Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - 2


LỜI MỞ ĐẦU


1.

Tính cấp thiết của đề tài

Sáp nhập và mua lại (M&A) là xu thế tất yếu của một nền kinh tế phát triển. Đặc biệt, với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, hoạt động M&A ngày càng được quan tâm, ưu tiên sử dụng như một chiến lược kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động M&A mới chỉ thực sự phát triển ở Việt Nam trong 10 năm gần đây, nhưng với xu hướng hình thành tập đoàn kinh doanh, đầu tư chéo giữa các doanh nghiệp, cùng với sự góp mặt của hàng loạt quỹ đầu tư trong và ngoài nước hiện nay… đang dần khiến thị trường M&A nước ta đang nóng dần lên, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.

Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính từ ngày 01/01/2012 theo cam kết khi gia nhập WTO. Khi cánh cửa hội nhập mở ra, cùng với những lợi ích mà toàn cầu hóa đem lại, ngành ngân hàng chịu rất nhiều áp lực để không bị đào thải khỏi môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để tồn tại và phát triển trong môi trường này, các Ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam phải thông qua hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, nếu không muốn phá sản hoặc bị thâu tóm trong tương lai. Hơn nữa, đứng trên vai trò quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, cần phải có định hướng chiến lược sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng, nếu để các ngân hàng TMCP nhỏ, hoạt động kinh doanh yếu kém, mất khả năng thanh khoản hoạt động kéo dài sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì không như những ngành khác, tính hệ thống của ngành ngân hàng rất cao, một ngân hàng có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ thống và từ đó sẽ ảnh hưởng lên nền kinh tế.

Dựa trên tình hình đó, năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt Đề án 254 "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" với mục đích tái cấu trúc Ngành Ngân hàng, tinh giảm số lượng ngân hàng để lành mạnh hệ thống. Theo đó đến năm 2017 hệ thống ngân hàng chỉ còn khoảng 15 - 17 ngân hàng, giảm một nửa so với hiện tại. Thêm vào đó, làn sóng M&A trong ngân hàng càng nóng lên trước sức ép giảm tỷ lệ sở hữu chéo theo thông tư 36/2014 của NHNN. Mục tiêu giảm số lượng ngân hàng trong toàn hệ thống đòi hỏi các ngân hàng phải có sự nỗ lực rất lớn trong hoạt động mới có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh và tồn tại trên thị trường. Mua bán và sáp nhập đã và đang đóng vai trò quan trọng không những trong giai đoạn 2011 - 2015 mà còn phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn 2016 – 2020. Với tầm quan trọng đó và để tìm ra lời giải cho bài toán xây dựng, ổn định hệ thống Ngân hàng còn nhiều yếu kém hiện nay, người viết chọn thực hiện đề tài: “Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Khóa luận tập trung làm rõ ba mục tiêu sau:

Hệ thống lại cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng.

Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - 2

Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng phát triển hoạt động này trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam từ đó tìm ra các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển hoạt động mua bán – sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam.

Từ những hạn chế và nguyên nhân đã tìm ra được ở chương 2, khóa luận đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động này trong giai đoạn năm 2016 – 2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng.

Phạm vi nghiên cứu: Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn năm 2011 – 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu

Tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh đánh giá dựa chủ yếu vào số liệu thứ cấp thông qua các phương pháp tổng hợp, thu thập các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng; thu thập từ các nghiên cứu đã thực hiện trước đó, các bài báo, bài nghiên cứu tổng hợp qua các tạp chí, tập san, website trong và ngoài nước.

5. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được trình bày làm ba phần:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân

hàng

Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng

tại Việt Nam

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn năm 2016 – 2020



CH

ƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN - SÁP NHẬP NGÂN HÀNG

1.1. Mua bán – sáp nhập trong ngân hàng

1.1.1. Khái niệm mua bán – sáp nhập trong ngân hàng

Mergers and Acquisitions (gọi tắt là M&A) là cụm từ tiếng Anh, được dịch ra nghĩa tiếng Việt là “sáp nhập và mua lại”, hoặc “mua lại và sáp nhập” [4], “mua bán và sáp nhập” [5] hay “thâu tóm và hợp nhất” [6], để chỉ hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua bán doanh nghiệp. M&A rất phổ biến ở các nền kinh tế phát triển, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp song là loại hình doanh nghiệp đặc biệt do vậy, các khái niệm về hoạt động mua bán - sáp nhập đối với doanh nghiệp cũng sẽ được áp dụng tương tự đối với các ngân hàng.

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tài liệu đưa ra định nghĩa về mua lại, sáp nhập và hợp nhất giữa các tổ chức. Tuy nhiên nội dung của các định nghĩa đó khá tương đồng.

Theo từ điển các khái niệm thuật ngữ tài chính Investopedia

Sáp nhập (Merger) xảy ra khi hai công ty thường có cùng quy mô đồng ý tiến đến thành lập một công ty mới duy nhất, hơn là việc duy trì hai công ty hoạt động riêng rẽ. Chứng khoán của hai công ty này sẽ bị xóa bỏ và chứng khoán của công ty mới được phát hành sẽ thay thế chúng.

Mua lại (Acquisition) là hoạt động thông qua đó các công ty tìm kiếm lợi ích kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường. Khác với sáp nhập, mua lại liên quan đến việc một công ty tiến hành mua công ty khác mà không có sự thay đổi cổ phiếu hay hợp nhất thành công ty mới.

rong Wall Street Words An A to Z Guide to Investment erms for oday’s Investor của tác giả David L. Scott định nghĩa như sau: [19]

Sáp nhập (Merger) là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty để tạo thành một công ty duy nhất có quy mô lớn hơn. Kết quả của sáp nhập là một công ty sống sót (giữ được tên và đặc thù), công ty còn lại ngừng tồn tại như một tổ chức riêng biệt. Trường hợp cả hai công ty sáp nhập ngưng hoạt động và một công ty khác ra đời thì thương vụ sáp nhập còn được gọi là hợp nhất (Consolidation). Như vậy, hợp nhất là trường hợp đặc biệt của sáp nhập.

Mua lại (Acquisition) là hành động mua lại cổ phiếu hoặc tài sản của một công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty đó. Công ty mua lại được gọi là công ty đi mua (Acquirer), công ty bị mua lại được gọi là công ty mục tiêu (Target). Trường hợp này, công ty mục tiêu trở thành tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty mua lại.

1

Công ty đi mua có thể chọn một trong các cách tiến hành mua lại như sau:

Mua lại cổ phiếu: Công ty đi mua có thể dùng tiền để mua lại cổ phần biểu quyết, cổ phần phổ thông hoặc các chứng khoán khác của công ty mục tiêu. Trong giao dịch này, cổ phiếu của công ty mục tiêu không nhất thiết phải trở thành cổ phiếu của công ty mua lại, nhưng thường được giữ riêng biệt như là cổ phiếu của một công ty con mới thành lập. Khoản tiền thu từ giao dịch mua lại cổ phiếu sẽ được chia cho các cổ đông của công ty mục tiêu.

Mua lại tài sản: Một công ty có thể mua lại tất cả hoặc một phần tài sản của công ty mục tiêu. Khi đó, tài sản chuyển nhượng từ công ty mục tiêu sang công ty mua lại sẽ làm tăng tài sản của công ty mua lại, với kỳ vọng rằng sự tăng lên về giá trị của số tài sản này theo thời gian sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu các cổ đông đang nắm giữ. Công ty mục tiêu sau khi bị mua lại tài sản chỉ còn “cái vỏ”, trong nhiều trường hợp trên thực tế nó chấm dứt hoạt động. Tất nhiên, không nhất thiết tất cả các công ty mục tiêu đều ngưng hoạt động.

Theo Andrew J. Sherman và Milledge A. Hart (2006) trong Mua lại và sáp nhập Từ A đến Z [9]

Mua lại (Acquisition): Việc mua một tài sản như một nhà máy, một bộ phận của công ty, hoặc cả công ty.

Sáp nhập (Merger): Sự kết hợp của hai hay nhiều công ty sao cho tài sản và vốn của công ty bán sẽ thuộc về công ty mua. Sau thương vụ mua bán này, cho dù sẽ có những thay đổi nhất định về phía công ty mua, công ty này vẫn giữ nguyên tên.

Tại Việt Nam, hoạt động M&A còn quy định rời rạc trong một số văn bản Luật và được định nghĩa như sau:

Theo Luật cạnh tranh Việt Nam (2004) tại Chương II, Mục 3, iều 17, các khái niệm về sáp nhập, hợp nhất, mua lại được định nghĩa như sau

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.


2



tổ ch

heo thông tư 04/2010/ -NHNN Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại ức tín dụng có định nghĩa

Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.

Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất.

Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại). Sau khi mua lại, tổ chức tín dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua lại.

Theo Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định:

Điều 153 định nghĩa Sáp nhập doanh nghiệp là “Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.

Điều 152 định nghĩa Hợp nhất doanh nghiệp là “Hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.

Tóm lại, khái niệm mua lại và sáp nhập ngân hàng được hiểu theo quan niệm quốc tế cũng như theo hệ thống pháp lý Việt Nam khá tương đồng. Hoạt động mua lại và sáp nhập về cơ bản có cùng bản chất là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều chủ thể riêng biệt, thông qua đó, các ngân hàng đạt được lợi ích kinh tế nhờ tăng quy mô, giảm chi phí, mở rộng thị trường… Tuy nhiên, tùy vào chiến lược từng ngân hàng, tình hình tài chính, thuế và cả những ảnh hưởng văn hóa giữa các thành viên có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại giao dịch. Sáp nhập là sự kết hợp giữa hai ngân hàng thông qua trao đổi cổ phiếu, kết quả thường tạo ra một ngân hàng với tiềm lực mới, hoặc thành lập ngân hàng hoàn toàn mới (trong trường hợp hợp nhất). Mục đích của hoạt động sáp nhập là cả hai bên cùng có lợi. Trong khi đó, mua lại dùng để chỉ hành động “cá lớn nuốt cá bé”, được thực hiện thông qua việc mua lại tài sản hoặc cổ phần cả dưới hình

3

thức tiền mặt, chứng khoán hay tài sản của bên bán. Kết quả mua lại thường không hình thành ngân hàng mới, mục đích mua lại là nhằm thâu tóm “ngân hàng mục tiêu”. Mua lại có thể thông qua con đường thương lượng hoặc với ý đồ thôn tính.

1.1.2. Nguyên tắc cơ bản để tiến hành mua bán – sáp nhập

Một số vấn đề nguyên tắc khi thực hiện quá trình M&A là:

1. Những phương thức định giá ngân hàng mục tiêu

Không có một phương thức định giá đại trà nào phù hợp cho mọi trường hợp M&A, vì mỗi một ngân hàng mục tiêu đều có những đặc điểm riêng cần xem xét. Thông thường người ta áp dụng nhiều kỹ thuật đánh giá khác nhau và so sánh các kết quả để tìm ra các yếu tố làm tăng thêm hoặc giảm giá trị ngân hàng. [24]

Việc định giá không chỉ quan trọng khi ngân hàng mục tiêu đứng độc lập mà còn phải có những đánh giá sau khi thực hiện mua bán – sáp nhập.

Để phân tích đầy đủ được giá trị của ngân hàng mục tiêu cần bổ sung thêm các kỹ thuật định giá khác như: bản phân tích so sánh trong cùng một ngành nghề, chi phí thay thế hay chi phí cần có để có thể bắt đầu hoạt động tương tự như ngân hàng mục tiêu. Giá thực tế mà người mua phải trả là quá trình kỹ năng đàm phán, thỏa thuận, những rủi ro hay lợi ích từ việc mua ngân hàng đem lại phụ thuộc chủ yếu vào từng nhà đầu tư. Khi xem xét tình hình tài chính của ngân hàng mục tiêu, cần chú ý phát hiện các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố định giá, làm ảnh hưởng đến giá trị của ngân hàng mục tiêu.

2. Việc định giá tài sản phải do một cơ quan định giá được uỷ quyền thực hiện khi thực hiện một thương vụ M&A

Việc định giá do các chuyên gia đảm nhận nhằm tránh thất thoát tài sản do không phản ảnh đúng giá trị kinh tế của ngân hàng. Tuy nhiên, các phương pháp định giá tài sản ngân hàng được các chuyên gia sử dụng lại thường có các mức giá trị cao không đúng với thực tế, do đó người mua phải so sánh giá trị ngân hàng mục tiêu với giá trị của ngân hàng riêng của mình để xem thương vụ có khả thi về mặt kinh tế hay không [24].

Điều quan trọng đó là việc xem xét giá trị giữa hai ngân hàng phải thực hiện trước khi các chuyên gia định giá tiến hành để tránh các yếu tố tác động đến việc định giá của chuyên gia và đưa ra các bằng chứng cho các chuyên gia, nhằm tác động đến việc định giá ngân hàng một cách chính xác.

3. Hạn chế tối đa sự trùng lặp giữa việc xem xét các khía cạnh pháp lý với việc xem xét các khía cạnh tài chính trước đàm phán M&A


4



hữu

nghi

Việc phân chia nhiệm vụ cho các chuyên gia tài chính và pháp lý cũng là cách hiệu để tránh chồng chéo, trùng lặp trước khi tiến hành M&A. Các chuyên gia ên cứu phải đảm bảo rằng, tất cả các kết quả điều tra đều phải được trao đổi kịp

thời trong nhóm làm việc. Để quá trình điều tra trước đàm phán thành công đòi hỏi phải có sự phối hợp của một nhóm công tác giữa người mua, các chuyên gia pháp lý và tài chính. Phải có một người làm chủ nhiệm dự án, để điều phối chung quá trình điều tra, nhằm giảm tối đa sự chồng chéo công việc giữa các thành viên. Cần tránh giới hạn quá khắt khe phạm vi công việc của các chuyên gia để luôn có sự phối hợp một cách linh hoạt giữa các bên nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình điều tra.

4. Xác định các nghĩa vụ và rủi ro tiềm ẩn

Các nghĩa vụ và rủi ro tiềm ẩn là lĩnh vực cần được quan tâm trong các thương vụ M&A đồng thời cũng là một trong những vấn đề khó khăn nhất. Hơn nữa, ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh rủi ro, do đó đây là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, điều tra ngân hàng mục tiêu trước M&A. Sẽ không có một thủ tục định sẵn nào có thể đảm bảo tất cả các nghĩa vụ và rủi ro sẽ được phát hiện hết. Tuy nhiên, công việc điều tra tài chính cần quan tâm trước tiên là phải xem xét các đặc điểm riêng có của ngân hàng mục tiêu để xác định các rủi ro chủ yếu. Danh mục các vấn đề cần quan tâm nhất thiết phải đề cập đến các sự kiện chủ yếu gần nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh, lịch sử phát triển ngân hàng, phạm vi hoạt động, đặc điểm và môi trường giám sát của quản trị ngân hàng, cũng như các tài liệu nghiên cứu trong quá khứ.

Một khi các lĩnh vực chủ yếu đã được xác định, việc điều tra tài chính sẽ tập trung vào việc thảo luận với các lãnh đạo chủ chốt có liên quan trong tất cả các lĩnh vực của ngân hàng (không chỉ bao gồm những người làm việc ở bộ phận tài chính, kế toán) đồng thời phân tích các thông tin thu được từ ngân hàng mục tiêu. Cuối cùng, việc xác định các rủi ro tiềm ẩn phải dựa vào việc đưa ra những câu hỏi phù hợp cho những người phù hợp, có hiểu biết về những dấu hiệu mang tính cảnh báo [24]. Do đó, trong việc chọn chuyên gia, kinh nghiệm M&A được xem là điểm tốt nhất để giúp họ xác định những vấn đề liên quan đến ngân hàng mục tiêu.

5. Xung đột lợi ích

Trong các thương vụ M&A, một vấn đề cần luôn phải quan tâm là xem xét có xung đột lợi ích có thể có khi thực hiện thương vụ. Có hai loại xung đột lợi ích thường gặp là xung đột giữa người bán với người mua và xung đột xảy ra khi có một hãng kiểm toán chung cho các khách hàng có lợi ích xung đột.



5

Xung đột giữa người bán và người mua luôn tồn tại, vì người bán không muốn cung cấp tất cả thông tin cho người mua trong giai đoạn điều tra trước đàm phán, do người bán không chắc người mua có thực sự muốn mua hay không; trong khi đó, người mua muốn biết càng nhiều thông tin càng tốt để có thể đánh giá đúng ngân hàng mục tiêu. Trong phần lớn các thương vụ M&A, bên bán buộc phải giữ cân bằng giữa các rủi ro và lợi ích trong cung cấp thông tin kinh doanh nhạy cảm cho bên mua. Đối với người mua, việc có đầy đủ thông tin là hết sức cần thiết để đánh giá đúng ngân hàng mục tiêu và định giá mua ngân hàng mục tiêu. Đối với người bán, việc cung cấp các thông tin nhạy cảm có thể gây tổn hại cho ngân hàng trong trường hợp việc mua bán không thành, nhưng đồng thời nó cũng giúp nâng cao giá bán ngân hàng nếu thương vụ được hoàn tất. Vì vậy, thông thường bên bán kiểm tra việc cung cấp thông tin sao cho các thông tin nhạy cảm chỉ được tiết lộ khi họ cảm thấy thương vụ M&A có khả năng thực hiện được [24].

Trên thực tế có thể xảy ra trường hợp một hãng kiểm toán được hai hoặc nhiều khách hàng có lợi ích cạnh tranh trong một thương vụ lựa chọn. Trong trường hợp này, nguyên tắc bí mật khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất, phải được quản lý với những quy tắc kiểm soát nhất định. Một trong những quy tắc đó là có cơ chế rõ ràng, nhằm giảm thiểu thông tin mật bị sử dụng không phù hợp. Bên cạnh nhiều biện pháp bảo mật khác, cần phải thường xuyên thông báo cho khách hàng về các xung đột lợi ích tiềm năng, đồng thời tiến hành các bước cần thiết để thiết lập các chế tài đạo đức như là những rào cản để tránh rò rỉ thông tin.

Như vậy, hoạt động M&A không chỉ làm thay đổi tình trạng sở hữu của ngân hàng mà còn làm thay đổi cả hoạt động quản trị cũng như điều hành của cả ngân hàng. Tuy nhiên, mức độ thay đổi thế nào và được thực hiện đến đâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như các quy định pháp lý, điều lệ ngân hàng và các thỏa thuận giữa bên trong thương vụ. Do đó, nguyên tắc cơ bản của M&A là phải góp phần tạo nên giá trị mới cho các cổ đông của thực thể ngân hàng mà việc duy trì tình trạng hoạt động cũ không đạt được.

1.1.3. Phân loại mua bán – sáp nhập trong ngân hàng

Theo quan điểm của Andrew J. Sherman và Milledge A. Hart (2006):

Phân loại dựa trên hình thức liên kết

Sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal mergers): là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai ngân hàng kinh doanh và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm trong cùng một thị trường. Kết quả từ những vụ sáp nhập theo dạng này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần.

6


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2023