Quá Trình Hình Thành Các Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới Phía Bắc Việt Nam


Thứ hai, ngày nay, giao lưu qua các cửa khẩu biên giới không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là các hoạt động trao đổi thương mại mà là cách tiếp cận mới để xúc tiến cả các hoạt động hợp tác kinh tế khác, dưới nhiều dạng thức và phương hướng khác nhau.

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc và Thái Lan, đều cho thấy rằng ngày nay các hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới không còn bó hẹp trong phạm vi trao đổi thương mại hàng hóa như trước đây mà đã mở rộng phạm vi lẫn nội dung hợp tác. Nhiều Chính phủ đã đề xuất các chiến lược hợp tác kinh tế và thương mại qua biên giới, trong đó có các hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hóa được hoạch định trên cơ sở hợp tác trao đổi không chỉ hàng hóa mà còn cả vốn tư bản, công nghệ và lao động sống. Các hoạt động này được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Từ những hoạt động trao đổi hàng hóa trong cư dân đến các hình thức giao lưu được tổ chức ở các trình độ cao hơn như hội chợ triển lãm, các hợp đồng buôn bán kinh doanh giữa chính quyền các địa phương hai nước.

Đối với Việt Nam, bài học về tính đa dạng của các hình thức giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu biên giới cần được nhận thức rõ ràng. Bởi một mặt, chính điều này cho phép tận dụng được các lợi thế tiềm ẩn của từng địa phương ở cả hai bên đường biên, cho phép huy động sự tham gia của nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như ngoại thương, sản xuất hàng xuất khẩu, nghiên cứu khoa học công nghệ, tài chính vào hoạt động kinh tế đối ngoại biên giới. Mặt khác, đây cũng chính là bài học thực tế để các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam tìm kiếm các giải pháp cho việc thực hiện chủ trương của Đảng về đa dạng hóa các hình thức hoạt động kinh tế đối ngoại.


Thứ ba, tính chất phức tạp và vai trò ngày càng tăng của các hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới đòi hỏi phải có những chính sách cụ thể, đặc thù, được quy hoạch rõ ràng cho các hoạt động này.

Kinh nghiệm một số nước, đặc biệt là kinh nghiệm thực hiện chính sách “biên mậu” của Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua cho thấy rằng vai trò ngày càng tăng của các hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới với tư cách là công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân ở các vùng biên giới đòi hỏi phải có những chính sách đặc thù, được hoạch định có bài bản riêng cho những vùng này.

Để đạt được mục tiêu đẩy mạnh cải cách toàn diện kinh tế và thực hiện tốt chính sách mở cửa (cả trong lẫn ngoài), để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân cư vùng biên giới, đặc biệt là dân cư khu vực các cửa khẩu, để tăng cường sức mạnh kinh tế cho chính quyền địa phương vùng biên, các chính sách này phải nhằm vào việc đạt được sự phân cấp mạnh hơn nữa cho chính quyền địa phương vùng biên, nhất là trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để các địa phương này tự phát huy những năng lực tiềm ẩn của mình. Đồng thời, một hệ thống quản lý thống nhất, có hiệu lực, đủ năng lực để đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu của hợp tác kinh tế quốc tế và các yêu cầu bên trong của quá trình phát triển giao lưu kinh tế là điều kiện vô cùng cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động này đi đúng hướng, giữ được ổn định. Những điều này chỉ có thể thực hiện được nếu Nhà nước có trong tay công cụ hữu hiệu là một hệ thống chính sách được hoạch định kỹ càng, bài bản.

Thứ tư, chính sách biên mậu thể hiện tính nhất quán và linh hoạt cao.

Lấy trường hợp của Trung Quốc về cơ bản chính sách ít thay đổi và điều chỉnh, điều này thể hiện qua việc các thông báo, hướng dẫn của Quốc vụ viện Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến biên mậu được ban hành từ năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


1996 và Thông tư liên tịch của các cơ quan chủ quản như Bộ Kinh mậu Trung Quốc, Tổng cục Hải quan Trung Quốc được ban hành từ năm 1999 đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại rất linh hoạt và có nhiều rào cản pháp lý ít được thể hiện qua văn bản, việc cho phép ưu đãi thuế nhập khẩu và VAT đối với biên mậu tiểu ngạch qua cửa khẩu này, nhưng lại không cho phép qua cửa khẩu khác là một ví dụ điển hình. Còn đối với Thái Lan thì sự linh hoạt lại thể hiện qua các hình thức phát triển kinh tế cửa khẩu.

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 11

Thứ năm, chính sách về kinh tế cửa khẩu thể hiện tính định hướng cụ thể và có trọng tâm, trọng điểm.

Trung Quốc chú trọng tập trung phát triển quan hệ biên mậu, do vậy đã dành nhiều chính sách ưu đãi riêng và phân cấp mạnh cho các thành phố, huyện, thị xã giáp vùng biên giới để hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho buôn bán biên mậu và trên cơ sở đó chủ động đẩy mạnh hoạt động biên mậu. Đây là bài học quý đối với Việt nam trong điều kiện nước ta tăng cường phân cấp theo chủ trương chung về cải cách hành chính hiện nay, tạo sự chủ động cho địa phương.

Tiểu kết chương 1

Phát triển KKTCK biên giới là một vấn đề mới nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, xu hướng giao lưu kinh tế giữa các nước tăng lên, các địa phương có cửa khẩu biên giới đã tận dụng lợi thế của cửa khẩu đẩy mạnh hoạt động XNK, XNC với nước láng giềng. Đồng thời với quy mô giao lưu hàng hóa ngày càng tăng lên, nhu cầu mở rộng hoạt động kinh tế tại các cửa khẩu biên giới dẫn đến việc xây dựng các KKTCK. Vì thế, từ chỗ là nơi kiểm soát dân cư đi lại hai nước, tại các cửa khẩu biên giới phát triển mạnh giao lưu thương mại, du lịch


dịch vụ, đầu tư và sản xuất phục vụ phát triển kinh tế trước hết của các địa phương biên giới, và thông qua đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế các địa phương khác trong cả nước.

Lý luận và kinh nghiệm phát triển KKTCK biên giới cho thấy, quy mô tốc độ và hiệu quả phát triển tại các KKTCK phụ thuộc vào mối quan hệ giao lưu giữa hai nước, vào tổ chức quản lý kinh tế tại các KKTCK, vào trình độ phát triển sản xuất hàng hóa và sự phát triển của các doanh nghiệp mỗi nước, vào cơ chế chính sách về đầu tư, tín dụng, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.

Đây là những vấn đề mang tính quy luật mà mỗi nước muốn phát triển kinh tế tại các KKTCK thành công cần thiết phải quán triệt.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM


2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Thứ nhất, về vị trí địa lý, địa hình và khí hậu. Tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam có 7 tỉnh là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên và Lai Châu. Vùng Đông Bắc tiếp giáp với Đồng Bằng Sông Hồng, biển Đông và Trung Quốc. Đây là một vị trí hết sức thuận lợi trong việc đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng, đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc. Việc tiếp giáp với Đồng Bằng Sông Hồng và có một lãnh thổ gắn với vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với những trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng đã cho thấy tiềm năng rất lớn của vùng sau này. Thêm nữa, với việc Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ hai của thế giới, khu vực Đông, Đông Nam Trung Quốc đang phát triển vào loại nhanh nhất khu vực, trong đó Quảng Đông và một phần vùng ven biển Quảng Tây, đảo Hải Nam đang bứt lên với tốc độ nhanh tạo cơ hội giao lưu kinh tế mạnh trong khu vực. Việc Hồng Kông đã được sát nhập trở lại với Trung Quốc và Ma Cao cũng đã được trả lại về Trung Quốc đã tạo ra một dải ven biển phát triển hùng hậu, có những ảnh hưởng lớn đối với quá trình đi lên của các tỉnh biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh vùng Đông Bắc.


Các tỉnh biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc có địa hình chia cắt phức tạp, ở phía Tây có những dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đặc biêt dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh núi Fanxipăng cao 3.143 m, chia cắt Tây Bắc với Đông Bắc. Ở phía Đông của Đông Bắc có nhiều dãy núi cao hình cánh cung tạo nên địa hình hiểm trở. Vùng này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và khí hậu phân dị tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi đa dạng phong phú, trong đó có những loại đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Thứ hai, về tài nguyên khoáng sản. Có thể nói rằng tài nguyên khoáng sản của vùng này thuộc loại bậc nhất nước ta hiện nay với những loại tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia như : than, apatít, sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc,…là những tài nguyên quan trọng để phát triển công nghiệp khai khoáng.

Vùng than Quảng Ninh lớn nhất nước ta với chủ yếu là antraxit chất lượng tốt. Ngoài than Quảng Ninh còn có than lửa dài tập trung ở Na Dương, Thái Nguyên với trữ lượng khá.

Lào Cai là nơi có mỏ apatít với trữ lượng lớn nhất Đông Nam á, đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất phân lân phục vụ phát triển nông nghiệp và có thể dành để xuất khẩu một phần. Mỏ sắt với trữ lượng đứng thứ hai (sau mỏ sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh) nhưng chất lượng đứng đầu cả nước, đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Đồng, chì, kẽm, thiếc là những loại khoáng sản có cả ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc, nếu được đầu tư khai thác tốt, với trữ lượng tuy không lớn nhưng có thể đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu trong nước. Ngoài ra, trong vùng này còn có các loại khoáng sản như pirit, vàng, đá quí, đất hiếm, đá xây dựng, đá vôi xi măng,…Đây cũng là những loại khoáng sản có tiềm năng, là thế mạnh để phát triển công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản của vùng và cả nước.


Thứ ba, về tài nguyên du lịch. Các tỉnh biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn chẳng những với du khách trong nước, mà còn với khách du lịch nước ngoài. Có khả năng tiếp nhận lớn khách du lịch và đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với các đối tượng khác nhau.

Về mặt tự nhiên, vùng này có rất nhiều cảnh đẹp. Thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, biển thơ mộng, đặc biệt có Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), SaPa (Lào Cai) một danh thắng nổi tiếng thế giới. Khách du lịch tới đây sẽ bị lôi cuốn trước vẻ đẹp của tạo hóa, kỳ thú của một thế giới đảo đá vôi muôn hình muôn vẻ, nửa nổi, nửa chìm trong vịnh biển; bồng bềnh trong mây của núi. Đồng thời có nhiều cảnh quan hấp dẫn như Thác nước Bản Dốc, núi Các Mác, suối Lê Nin, Cao nguyên đá Đồng Văn, và các cánh rừng già nguyên sinh như khu rừng cấm với hệ sinh thái rừng nhiệt đới làm thoả mãn trí tò mò của du khách, lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học.

Về mặt văn hoá lịch sử, vùng này phản ánh bề dày lịch sử Việt Nam. Những di tích khảo cổ học chứng minh cho nền văn hoá Đông Sơn, Hạ Long nổi tiếng từ hồi tiền sử, những di tích lịch sử qua các triều đại của nước ta còn được bảo toàn hoặc phục hồi như Cột cờ Lũng Cú, khu rừng Trần Hưng Đạo, khu Cao Bằng - Pắc Pó và nhiều danh thắng lịch sử khác rất có giá trị về khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bá kiến thức. Bên cạnh đó với những lễ hội truyền thống của các tỉnh lân cận như Hội Đền Hùng, Hội Lim… mang đậm đà bản sắc dân tộc đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, thăm quan, tìm hiểu và nghiên cứu.

2.1.1.2. Dân số và nguồn nhân lực

Đến năm 2010, 6 tỉnh Việt Nam có các KKTCK tiếp giáp với Trung Quốc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao bằng, Lào Cai, Hà Giang và Lai Châu,


với số dân 4.152,6 ngàn người chiếm 4,77% dân số cả nước; diện tích 44.589,4 km2 , chiếm 13,47% diện tích cả nước. Nhịp độ tăng dân số của vùng này đã có xu hướng giảm, tuy nhiên dân số của vùng vẫn tăng nhanh.

Khu vực này có cơ cấu dân tộc đa dạng nhất trong cả nước với hơn 40 dân tộc anh em cùng sinh sống. Các dân tộc ít người sống tập trung, thuận lợi cho việc thực hiện chính sách và tổ chức cuộc sống phù hợp với đặc điểm tập quán, lối sống và trình độ của mỗi dân tộc; nhưng cũng khó khăn trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống vì trình độ dân trí của đồng bào quá thấp.

Trình độ học vấn, chuyên môn cũng như chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng này không đều. Các tỉnh vùng Đông Bắc, nhất là Quảng Ninh, Lạng Sơn nguồn nhân lực có trình độ khá cao, tương đương với trình độ trung bình của cả nước. Tuy nhiên, trình độ nguồn nhân lực của các tỉnh vùng Tây Bắc còn rất thấp. Thêm nữa, tính chung tất cả các tỉnh biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, còn có một tỷ lệ không nhỏ nguồn nhân lực không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số.

Trong vùng có một số khu tập trung công nghiệp với lịch sử hình thành hàng chục năm nên có đội ngũ chuyên môn kỹ thuật khá đông đảo. Tuy nhiên lại có sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn và chuyên môn khoa học kỹ thuật của nguồn nhân lực giữa các tỉnh trong vùng; có sự khác biệt lớn về trình độ học vấn giữa các dân tộc, đặc biệt là người Dao, người Hmông có tỉ lệ trẻ em 5-19 tuổi đi học rất thấp, tỉ lệ mù chữ rất cao.

Cơ cấu phân công lao động xã hội của vùng còn rất lạc hậu, lao động làm việc trong ngành nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao, trình độ trang thiết bị kĩ thuật của người lao động còn thấp kém, không đủ sức khai thác các thế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022