Quan Điểm Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới Phía Bắc Việt Nam


Tiểu kết chương 2

Sau 15 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng thí điểm các cơ chế chính sách ưu đãi đối với các KKTCK, đến nay tại các tỉnh biên giới phía Bắc đã và đang hình thành 8 KKTCK. Sự phát triển các KKTCK đã thúc đẩy hoạt động kinh tế, giao lưu thương mại đầu tư, XNK, XNC tại các cửa khẩu biên giới, góp phần thúc đẩy sản xuất và thương mại của các tỉnh biên giới cũng như các địa phương trong cả nước, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, tăng nguồn thu cho NSNN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các tỉnh biên giới, cũng như nhiều tỉnh thành trong cả nước. Sự phát triển các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc đang hình thành nên các đô thị biên giới tiếp giáp Trung Quốc của nước ta, góp phần ổn định chính trị, bảo vệ an ninh quốc phòng khu vực biên giới. Sự phát triển các KKTCK còn góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt - Trung.

Tuy nhiên, sự phát triển các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế. Tăng trưởng thương mại không ổn định, quy mô xuất, nhập khẩu còn nhỏ bé, nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng gia tăng; chất lượng hoạt động thương mại – XNK của các KKTCK còn thấp, mang tính tự phát, tính thời vụ; hoạt động cung ứng dịch vụ, du lịch tại các KKTCK phát triển chưa mạnh. Đầu tư xúc tiến thương mại còn yếu, hoạt động sản xuất công nghiệp gia công phục vụ xuất khẩu chưa phát triển. Sự đóng góp cho tăng trưởng kinh tế tại các KKTCK vẫn chưa đúng với tiềm năng của chúng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó, chính sách XNK, XNC giữa hai nước còn nhiều điểm khác biệt, đặc biệt, chính sách của Việt Nam chưa kịp thời thích ứng với những biến đổi chính sách của Trung Quốc về phát triển KKTCK; cơ chế, chính sách của nhà nước Việt Nam đối


với phát triển kinh tế tại các KKTCK còn nhiều bất cập, chưa tạo hành lang pháp lý cho việc vận hành các KKTCK chưa có tính đột phá để tạo ra sự khác biệt cho các KKTCK; cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ; đầu tư xã hội của doanh nghiệp vào phát triển kinh tế tại các KKTCK còn chưa mạnh; năng lực quản lý nhà nước còn chưa đáp ứng yêu cầu; nhân lực cho phát triển các KKTCK còn thiếu và yếu. Việc phát triển các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc phụ thuộc vào việc giải quyết các bất cập trên đây.


CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 19

3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc những năm tới

3.1.1.1. Cơ hội

Bối cảnh quốc tế và khu vực nhìn chung đang có nhiều thuận lợi đối với phát triển các KKTCK nước ta. Dự báo kinh tế hai nước tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định trong dài hạn, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn tiếp tục là trung tâm tăng trưởng của thế giới, hợp tác kinh tế khu vực đang


được đẩy mạnh với nhiều sáng kiến tăng cường thương mại và đầu tư, hợp tác kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

Trung Quốc phát triển ổn định và thịnh vượng là cơ hội to lớn đối với sự phát triển kinh tế tại các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc. Trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội từ sự phát triển này để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên như khoáng sản, nông sản, thuỷ sản và một số mặt hàng tiêu dùng giá rẻ cho vùng Tây Nam Trung Quốc. Trong những năm gần đây xuất khẩu của nhóm hàng nói trên chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Trong dài hạn, nếu tận dụng được sự phát triển lan toả từ phía Trung Quốc, Việt Nam có thể thâm nhập vào mạng kinh doanh toàn cầu thông qua việc gắn kết thương mại, đầu tư với các doanh nghiệp kinh doanh tại Trung Quốc.

Sự phát triển kinh tế tại các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc những năm gần đây còn được sự hậu thuẫn rất lớn của một số chủ trương mới của hai nước.

Thứ nhất, về phía Trung Quốc: Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện chủ trương tập trung đầu tư đẩy mạnh sự phát triển khu vực phía Tây và Tây Nam, nâng cao trình độ phát triển đồng đều cả nước và hội nhập kinh tế với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc chủ trương xây dựng điểm tăng trưởng mới Trung Quốc - ASEAN với Chiến lược "một trục hai cánh" theo mô hình M đó là" Trục hợp tác kinh tế trên bộ (Mainland EC) Nam Định - Hà Nội - Miền Trung Việt Nam - Băng Cốc và Singapo, một cánh là hợp tác lưu vực sông Mê Kông và một cánh kia là hợp tác kinh tế trên biển (Marine EC). Một trong những hướng phát triển của vùng phía Tây và Tây Nam là hợp tác phát triển với Việt Nam qua các KKTCK.


Để thực hiện các chủ trương này, các định hướng phát triển của Trung Quốc có tác động đến phát triển KTCK và KKTCK ở khu vực phía Bắc ở nước ta. Cụ thể là:

- Trung Quốc thúc đẩy các ngành nghề quốc tế, (những nghề liên quan đến nhiều quốc gia, lãnh thổ như tài chính, ngân hàng, logistic, bưu chính, viễn thông, du lịch) và ngành nghề mở cửa (dệt may, điện tử - tin học) chuyển dịch dần từ miền Đông sang miền Trung và miền Tây

- Trung Quốc và Việt Nam đang xây dựng thí điểm một số mô hình Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới, trước mắt là KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trong khu hợp tác kinh tế này, hai bên dự kiến sẽ thi hành các chính sách tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ đầu tư. Ngoài những mặt hàng và vật tư mà luật pháp hai nước cấm xuất khẩu, mọi hàng hóa và vật tư có xuất xứ tư hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều được miễn thuế và tự do đi vào Khu hợp tác kinh tế này. Những sản phẩm được sản xuất trong khu vực này sẽ được giảm 50% thuế khi đi vào thị trường hai nước Trung - Việt.

- Thực hiện chiến lược hợp tác cảng biển giữa Trung Quốc và ASEAN. Chiến lược này sẽ bao gồm các vấn đề: Xác định và phát triển các "thành phố hấp dẫn" có cảng biển; Xác định các hạng mục hợp tác cảng biển; khảo sát thương mại các thành phố có cảng biển; Phát triển các thiết bị cảng có cùng quy chuẩn. Việc tăng cường hợp tác cảng biển giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ giúp cho Quảng Tây phát triển nhanh, kết nối với các cảng biển của các nước trong khu vực để trở thành một mạng lưới giao thông nối với các tỉnh trong lục địa Trung Quốc với Hồng Kông, Singapo, Malayxia, Việt Nam, Inđônêxia. Nhờ đó Quảng Tây sẽ phát triển nhanh, thu hút được nhiều nguồn hàng từ nhiều nước và nhiều nhà đầu tư sẽ vào Quảng Tây.


- Trung Quốc chủ trương chuyển dần từ buôn bán hàng hóa là chính sang dich vụ buôn bán hàng hóa là chủ yếu để phát triển vùng biên giới cửa khẩu, đặc biệt vùng biên giới có biển "lấy hoạt động thương mại làm trọng tâm, nỗ lực nâng cao năng lực phục vụ thị trường, thúc đẩy sự hình thành Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN và phát triển giao lưu cảng biển khu vực Vịnh Bắc Bộ".

Thứ hai, đối với Việt Nam: Nước ta đang đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế thị trường, CNH, HĐH và đô thị hóa. Yêu cầu đó đòi hỏi phải mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, trong đó các KKTCK biên giới là đầu mối nối liền nước ta với quốc tế. Việc đầu tư phát triển các KKTCK, phát triển giao lưu thương mại qua các KKTCK này vừa là một yêu cầu, vừa là một cơ hội cho các địa phương có cửa khẩu biên giới.

Vùng biên giới Việt - Trung là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; có tiềm năng lợi thế về nông, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu và kinh tế biển; là vùng có nhiều dân tộc với bản sắc văn hóa riêng; có mối quan hệ mật thiết với Thủ đô Hà Nội, với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thông qua hệ thống hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị quan trọng. Vùng biên giới Việt - Trung còn có mối quan hệ kinh tế mật thiết với các tỉnh phía Nam, Đông Nam Trung Quốc thông qua hệ thống các cửa khẩu. Đây còn là vùng cửa ngõ phía Bắc của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Việt Nam và đầu mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc; có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng đối với cả nước. Phát triển cửa khẩu và KTCK khu vực này là "Khâu đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế của các tỉnh" như tinh thần Nghị quyết số 37- NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát


triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi Bắc bộ” đã xác đinh.

Với quan điểm đó, những năm qua Nhà nước ta đã ban hành và hoàn thiện nhiều chủ trương chính sách về phát triển các KKTCK, nhất là Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Quyết định số: 33/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK; Quyết định số 100/2009/ QĐ- TTg ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong KKT, KKTCK. Môi trường pháp lý, hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại hai nước.

Thứ ba, ý tưởng hợp tác xây dựng hai hàng lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung được Chính phủ hai nước quan tâm thúc đẩy thực hiện trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mục tiêu của hợp tác "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" là nhằm: phát huy tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của các hàng lang và vành đai kinh tế phát triển của hai nước Việt - Trung; đưa hành lang và vành đai kinh tế trở thành cầu nối thúc đẩy tự do hóa kinh tế; giao lưu văn hóa Việt - Trung và giữa Việt Nam - ASEAN và Trung Quốc; thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, giảm chênh lệch giữa các vùng trong “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”.

Trên toàn tuyến biên giới Trung - Việt có 7 cặp cửa khẩu cấp Nhà nước: Móng Cái – Đông Hưng , Đồng Đăng - Bằng Tường, Hữu Nghị - Hữu nghị quan; Tà Lùng - Thủy Khẩu, Thanh Thủy - Thiên Bo, Ma Lu Thàng - Kim Thủy Hà, Lào Cai – Hà Khẩu; các cảng biển bao gồm cảng Phòng Thành, Bắc Hải, Khăm Châu, Trạm Giang, Hải Khẩu, Tam Á, Hải Phòng, Cái Lân


(Quảng Ninh)…; các cảng hàng không bao gồm Côn Minh, Quảng Châu, Hà Nội ,…. Hai nước mong muốn sự hợp tác phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các trung tâm thương mại và các chợ biên giới, phát triển hệ thống kho vận, tiếp tục thúc đẩy hơn nữa các biện pháp rút ngắn thời gian thông quan, mặt khác cần hình thành một hệ thống kho bảo quản hàng hóa chờ thông quan hiện đại (kho lạnh) nhằm giúp kéo dài thời gian bảo quản háng hóa.

Thứ tư, quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước ngày càng lớn mạnh: Trước đây các cửa khẩu chỉ có chức năng chủ yếu về ngoại giao, an ninh, quốc phòng, thăm thân nhân giữa cư dân hai bên biên giới, chưa có chức năng kinh tế. Từ năm 2000 đến nay, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã có những bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Về lĩnh vực thương mại, năm 2000, kim ngạch mậu dịch song phương đạt trên 2,5 tỷ USD, lần đầu tiên vượt mục tiêu 2 tỷ USD do lãnh đạo hai nước đề ra, đã tạo tiền đề tốt đẹp đưa quan hệ thương mại hai nước bước vào thế kỷ 21.

Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Mức tăng trưởng kim ngạch mậu dịch hai nước từ năm 2001-2008 bình quân trên 25%. Năm 2004 kim ngạch mậu dịch hai nước đạt xấp xỉ 7,2 tỷ USD, lần thứ hai vượt mục tiêu Chính phủ hai nước đề ra là hoàn thành mục tiêu 5 tỷ USD vào năm 2005. Năm 2008, kim ngạch thương mại Việt- Trung đạt trên 20,18 tỷ USD tăng 535 lần so với kim ngạch năm 1991 và là lần thứ ba hoàn thành trước hai năm mục tiêu hai nước đề ra là đưa kim ngạch mậu dịch hai nước lên 20 tỷ USD vào năm 2010.

Các mặt hàng chủ yếu mà Trung Quốc xuất khẩu gồm: xăng dầu, hàng dệt may, phôi thép, phân bón, ô tô, khung gầm ô tô, quần áo…Các mặt hàng


chủ yếu mà Trung Quốc nhập khẩu gồm: dầu mỏ, than đá, cao su tự nhiên, quặng thô, nông hải sản, hoa quả v.v. Trong đó dầu mỏ và xăng dầu là hai mặt hàng lớn nhất của hai nước. Năm 2005, phía Trung Quốc nhập dầu mỏ 3,19 triệu tấn, Kim ngạch 1,29 tỷ USD, chiếm 52% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam.

Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, với các khoản viện trợ phát triển, các khoản vay ưu đãi mà phía bạn dành cho nước ta từ năm 1992 đến năm 2000 chủ yếu tập trung vào việc khôi phục, cải tạo và mở rộng các nhà máy do Trung Quốc xây dựng trước đây: nhà máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy phân đạm Hà Bắc, một số nhà máy dệt, các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ như Cao su Sao vàng, Thuốc lá Thăng Long, Sứ Hải Dương, Nhựa Tiền Phong...

Từ năm 2000 đến nay nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Trung Quốc đã tăng lên mạnh mẽ và được hai nước ưu tiên sử dụng trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang cần. Đó là hợp tác trong lĩnh vực điện với trên 10 dự án, lĩnh vực khai khoáng 10 dự án, lĩnh vực luyện kim 5 dự án, lĩnh vực phân bón, hoá chất 5 dự án, lĩnh vực cơ khí 3 dự án.

Các hạng mục hợp tác trên đã và đang lần lượt đi vào hoạt động, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế, xã hội của VN. Tuy nhiên, trong hợp tác kinh tế giữa hai nước còn những mặt hạn chế: thứ nhất, nhiều hạng mục công trình không hoàn thành đúng thời gian đã định; thứ hai, việc giải ngân nhiều dự án chậm do còn nhiều quy định, thủ tục của các cơ quan quản lý hai bên.

Về lĩnh vực đầu tư trực tiếp, tính đến tháng 12 năm 2008, Trung Quốc đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với 628 dự án, tổng vốn đăng ký gần 2,2 tỷ USD; trong đó vốn thực hiện đạt 271 triệu USD, đứng thứ 13 trong số 64 nước và khu vực đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí