Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Ứng Phó Biến Đổi Khí Hậu


- Khám phá Đỉnh mạc bay, đây là đỉnh núi cao nhất trong rừng Cúc Phương với độ cao 648m, lên đến đỉnh núi du khách có thể ngắm toàn cảnh núi rừng và đồng bằng 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa.

- Khám phá Động Người xưa: Đây là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử. Động nằm trên núi đá vôi trong khu rừng nguyên sinh thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Người Mường còn gọi Động Người xưa là hang Đắng vì đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài rơi. Động Người xưa là một dấu ấn sự sống thuở bình minh của lịch sử loài người. Là trang văn hóa độc đáo trong lịch sử, phát triển nhân loại và là một di sản quý giá cần bảo vệ của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

- Cưỡi xe do trâu kéo tại khu du lịch Vân Long: Trên hành trình du lịch, du khách sẽ được tham quan các di tích của 5 thôn trong xã gồm: Đình và chùa Phù Long - chùa Chi Lễ - đình và chùa Mai Trung - chùa Trung Hòa - chùa Tập Ninh. Sau khi tham quan, du khách sẽ đến nhà người dân để “ba cùng” - cùng ăn, cùng ở, cùng lao động sản xuất. Tại đây, khách du lịch được sử dụng các vật dụng dân dã như quạt nan, giường tre, uống nước vối hoặc nước chè xanh... và cùng lao động sản xuất với người dân như đi cấy, làm đất trồng màu, bắt cua, tát nước bằng gầu sòng, gầu dây, móc cua ở bờ ruộng, cất vó, đánh giậm, xay lúa, giã gạo hoặc cùng người dân làm cua nấu canh, thổi cơm bằng bếp củi

3.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

- Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu:

Theo con số điều tra mới đây, Ninh Bình hiện có 28.639ha đất lâm nghiệp. Trong đó đất rừng đặc dụng 16.500 ha, đất rừng phòng hộ 9.026ha, đất rừng sản xuất 3.113ha (đó là phân theo mục đích sử dụng). Còn theo hiện trạng thì có tới

23.510 ha rừng tự nhiên, 3.379 ha rừng trồng và 1.750ha đất trống, đồi trọc [6]. Nhận thấy tầm quan trọng của rừng và đất lâm nghiệp trong sự phát triển toàn diện và bền vững, Ninh Bình đã xây dựng đề án Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng dài hạn giai đoạn 2013 - 2020 với mục tiêu và giải pháp cụ thể như sau:

. Đối với 16.500 ha rừng đặc dụng (58,1% đất lâm nghiệp), trong đó Vườn Quốc gia Cúc Phương có 11.300 ha, có tới 1.268 loài thực vật, 553 loài động vật, đặc biệt là 25 loài thực vật, 66 loài động vật đặc hữu quý hiếm - nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam [6] tăng cường tuần tra bảo vệ; phục hồi và phát triển rừng


bằng biện pháp chăm sóc khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên. Củng cố và duy trì vườn thực vật hiện có, bổ sung làm cho phong phú về loài. Thành lập Ban quản lý bảo vệ rừng ở các xã dưới sự điều hành của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

. Với Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long có diện tích 2.134 ha, tập trung bảo tồn, PTBV hệ sinh cảnh đặc hữu trên núi đá vôi. Khuyến khích cộng đồng chung tay góp sức trồng rừng, bảo vệ toàn diện, giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

. Đối với khu rừng Văn hóa - Lịch sử - Môi trường Hoa Lư với diện tích 2.937 ha thuộc hệ rừng trên núi đá gắn liền với nhiều di tích văn hóa - lịch sử nổi tiếng sẽ được bảo tồn và giữ lại nét hoang sơ tự nhiên. Tiếp tục trồng cây bóng mát, cây lấy gỗ ở các thị trấn, thành phố.

Quy hoạch trên cũng đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới phải đẩy nhanh tốc độ trồng 3.937 ha rừng. Trong đó trồng mới là 1.750ha, trồng lại rừng sau khai thác là 2.187ha [6]. Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng nhanh khép tán, sinh trưởng ổn định, bền vững. Nâng cao độ che phủ chống xói mòn đất, bảo vệ sản xuất nông, công nghiệp, thủy sản. Đặc biệt, với đất trống bãi bồi huyện Kim Sơn cần trồng Bần chua hỗn giao với cây vẹt, bảo vệ các dải rừng sậy, sú vẹt hiện có để nâng cao chất lượng rừng phòng hộ ven biển cũng như rừng đầu nguồn ....

Để hiện thực hóa nhiệm vụ trên, năm 2019 các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng, trong đó có sự phối kết hợp giữa Đoàn thanh niên Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Ninh Bình với Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ phát động trồng cây với sự tham gia của hàng trăm người mục đích nhằm tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên và quần chúng nhân dân về vai trò, tác dụng và ý nghĩa của việc trồng cây xanh ven biển, góp phần chống xói mòn, xây dựng và BVMT sinh thái, giảm thiểu những diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết và thiên tai, bão lũ gây ra.

- Tăng cường năng lực giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Trong những năm qua ngành du lịch Ninh Bình nói chung và các cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng đã có nhiều chương trình, sáng kiến nhằm giảm


thiếu sự phát thải nhà kính. Trong đó, tiêu biểu phải kế đến một số mô hình, sáng kiến sau:

Mô hình khách sạn xanh (tiêu dùng xanh): Emeralda Resort Ninh Bình là một trong số các resort ở Việt Nam được đề cử trong lễ trao giải thưởng World Luxury Hotel Awards 2018, vinh danh các khách sạn tốt nhất thế giới về dịch vụ sang trọng và cao cấp. Và thành tích mà khu nghỉ nhận được “Luxury Eco Resort Award” là một trong những giải thưởng danh giá ghi nhận nỗ lực xây dựng một khu nghỉ dưỡng sinh thái sang trọng, mang đến trải nghiệm sống xanh, trong lành và thân thiện với môi trường. Khu nghỉ mát Emeralda Ninh Bình mang đến trải nghiệm xanh bằng việc phục vụ nước lọc trong những bình thủy tinh thay vì bình nhựa, ống hút giấy được đưa vào phục vụ ẩm thực thay thế cho ống hút nhựa truyền thống, túi sinh học tự phân hủy được sử dụng để thu gom rác thải…. [42].

Mô hình kiến trúc xanh thân thiện với môi trường: Hiện nay, việc sử dụng vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường là một trong những cách người dân Ninh Bình làm du lịch xanh bền vững, mô hình này ngày càng trở lên phổ biến, không chỉ góp phần BVMT sinh thái mà còn tăng sức hấp dẫn với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế khi đến với Ninh Bình. Tiêu biểu phải kể đến là: Tam Coc Rice Fields Resort, Ninh Bình Valley Homestay, Hoa Lư Eco Homestay, Quoc Khanh Bamboo Homestay, Chezbeo Homestay, Buffalo Eco Garden Homestay, Ninh Binh Mountain View Homestay, Ninh Binh Family Homestay,… những homesay này đều hòa mình trong không gian xanh tươi được thiên nhiên bao bọc và bầu không khí trong lành thuần khiết, được thiết kế bằng những vật liệu gần gũi với thiên nhiên và thân thiện với môi trường như mái lá, mái ngói, tre, gỗ, … giúp cho các phòng nghỉ tại đây đều mát về mùa hè và ấm vào mùa đông - đây cũng được coi là một trong những giải pháp tiết kiệm năng lượng của các homestay tại Ninh Bình [phụ lục 3, tr.168, 169].

Hay như sáng kiến của Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Tràng An, thành lập các tổ giữ gìn vệ sinh môi trường, như: tổ quét dọn vệ sinh trên trục đường Tràng An, tổ cắt tỉa cây, trồng hoa và hàng chục tổ chèo đò. Bên cạnh đó, Ban quản lý di tích đã tích cực tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, nhân viên về công tác BVMT, PTDL bền vững.


Chương trình “Du lịch xanh hướng tới tương lai” với chủ đề “Bảo vệ môi trường thông qua tái sử dụng chất thải”; ngày hội tái chế chất thải tại Quần thể danh thắng Tràng An lần thứ 1 năm 2016, nhằm khuyến khích cộng đồng, người dân thực hành “Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế chất thải”, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại. Hoặc việc trồng mới hàng trăm ha rừng tại Quần thể danh thắng Tràng An do chủ đầu tư (doanh nghiệp Xuân Trường), trở thành lá “phổi” bảo vệ người dân Ninh Bình và tạo cảnh quan môi trường xanh cho du khách khi đến với Danh thắng.

Sáng kiến khác trong BVMT sinh thái (rừng nguyên sinh, động vật hoang dã và các khu nghỉ dưỡng) tại Vườn quốc gia Cúc Phương đã đầu tư hệ thống xe ôtô điện, vừa chở được lượng khách lớn, xe chạy êm, không gây tiếng ồn, không xả khí thải ra môi trường để phục vụ cho việc di chuyển, tham quan của du khách hay hoạt động “trồng cây gây rừng”, “Thung Nham xanh” tại khu du lịch sinh thái Thung Nham.

Tại chùa Bái Đính để đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phục vụ du khách và phật tử đến thăm chùa, thường xuyên có khoảng 300 - 400 lao động làm công tác bảo vệ, vệ sinh môi trường và làm việc tại chùa. Tổ chức Chương trình “Ngày chủ nhật xanh hướng nguyện”, với chủ đề “Thanh niên Ninh Bình hành động vì môi trường du lịch xanh” nhằm tuyên truyền và dọn vệ sinh, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường trong khuôn viên chùa, hướng dẫn du khách tham quan du lịch, bỏ rác đúng nơi quy định qua đó xây dựng hình ảnh đẹp của con người Ninh Bình đến du khách trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, Ban quản lý chùa cũng có những bài tuyên truyền về các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trên hệ thống loa phát thanh tại tất cả các khu vực trên chùa kêu gọi du khách có ý thức giữ gìn vệ sinh, cảnh quan chung khi tham gia trẩy hội. Các du khách thập phương cũng đã nghiêm chỉnh chấp hành, tạo nến một nét đẹp văn minh cho mùa lễ hội. Từ đó những vấn đề ONMT, xả rác bừa bãi cũng được hạn chế tạo nên một ngôi chùa xanh - sạch - đẹp [7].


3.2.2. Đánh giá về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

3.2.2.1. Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế du lịch gắn với

đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

Thứ 1, đóng góp của phát triển kinh tế du lịch vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh

- Về kinh tế: Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch sự đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương trong thời gian qua cũng không ngừng gia tăng. Giá trị gia tăng ngành du lịch (GRDP du lịch) năm 2010 mới đạt khoảng 410 tỷ đồng (tương đương 18,6 triệu USD), đến năm 2016 đã tăng lên 1.232 tỷ đồng (tương đương 56 triệu USD); tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 22,0%/năm cho giai đoạn 2010 - 2016. Nếu như năm 2010, tỷ trọng GRDP du lịch trong GRDP chung của tỉnh mới là 2,12% thì năm 2016 đã đạt 4,4% [123, tr.62].

- Về xã hội: Tạo việc làm, giảm thất nghiệp, tạo ý thức cho người dân và các cấp các ngành trong việc gìn giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vệ cảnh quan, môi trường, phát triển tiềm năng du lịch của địa phương. Nếu như năm 2010 tổng số lao động là 8.550 lao động cả trực tiếp và gián tiếp, đến năm 2017 con số này tăng lên 19.420 người, tốc độ tăng trưởng trung bình trong 7 năm qua là 12,45%/năm (xem biểu đồ 3.5).

Biểu đồ 3 5 Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 1

Biểu đồ 3.5: Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2017

(Nguồn:[ 92, 93, 127])


Khi KTDL phát triển, đời sống vật chất của nhân dân ở địa phương cũng được nâng lên, do đó họ có điều kiện để học tập nâng cao trình độ, cải thiện đời sống văn hóa và tinh thần. Mặt khác, ở những nơi KTDL phát triển, người dân địa phương có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa của nhiều vùng, nhiều nước khác nhau. Và chính sự giao thoa giữa các luồng văn hóa này đã góp phần làm cho đời sống xã hội của các địa phương trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn.

Thứ 2, kinh tế du lịch phát triển tạo nguồn lực và điều kiện để bảo vệ môi trường

Khi KTDL phát triển sẽ góp phần vào việc tăng NSNN, từ đó việc đầu tư công tác BVMT của tỉnh cũng sẽ được nâng lên.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2010-2019 kinh tế tỉnh Ninh Bình luôn tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Từ đóng góp đó, hàng năm, tỉnh dành 1% tổng chi ngân sách chi cho công tác BVMT. Qua đó, nguồn vốn đầu tư cho công tác BVMT tăng lên. Theo Báo cáo tổng hợp của Sở Tài chính tỉnh về vốn đầu tư cho các tác BVMT giai đoạn 2010 -2019. Cụ thể như sau (xem bảng 3.7).

Biểu đồ 3 6 Vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2010 2019 2


Biểu đồ 3.6: Vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2010-2019

(Nguồn:[96])


Bên cạnh số kinh phí do NSNN và ngân sách địa phương hàng năm dành cho công tác BVMT, số kinh phí này còn được tăng lên nhờ vào các khoản thu từ các loại phí BVMT trên địa bàn (xem bảng 3.2).

Bảng 3.2: Tổng hợp một số khoản thuế, phí liên quan đến bảo vệ môi trường trên địa bản tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nôi dung

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

1

Phí BVMT

đối với nước thải công nghiệp

22

35

27

71

39

415

237

408

420

860


Ngân sách

tỉnh

22

35

27

71

39

415

237

408

420

860

2

Phí BVMT

đối với

nước thải sinh hoạt

2,111

2,351

2,158

2,506

2,485

3,674

3,545

8,030

8,879

9,222


Ngân sách

tỉnh

1,008

1,201

1,079

1,188

1,355

1,995

2,716

6,567

6,100

7,346


Ngân sách

huyện, xã

1,103

1,150

1,079

1,318

1,130

1,679

829

1,463

2,779

1,876

3

Phí BVMT

đối với

khai thác khoáng sản

30,009

31,778

33,733

37,781

53,166

42,928

44,753

56,061

52,416

54,706


Ngân sách

tỉnh

12,689

12,115

10,120

27,578

28,193

24,577

19,748

49,159

23,335

26,243


Ngân sách

huyện, xã

17,320

19,663

23,613

10,203

24,973

18,351

25,005

6,902

29,081

28,463

4

Thuế tài

nguyên

19,484

32,643

36,648

44,858

60,477

47,320

51,643

76,568

96,933

118,110


Ngân sách

tỉnh

8,242

14,077

15,759

30,415

34,111

31,061

18,335

32,548

41,899

52,231


Ngân sách

huyện, xã

11,242

18,566

20,889

14,443

26,366

16,259

33,308

44,020

55,034

65,896

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

(Nguồn: [96])

Tuy số vốn đầu tư cho công tác BVMT từ NSNN và các khoản thu phí liên quan đến BVMT của tỉnh không lớn, nhưng với kinh phí này, địa phương đã


sử dụng đúng mục đích cho công tác BVMT, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, ... góp phần vào công tác BVMT của tỉnh.

Ngoài ra, công tác xã hội hóa về BVMT bước đầu đã được hình thành ở

nhiều nơi, các mô hình tự quản ở cộng đồng đã phát huy tác dụng tích cực.

Thứ 3, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học: Hệ thực vật phong phú về thành phần loài, với nhiều loại bậc cao quý hiếm. Động vật, vô cùng đa dạng, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.

- Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên: Việc trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử tại địa phương, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.

Thứ 4, cải thiện kết cấu hạ tầng

Công tác đầu tư cho PTDL được đặc biệt quan tâm, cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động du lịch từng bước đồng bộ, hệ thống giao thông kết nối các tuyến, điểm du lịch dần được hoàn thiện. Từ năm 2010-2018 có 25 dự án đầu tư phát triển du lịch bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước số tiền 3.045,5 tỷ đồng (Đầu tư kết cấu hạ tầng, các di tích lịch sử, văn hóa số tiền 358,723 tỷ đồng cho 20 dự án; đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch số tiền 2.686,818 tỷ đồng cho 05 dự án); 38 dự án đầu tư phát triển du lịch bằng nguồn vốn xã hội hóa số tiền khoảng 12.000 tỷ đồng. Đến nay, nhiều dự án đã đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội của tỉnh [123]. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ vào khu DLST Thung Nham với tổng số vốn 23,1 tỷ đồng; Khu dịch vụ trung tâm thành phố Ninh Bình đã thu hút 11 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 2.654 tỷ đồng bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại Ninh Bình cũng được Nhà nước quan tâm đầu tư trong 5 năm qua (2013-2018), như: Dự án xây dựng các hạng mục hạ tầng khu DLST Tràng An; Dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng quảng trường và sân lễ hội phía trước đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Vua Lê Đại Hành... với tổng kinh phí trên 9.000 tỷ đồng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023