử lý theo đúng các yêu cầu, tiêu chuẩn hiện hành theo quy định của pháp luật về BVMT... Để nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch đối với BVMT, ĐBANMT cần thiết phải áp dụng các biện pháp:

. Mỗi doanh nghiệp cần tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định về BVMT, ...

. Xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh, các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường.

. Nhà nước có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động du lịch thực hiện tốt giữ gìn ANMT.

* Đối với người dân: Người dân (cộng đồng) là những chủ nhân thực sự, nhưng người không thuộc khu vực tổ chức du lịch; là người bảo vệ tài nguyên du lịch một cách bền vững và hiệu quả nhất; là yếu tố có vai trò quyết định để phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, để nâng cao nhận thức và trách nhiệm với đối tượng này trong PTKTDL gắn với ĐBANMT là vô cùng quan trọng.

Nội dung giáo dục, tuyên truyền cho người dân

- Lồng ghép chương trình giáo dục về ĐBANMT vào tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời triển khai Luật Môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đến từng tổ chức quản lý môi trường ở các cấp


huyện, xã, các cơ sở kinh doanh, gắn việc BVMT vào nội dung xây dựng nông thôn mới ở khu dân cư để mọi người hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi từ đó tự giác chấp hành.

- Tuyên truyền vận động nhân dân, nâng cao nhận thức cộng đồng góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Tăng cường thông tin tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo chí, ...; Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề và bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ di sản, kinh doanh du lịch, giao tiếp ứng xử với khách du lịch; tổ chức hội nghị phổ biến các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm xử lý ONMT, phòng ngừa ONMT … để người dân biết để nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT.

Tổ chức các các đợt tuyên truyền cao điểm về PTKTDL gắn với ĐBANMT nhân dịp các ngày lễ lớn, hướng dẫn người dân đang sinh sống tại các khu, điểm du lịch và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khai thác khoáng sản các quy định về PTKTDL gắn với ĐBANMT.

Giải pháp để nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch cần thiết phải: Tăng cường giáo dục pháp luật (Luật BVMT; Luật Di sản Văn hóa; Luật Du lịch sửa đổi; Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn BVMT trong các hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội và phát huy giá trị di tích; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 27/11/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình về tăng cường công tác quản lý môi trường văn hóa, đảm bảo an ninh, an toàn tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình…), đẩy mạnh giáo dục pháp luật trong các trường học để học sinh các cấp, sinh viên trở thành lực lượng nòng cốt tuyên truyền, phổ biến về pháp luật cho gia đình và cộng đồng; Gắn lợi ích kinh tế của ĐBANMT với lợi ích thiết thực của người dân. Đây là yếu tố hàng đầu dẫn đến sự thành công của mọi vấn đề. Khi người dân có lợi ích trong các dự án PTKTDL gắn với ĐBANMT thì họ sẽ có động lực để tham gia PTKTDL gắn với ĐBANMT. Vì vậy, khi xây dựng dự án, kế hoạch PTKTDL gắn với ĐBANMT phải tính đến lợi ích trực tiếp của người dân. Khi lợi ích được đảm


bảo, người dân sẽ tự nguyên, tự giác và các trách nhiệm cao khi thực hiện các hoạt động PTKTDL gắn với ĐBANMT; Giáo dục đạo đức sinh thái”. Việc gây ONMT là biểu hiện của hành vi phi đạo đức sinh thái mà nguyên nhân trực tiếp là do đặt lợi ích trước mắt của mình lên trên hết mà không nghĩ đến người khác, đến môi trường xung quanh. Vì thế, hình thành đạo đức sinh thái có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người nhằm nâng cao ý thức PTKTDL gắn với ĐBANMT. Đạo đức sinh thái cũng là biểu hiện của đạo đức xã hội; do đó, để hình thành đạo đức sinh thái phải gắn liền với đạo đức xã hội; đồng thời hình đạo đức sinh thái đòi hỏi tính tự giác, tự ý thức rất cao. Vì thế, để hình thành đạo đức sinh thái cần phải: Một mặt, duy trì các giá trị đạo đức sinh thái truyền thống “sống hài hòa với thiên nhiên”, thể hiện ở tình yêu với thiên nhiên, nương tượng vào thiên nhiên, thuận theo thiên nhiên. Các mô hình du lịch thân thiện với thiên nhiên cần tuyên truyền và nhân rộng, như mô hình: Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, …Mặt khác, xây dựng đạo đức sinh thái mới dựa trên cơ sở mối quan hệ thực sự hài hòa giữa con người với tự nhiên, đảm bảo mọi hành vi của con người đối với tự nhiên đều được điều chỉnh bởi những chuẩn mức đạo đức sinh thái mới. Điều này chỉ có thể có được bằng con đường tuyên truyền, giáo dục về môi trường dưới nhiều hình thức: giáo dục trong nhà trường từ tiểu học đến đại học; giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: sách, báo, truyền thanh, truyền hình ….; giáo dục trong gia đình … dần dần cung cấp cho con người những tri thức sinh thái cần thiết, từ đó hình thành nên ý thức, đạo đức sinh thái [47, tr.102-104].

Để hình thành được đạo đức sinh thái đối với người dân, cần sự quan tâm vào cuộc của nhiều cơ quan, sở, ban ngành, chính quyền địa phương, như: Sở Văn hóa, Thể dục và Thể thao, Sở Thông tin Truyền thông, Báo Ninh Bình, Đài truyền hình Ninh Bình ….

4.2.2. Hoàn thiện quy hoạch và cơ chế, chính sách phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

4.2.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

Quy hoạch là căn cứ để phân bổ các nguồn lực đất đai, lao động, vốn, cơ sở vật chất cho quá trình phát triển. Quy hoạch là để tránh sự chồng chéo trong


khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Quy hoạch nhằm tạo sự đồng bộ, sự gắn kết giữa các ngành kinh tế. Nói cách khác, quy hoạch chính là cách thức định hướng phát triển du lịch, hạn chế tính tự phát, sử dụng hiệu quả nguồn lực vào PTDL, từ đó gia tăng tăng trưởng, BVMT sinh thái, giảm phát thải nhà kính. Do đó, để hoàn thiện quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh theo hướng bền vững, cần phải:

- Gắn với chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh, chương trình xây dựng nông thôn mới; kịch bản BĐKH và nước biển dâng; quy hoạch PTDL vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc và của cả nước và có tính đến yếu tố hội nhập.

- Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất nói chung, quy hoạch PTDL, xác lập quy hoạch phát triển loại hình du lịch cho các khu, điểm du lịch cho phù hợp:

. Quy hoạch khu du lịch Tràng An,với quy mô khoảng 2.168 ha (quy mô quản lý khai thác tài nguyên), tập trung khai thác loại hình du lịch tham quan thắng cảnh; du lịch nghiên cứu, sinh thái kết hợp văn hóa dựa trên các giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên đã được UNESCO công nhận.

. Quy hoạch khu du lịch sinh thái quốc gia Kênh Gà-Vân Trình, với quy mô khoảng 2.895 ha, tập trung khai thác loại hình DLST nông nghiệp; du lịch khám phá, trải nghiệm, ...

. Quy hoạch khu Tam Cốc-Bích Động, khoảng 350ha (trong đó hình thành và phát triển một khu du lịch riêng biệt với cảnh quan, vườn chim, hồ nước… với quy mô khoảng 40- 50ha, đó là Khu du lịch Thung Nham), tập trung khai thác loại hình du lịch Du lịch tham quan; nghiên cứu; văn hóa tâm linh; sinh thái,…

. Quy hoạch khu du lịch Cúc Phương, với quy mô khoảng 500ha, tập trung khai thác loại hình DLST, nghiên cứu động vật hoang dã,...

. Quy hoạch khu DLST Vân Long, với quy mô khoảng 3.710ha, tập trung khai thác loại hình DLST; nghỉ dưỡng; nghiên cứu các hệ sinh thái đất ngập nước; tham quan di tích, thắng cảnh…


. Quy hoạch khu DLST, nghỉ dưỡng biển Cồn Nổi, với quy mô khoảng 700ha, tập trung khai thác các loại hình du lịch Du lịch tham quan, nghiên cứu sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển; DLST đồng quê; ẩm thực...

Trên cơ sở quy hoạch đã được UBND phê duyệt, các ngành chức năng, chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở cần phải tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch bằng các biện pháp: Công khai quy hoạch PTKTDL theo hướng bền vững của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền để doanh nghiệp, người dân hiểu được tai hại của việc phá vỡ quy hoạch và lợi ích của việc thực hiện theo quy hoạch để họ tự giác thực hiện; đối với những trường hợp xây dựng công trình ngoài quy hoạch cần phải có chế tài xử lý đủ mạnh làm gương cho những ý định vượt rào. Tuy nhiên, chủ yếu là động viên, khuyến khích, thuyết phục doanh nghiệp, người dân xây dựng các công trình du lịch theo quy hoạch bằng các chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn vay ưu đãi, ...

4.2.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển du lịch gắn với

đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm huy động, sử dụng các nguồn lực cơ bản vào PTKTDL theo hướng gắn tăng trưởng du lịch với thực hiện vấn đề xã hội và BVMT góp phần để KTDL phát triển hiệu quả và bền vững. Đây là một trong những giải pháp có tính chiến lược đảm bảo cho các hoạt động phát triển KT-XH nói chung và PTKTDL gắn với ĐBANMT nói riêng phải tuân thủ những quy định về môi trường và pháp lý. Trong thời gian tới, Ninh Bình cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng rà soát, loại bỏ những chính sách không còn phù hợp, bổ sung và sửa đổi những chính sách còn thiếu so với yêu cầu thực tiễn PTDL. Cụ thể:

- Đối với chính sách thu hút đầu tư PTDL: Đây được coi là chìa khóa thành công trong việc thu hút đầu tư nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Để thực hiện tốt giải pháp này, dựa trên các cơ chế chính sách hiện hành của Nhà nước đặc biệt là Luật Đầu tư, cần nghiên cứu đề xuất, sửa đổi và bổ sung một số cơ chế chính sách đặc thù về một số loại thuế liên quan đến du lịch như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023