Quá Trình Hình Thành Các Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới Phía Bắc Việt Nam 42562


mạnh của vùng, năng suất lao động thấp, chỉ bằng 65% mức bình quân chung của cả nước. Ngoài ra các tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc có tỷ lệ dân số đô thị thấp và không đồng đều giữa các tỉnh.

2.1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây nền kinh tế của các tỉnh biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc đã có bước phát triển, đặc biệt ở một số tỉnh thực hiện mô hình KKTCK như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, đời sống nhân dân được cải thiện một cách nhanh chóng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững. Tuy nhiên kinh tế ở các tỉnh này còn tồn tại nhiều mặt yếu kém cần được giải quyết và khắc phục.

Do điểm xuất phát thấp nên mặc dù có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hang năm tương đối cao song tổng giá trị GDP toàn vùng hiện chỉ bằng khoảng 7,5% so với cả nước; trong khi đó dân số vẫn tăng cao (khoảng 2%/năm) nên GDP bình quân đang ở mức thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Tuy có những sản phẩm hàng hoá chiếm tỉ trọng lớn trong cả nước như chè, hồi, quế, sơn, than, apatít, sắt, đồng,…nhưng nhìn chung tỷ suất hàng hoá thấp, sản phẩm hàng hoá còn ít cả về chủng loại và khối lượng, hầu hết là những sản phẩm hàng hoá thông thường, chất lượng không cao và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn kém.

Không những GDP bình quân đầu người đã thấp mà còn không đồng đều giữa các khu vực và tầng lớp dân cư. GDP/người của nhân khẩu nông nghiệp chỉ bằng khoảng 62% mức trung bình của toàn vùng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, nông- lâm nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn. Công nghiệp tuy có những nơi được phát triển sớm, chủ yếu là công nghiệp khai khoáng và chế biến nông - lâm sản, nhưng nhìn chung ở phần lớn lãnh thổ của các tỉnh này công nghiệp chưa phát triển. Trình độ


trang thiết bị kỹ thuật thấp, sản phẩm công nghiệp mới còn ít, chất lượng còn chưa cao nên mặc dù có ý nghĩa quan trọng đối với nguồn thu cho NSNN nhưng vai trò công nghiệp chưa lớn, nhất là chưa khai thác các tiềm năng về thị trường, về khoáng sản cũng như lợi thế so sánh của vùng để phát triển kinh tế.

Các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ ở khu vục nông thôn chưa phát triển và hiệu quả thấp. Du lịch có tiềm năng lớn nhưng phát triển chậm và còn nặng về khai thác tự nhiên cho nên hiệu quả thấp. Thương mại nhất là thương mại biên giới có phát triển khá hơn nhưng vẫn còn nhỏ bé. Hoạt động thương mại chưa rộng khắp, giao lưu kinh tế còn hạn chế, nhiều khu vực ở vùng này còn thiếu vắng dịch vụ thương mại.

Ngoài ra, do các tỉnh biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc là vùng đồi núi, có địa hình cao so với mặt nước biển và bị chia cắt bởi nhiều dãy núi và sông suối, điều kiện khí hậu phân dị, làm cho sự phát triển theo lãnh thổ có sự chênh lệch lớn. Điều này tạo ra sự phức tạp trong quản lý cũng như gặp khó khăn trong phát triển cơ sở hạ tầng.

Về mặt xã hội, quá trình đổi mới đã có bước thay đổi đáng kể cuộc sống xã hội của dân cư. Những năm qua, các chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã góp phần làm thay đổi tình hình việc làm, thu nhập, cơ cấu xã hội và quan hệ nông thôn. Tuy nhiên nhiều vấn đề xã hội vẫn còn bức xúc như tình trạng nghèo đói còn cao, sự tiếp cận với giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường…

2.1.2. Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam

Hiện nay, cả nước ta có 25 tỉnh biên giới với Trung quốc, Lào và Campuchia với đường biên giới dài 4.610 km, trong đó 7 tỉnh có đường biên


giới giáp với Trung Quốc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên; đường biên giới giáp Lào có Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum; đường biên giới giáp Campuchia có các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang. Cho đến năm 2010 cả nước có 26 KKTCK đã được thành lập, trong đó, riêng biên giới tiếp giáp với Trung Quốc đến năm 2010 có 8 KKTCK.

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, cho đến nay, cơ sở pháp lý hình thành các KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc cũng đã trải qua hai giai đoạn:

Thứ nhất, giai đoạn thí điểm (1996-2000). Giai đoạn thí điểm được bắt đầu từ năm 1996 đến năm 2000 với các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm các cơ chế chính sách ưu đãi đối với bốn KKTCK theo thứ tự thời gian như sau:

- Quyết định 675/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Đây là KKTCK đầu tiên ở nước ta.

- Quyết định số 748/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn.

- Quyết định 100/1998/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai.


- Quyết định 177/1998/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng thí điểm một số chính sách phát triển kinh tế tại một số khu vực cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.

Thứ hai, giai đoạn mở rộng (từ 2001- đến nay). Giai đoạn mở rộng về chính sách KKTCK được thực hiện trên cơ sở tổng kết việc thí điểm tại bốn KKTCK và theo đó là ban hành Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách đối với KKTCK biên giới.

Trên cơ sở Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, để đáp ứng yêu cầu phát triển giao lưu kinh tế - xã hội qua khu vực cửa khẩu, các tỉnh đã tổ chức nghiên cứu đề án xây dựng, điều chỉnh, mở rộng phạm vi KKTCK và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg đối với các KKTCK sau:

- KKTCK Chi Ma tỉnh Lạng Sơn, với diện tích 770 ha, được thành lập theo Quyết định số 185/2001/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Cửa khẩu Chi Ma cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 37 km, không được biết đến nhiều như cửa khẩu Tân Thanh hay Hữu Nghị, chủ yếu là cư dân biên giới qua lại bằng giấy thông hành.

- KKTCK Ma Lù Thàng tỉnh Lai Châu, được thành lập theo Quyết định số 187/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy hoạch, KKTCK Ma Lù Thàng với diện tích 27.763 ha, bao gồm diện tích của 3 xã Ma Ly Pho, Hổi Luông và Mường So của huyện Phong Thổ, với các khu vực chức năng như: khu đầu mối diện tích 43 ha; khu trung tâm hành chính thương mại, dịch vụ Pa So 66 ha; khu du lịch Vàng Bó 15 ha; khu công nghiệp ngã ba Phong Thổ 250 ha; khu thị tứ Mường So 62 ha; Các


trục kinh tế nông - lâm nghiệp - dịch vụ dọc theo Quốc lộ 100, Quốc lộ 12 và bờ tả sông Nậm Na có diện tích hàng ngàn ha.

- KKTCK Hoành Mô và Bắc Phong Sinh tỉnh Quảng Ninh với diện tích

37.130 ha, được thành lập theo Quyết định 115/2002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

- KKTCK Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn với diện tích 39.400 ha, được thành lập theo Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ (phạm vi bao gồm cả KKTCK theo Quyết định số 748/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn nêu trên)

- KKTCK Thanh Thủy tỉnh Hà Giang, được thành lập theo Quyết định số 136/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy hoạch, KKTCK Thanh Thủy là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, có không gian kinh tế riêng biệt; diện tích 28.781 ha.

- KKTCK Điện Biên: Hiện nay, cặp cửa khẩu A Pa Chải – Long Phú đang hoàn tất các thủ tục để trình Chính phủ hai nước cho phép thành lập cửa khẩu chính.

Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm chính sách đối với KKTCK đầu tiên ở nước ta cho đến nay về cơ bản việc hình thành và phát triển của các KKTCK luôn quán triệt các mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra là:

- Phát triển kinh tế tại các địa bàn KKTCK trên cơ sở khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong cả nước đầu tư và kinh doanh trên địa bàn KKTCK. Qua đó, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế


của địa phương theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp.

- Nâng cao đời sống của nhân dân tại các KKTCK và các khu vực kế cận, góp phần nâng cao dân trí của đồng bào biên giới thông qua việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển giao lưu kinh tế qua các KKTCK.

- Thực hiện chiến lược gắn việc giữ vững an ninh chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền quốc gia với việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, dân trí của nhân dân nhằm tạo thêm thế vững mạnh về quốc phòng, an ninh trên tuyến biên giới nói chung và trên địa bàn các cửa khẩu nói riêng.

- Thực hiện tốt hơn việc điều hoà, phối hợp các hoạt động về quản lý nhà nước đối với KKTCK; nâng cao hiệu quả và hiệu 1ực quản lý nhà nước tại địa bàn.

Bảng 2.1: Số KKTCK tiếp giáp với Trung Quốc được thành lập đến năm 2010



Danh mục KKTCK

Diện tích (ha)

Quyết định số


1. Quảng Ninh



1

Khu KTCK Móng Cái


51.654,8

675/QĐ-TTg ngày

18/9/1996

2

Khu KTCK Bắc Phong Sinh và Hoành Mô

(Bình Liêu - Hải Hà)


37.130

115/2002/QĐ-TTg

ngày 13/9/2002


2. Lạng Sơn



3

Khu KTCK Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn


39.400

138/2008/QĐ-TTg

ngày 14/10/2008

4

Khu KTCK Chi Ma (Lộc Bình)


770

185/2001/QĐ - TTg

ngày 6/12/2001


3. Cao Bằng



5

Khu KTCK Cao Bằng (Phục Hoà, Trà Lĩnh,

Hà Quảng)


7.780

171/1998/QĐ-TTg

ngày 9/9/1998

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 12



Danh mục KKTCK

Diện tích (ha)

Quyết định số


4. Hà Giang



6

Khu KTCK Thanh Thuỷ (Vị Xuyên )


28.781

184/2001/QĐ-TTg

ngày 21/11/2001


5. Lào Cai




7


Khu KTCK Lào Cai (Lào Cai- Bảo Thắng - Mường Khương)


7.971,8

100/1998/QĐ-TTg

ngày 26/5/1998; 09/2003/QĐ-TT ngày

10/01/2003


6. Lai Châu



8

Khu KTCK Ma Lù Thàng


27.763

187/2001/QĐ-TTg

ngày 7/12/2001


7. Điện Biên



9

Khu KTCK A Pa Chải – Long Phú


Đang làm thủ tục

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

2.2.1. Tình hình phát triển không gian lãnh thổ về kinh tế và dân cư tại khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Các tỉnh được triển khai thí điểm về chính sách cửa khẩu trước đây cũng như các tỉnh được áp dụng Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg đều tập trung vào xây dựng không gian lãnh thổ về kinh tế và dân cư tại các KKTCK. Nhờ có cách thức tiếp cận mới và tích luỹ được một số kinh nghiệm trong việc xác định phạm vi, qui hoạch không gian lãnh thổ của khu kinh tế cụ thể nên có điều kiện thuận lợi để thực hiện các nội dung quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đây là kết quả đầu tiên và cũng là kết quả chủ yếu trong vấn đề quản lý khi đánh giá về việc thực hiện Quyết định 53/2001/QĐ-TTg.

Thứ nhất, xây dựng không gian lãnh thổ kinh tế. Các tỉnh đều tập trung xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch về đất đai và các ngành nghề phát triển tại các KKTCK.


Khác với giai đoạn trước đây, khi chỉ là các cửa khẩu biên giới, việc quy hoạch các ngành nghề phát triển kinh tế tại các khu vực cửa khẩu rất đơn giản. Bởi lẽ, khi chỉ là khu vực của khẩu, ngành nghề chính chỉ là đầu mối giao lưu thương mại và xuất nhập cảnh là chủ yếu. Các hoạt động sản xuất khác hầu như chưa phát triển, nên cửa khẩu biên giới về không gian cũng chỉ cần một phạm vi nhỏ hẹp, chỉ cần khoảng 50 - 70 ha cũng có thể đáp ứng được các nhu cầu hoạt động cho cửa khẩu. Cũng chính vì thế, trong quy hoạch không gian lãnh thổ trước đây cho các cửa khẩu biên giới, thường không tính đến nhiệm vụ quy hoạch sự phát triển của khu vực dân cư, chưa tính toán phải phát triển các cơ sở dịch vụ xã hội.

Khi phát triển thành KKTCK biên giới thì tình hình có sự thay đổi. KKTCK như đã nói là một tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội, lấy giao lưu kinh tế biên giới qua cửa khẩu làm nòng cốt. Khái niệm giao lưu kinh tế có ý nghĩa rộng hơn là khái niệm buôn bán thương mại, bên cạnh buôn bán thương mại qua cửa khẩu, giao lưu kinh tế còn kể đến cả các giao lưu, hợp tác trong sản xuất. Vì thế hoạt động kinh tế tại các KKTCK biên giới cũng được mở rộng. Bên cạnh hoạt động buôn bán qua cửa khẩu, hoạt động kinh tế tại các KKTCK còn bao gồm cả hoạt động sản xuất, gồm cả sự phát triển của hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, gia công, chế biến sản phẩm. Chính vì thế, trong quy hoạch không gian lãnh thổ KKTCK, bên cạnh quy hoạch hệ thống hoạt động thương mại qua của khẩu như trước đây, còn phải chú ý đến quy hoạch phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, gia công chế biến làm tăng giá trị hàng hóa, và cả các ngành nông lâm nghiệp, du lịch.

Thứ hai, quy hoạch dân cư tại các KKTCK. Như đã nói, sự phát triển các KKTCK đòi hỏi phải quy hoạch các khu dân cư. Từ kinh nghiệm phát triển của nước ta trong những năm qua khi quy hoạch phát triển các KKT, KCN, KCX,… công tác quy hoạch chưa quan tâm thích đáng đến vấn đề quy hoạch khu dân cư; chính điều này làm cho sự phát triển của các KKT, KCN,

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí