Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán Của Ctck

nhiệm của nhân viên môi giới khiến họ rất bực mình và thậm chí gây ra thiệt hại đáng kể cho khách hàng. Một nhà đầu tư nói rằng: Do bận làm công sở nên chọn cách ký khống trước một số hóa đơn rồi gọi điện, nhờ người môi giới đặt lệnh giúp. Anh cho biết, khoảng tháng 7, tháng 8 năm 2006, kiểu đặt lệnh như vậy rất dễ dàng nhưng từ khi chứng khoán tăng nóng, anh phải gọi điện đặt lênh từ 7h mà đến phiên 3 mới khớp được. Đặc biệt khó đặt lệnh bán trong những ngày cổ phiếu blue-chip giảm sàn hoặc lệnh mua trong ngày chứng khoán tăng nóng.

Một nhà đầu tư cho biết khi nhận phiếu đặt lệnh (gồm 2 liên), nhân viên mối giới phải trả lại liên 2 cho khách hàng sau khi ký vào phiếu. Nhưng hiện nay, nếu khách hàng không hỏi thì nhân viên CTCK cũng không đưa lại, trong khi đây chính là cơ sở để nhà đầu tư có thể khiếu nại khi giao dịch phát sinh nhầm lẫn.

Không chỉ khó khăn trong khâu đặt lệnh, rút tiền cũng quả thật khó khăn. Nhà đầu tư kể, khi nhận được yêu cầu rút tiền của anh, nhân viên môi giới tại sàn này chỉ ngước lên nhìn anh rồi lại tiếp tục làm việc. Chờ khoảng 15 phút, anh lại đưa ra lời yêu cầu lần 2 và được nhân viên trả lời là rất bận và lần sau không nên rút vào giờ sáng.

Những thiếu sót của nhân viên môi giới và của CTCK có thể sẽ được khắc phục trong thời gian tới đây do vì tại thời điểm đó, một thực tế xảy ra là CTCK thường quá tải, thường cứ đến 9h sáng công ty đã hết khả năng nhập lệnh. Cường độ làm việc của nhân viên cũng theo đó mà tăng lên. "Đôi khi nhân viên khó lòng đáp ứng nổi trước một lượng yêu cầu quá lớn".(8)

Hiện nay, trước tình trạng sụt giảm của TTCK, các CTCK cũng phải tăng cường chất lượng phục vụ nhằm lôi kéo các nhà đầu tư.

- Nguyên tắc bảo mật thông tin cho khách hàng


8 Nguồn: http://vietbao.vn/Kinh-te/Cong-ty-chung-khoan-lam-kieu/65080455/91/

Quy tắc này được các CTCK tuân thủ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo uy tín tối thiểu của mình. Tuy nhiên, trường hợp bảo mật thông tin chỉ đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức thông thường, các trường hợp do Nhà nước yêu cầu thanh tra thì bắt buộc CTCK phải có nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật.

- Nguyên tắc ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Quy định như vậy rất khó xác định vì nhiều khi CTCK vì quyền lợi trước mắt mà quên đi lợi ích của nhà đầu tư. Theo báo cáo của UBCKNN hiện đã có vi phạm về giao dịch chứng khoán, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư và không đảm bảo nguyên tắc công bằng, khách quan.

Để đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, UBCKNN ban hành Công văn số 617/UBCK-GS của UBCKNN ngày 13 tháng 4 năm 2008 về việc tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động giao dịch chứng khoán của các CTCK. Qua đó, UBCKNN yêu cầu các CTCK kiểm soát hoạt động của nhân viên, đặc biệt cấm việc chèn lệnh của khách hàng và vi phạm quy định ký quỹ giao dịch. Theo đó, quá trình nhập lệnh của khách hàng, nhân viên công ty lệnh tự doanh vào hệ thống giao dịch của SGDCK hay TTGDCK phải theo đúng thứ tự và thời gian nhận lệnh, cũng như quy trình giao dịch của công ty. Các phiếu lệnh (nhận lệnh trực tiếp, qua điện thoại, fax, hay Internet) đều phải có thông tin đầy đủ, gồm số thứ tự, thời gian nhận lệnh, chữ ký của khách hàng. Nhân viên cũng phải lập, sử dụng và lưu trữ lệnh giao dịch chứng khoán theo đúng quy định đối với chứng từ kế toán.

Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 3

UBCKNN cũng yêu cầu các CTCK tăng cường kiểm soát nội bộ để hạn chế thiếu sót và ngăn ngừa vi phạm, xung đột lợi ích giữa CTCK, nhân viên công ty với nhà đầu tư.


1.2 Hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK‌


1.2.1 Hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK


Việc xác định đúng nội hàm của hoạt động kinh doanh chứng khoán có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thực tế và lý luận pháp luật. Về nguyên tắc, các chủ thể có cùng điều kiện, môi trường kinh doanh, đối tượng kinh doanh và mục đích kinh doanh, phải có cùng những quy định pháp luật điều chỉnh. Nói cách khác, các chủ thể cùng tiến hành kinh doanh chứng khoán phải được đối xử như nhau về quyền và nghĩa vụ, cơ quan quản lý, thực hiện chế độ tài chính kế toán và báo cáo tài chính kế toán. Kinh doanh chứng khoán là một hoạt động cụ thể của kinh doanh, mặc dù nó có những nét đặc thù riêng. Các hoạt động kinh doanh chứng khoán phố biến hiện nay bao gồm: Bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán…

Theo quy định tại Điều 6, khoản 19, Luật Chứng khoán: Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

Luật xác định rộng hơn như vậy nhưng đến Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì CTCK được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định trên, CTCK được cung

cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác. Hầu hết theo pháp luật của các nước có TTCK mới nổi như: Luật Chứng khoán Ba Lan, Luật Chứng khoán Bungaria, Luật Chứng khoán Thái Lan, Luật Chứng khoán Hàn Quốc, Luật Chứng khoán Trung Quốc…) thường xác định việc kinh doanh chứng khoán theo phương pháp liệt kê các hoạt động mà CTCK được phép thực hiện, sau đó tạo ra hướng mở cho các hoạt động khác hình thành.

- Hoạt động môi giới chứng khoán

Theo quy định tại Điều 6, khoản 19, Luật Chứng khoán: Môi giới chứng khoán là việc CTCK làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.

Để thực hiện dịch vụ môi giới khách hàng phải trả cho CTCK một khoản tiền gọi là tiền hoa hồng môi giới. Tỷ lệ hoa hồng do từng CTCK đặt ra thông thường là từ 0.3% đến 0.6% giá trị giao dịch.

Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, CTCK phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty chính là hợp đồng môi giới để từ đó khách hàng có thể giao dịch chứng khoán đã được niêm yết hoặc trong trường hợp khách hàng của CTCK mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, CTCK có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng và phải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức lưu ký. Tiền hoa hồng môi giới thường được tính phần trăm trên tổng giá trị của một giao dịch.

- Hoạt động tự doanh chứng khoán

Hoạt động tự doanh chứng khoán là một loại hình kinh doanh chứng khoán trong đó CTCK mua, bán chứng khoán cho chính mình thông qua tài khoản tự doanh (nguồn vốn kinh doanh) của CTCK nhằm mục đích thu lợi cho chính công ty.

Điều 6, khoản 21, Luật Chứng khoán Việt Nam quy định: Tự doanh chứng khoán là việc CTCK mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình.

CTCK thực hiện nghiệp vụ tự doanh nhằm mục đích thu lợi nhưng đôi khi cũng nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường. Chứng khoán tự doanh có thể là chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết trên TTCK. Ngoài ra, CTCK có thể tự doanh chứng khoán lô lẻ của khách hàng sau đó tập hợp lại thành lô chẵn để giao dịch trên TTCK.

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Điều 6, khoản 21, Luật Chứng khoán Việt Nam quy định: Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Bảo lãnh phát hành giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành

Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng.

Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

Bảo lãnh với cam kết chắc chắn:Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không. Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo "cam kết chắc chắn", một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng (POP) và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của

các tổ chức bảo lãnh và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu.

Bảo lãnh theo phương thức dự phòng:Bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng. Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất.

Bảo lãnh với cố gắng cao nhất:Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại.

Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không:Trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành.

Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa:Là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn). Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.

Riêng tại Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng hình thức bảo lãnh với cam kết chắc chắn nhằm mục đích bảo vệ của nhà đầu tư và gắn kết trách nhiệm của các CTCK trong việc triển khai nghiệp vụ này. Tại Điều 35, Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính, quy định điều kiện để được bảo lãnh phát hành chứng khoán như sau: CTCK được thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán theo hình thức

cam kết chắc chắn nếu đáp ứng các điều kiên sau : Được phép thực hiện

nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán; Không vi phạm pháp luật chứng khoán trong 06 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh ; Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký

hơp

đồng bảo lan

h phát hành , trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu

Chính phủ , trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ; Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nơ ̣ điều chỉnh trên 6% trong ba (03) tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành.

Khi TTCK phát triển thì bảo lãnh phát hành sẽ trở thành một nghiệp vụ trọng yếu của một số CTCK. Đặc biệt, khi TTCK trở thành một kênh huy động vốn thực thụ thì vai trò của nhà bảo lãnh sẽ có tính chất quyết định đến sự thành công cho đợt phát hành của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, ở hầu hết các nước trên thế giới, chức năng bảo lãnh phát hành thường chiếm một tỷ trọng lớn trong các hoạt động kinh doanh của CTCK.

Mặc dù tại Việt Nam, việc huy động vốn thông qua sự bảo lãnh của một CTCK vẫn còn rất mới mẻ nhưng cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Với chức năng bảo lãnh phát hành, tổ chức thực hiện bảo lãnh sẽ sở hữu số lượng chứng khoán thực hiện bảo lãnh và do đó sẽ phải đối mặt với những rủi ro nhất định. Tuy nhiên, đổi lại, doanh nghiệp thực hiện bảo lãnh sẽ được hưởng những lợi ích từ hoạt động này như phí bảo lãnh, phần chênh lệnh giá bảo lãnh tuỳ thuộc vào phương thức bảo lãnh và những điều khoản của hợp đồng bảo lãnh. Để giảm thiểu rủi ro của đợt phát hành, tổ chức phát hành chứng khoán và tổ chức cam kết bảo lãnh sẽ phải thống nhất trên các phương diện về giá, thời gian phát hành và các yếu tố khác có liên quan giúp làm tăng khả năng thành công của đợt

phát hành. Trong đó, yếu tố giá bảo lãnh sẽ là một yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của đợt phát hành cũng như sẽ quyết định tới lợi ích của tổ chức thực hiện cam kết bảo lãnh phát hành.

- Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán

Điều 6, khoản 23, Luật Chứng khoán Việt Nam quy định: Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc CTCK cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán. Đây là hoạt động phổ biến trên thị trường thứ cấp, diễn ra hàng ngày,

hàng giờ với nhiều hình thức khác nhau. Việc tư vấn có thể bằng lời nói, hoặc có thể thông qua những bản tin, các báo cáo phân tích…Khách hàng có thể gặp gỡ nhà tư vấn hoặc thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax… để được tư vấn trực tiếp hoặc có thể gián tiếp thông qua các báo cáo phân tích, các ấn phẩm mà nhà tư vấn phát hành.

Theo quy định tại Việt Nam, khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng, các CTCK và nhân viên kinh doanh phải: Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; Bảo đảm tính trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn; Không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào; Không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó; Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm cam kết trong hợp đồng tư vấn.

Theo Công văn số 2066/UBCK-QLQ ngày 13/10/2008 của UBCKNN, các CTCK phải tăng cường hoạt động phân tích và tư vấn đầu tư, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động tư vấn đầu tư cho nhà đầu tư; phải

Ngày đăng: 04/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*