Đàm Phán, Ký Kết Thỏa Thuận Cuối Cùng Và Thực Hiện M&a


Change Working Capital: Thay đổi vốn lưu động ròng giữa năm N và năm N – 1

D/A (Debt/Asset): Hệ số Nợ/Tổng tài sản

Nếu sử dụng phương pháp tính dòng tiền FCFF thì tỷ suất hiện tại hóa sẽ được tính là chi phí vốn bình quân gia quyền WACC, và trong trường hợp nếu sử dụng phương pháp FCFE thì tỷ suất hiện tại hóa sẽ là chi phí vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất chiết khấu có thể được tính bằng cách sử dụng mô hình chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số (WACC- Weighted Average Cost of Capital)

Tính tỷ suất chiết khấu bằng WACC:

WACC = Wdkd*(1 - T) + Weke

Trong đó:

WACC : Chi phí sử dụng vốn trung bình theo trọng số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

kd : Chi phí vốn vay trung bình của doanh nghiệp

ke : Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - 4

T : Thuế suất thuế thu nhập của doanh nghiệp

Wd : Tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn

We : Tỷ trọng vốn đại chúng trong tổng vốn

Để định giá theo phương pháp này một các chính xác phụ thuộc nhiều vào tính minh bạch của thị trường vì việc dự đoán quy mô thu nhập hàng năm, số lợi nhuận sau thuế hàng năm là khá phức tạp. Do vậy để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả tại các nơi có tính minh bạch chưa cao cũng nên kết hợp với nhiều phương pháp khác để giúp bên mua có thể định giá mục tiêu một các hợp lý nhất.

Phương pháp tài sản: Là phương pháp ước tính giá trị của ngân hàng dựa trên giá trị thị trường của tổng tài sản của ngân hàng. Trong đó, giá trị thị trường của ngân hàng được tính toán trên bảng cân đối tài sản của ngân hàng và giá trị vốn chủ sở hữu được tính theo công thức:

VE = VA - VD

Trong đó:

VE: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu

VA: Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản (tài sản hữu hình, tài sản vô hình)

VD: Giá trị thị trường của nợ

Phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi những kĩ năng tính toán phức tạp nhưng lại khá tốn nhiều chi phí thuê chuyên gia đánh giá tài

15

sản, bỏ qua nhiều giá trị tiềm năng như thương hiệu, sự phát triển tương lai và đặc biệt là thiếu tính khách quan. Do những hạn chế nhất định, nên phương pháp định giá trên cơ sở xác định giá trị nội tại thường được bên bán mong muốn sử dụng hơn là phía bên mua. Ngoài ra, phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá sơ bộ ban đầu giá trị ngân hàng, làm cơ sở so sánh với kết quả của các phương pháp tính toán khác.

Xác định giá trị cộng hưởng

Theo Robert G. Eccles, Kersten L. Lanes và Thomas C. Wilson (1999), bên mua thường xác định giá trị cộng hưởng do 5 yếu tố sau mang lại: tiết kiệm chi phí, cải thiện doanh thu, cải thiện quy trình hoạt động, lợi ích về tài chính và lợi ích về thuế [20].

Tiết kiệm chi phí: Đây là yếu tố dễ thấy nhất và dễ ước lượng trong xác định giá trị cộng hưởng. Thông thường tiết kiệm chi phí đạt được từ: giảm biên chế, giảm các tiện ích phục vụ công việc và các chi phí liên quan không cần thiết khác khi hai bên đã sáp nhập hoặc giảm chi phí nhờ tính kinh tế của quy mô, cho phép tổ chức sau khi kết hợp chi tiêu hiệu quả, hợp lý hơn và sinh lời hơn.

Cải thiện doanh thu: Việc ước lượng được doanh thu tăng lên nhờ sáp nhập không phải là công việc dễ dàng. Tuy nhiên, ngoài những hạn chế về ước lượng của nó, cải thiện doanh thu có thể tạo ra giá trị thực. Đôi khi bên bán có thể mang đến được những sản phẩm bổ sung hoặc có tính vượt trội cho mạng lưới phân phối rộng khắp của bên mua. Trong trường hợp khác, các kênh phân phối của bên bán có thể giúp tăng doanh số của các sản phẩm của bên mua.

Cải thiện quy trình hoạt động: Lợi ích cộng hưởng từ M&A thông qua cải tiến quy trình hoạt động nhờ chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kỹ năng quản trị, điều hành, từ đó góp phần hỗ trợ ngân hàng tăng doanh thu, giảm chi phí, tạo kết quả kinh doanh kỳ vọng cao hơn cho ngân hàng.

Lợi ích về tài chính: Giá trị cộng hưởng ở đây được thể hiện ở chỗ do tăng quy mô của ngân hàng sau sáp nhập mà tình hình tài chính có thể được cải thiện hơn: tăng số dư tiền, tăng nguồn vốn hoạt động. Khả năng trả nợ đuợc tăng cường, do khi hai ngân hàng kết hợp lại thì thu nhập và luồng tiền có thể trở nên ổn định hơn và có thể dự báo chắc chắn hơn. Điều này lại cho phép tổ chức sau khi kết hợp vay với khối lượng lớn hơn khi là những ngân hàng riêng lẻ. Khoản vay lớn hơn tạo ra lợi ích về thuế và những lợi ích này thường hiện ra dưới dạng chi phí huy động vốn thấp hơn cho tổ chức sau khi kết hợp.

Lợi ích về thuế: Các lợi ích về thuế có thể phát sinh do việc mua bán ngân hàng này tận dụng được các lợi thế về thuế để ghi tăng tài sản của ngân hàng bị mua hoặc sử dụng đuợc khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh thuần để giảm bớt thu nhập. Như vậy,

16



một

khoả thuế

ngân hàng có lãi mua lại một ngân hàng đang thua lỗ có thể là nhằm tận dụng n lỗ từ hoạt động kinh doanh thuần của ngân hàng bị mua để giảm nhẹ gánh nặng của mình. Hoặc là, ngân hàng có thể tăng chi phí khấu hao sau thương vụ mua

bán ngân hàng và nhờ đó tiết kiệm chi phí thuế và tăng giá trị ngân hàng.

7. Đàm phán, ký kết thỏa thuận cuối cùng và thực hiện M&A

Trên cơ sở kết quả của quá trình trước đó, ngân hàng mua bước vào vòng đàm phán thỏa thuận cuối cùng với ngân hàng bán. Thỏa thuận này sẽ được lập thành một hợp đồng mua bán. Mục tiêu của hợp đồng này là quy định chi tiết và có tính bắt buộc thi hành với tất cả các bên về các vấn đề trong giao dịch từ tài chính, cơ cấu, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia… Sau khi hợp đồng đã kí kết, các bên sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết cho thương vụ. Các thủ tục này bao gồm việc trình Đại hội cổ đông mỗi bên về phương án M&A về nội dung mua lại, sáp nhập, huy động vốn... và cuối cùng là lập hồ sơ về việc mua bán – sáp nhập trình các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Khi hoàn tất được các thủ tục pháp lý, các bên tham gia sẽ tiến hành hoạt động M&A. Mức giá thực tế sẽ do Hội đồng quản trị quyết định phụ thuộc vào tình hình thực tế thị trường. Trên cơ sở thống nhất lợi ích của các bên tham gia việc mua lại, sáp nhập được tiến hành. Các công văn pháp lý tiếp theo như: công bố về ngân hàng mới, gửi thông báo đến các khách hàng, thực hiện đăng ký kinh doanh… sẽ được khẩn trương thực hiện để hoàn tất thương vụ M&A.

1.1.7. Những vấn đề cơ bản hậu mua bán - sáp nhập

Một trong những vấn đề mà tất cả các ngân hàng tham gia M&A luôn phải quan tâm là vấn đề hậu sáp nhập. Các vấn đề như quản lý rủi ro, hoạt động kinh doanh, Cấu trúc nhân sự, công nghệ ngân hàng, văn hóa doanh nghiệp là những vấn đề quan trọng cần được quan tâm giải quyết sau khi mua bán – sáp nhập các ngân hàng lại với nhau. Qua nghiên cứu thực tiễn của tác giả Nguyễn Ngọc Lý về thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Đệ Nhất - Tín Nghĩa, có thể rút ra một vài vấn đề cơ bản sau mua bán – sáp nhập. [7, trg 141 -142]

Quản lý rủi ro

Rủi ro chính yếu của ngân hàng sau khi mua bán – sáp nhập cần phải xử lý là rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành. Rủi ro tín dụng là các tổn thất phát sinh từ việc khách hàng không trả được đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ hoặc khách hàng không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ với ngân hàng.

Bên cạnh rủi ro tín dụng thì ban quản trị ngân hàng sau hợp nhất cũng cần phải

quan tâm tới rủi ro vận hành. Đây là những rủi ro phát sinh do yếu tố con người hoặc

do sự không hoàn chỉnh trong các quy trình vận hành, sự yếu kém trong hệ thống 17

thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ, hoặc do những thay đổi của các yếu tố khách quan (cơ chế, chính sách nhà nước, sự thay đổi của môi trường tự nhiên…).

Hoạt động kinh doanh

Điều chỉnh chiến lược kinh doanh và tăng trưởng doanh số, giai đoạn hòa nhập bước đầu sau khi kết thúc thương lượng, ngân hàng cần xem xét lại chiến lược và kế hoạch kinh doanh để điều chỉnh cho phù hợp. Ngân hàng cần đánh giá tính khả thi của chiến lược kinh doanh dựa trên các yếu tố: tình hình vĩ mô, sự phát triển của ngành và các yếu tố thị trường. Ngân hàng phải thực hiện rà soát và theo dõi các chỉ tiêu kinh doanh trong quá trình phát triển hậu M&A về các yếu tố như doanh số, thị phần, hệ thống mạng lưới, chi phí và lợi nhuận.

Cấu trúc nhân sự

Quản trị nhân lực cũng không kém phần quan trọng sau khi mua bán – sáp nhập. Đứng trên góc độ nhân viên để nhìn nhận, có thể thấy việc ngân hàng tiến hành mua bán – sáp nhập sẽ có những thay đổi trong chính sách nhân sự. Sẽ có nhiều vị trí trong ngân hàng được tinh giảm và điều đó sẽ gây hoang mang, lo lắng cho nhân viên. Để tránh tình trạng lây lan sự hoang mang trong đội ngũ nhân viên, và làm cho nhân viên yên tâm công tác, ban lãnh đạo ngân hàng thường cam kết toàn bộ các lao động có ký hợp đồng lao động với ngân hàng bị mua bán – sáp nhập đều sẽ trở thành lao động của ngân hàng sau hợp nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đảm bảo cho chất lượng hoạt động của ngân hàng về dài hạn.

Vấn đề công nghệ

Trước khi hợp nhất, mỗi ngân hàng đều có hệ thống thông tin quản lý ngân hàng khác nhau. Việc hợp nhất hệ thống thông tin quản lý và hệ thống truyền dữ liệu trong nội bộ ngân hàng nhanh chóng là đòi hỏi thiết yếu của thực tế. Trong khi chưa tích hợp được hệ thống này, hoạt động của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, và tốn kém về chi phí nhưng vẫn không thể đáp ứng hết được các yêu cầu giao dịch của khách hàng (ví dụ như khách hàng muốn tra cứu số dư, rút tiền, gửi tiền… không có hệ thống chung phải qua thu chi hộ sẽ khó đáp ứng được yêu cầu giao dịch nhanh chóng của khách hàng). Chính vì thế mà sau khi hợp nhất, ngân hàng hợp nhất cần khẩn trương lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống quản lý thông tin chung, hiện đại để nhanh chóng đưa hoạt động của ngân hàng vào quỹ đạo ổn định.

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự thành công của một thương vụ M&A. Lãnh đạo công ty thường mắc sai lầm cố hữu khi cho rằng mua bán – sáp nhập chỉ đơn thuần liên quan đến hoạt động tài chính và đánh giá

18



thấp

của các điều

những xung đột văn hóa thường xảy đến trong tương lai. Để hòa nhập văn hóa ngân hàng sau hợp nhất và để tránh những xung đột văn hóa tiềm tàng, ban hành ngân hàng sau hợp nhất phải tiến hành tuyên truyền định hướng về các

chính sách, chế độ liên quan tới toàn bộ nhân viên ngân hàng tham gia hợp nhất, đồng thời xây dựng cho ngân hàng mới một chiến lược hòa nhập văn hóa doanh nghiệp với tầm nhìn mới để có thể lôi cuốn toàn bộ nguồn nhân lực ngân hàng vào những sứ mệnh lớn hơn những lợi ích và văn hóa cục bộ trước đây của mình.

1.2. Phát triển mua bán – sáp nhập trong ngân hàng

1.2.1. Khái niệm phát triển mua bán – sáp nhập trong ngân hàng

Trên thế giới hay tại Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa cho khái niệm “phát triển mua bán – sáp nhập” trong ngân hàng. Tuy nhiên trong Tạp chí quản lý kinh tế số 24, 2010, trang 27-35 trong bài “Phân tích tốc độ phát triển của một số hoạt động trong nền kinh tế và các nhân tố đầu vào theo mô hình tăng trưởng của Solow” tác giả Huỳnh Trường Huy có đưa ra nhận định như sau: [8]

“Sự tăng trưởng và phát triển của hoạt động mua bán là khái niệm đo lường sự tăng lên về số lượng, giá trị và chất lượng của các thương vụ mua bán thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm “phát triển mua bán – sáp nhập”, trước hết cần hiểu về định nghĩa “phát triển”. Theo Wikipedia, khái niệm “phát triển” được định nghĩa như sau:

“Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Tăng trưởng và phát triển có quan hệ tất yếu với nhau. Về căn bản, khái niệm tăng trưởng dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật; nó không phản ánh quá trình biến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật. Đây là điểm khác nhau căn bản giữa khái niệm phát triển và khái niệm tăng trưởng. Mặc dù có sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ tất yếu với nhau: tăng trưởng là điều kiện của phát triển và ngược lại, phát triển lại là điều kiện tạo ra những sự tăng trửởng mới, thường là với tốc độ và quy mô lớn hơn. Đó là mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển.”

Như vậy, phát triển mua bán – sáp nhập nghĩa là sự tăng lên không chỉ về mặt số lượng các thương vụ được thực hiện mà còn phản ánh về chất lượng các thương vụ, sự tăng lên về mặt giá trị của các ngân hàng sau khi thực hiện các thương vụ mua bán – sáp nhập.


19

1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển mua bán – sáp nhập trong ngân hàng

Hoạt động mua bán - sáp nhập mang lại rất nhiều lợi ích đối với cả nền kinh tế và các tổ chức tín dụng cụ thể là các ngân hàng, do vậy việc phát triển hoạt động này đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

1. Đối với nền kinh tế

Góp phần gia tăng mức độ năng động của thị trường tài chính, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của cả nền kinh tế. Thông qua hoạt động M&A, các ngân hàng hoạt động không tốt, có nguy cơ phá sản sẽ được các ngân hàng khác xem xét mua lại hoặc tiến hành sáp nhập, hợp nhất bằng công cụ M&A. Do hoạt động của các ngân hàng có liên quan đến tất cả các chủ thể, đến mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội khi gặp khó khăn trong kinh doanh có nguy cơ đổ vỡ sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. Mặt khác, nếu phát triển hoạt động M&A thì quá trình tái cấu trúc một ngân hàng đang hoạt động kém cũng trở nên dễ dàng hơn và giảm hiệu ứng dây chuyền đến toàn nền kinh tế.

Tạo kênh huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư và nguồn lực nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ sử dụng chính công cụ M&A để thực hiện việc mua lại hay sáp nhập với một cơ sở kinh doanh có sẵn và tiếp tục hoạt động và phát triển nó. Ngược lại các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào một quốc gia thông qua hoạt động M&A cũng nhận lại được nhiều giá trị kinh tế và hiệu quả hơn, bởi hoạt động M&A cho phép các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tận dụng những lợi thế sẵn có và giảm các chi phí thâm nhập thị trường. Đây là một mối quan hệ hai chiều và đôi bên cùng có lợi.

Là giải pháp quan trọng trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và nền tài chính quốc gia nói riêng. M&A là một trong những hoạt động phổ biến trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. M&A góp phần hình thành nên những tổ chức mới, những tập đoàn phù hợp và hoạt động có hiệu quả trong tình hình mới, từ đó gia tăng các động lực tích cực cho phát triển kinh tế, góp phần cải thiện cơ cấu và độ mở, sự gắn kết và khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của mỗi ngân hàng nói riêng, của nền kinh tế nói chung.

Là cơ sở kéo theo sự phát triển của nhiều ngành dịch vụ bao quanh, như các công ty tư vấn luật pháp, các trung gian môi giới trong các thương vụ mua bán. Nhìn rộng hơn, sự phát triển của hoạt động M&A có thể tận dụng triệt để được thị trường lao động chất xám chất lượng cao cho xã hội, vốn sẽ là lợi thế lớn nhất mà quốc gia đạt được từ M&A. Bởi, một thị trường lao động ở trình độ cao là nền tảng cơ bản cho một nền kinh tế phát triển.


20



2.


máy

Đối với ngân hàng

Giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Dưới cùng một sở hữu và một bộ quản lý chung, các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan với nhau có

thể điều tiết tốt hơn thông qua chia sẻ nguồn lực đồng thời tạo cơ hội mới cho nhau. Do vậy, điều này giúp cho ngân hàng mới có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ tính kinh tế theo quy mô khi tăng thị phần, giảm chi phí đầu tư tài sản cố định, giảm chi phí nhân công, công tác hậu cần, và hoạt động phân phối.

Góp phần tiết kiệm chi phí marketing của ngân hàng khi ngân hàng mới tiếp quản thị phần của ngân hàng mục tiêu, hay ngân hàng bị sáp nhập. Thông thường một ngân hàng mới khi gia nhập vào một thị trường tốn khá nhiều chi phí cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá giới thiệu ngân hàng và sản phẩm. Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ thâm nhập thị trường qua M&A, tiến hành mua các ngân hàng sẵn có trên thị trường, ngân hàng đi mua sẽ giảm được chi phí quảng bá hình ảnh nhờ tận dụng uy tín, thương hiệu của ngân hàng hiện hữu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực thị trường. Trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt của ngành ngân hàng, hoạt động M&A tất yếu làm cho thị trường giảm đáng kể số lượng các ngân hàng trên thị trường do đó các ngân hàng còn sống sót trên thị trường là những ngân hàng có năng lực cạnh tranh lớn. Điều này đồng nghĩa với sức nóng của hoạt động cạnh tranh sẽ bớt căng thẳng hơn giữa các bên liên quan.

Hỗ trợ ngân hàng đổi mới về công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật mới thông qua nhận chuyển giao kỹ thuật, trình độ quản lý từ đối tác. Thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập, các ngân hàng có thể nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cho nhau để duy trì lợi thế trong kinh doanh. Từ đó, ngân hàng mới hình thành có thể tận dụng được công nghệ chuyển giao và có những lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường.

Hỗ trợ ngân hàng thực hiện chiến lược đa dạng hóa, dịch chuyển chuỗi giá trị. Nhiều ngân hàng thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập nhằm hiện thực hóa chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính cung ứng. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ cung ứng nhờ vào kế thừa, học hỏi các sản phẩm của các đối tác trong thương vụ M&A.

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng

Chỉ tiêu về số lượng và giá trị thương vụ

Trong cuốn “Valuation for Merger, Buyout, and Restructuring” của Giáo sư Enrique R. Arzac, Đại học Columbia xuất bản năm 2004 đề cập đến việc đo lường sự


21

phát triển của hoạt động mua bán - sáp nhập hay sự tăng trưởng của các thương vụ mua bán - sáp nhập như sau: [18]

Chỉ tiêu về số lượng hoặc chỉ tiêu về giá trị thương vụ thường được dùng để đánh giá sự phát triển của hoạt động này trên thị trường. Số lượng các thương vụ M&A càng lớn chứng tỏ nhiều ngân hàng quan tâm, thực hiện thương vụ mua bán trên thị trường. Bên cạnh đó, giá trị các thương vụ M&A càng lớn thể hiện sức hấp dẫn của hoạt động M&A đối với các ngân hàng khi họ bỏ nhiều vốn hơn cho các thương vụ mua bán.

Sự tăng lên của số lượng thương vụ hay giá trị thương vụ có thể đo bằng mức tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về số lượng hay về giá trị. Sự gia tăng tuyệt đối được xác định là mức chênh lệch về số lượng hay giá trị thương vụ giữa hai thời kỳ cần so sánh.

Công thức 1.1. Tăng trưởng tuyệt đối số thương vụ M&A

Với:

Số vụ M&A năm t: Số thương vụ mua bán, sáp nhập năm cần so sánh

Số vụ M&A năm t-1: Số thương vụ mua bán, sáp nhập năm trước năm so sánh Tăng lên tương đối hay tốc độ gia tăng của các thương vụ được tính bằng cách

lấy chênh lệch giữa số lượng hoặc giá trị của các thương vụ tại thời điểm hiện tại so

với số lượng hay giá trị của thương vụ kỳ trước chia cho số lượng hay giá trị thương vụ kỳ trước. Tốc độ gia tăng của các thương vụ M&A được thể hiện bằng đơn vị %.

Công thức 1.2. Tăng trưởng tương đối số thương vụ M&A



Nếu các chỉ tiêu được tính toán thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước, điều đó chứng tỏ hoạt động mua bán - sáp nhập đang phát triển. Và ngược lại nếu các chỉ tiêu tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của hoạt động mua bán - sáp nhập kỳ sau thấp hơn kỳ trước, điều này chứng tỏ có sự giảm sút về số lượng của các thương vụ khi so sánh hai thời kỳ với nhau.

Chỉ tiêu về chất lượng thương vụ [8]

Ngoài việc đánh giá sự phát triển của hoạt động mua bán – sáp nhập bằng chỉ tiêu về số lượng hoặc chỉ tiêu về giá trị thương vụ, Giáo sư Enrique R. Arzac (2004) cũng nói đến các chỉ tiêu trong cuốn “Valuation for Merger, Buyout, and Restructuring” để đánh giá chất lượng một thương vụ mua bán – sáp nhập trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trước và sau giao dịch mua bán – sáp

22


Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 18/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí