Nộp Và Rút Tiền Tài Khoản Giao Dịch Chứng Khoán

- Gia giao dịch hoặc mã lệnh: đơn giá chứng khoán cần mua/ bán hoặc loại lệnh đặt (ATO, ATC, MP).

Kết quả trả về là:

- Nếu cấu trúc tin nhắn không chính xác thì tin nhắn trả về là: “Cấu trúc tin nhắn không hợp lệ, xin vui lòng đặt lại lệnh”.

- Nếu chứng khoán đặt mua không có trong hệ thống thì tin nhắn trả về là:

“Chứng khoán đặt mua không tồn tại trong hệ thống”.

- Nếu số lượng giao dịch không thỏa mãn quy định về bước giá, tin nhắn trả về là: “Số lượng đặt mua phải từ xxx chứng khoản trở lên”.

- Nếu đơn giá đặt mua/ bán không nằm trong khoảng giá trần, giá sàn của chứng khoán thì tin nhắn trả về là : “Giá mua chứng khoán phải nằm trong khoảng giá trần và giá sàn”.

- Nếu (số lượng*đơn giá) + phí giao dịch > số dư tiền mặt của nhà đầu tư thì tin nhắn trả về là: “Quý khách không đủ số tiền để thực hiện giao dịch này”.

- Nếu số lượng chứng khoán đặt bán > số lượng khả dụng, tin nhắn trả về là:

“Quý khách không đủ số lượng chứng khoán để thực hiện giao dịch này”.

- Nếu đã hết giờ đặt lệnh đối với sàn Hà Nội, sàn Hồ Chí Minh hoặc với các loại giao dịch ATO, ATC, MP thì hệ thống sẽ gửi các tin nhắn thông báo tương ứng cho từng trường hợp.

- Nếu lệnh mua là thỏa mãn các điều kiện thì hệ thống sẽ trả về tin nhắn:

<VNS> [CHUNG THUC(thay 3 ký tự tương ứng 3 với tọa độ)]_[A3B5D2]. Khách hàng nhận được tin nhắn này sau đó thay 3 tọa độ bằng mã số thích hợp tương ứng với các ký tự trên ma trận mã chứng thực đã được cung cấp và gửi lại vào số 8234 hoặc 8034.

- Nếu mã số xác thực chính xác thì tin nhắn trả về là: “Lệnh đã xác nhận thành công”.

- Nếu mã số xác thực không chính xác thì tin nhắn trả về là: “Xác nhận không thành công” đồng thời gửi lại yêu cầu chứng thực với 3 tọa dộn mới.

- Quá trình này được lập lại cho đến khi thành công hoặc sau một khoản thời gian thì lệnh này sẽ được tự động loại bỏ.

Nếu khách hàng muốn hủy lệnh đặt mua/ bán chứng khoán vừa đặt trước đó (lệnh chưa chứng thực) thì soạn tin nhắn theo mẫu <VNS>_[HUY] rồi gửi đến số 8234 hoặc 8034. Kết quả trả về là: tin về các lệnh được hủy, số lượng tin nhắn được hủy.

1.2. Nộp và rút tiền tài khoản giao dịch chứng khoán

Nộp tiền giao dịch

Cách thứ nhất, khách hàng đã mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty VNS có thể trực tiếp nộp tiền mặt vào tài khoản giao dịch của mình tại quầy giao dịch ngân hàng.

Cách thứ hai, khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi ngân hàng vào tài khoản giao dịch chứng khoán tại VNS qua các ngân hàng.

Khách hàng điền thông tin vào “Ủy nhiệm chi”, trong đó ghi những thông tin cần thiết để chuyển tiền vào tài khoản của công ty tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ - Phòng giao dịch Đào Duy Anh hoặc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.

Cách thứ ba, khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản giao dịch chứng khoán thông qua hệ thống các ngân hàng. Khách hàng có thể đến một ngân hàng bất kỳ nộp tiền mặt và điền đầy đủ thông tin để nộp tiền vào tài khoản của công ty tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ - Phòng giao dịch Đào Duy Anh hoặc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.

Mặc dù như có các cách như trên nhưng nhà đầu tư hầu hết đều đến công ty để thực hiện nộp tiền vào tài khoản giao dịch của mình.

Rút, chuyển tiền từ tài khoản giao dịch của khách hàng

Khách hàng có thể rút tiền mặt từ tài khoản của mình bằng cách đến Quầy giao dịch công ty VNS lập 04 liên “Giấy lĩnh tiền mặt” nộp cho nhân viên kế toán giao dịch kèm chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để kế toán giao dịch đối chiếu, kiểm tra và lập 02 liên “Phiếu chi”. Sau đó, khách hàng cầm 03 liên “Giấy lĩnh tiền mặt” và 01 liên “Phiếu chi” sang ngân hàng để nhận tiền.

Hoặc, khách hàng có nhu cầu chuyển tiền từ tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty VNS sang ngân hàng bất kỳ mà khách hàng có tài khoản, thực

hiện bằng cách ghi vào 02 liên “Ủy nhiệm chi” sau đó chuyển cho bộ phận kế toán giao dịch.

Nói chung, các nhà đầu tư hầu hết sử dụng hình thức rút tiền tại công ty vì muốn chuyển tiền từ tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty sang tài khoản ngân hàng thì phải có chữ ký “sống” của nhà đầu tư trên “Ủy nhiệm chi”. Và như thế, nhà đầu tư muốn chuyển tiền thì vẫn phải đến công ty làm thủ tục.

Hơn nữa, hiện nay trên thị trường, chỉ có một số rất ít công ty chứng khoán được phép cho khách hàng rút tiền từ tài khoản giao dịch tại công ty mình qua hệ thống ATM của ngân hàng. Nhưng VNS lại không phải là một trong số những công ty này.

1.3. Phí môi giới

Sau đây là biểu phí môi giới và các nghiệp vụ liên quan phục vụ cho hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán VNS.

Bảng 4 – Biểu phí giao dịch của VNS


STT

Loại dịch vụ

Mức phí giao dịch/ Giá trị giao

dịch ngày

1

Phí giao dịch cổ phiếu



- Phí mở tài khoản

Miễn phí

- Giá trị giao dịch < 100 triệu đồng

0,3%

- Giá trị giao dịch từ 100 – dưới 500 triệu

0,25%

- Giá trị giao dịch >= 500 triệu đồng

0,2%

2

Phí giao dịch trái phiếu

0,1%

3

Phí giao dịch chứng chỉ quỹ

0,25%

4

Phí lưu ký chứng khoán



- Phí lưu ký chứng khoán

Miễn phí

- Phí chuyển khoản chứng khoán

Miễn phí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán VNS - 9

Nguồn: http://www.vnsc.com.vn

Với mức phí giao dịch như vậy thì VNS là một trong những công ty chứng khoán có mức phí giao dịch thấp nhất trên thị trường.

Để chứng minh điều này, người viết xin đưa ra biểu phí của một số công ty chứng khoán khác sau đây để so sánh.

Bảng 5 – Biểu phí giao dịch của công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB

STT

Loại dịch vụ

Mức phí

1

Giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ



- Tổng giá trị giao dịch < 100 triệu đồng/ ngày

0,4% * Giá trị GD

- Tổng giá trị giao dịch từ 100 – dưới 300 triệu đồng/ ngày

0,3 % * Giá trị GD

- Tổng giá trị giao dịch từ 300 – dưới 500 triệu đồng/ ngày

0,25% * Giá trị GD

- Tổng giá trị giao dịch từ 500 – dưới 1 tỷ đồng/ ngày

0,2 % * Giá trị GD

- Tổng giá trị giao dịch > 1 tỷ đồng/ ngày

0,15% * Giá trị GD

- Giao dịch thỏa thuận

0.15% * Giá trị GD

2

Giao dịch trái phiếu

0,1% * Giá trị GD

3

Lưu ký chứng khoán



- Phí lưu ký chứng khoán/ tháng

2 đồng/30 x Vi (*)

- Phí chuyển chứng khoán

5đồng/ lô CK

Với:

1 lô chứng khoán = 10 chứng khoán.

Vi (*) là tổng số lô chứng khoán lưu ký trong tháng được xác định bằng cộng dồn số dư trên tài khoản lưu ký chứng khoán của từng ngày.

Nguồn: http://www.acbs.com.vn

Bảng 6 – Biểu phí giao dịch của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long


Giá trị giao dịch

Mức phí/ tổng phí giao dịch/ ngày

< 50 triệu đồng

0,4%

50 – 100 triệu đồng

0,385%

100 – 200 triệu đồng

0,375%

200 – 300 triệu đồng

0,35%

300 – 500 triệu đồng

0,3%

500 – 700 triệu đồng

0,25%

700 – 1 tỷ đồng

0,2%

> 1 tỷ đồng

0,15%

Nguồn: http://www.thanglongsc.com.vn

Có thể thấy rằng trong khoảng giá trị giao dịch nhỏ hơn 100 triệu đồng và từ 100 - dưới 500 triệu đồng thì mức phí của VNS nhỏ hơn từ 0,05 – 0,1% so với công ty ACB và Thăng Long, trong khi giá trị giao dịch lớn hơn 1 tỷ đồng thì mức phí của VNS lại cao hơn 0,05%. Nhìn vào biểu phí như thế này có thể thấy ngay được rằng đối tượng khách hàng VNS hướng tới là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, giá trị giao dịch hàng ngày thường nhỏ hơn 1 tỷ đồng. Tuy vậy, nhìn chung, mức phí giao dịch của VNS hiện nay là thấp, có sức cạnh tranh cao, là một trong những yếu tố thu hút khách hàng đến với dịch vụ môi giới của công ty.

1.4. Nhân lực cho hoạt động môi giới

Hiện nay tại VNS có 2 phòng làm các công việc liên quan đến hoạt động môi giới chứng khoán là phòng Giao dịch niêm yết và phòng Phân tích và Phát triển kinh doanh.

Phòng Phân tích và Phát triển kinh doanh có 28 nhân viên, phòng Giao dịch niêm yết thì có 12 nhân viên.

Các nhân viên của phòng Phân tích và Phát triển kinh doanh làm các công việc như: tìm kiếm khách hàng; dịch vụ hỗ trợ vốn ngắn hạn cho khách hàng; phân tích và đưa ra lời khuyên cho khách hàng; phát triển kinh doanh… Trong khi đó, phòng Giao dịch niêm yết thì chỉ có một công việc là đặt lệnh cho nhà đầu tư.

Có thể thấy rằng ở VNS không có phòng môi giới riêng, mọi công việc của hoạt động môi giới và hỗ trợ hoạt động môi giới đều do 2 phòng trên đảm nhiệm. Mặc dù trên danh nghĩa là do 2 phòng cùng làm nhưng thực tế mọi công việc đều do nhân viên phòng Phân tích và Phát triển kinh doanh thực hiện, còn phòng Giao dịch thì chỉ có một nhiệm vụ là đặt lệnh.

Và ngoài công việc phát triển hoạt động môi giới, phòng Phân tích và Phát triển còn phải phát triển các hoạt động khác của công ty. Vì thế, khối lượng công việc của phòng này rất lớn, đòi hỏi nhân viên không những phải có trình độ, năng lực mà còn năng động, chịu được áp lực công việc.

Sau đây là bảng tổng kết số lượng và trình độ nhân viên của 2 phòng.

Bảng 7 – Số lượng và trình độ nhân viên của hoạt động môi giới tại VNS

Đơn vị: người


Chỉ tiêu

Phòng

Phân tích và Phát triển kinh doanh

Phòng

Giao dịch niêm yết

Tổng

số

Số nhân viên

28

12

40

Trình độ trên đại học

10

2

12

Trình độ đại học

18

10

28

Có chứng chỉ hành

nghề

10

3

13

Nguồn: Phòng Phân tích và Phát triển kinh doanh VNS

So với tổng số nhân viên Hội sở là 70 người thì số nhân viên giành cho hoạt động môi giới chiếm phần lớn. Đây cũng là điều dễ hiểu vì môi giới là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu chính cho công ty, nhất là sau khi VNS không còn hoạt động tự doanh nữa. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, phòng Phân tích và Phát triển kinh doanh không chỉ làm công việc môi giới mà còn làm nhiều công việc khác.

Biểu đồ 1 - Cơ cấu nhân viên của VNS


43 57 Nhân viên môi giới Các nhân viên khác Do tính chất công việc đòi hỏi 1

43%


57%


Nhân viên môi giới Các nhân viên khác


Do tính chất công việc đòi hỏi nên nhìn chung trình độ nhân viên của phòng Phân tích và Phát triển kinh doanh rất cao, có đến 10/ 28 người có trình độ trên đại học. Phòng Giao dịch cũng có 2/ 12 người có trình độ trên đại học. Các nhân viên còn lại đều là trình độ đại học, đã tốt nghiệp ở các trường đại học có tiếng như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế qốc dân…

Biểu đồ 2 - Cơ cấu nhân viên môi giới theo trình độ của VNS


30 Trình độ trên đại học Trình độ đại học 70 Nhìn chung đội ngũ nhân 2

30%


Trình độ trên đại học

Trình độ đại học

70%


Nhìn chung, đội ngũ nhân sự môi giới của VNS bao gồm những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và có trách nhiệm với công việc. Cán bộ quản lý và kinh doanh của VNS đều là những người có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kinh doanh tiền tệ. Một số nhân viên vẫn đang theo học các khóa học trên đại học, bao gồm cả thạc sỹ quản trị kinh doanh và tiến sỹ kinh tế.


Biểu đồ 3 - Cơ cấu nhân viên môi giới của VNS theo chứng chỉ

33 Nhân viên có chứng chỉ hành nghề Nhân viên chưa có chứng chỉ hành nghề 67 3

33%



Nhân viên có chứng chỉ hành nghề

Nhân viên chưa có chứng chỉ hành nghề

67%


Nhìn vào biểu đồ về cơ cấu trình độ nhân viên môi giới của VNS theo tỷ lệ đã có chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán hay chưa, có thể thấy được số lượng nhân viên môi giới đã có chứng chỉ hành nghề của công ty là cao: 13/ 40 người. Mặc dù vậy, hiện nay VNS cũng đang khuyến khích các nhân viên chưa có chứng chỉ hành nghề đăng ký các khóa học chứng chỉ do Sở giao dịch chứng khoán tổ chức.

1.5. Cơ sở hạ tầng, thiết bị và công nghệ của hoạt động môi giới

Có thể nói cơ sở hạ tầng và thiết bị là một thế mạnh nổi bật của VNS trong hoạt động môi giới.

Sàn giao dịch của công ty được đặt tại tầng 1, tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh (Hà Nội) – cũng chính là Hội sở của công ty, là địa điểm đông đúc, sầm uất, đường xá rộng rãi và dễ tìm. So với các địa điểm khác thì tòa nhà này có chỗ để xe rộng hơn, sàn giao dịch của công ty lại ngay mặt tiền tầng 1 nên rất thuận tiện cho khách hàng ra vào.

Với tổng diện tích là hơn 1.250m vuông, sàn giao dịch của VNS được cho là sàn có diện tích gần như lớn nhất so với các sàn ở Hà Nội. Sức chứa của sàn có thể lên đến hơn 200 người. Đây là một điểm rất thu hút đối với các nhà đầu tư nhỏ, lẻ - đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty.

Trang thiết bị của sàn cũng là một điểm đáng nhắc tới. Như đã nói ở trên, với lợi thế diện tích sàn giao dịch rộng, VNS đã tạo cho khách hàng sự thoải mái nhất khi giao dịch tại sàn của mình. Sàn được trang bị những chiếc ghế êm ái, thoải mái, được sắp xếp theo từng đôi một để tiện cho sự di chuyển của khách hàng. Ngoài nghế đệm, sàn còn có khoảng 10 máy tính để bàn cho khách hàng tùy nghi sử dụng. Những chiếc máy này gọn gàng, màn hình mỏng, cấu hình cao đem, lại sự hài lòng cao nhất cho người dùng chúng. Với sức chứa hơn 200 người thì trang bị 10 máy tính là ít, để khắc phục việc này VNS còn đặt tại sàn nhiều bàn đôi để khách hàng đặt máy tính xách tay của mình.

Sàn giao dịch của VNS có 4 bảng điện tử lớn và 4 máy chiếu phục vụ cho khách hàng theo dõi. Số bảng điện tử này đều nối mạng trực tiếp bảng điện tử của Sở giao dịch để cập nhật thông tin nhất cho khách hàng. Về tốc độ, bảng điện tử của VNS có thể nói là nhanh nhất, nhì thị trường, màn hình sắc nét và chưa bao giờ bị lỗi. Mặc dù đây là một ưu điểm không phải mang tính quyết định nhất nhưng không phải công ty chứng khoán nào cũng làm thỏa mãn khách hàng về mặt này. Có thể thấy đây là nỗ lực rất lớn của VNS, rất đáng để ghi nhận.

Trước mặt tiền của công ty, VNS còn có một bảng điện tử lớn để cập nhật những thông tin, ưu đãi từ phía công ty. Trên đoạn đường Đào Duy Anh, bảng điện tử này rất bắt mắt, thu hút sự chú ý của người qua đường. Đây vừa là một cách marketing vừa là thể hiện sự quan tâm của công ty đến khách hàng.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí