Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 25


Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong việc lập và triển khai quy

hoạch phát triển KKTVB phải bảo đảm thống nhất giữa quốc phòng với

kinh tế

ngay từ

đầu, nhằm không làm phá vỡ

những quy hoạch lớn về

quốc phòng, an ninh đã có từ trước, hoặc quá nhấn mạnh mà ảnh hưởng phát triển kinh tế và thu hút các dự án đầu tư vào KKTVB. Phối hợp giữa các lực lượng quân sự địa phương (như Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh), Cảnh sát biển vùng I, II, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải Quân, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và

Bộ Quốc phòng khi triển khai công tác quy hoạch phát triển, mở rộng

KKTVB cũng như cấp phép, mở rộng quy mô các dự án đầu tư. Trong quy hoạch phát triển các khu chức năng của KKTVB cần hết sức chú ý các khu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

vực nhạy cảm có giá trị quốc phòng như: đảo gần bờ, cửa biển, nơi có

công trình quốc phòng, dự

Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 25

án A2, các vị

trí đóng quân, các hang động tự

nhiên, nhân tạo và các khu vực địa hình có giá trị quan trọng trong thế trận phòng thủ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với các khu vực này, nếu thực sự cần thiết cho nhiệm vụ phát triển KTB trên địa bàn, thì các tỉnh BTB cần kiến nghị Bộ Quốc phòng phối hợp khảo sát, nghiên cứu cụ thể, điều chỉnh cho phù hợp.

Thứ hai, phát huy vai trò tham mưu của cơ quan quân sự địa phương trong rà soát, quản lý các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư nước ngoài trong khu kinh tế ven biển.

Đây là nội dung quan trọng trong kết hợp chặt chẽ giữa phát triển các KKTVB với bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các tỉnh BTB nhằm bảo đảm cho mọi dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội không xung đột với lợi ích quốc phòng ngay từ trong khâu lập quy hoạch đến quản lý thực hiện quy hoạch. Trong đó, cơ quan quân sự địa phương có vai trò quan trọng trong thẩm định, quản lý về quốc phòng các dự án trong KKTVB. Trách nhiệm của cơ quan quân sự địa phương là căn cứ vào chiến lược xây


dựng khu vực phòng thủ (tỉnh, huyện), căn cứ quy hoạch sử dụng đất, địa hình, diện tích biển dành cho quốc phòng để đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư trong KKTVB đến quốc phòng. Nhất là những yếu tố tiềm tàng, những yếu tố nguy cơ như xâm phạm các vị trí có giá trị quốc phòng do Chính phủ và địa phương xác định chẳng hạn như: chiều cao của tòa nhà các dự án có thể che khuất tầm nhìn của các phương tiện phòng không, ra đa bảo vệ bờ biển, ngăn cản khả năng cơ động, khả năng khống chế các địa hình có giá trị... trên cơ sở đó tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định lập, cấp

phép, triển khai hoặc điều chỉnh, hoặc dừng dự án trong KKTVB nếu cần

thiết. Luôn bảo đảm yêu cầu quy hoạch phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB trong từng thời kỳ phải gắn với quy hoạch xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ. Các dự án phát triển KKTVB phải gắn với yêu cầu củng cố quốc phòng, an ninh.

Đối với các dự án đầu tư nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài, cơ quan quân sự phối hợp với cơ quan an ninh Bộ Công an cần thẩm định rõ mục đích, chủ thể (bao gồm nước đầu tư, quốc tịch và nguồn gốc của chủ doanh nghiệp đầu tư), đối tượng đầu tư (ngành nghề sản xuất kinh doanh, thương mại...), ảnh hưởng của dự án đến quốc phòng, an ninh trên dải ven

biển và trên hướng biển... Trách nhiệm của cơ

quan quân sự

không chỉ

dừng lại

ở khâu thẩm định, đánh giá

ảnh hưởng mà còn tham mưu cho

UBND ra quyết định phù hợp. Nếu dự án được triển khai, cơ quan quân sự còn chịu trách nhiệm chính trong tham mưu các biện pháp quản lý chặt chẽ về mặt quốc phòng trong suốt quá trình thực hiện dự án. Thực hiện chặt chẽ cơ chế, phối hợp giữa các ban ngành địa phương với cơ quan quân sự

trong thẩm định các dự

án kết cấu hạ

tầng về

vị trí địa lý, địa hình, địa

mạo các vị trí có giá trị quốc phòng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, mức độ

ảnh hưởng về

mặt quốc phòng. Trên cơ sở

đó, để

quyết định thực hiện

hay không thực hiện các dự án hoặc có sự điều chỉnh thích hợp. Mục tiêu


của xây dựng hệ

thống kết cấu hạ

tầng thể hiện trên ba khía cạnh nêu

trên, nên việc thống nhất trong thẩm định là cần thiết nhằm không có xung đột lợi ích kinh tế, quốc phòng.

bảo đảm

Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực và trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quân sự làm tham mưu cho cấp ủy đảng và chính quyền địa phương về kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn. Nội dung bồi dưỡng tập trung nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ, bảo đảm đội ngũ cán bộ có kiến thức toàn diện về KT­XH và quốc phòng, an ninh. Đối với kiến thức KT­XH cần thiết bồi dưỡng cho đội ngũ

cán bộ

quân sự

địa phương những vấn đề cơ

bản của luật đầu tư; luật

doanh nghiệp; luật đất đai; luật hôn nhân gia đình... để có kiến thức thẩm định các vấn đề ảnh hưởng như thời gian sử dụng đất của dự án; đối tác

liên doanh, liên kết; vấn đề lao động nước ngoài kết hôn với người bản

địa... những vấn đề

đó ảnh hưởng đến

quốc phòng, an ninh

theo chiều

hướng, mức độ ra sao? Đó chính là những yếu tố quan trọng giúp cơ quan quân sự địa phương có tham mưu đúng, trúng, bảo đảm giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích kinh tế với quốc phòng, an ninh trong KKTVB ở các tỉnh BTB.

Thứ ba, phát triển một số ngành và sản phẩm công nghiệp lưỡng dụng trong khu kinh tế ven biển.

Phát triển công nghiệp và sản phẩm công nghiệp lưỡng dụng trong

KKTVB cần tập trung vào một số ngành và sản phẩm công nghiệp như

dịch vụ hậu cần KTB, xây dựng công trình trên biển, công nghệ khai thác, chế biến dầu khí, chế biến hải sản... Bảo đảm sản phẩm hàng hóa, dịch

vụ KTB nói chung và trong KKTVB nói riêng vừa phục vụ phát triển

KKTVB vừa đáp

ứng nhiệm vụ

quốc phòng. Các cảng biển có tải trọng

lớn như: Cảng Nghi Sơn; Cảng Vũng Áng; Cảng Chân Mây­Lăng Cô đầu tư công nghệ bốc xếp, vận chuyển, lưu kho bãi ngày càng hiện đại vừa là

điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa là căn cứ bờ để tàu thuyền


quân sự có thể neo đậu, tránh trú, vừa có thể tiến hành tiếp tế nhiên liệu, bốc xếp, vận chuyển vũ khí, khí tài quân sự, vận chuyển quân, làm bàn đạp tấn công ra các hướng biển.. Có thể sử dụng công năng của cơ sở vật chất

ngành dầu khí để

thiết kế

xây dựng hệ

thống thiết bị

lưu trữ, kho nổi,

công trình cất trữ, chuyên chở, truyền tải cung cấp xăng dầu cho các căn cứ hậu cần trong khu vực phòng thủ để bảo đảm hoạt động của các phương tiện vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự. Các dây chuyền, công nghệ sản xuất, chế biến, đóng gói thủy hải sản đều cần thiết phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị dinh dưỡng, có khả năng bảo quản dài ngày phục vụ xuất nhập khẩu, đồng thời có khả năng đáp ứng nhu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang; có khả năng chuyển sang hoạt động sản xuất hàng hóa quân sự phục vụ nhu cầu huấn luyện chiến đấu;

chiến đấu của lực lượng vũ trang khi có chiến tranh xảy ra, có như vậy

mới bảo đảm tốt yêu cầu vừa phát triển KT­XH vừa bảo đảm cho hoạt động quốc phòng, an ninh trong KKTVB ở các tỉnh BTB.

Thứ tư, xây dựng lực lượng tự vệ tại các doanh nghiệp trong khu kinh tế ven biển vững mạnh về mọi mặt, sẵn sàng ứng phó khi có các tình huống xảy ra.

Theo Điều 2 Luật Dân quân Tự vệ năm 2019: Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị ­ xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây được gọi là cơ quan tổ chức) gọi là tự vệ. Đây là lực lượng trực tiếp tham gia sản xuất tại các dự án đầu tư trong KKTVB, đồng thời cũng là lực lượng phối hợp cùng lực lượng công an khu vực ven biển và trong KKTVB bảo vệ tài sản, tính mạng của người lao động và nhà đầu tư; sẵn sàng phối hợp cùng lực lượng bộ đội địa phương thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo nhiệm vụ được giao.

Để xây dựng lực lượng tự vệ tại các doanh nghiệp trong KKTVB

vững mạnh về mọi mặt, sẵn sàng ứng phó khi có các tình huống xảy ra,


trước hết chú trọng đẩy mạnh củng cố tổ chức, phát triển lực lượng tự vệ

trong các nhà máy, xí nghiệp, các công ty (kể cả công ty vốn 100% vốn

nước ngoài) có số lượng hợp lý, có chất lượng cao, trước hết là chất

lượng chính trị; tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng đó; chú trọng nâng cao khả năng hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong thế trận quốc phòng toàn dân

gắn với thế

trận an ninh nhân dân trong từng khu

vực phòng thủ

địa

phương, liên hoàn bờ ­ biển ­ đảo. Mặt khác, có kế hoạch phối hợp chặt

chẽ

với các cơ

quan chuyên trách như

Bộ Thông tin truyền thông, Ban

Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải Quân, Cảnh

sát biển, Biên phòng để

giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về

biển và chủ

quyền trên biển, huấn luyện kỹ năng hoạt động quốc phòng trên biển trong một số tình huống cụ thể.

Phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng tự vệ trong KKTVB với công an và bộ đội địa phương tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án bảo vệ tài

sản, tính mạng công nhân, chủ doanh nghiệp trong các tình huống A2; các

phương án tác chiến phòng thủ bờ biển của các tỉnh. Có như vậy, mới bảo đảm hiệu quả trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trên các vùng biển nói chung và KKTVB ở các tỉnh BTB nói riêng. Nghị quyết số 36­NQ/TW nhấn mạnh Không ngừng củng cố tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân khu vực biển; bảo đảm năng lực xử lý tốt các tình huống trên biển, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển” [17, tr. 96­97].

Thứ năm, xây dựng lực lượng dân quân biển vững mạnh, rộng khắp sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ lực lượng tự vệ trong KKTVB ở các tỉnh BTB khi có tình huống xảy ra.

Dân quân là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân. Mặc dù lực


lượng dân quân biển là lực lượng nằm vòng ngoài các KKTVB ở các tỉnh

BTB, nhưng đây là lực lượng hung hậu, không thoát ly sản xuất ở các

địa phương và có vai trò quan trọng, trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các địa phương ven biển. Đại hội XIII tiếp tục khẳng định: “Xây

dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng ngày càng cao;

xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh rộng khắp, coi trọng lực lượng dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ ở các địa phương trọng điểm” [18, tr. 277]. Mặt khác, hiện nay các KKTVB ở các tỉnh BTB đều nằm ở những

vị trí trọng yếu của đất nước về quốc phòng, an ninh. Do vậy, xây dựng

lực lượng dân quân biển vững mạnh, rộng khắp sẵn sàng phối hợp, hỗ

trợ lực lượng tự

vệ trong các KKTVB

ở các tỉnh BTB khi có tình hống

xảy ra là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng kết hợp chặt chẽ giữa phát triển khu kinh tế ven biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trước hết, để xây dựng lực lượng dân

quân biển vững mạnh, rộng khắp sẵn sàng phối hợp, hỗ

trợ

lực lượng

tự vệ trong các KKTVB ở các tỉnh BTB khi có tình hống xảy ra. Trước

hết, cần

tăng cường sự

lãnh đạo của cấp

ủy, chính quyền địa phương

trong tổ chức xây dựng lực lượng dân quân biển. Xây dựng lực lượng

dân quân biển vững mạnh, rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu cao là một

nhiệm vụ trọng tâm cần lãnh đạo trong công tác quốc phòng, quân sự

của các địa phương ở các tỉnh BTB. Bên cạnh đó, chú trọng kiện toàn tổ chức, biên chế và đầu tư phương tiện, trang bị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; đây là nội dung quan trọng, trực tiếp quyết định chất lượng lực lượng dân quân biển. Các tỉnh, BTB cần thực hiện tốt phương châm: xây dựng lực lượng dân quân biển phải gắn kết giữa lợi ích kinh tế với quốc phòng, an ninh ở các địa bàn có KKTVB hoạt động; phù hợp với tổ chức, biên chế theo Luật định và khả năng bảo đảm trang bị kỹ thuật cũng như

trình độ của các lực lượng dân quân biển. Mặt khác, tập trung huấn


luyện nâng cao năng lực hoạt động phối hợp với lực lượng tự vệ trong các KKTVB tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ tài sản và tính mạng của chủ đầu tư và công nhân khi có tình huống xảy ra; thực hiện mục tiêu đó, các tỉnh, BTB chủ động phối hợp

với lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư để bồi dưỡng dân

quân biển nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ trên biển. Trên cơ sở đó, định kỳ tổ chức luyện tập, diễn tập về chỉ huy, hiệp đồng, tìm kiếm,

cứu hộ

giữa các đơn vị

chủ

lực và lực lượng dân quân biển; phối hợp

với lực lượng tự

vệ trong các KKTVB tổ

chức diễn tập,

ứng cứu các

tình huống cứu hộ, phòng tránh thiên tai, bảo vệ tài sản, tính mạng công

nhân và nhà đầu tư

trong các KKTVB

Quan tâm làm tốt công tác bảo

đảm, công tác chính sách cho dân quân biển, tạo điều kiện cho dân quân vừa bám biển, bám đảo, bám bờ sản xuất, vừa huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống xảy ra.


Kết luận chương 4

Để khắc phục những hạn chế, giải quyết những mâu thuẫn cơ bản từ thực trạng KKTVB ở các tỉnh BTB thời gian từ 2015­20200 luận án đề xuất 3 quan điểm phát triển KKTVB ở các tỉnhBTB đến năm 2030 đó là:

phát triển khu kinh tế ven biển biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phải có lộ

trình, bước đi vững chắc, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế ­ xã hội của vùng và điều kiện cụ thể của từng địa phương; phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phải theo hướng bền vững; Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phải trên cơ sở kết hợp giữa sức mạnh nội lực với ngoại lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Cũng như các vùng khác trong cả nước, để thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 36NQ/TW phát triển KKTVB hướng tới mô hình KKT sinh thái và khẳng định vai trò quan trọng của KKTVB trong phát triển vùng

và gắn liên kết vùng, đồng thời khắc phục được những hạn chế của

KKTVB ở các tỉnh BTB thời gian qua, trên cơ sở 3 quan điểm luận án đề xuất đồng bộ 5 giải pháp: Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách; Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; Giải pháp đẩy mạnh liên kết vùng; Giải pháp kết hợp chặt chẽ giữa phát triển khu kinh tế ven biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó giải pháp 1 có ý nghĩa quyết định mang tính đột phá; giải pháp 2,3 có ý nghĩa quan trọng; giải pháp 4 quan trọng, lâu dài; giải pháp 5

quan trọng xuyên suốt, trong phát triển KKTVB 2030.

ở các tỉnh BTB đến năm

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí