Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Mua Bán – Sáp Nhập Trong Ngân Hàng


nhập

hệ số

. Một số nhóm chỉ tiêu quan trọng được xem xét gồm hệ số về khả năng sinh lời, về cơ cấu tài chính của ngân hàng và hệ số rủi ro tín dụng.

Tăng trưởng vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nó thực hiện một số chức năng không thể thay thế đó là: cung cấp nguồn lực ban đầu cho ngân hàng có thể duy trì hoạt động khi ngân hàng mới thành lập, là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, phòng ngừa rủi ro kinh doanh cho ngân hàng. Vốn chủ sở hữu bao gồm: Nguồn vốn hình thành ban đầu (được coi như vốn điều lệ của ngân hàng), nguồn từ lợi nhuận, nguồn bổ sung từ việc phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm, các quỹ khác.

Công thức 1.3. Tăng trưởng vốn chủ sở hữu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Tùy vào chủ thể ngân hàng cần đánh giá:

VCSH trước M&A là vốn của ngân hàng bên mua (đối với mua lại hoặc sáp nhập) hoặc một trong những ngân hàng cần đánh giá (đối với hợp nhất).

Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - 5

VCSH sau M&A là vốn của thực thể ngân hàng còn lại sau khi tiến hành mua bán – sáp nhập.

Nếu chỉ tiêu tăng trưởng vốn chủ sở hữu > 0, tức ngân hàng đạt được kỳ vọng tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ việc thực hiện thương vụ M&A. Điều này chứng tỏ việc thực hiện M&A đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tăng trưởng doanh thu

Doanh thu của NH bao gồm tiền lãi thu về khi cho vay tín dụng (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), tiền lãi khi cho các tổ chức tín dụng khác vay, thu lãi tiền gửi tại NH nhà nước. Thu từ các hoạt động dịch vụ như các phí thanh toán qua NH cho các tổ chức kinh tế và cá nhân. Thu từ các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng, thu từ chênh lệch tỷ giá. Thu tiền lãi góp vốn với các đơn vị khác, thu từ hoạt động mua bán nợ.

Công thức 1.4. Tăng trưởng doanh thu

Tùy vào chủ thể ngân hàng cần đánh giá:

Doanh thu trước M&A là doanh thu của ngân hàng bên mua (đối với mua lại hoặc sáp nhập) hoặc một trong những ngân hàng cần đánh giá (đối với hợp nhất).


23

Doanh thu sau M&A là doanh thu của thực thể ngân hàng còn lại sau khi tiến hành mua bán – sáp nhập.

Chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu phản ánh tốc độ tăng của doanh thu thời kỳ trước và sau khi ngân hàng tiến hành mua bán - sáp nhập. Nếu chỉ tiêu > 0, tức doanh thu của ngân hàng sau sáp nhập cao hơn doanh thu giai đoạn trước sáp nhập. Điều này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng khả quan hơn. Ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao có nghĩa sau khi thực hiện M&A đang phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường mới.

Tăng trưởng lợi nhuận ròng

Công thức 1.5. Tăng trưởng lợi nhuận ròng


Tùy vào chủ thể ngân hàng cần đánh giá:

Lợi nhuận ròng trước M&A là lợi nhuận của ngân hàng bên mua (đối với mua lại hoặc sáp nhập) hoặc một trong những ngân hàng cần đánh giá (đối với hợp nhất).

Lợi nhuận ròng sau M&A là lợi nhuận của thực thể ngân hàng còn lại sau khi tiến hành mua bán – sáp nhập.

Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận ngân hàng giai đoạn trước và sau khi M&A. Chỉ tiêu này còn là cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động mua bán - sáp nhập bởi nó thể hiện kết quả tài chính mà ngân hàng đạt được khi so sánh giai đoạn trước sáp nhập và sau sáp nhập. Ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao có nghĩa sau M&A kinh doanh rất tốt, và có khả năng quản lý chi phí hiệu quả. Tỷ lệ này phản ánh một cách gián tiếp về chất lượng, giá trị của thương vụ đem lại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng sau M&A.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – ROE

Công thức 1.6. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cho biết bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh


24



của

xem

mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Chỉ số này thường được xét, đánh giá so sánh giai đoạn sau M&A và trước M&A.

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản – ROA

Công thức 1.7. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một ngân hàng so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản. Tài sản của một ngân hàng thì được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Chỉ số này thường được xem xét, đánh giá so sánh giai đoạn sau M&A và trước M&A.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Công thức 1.8. Tỷ lệ nợ quá hạn



Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay, bao nhiêu đồng vốn đang được tính toán và phân loại vào nợ quá hạn trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Nếu tỷ lệ này thấp so với các năm trước sẽ cho thấy chất lượng của các khoản tín dụng được cải thiện. Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá một thương vụ M&A có thành công hay không. Nếu chủ thể ngân hàng sau M&A giữ được tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp và ổn định sẽ làm tăng uy tín, niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng, tăng khả năng huy động vốn, xa hơn là quản lý rủi ro thanh khoản được nâng cao, đóng góp không nhỏ vào sự ổn định của nền kinh tế.

Tỷ lệ nợ xấu

Công thức 1.9. Tỷ lệ nợ xấu



25

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Nếu tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ. Tỷ lệ nợ xấu luôn là chỉ tiêu hàng đầu khi xem xét, đánh giá ngân hàng sau M&A vì nó tác động trực tiếp đến khả năng sinh lời của ngân hàng vốn thu nhập chủ yếu từ nguồn lãi vay. Do đó, khi thực hiện hoạt động M&A các chủ thể ngân hàng cần có những đánh giá cụ thể và chi tiết về tỷ lệ nợ xấu cũng như kiểm soát tỷ lệ này ở mức độ an toàn nếu như muốn thực hiện một thương vụ M&A thành công.

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR)

Công thức 1.10. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu



Trong đó: Vốn cấp I (vốn nòng cốt) và vốn cấp II (vốn bổ sung). Ngoài yêu cầu đảm bảo cho CAR từ 9% trở lên (theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN), các ngân hàng còn phải đảm bảo tổng vốn cấp II không được vượt quá 100% vốn cấp I.

Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Việc phát triển M&A cũng là một trong những biện pháp để tăng vốn tối thiểu đáp ứng được tiêu chí của Basel II đang được dần hoàn thiện trong việc quản lý rủi ro.

Ngoài các chỉ tiêu về nghiệp vụ, cũng có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá một thương vụ M&A như:

Tăng trưởng thị phần

Công thức 1.11. Tỷ lệ tăng trưởng thị phần

Chỉ số này càng cao càng thể hiện thị phần sau M&A của ngân hàng tăng lên, đánh giá khả năng bao phủ thị trường của sản phẩm – dịch vụ của ngân hàng. Việc


26



tăng

rủi r nhau

trưởng thị phần cũng sẽ giúp ngân hàng hoạt động của ngân hàng hiệu quả hơn và o cũng giảm khi mà ngân hàng có thêm nhiều nguồn thu từ các khách hàng khác hoặc các khách hàng ở những phân đoạn khác nhau. Như vậy, phát triển hoạt

động M&A giúp cho các ngân hàng có nhiều đối tượng khác hàng hơn ở nhiều loại thị trường hơn từ đó kết quả kinh doanh cải thiện đồng thời phân tán rủi ro ra nhiều đoạn thị trường khác nhau.

Tăng trưởng số lượng loại hình dịch vụ

Công thức 1.12. Tăng trưởng số lượng loại hình dịch vụ

Chỉ số này càng cao càng thể hiện việc mua bán sáp nhập mang lại cho ngân hàng thêm nhiều loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Có thể nói, trong một môi trường cạnh tranh, một ngân hàng cần phải cung cấp nhiều sản phẩm hay dòng sản phẩm với đặc thù, bởi vì sản phẩm đó có thể phục vụ cho rất nhiều khách hàng khác nhau kể cả ở những phân đoạn khác nhau. Do đó, hoạt động M&A không chỉ làm tăng thị phần mà còn giúp cho ngân hàng sau M&A có thêm được nhiều loại hình dịch vụ để cung cấp cho khách hàng và rủi ro của ngân hàng cũng sẽ được hạn chế bởi nguồn thu sẽ được gia tăng từ các sản phẩm dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, các ngân hàng cần có một chiến lược cụ thể khi kết hợp các dịch vụ mới sau M&A để tránh việc xung đột giữa tính năng của dịch vụ mới và cũ.

Tăng trưởng số lượng chi nhánh

Công thức 1.13. Tăng trưởng số lượng chi nhánh

Chỉ số này càng cao thể hiện sự tăng lên về mở rộng thị trường theo vùng địa lý. Nhìn chung, động cơ quan trọng hàng đầu cho các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng là mở rộng thị trường. Khi mở rộng các chi nhánh thì hiệu quả hoạt động được gia tăng và rủi ro ngân hàng giảm khi kinh doanh với các đồng tiền khác nhau, ở các nền kinh tế khác nhau, môi trường lãi suất khác nhau... Do vậy, sau M&A số lượng chi nhánh tăng lên làm tăng sự ảnh hưởng của ngân hàng lên nhiều vùng địa lý khác nhau, cơ hội tăng trưởng doanh thu đồng thời cũng phân tán rủi ro cho ngân hàng.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới mua bán – sáp nhập trong ngân hàng

1. Nhân tố khách quan

Thể chế- Luật pháp (Political)


27

Đối với mọi hoạt động kinh doanh nói chung và đối với hoạt động ngân hàng nói riêng đều nhạy cảm với tình hình chính trị của mỗi quốc gia. Các yếu tố về thể chế, pháp luật có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động trong lĩnh vực kinh tế trong đó có hoạt động M&A. Một nền chính trị ổn định, không xảy ra các yếu tố gây xung đột sẽ tạo tâm lý ổn định cho các nhà đầu tư. Các chính sách, qui định, đạo luật liên quan đến hoạt động M&A như luật ngân hàng, luật đầu tư hay luật cạnh tranh… nếu được xem xét xây dựng một cách có khoa học, đầy đủ, rành mạch sẽ tạo một khung pháp lý vững chắc thúc đẩy hoạt động thâu tóm sáp nhập phát triển. [2]

Kinh tế (Economics)

Không chỉ riêng ngành ngân hàng mà tất cả các ngành, lĩnh vực kinh doanh đều dựa trên các yếu tố kinh tế để đưa ra quyết định đầu tư. Là một lĩnh vực nhạy cảm với tình hình sức khoẻ của nền kinh tế. Nên khi có bất cứ tác động tích cực hay tiêu cực của kinh tế vĩ mô cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành tài chính - ngân hàng nói chung và hoạt động M&A ngân hàng nói riêng. [2]

Bất kì nền kinh tế nào cũng có chu kì. Trong mỗi giai đoạn nhất định các nhà đầu tư sẽ có những quyết định về hoạt động thâu tóm sáp nhập ngân hàng phù hợp riêng cho mình. Trong khủng hoảng, các thương vụ dường như trầm lắng hơn nhưng khi nền kinh tế phục hồi là lúc phù hợp cho hoạt động M&A trỗi dậy hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các yếu tố tác động đến nền kinh tế như mức lãi suất, lạm phát, tỷ giá hay các chính sách phát triển kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, chiến lược phát triển kinh tế, các chính sách ưu đãi… hoặc các chỉ số như tốc độ tăng trưởng, mức độ gia tăng GDP, tỷ suất GDP/vốn đầu tư…. Mặc dù không tác động trực tiếp đến hoạt động M&A song lại là những yếu tố quan trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh ổn định thúc đẩy hoạt động thâu tóm sáp nhập ngân hàng phát triển.

Văn hóa- Xã Hội (Sociocultrural)

Mỗi quốc gia vùng lãnh thổ có những giá trị văn hoá và các yếu tố xã hội đặc trưng và những yếu tố này là đặc điểm của khách hàng ở khu vực đó. Những giá trị văn hoá là những giá trị làm nên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển chính vì thế các yếu tố văn hoá thường được bảo vệ. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận cùng với quá trình toàn cầu hoá sâu và rộng là những giao thao văn hoá của các nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Sự giao thoa này sẽ làm thay đổi cách sống, tâm lý tiêu dùng và tạo ra tham vọng phát triển cho tất cả các ngành. Trong hoạt động M&A trong ngân hàng khi nắm rõ yếu tố văn hoá xã hội của mỗi quốc gia sẽ giúp đỡ rất nhiều cho ngân hàng thâu tóm trước, trong và sau khi thương vụ hoàn thành.

28



sử d

hàng

Trước khi thực hiện, các ngân hàng sẽ phải phân tích tìm hiểu kĩ lưỡng thói quen ụng dịch vụ tài chính, khả năng tiếp nhận các dịch vụ mới hay niềm tin của khách đối với ngân hàng mục tiêu từ đó đưa ra quyết định có nên thực hiện thương vụ

hay không? Trong quá trình thực hiện giao dịch đàm phán với ban lãnh đạo ngân hàng mục tiêu, nắm rõ yếu tố văn hoá, tránh mọi hiểu nhầm trong giao tiếp, ứng xử là một bước tiến dài để đi đến một thương vụ đàm phán thành công. Khi thương vụ M&A đã hoàn thành thì văn hoá lại có vai trò quan trọng quyết định tương lai của ngân hàng mới đó chính là văn hoá ngân hàng [2]. Một sự hiểu biết sâu sắc về văn hoá xã hội bản địa sẽ giúp Ban lãnh đạo ngân hàng mới đưa ra chiến lược hoà hợp hai nền văn hoá ngân hàng nhằm tạo một khối đoàn kết vững mạnh đảm bảo cho ngân hàng mới tồn tại và phát triển.

Công nghệ (Technological)

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, vấn đề công nghệ hiện đại trở thành vấn đề sống còn đối với các ngân hàng, công ty sản xuất kinh doanh nói chung và nói riêng với các ngân hàng. Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã giúp ngành ngân hàng đổi mới được cơ cấu quản lý tổ chức, phát triển được các dòng sản phẩm dịch vụ tiện ích như ATM, thanh toán trực tuyến, Mobile banking, Internet banking…. đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đảm bảo an toàn tối đa cho người gửi tiền [2].

Dự đoán trong những năm tới làn sóng công nghệ vẫn còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa điều này rất có lợi cho hoạt động M&A ngân hàng bởi lẽ sau khi M&A, ngân hàng mới sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn do dữ liệu hai hệ thống không ăn khớp gây nên tình trạng mất mát, sai lệch dữ liệu. Ngoài ra khi mạng lưới kinh doanh mở rộng thì việc quản lý cũng khó khăn hơn nhiều đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn từ phía ngân hàng để nâng cấp, đổi mới hệ thống.

2. Nhân tố chủ quan

Năng lực tài chính

Đối với ngân hàng mạnh có tiềm lực tài chính như doanh thu, lợi nhuận cao, đồng thời quy mô vốn lớn, các ngân hàng sẽ dễ dàng thực hiện các thương vụ mua lại, thâu tóm ngân hàng yếu hơn để tăng thị phần, chiếm lĩnh và tăng uy thế trên thị trường ở một khu vực, hay vùng lãnh thổ. Điều này sẽ góp phần tăng lên số lượng các thương vụ mua bán - sáp nhập.

Bên cạnh đó, đối với các ngân hàng có năng lực tài chính yếu, họ cũng mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiếp thu nguồn công nghệ, trình độ quản lý bằng việc kết hợp với những đối tác mạnh hơn, do vậy M&A cũng là một công

29

cụ tài chính mà ngân hàng mong muốn sử dụng. Như vậy, đối với các ngân hàng nhỏ, với tiềm lực tài chính yếu, doanh thu, lợi nhuận thấp, nguồn vốn yếu kém khi sáp nhập, bán cổ phần cho các đối tác cũng sẽ làm gia tăng các thương vụ mua bán - sáp nhập. [2]

Năng lực cạnh tranh

Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo nên một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với các ngân hàng trong nền kinh tế của một quốc gia. Sự tham gia của nhiều tổ chức tài chính quốc tế với tiềm lực tài chính mạnh sẽ đặt các ngân hàng tại một quốc gia trước áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Do vậy, những ngân hàng yếu kém sẽ buộc phải sáp nhập lại với nhau hoặc tìm kiếm đối tác chiến lược để bán cổ phần nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh trước các ngân hàng tài chính lớn. Do đó, M&A là một công cụ đắc lực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay.

Năng lực quản trị rủi ro

Nhiều tổ chức tài chính có năng lực quản trị rủi ro yếu, không đáp ứng các tiêu chuẩn việc quản trị rủi ro hệ thống theo các tiêu chuẩn quốc tế về đảm bảo an toàn vốn (Basel II), rủi ro về các khoản nợ khó đòi và nợ có khả năng mất vốn. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh, mở cửa thị trường. Khi các tổ chức tài chính cân nhắc hoạt động mua bán - sáp nhập sẽ tạo cơ hội hỗ trợ quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro liên quan tới hoạt động tín dụng do tình trạng nợ quá hạn gây nên.

Ngoài ra, hoạt động này còn hỗ trợ ngân hàng tránh được tình trạng tổ chức phải tuyên bố phá sản do không có khả năng thu hồi các khoản nợ khó đòi. Bởi, thông qua M&A, các tổ chức tài chính lớn mua lại các tổ chức tài chính đang gặp vấn đề và hỗ trợ các tổ chức tài chính này giải quyết các khó khăn như vấn đề thanh khoản, các khoản nợ quá hạn…từ đó tổ chức đang gặp khó khăn sẽ tránh được rủi ro phải tuyên bố phá sản, đóng cửa ngân hàng. Một tổ chức tài chính với năng lực quản trị rủi ro yếu kém, phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn trong việc điều hành và quản trị nguồn vốn, nguồn lực của ngân hàng sẽ có xu hướng quan tâm tới hoạt động mua bán và sáp nhập, coi đây là một giải pháp hữu ích cho việc nâng cao năng lực quản trị ngân hàng. Đây cũng chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các thương vụ mua bán và sáp nhập trên thị trường. [2]

1.3. Kinh nghiệm mua bán – sáp nhập trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm mua bán – sáp nhập một số quốc gia trên thế giới

Những thương vụ sáp nhập và mua lại thành công


30


Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 18/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí