Định Hướng Phát Triển Nghiệp Vụ Môi Giới Chứng Khoán Của Các Công Ty Chứng Khoán Trong Thời Gian Tới


hiệu quả, thúc đẩy quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập thị trường tài chính quốc tế.

Thứ năm, hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế, khai thác tối đa tác động tích cực trong việc huy động vốn trong nước và quốc tế thông qua thị trường chứng khoán, đầu tư trên thị trường tài chính nước ngoài; hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập khu vực, đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển.

*Mục tiêu phát triển cho giai đoạn từ 2006 tới năm 2010

Trên cơ sở những kết quả đạt được, chúng ta đã xây dựng mục tiêu phát triển TTCK trong thời gian tới như sau:

- Nâng cao chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ tài chính của thị trường.

- Mở rộng và tăng cường năng lực của thị trường, tăng số lượng các nhà đầu tư.

- Khuyến khích cạnh tranh, tăng cường chất lượng quản lý công ty và từng bước hội nhập với thị trường quốc tế.

2.2 Định hướng phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán trong thời gian tới

Như đã phân tích ở trên, có hai loại hình CTCK vơi chức năng môi giới là: công ty môi giới giảm giá và công ty môi giới toàn phần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Công ty môi giới giảm giá thì chỉ làm nhiệm vụ nhận lệnh, truyền lệnh và thực hiện lệnh cho khách hàng. Còn công ty môi giới toàn phần thì lại cung cấp một dịch vụ đầy đủ và trọn gói từ việc ủy thác trông nom tài sản cho khách hàng , cho tới việc cung cấp thông tin, đề xuất những khuyến nghị mua và bán… cho tới việc chia sẻ với khách hàng những băn khoăn lo lắng, những suy nghĩ và trăn trở về vấn đề tài chính.

Trong giai đoạn đầu phát triển của TTCK Việt Nam, về căn bản các công ty môi giới chứng khoán mới chỉ làm nhiệm vụ của một nhà môi giới giảm giá, nghĩa là chỉ đơn thuần nhận lệnh, truyền lệnh và thực hiện lệnh

Định hướng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại Việt Nam - 11


cho khách hàng. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng việc cung cấp dịch vụ này không phải là do các nhà đầu tư Việt Nam quá am hiểu về tình hình tài chính và am hiểu về TTCK như là đối với các công ty môi giới CK khác trên thế giới mà nguyên nhân chủ yếu là TTCK Việt Nam mới chỉ đơn thuần ở giai đoạn đầu của sự phát triển.

Do vậy, để có thể thu hút được lượng đầu tư lớn vào TTCK từ dân chúng, những người có mặt bằng kiến thức về TTCK còn rất thấp thì các công ty CK với các dịch vụ môi giới cần phải định hướng vào môi giới CK toàn phần (cung cấp dịch vụ đầy đủ) nhưng phải hạn chế và giảm chi phí xuống mức thấp nhất có thể. Dịch vụ đầy đủ trong giai đoạn đầu của thị trường nên được hiểu là bao gồm việc: hướng dẫn, giải thích cho khách hàng, thảo luận phương án đầu tư với khách hàng, đưa ra lời tư vấn có sử dụng các kết quả nghiên cứu và phân tích của công ty, thực hiện lệnh của khách hàng và sau đó là việc tiếp tục quan tâm đến tài khoản của họ.

Định hướng nghiệp vụ môi giới chứng khoán cung cấp dịch vụ đầy đủ tất yếu sẽ bao gồm những việc sau đây:

Thứ nhất, người môi giới chứng khoán phải chủ động tiếp cận tới những khách hàng tiềm năng, thuyết phục khách hàng mở tài khoản và giao dịch bằng chính sự hiểu biết của mình và bằng sự trung thực, tận tụy của một người môi giới tài chính. Công việc thuyết phục người khác giao tài sản cho mình quản lý không phải là dễ dàng. Người đại diện bán hàng, mà đích thực là người môi giới chứng khoán, phải có kiến thức, có nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.

Thứ hai, trách nhiệm cá nhân của mỗi người môi giới trước tài sản của khách hàng được nâng cao rất nhiều. Người môi giới sẽ phải đảm bảo tính phù hợp trong những khuyến nghị đưa ra cho khách hàng, theo dõi quá trình thực hiện các lệnh, thông báo kết quả giao dịch cho khách hàng và sau đó thường xuyên giữ liên hệ với khách hàng để có những ý kiến tư vấn đúng đắn và cần thiết. Chính do tính chất đặc thù của thị trường Việt


Nam mà nghề môi giới chứng khoán, dù là đang trong giai đoạn hình thành, đã thể hiện triết lý bán hàng hiện đại là “bán hàng tư vấn”. Khi có những tranh chấp xảy ra, “người môi giới của khách hàng” sẽ là người phải giải trình trước tiên.

Thứ ba, chức danh của đội ngũ nhân viên trong công ty chứng khoán với chức năng môi giới cần có sự phân định rõ ràng hơn. Hiện nay, nhìn chung, chức danh “nhân viên môi giới chứng khoán” tại các công ty chứng khoán đều dành chủ yếu cho lực lượng nhân viên làm nhiệm vụ ghi phiếu lệnh, nhập lệnh vào hệ thống. Và trên thực tế, ngoài số thời gian ít ỏi dành cho nhiệm vụ nhận lệnh, nhập lệnh, những nhân viên này cũng chính là những người tìm kiếm, xây dựng cơ sở khách hàng. Khi khối lượng công việc tăng lên thì chắc chắn hai chức danh này phải tách ra. Nếu “người môi giới” được hiểu theo nghĩa là những đại diện bán hàng như cách đã trình bày ở trên thì họ có những chức năng hoàn toàn khác với đội ngũ những nhân viên xử lý lệnh. Mỗi chức danh này đòi hỏi quá trình tuyển chọn và đào tạo khác nhau, những kỹ năng tác nghiệp khác nhau, và chế độ thù lao cũng khác nhau. Do đó, với định hướng cung cấp dịch vụ đầy đủ như trên, đại diện bán hàng (người môi giới chứng khoán) cũng phải làm luôn cả công việc tư vấn đầu tư. Nói cách khác là hàm lượng tư vấn đầu tư trong công việc của họ là rất cao. Lý do là để thuyết phục khách hàng mở tài khoản và đặt lệnh mua bán một loại chứng khoán nào đó, người môi giới phải có khả năng khớp được những thông số kỹ thuật của sản phẩm với những thông số của khách hàng, và đó chính là vấn đề cốt lõi nhất của tư vấn đầu tư.

Thứ tư, mạng lưới chi nhánh của công ty chứng khoán phải được mở rộng để đến được với đông đảo công chúng đầu tư, đồng thời, cơ sở vật chất kỹ thuật phải được nâng cấp, và do đó đòi hỏi những khoản kinh phí ban đầu khá lớn.


II. Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam

Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam hiện nay chính là giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh nói chung của các công ty chứng khoán và hoạt động môi giới nói riêng.

Công ty chứng khoán là một định chế tài chính có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam còn khá mới mẻ, do vậy, các chính sách quản lý thành lập và hoạt động của công ty cũng cần được hoàn thiện liên tục. Các chính sách nhằm tác động phát triển thị trường chứng khoán cũng đóng vai trò quan trọng vì chỉ khi thị trường chứng khoán phát triển thì các công ty chứng khoán mới có cơ hội phát triển.

Để phát triển và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, và đặc biệt là nghiệp vụ môi giới của các công ty chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian tới nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường chứng khoán Việt Nam, cần phải tiến hành đồng bộ và kịp thời các giải pháp và chính sách sau:

1. Các giải pháp từ phía các cơ quan nhà nước

1.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động MGCK nói riêng và hoạt động chứng khoán nói chung.

Thị trường chứng khoán vốn được ví như “con dao hai lưỡi”, nếu không khéo léo vận dụng để phát huy các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của nó thì vai trò to lớn của thị trường chứng khoán cũng đồng nghĩa với những tác hại khôn lường mà nó có thể gây ra. Vì vậy, để đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động một cách an toàn, hiệu quả và phát huy tối đa tác dụng thì cần phải có một môi trường pháp lý phù hợp.

TTCK cũng như các thị trường khác, nó hình thành và phát triển tự nhiên theo nhu cầu của các hoạt động kinh tế, tuy nhiên TTCK lại là nơi giao dịch và mua bán các loại hàng hóa đặc biệt (cổ phiếu, trái phiếu,


chứng chỉ quỹ, …) do đó, thường xuyên xuất hiện những hành vi lừa đảo, đầu cơ mua bán giả và điều này có thể gây nên những tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Với những lý do như vậy TTCK là thị trường cần có sự giám sát của các cơ quan nhà nước một cách chặt chẽ và triệt để.

Nếu như các trung gian tài chính, sở giao dịch chứng khoán được tự do hoạt động thì lợi ích của các nhà đầu tư sẽ không được đảm bảo, và nếu pháp luật về hoạt động chứng khoán quá nghiêm khắc thì có thể làm giảm sự sôi động của thị trường. Vì vậy TTCK Việt Nam ra đời với sự quản lý và giám sát của nhà nước, mà đại diện là ủy ban chứng khoán quốc gia. Với các văn bản luật trực tiếp điều chỉnh và giám sát hoạt động của các CTCK như là:

Luật doanh nghiệp và quy định các nguyên tắc cơ bản về việc thành lập và quản lý hoạt động của các công ty chứng khoán. Luật doanh nghiệp nhà nước trong đó chú ý tơi các vấn đề sở hữu của doanh nghiệp nhà nước khi phát hàh cổ phiếu. Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng quy định các nguyên tắc cơ bản về việc thành lập, hoạt động của các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng.Luật chứng khoán ngày 22 tháng 6 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các quyết định hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động cho các công ty chứng khoán và người môi giới chứng khoán, các quyết của UBCK nhà nước về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán. Ngoài ra người môi giới chứng khoán còn phải tuân theo các luật như: Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Phá sản, Luật đầu tư nước ngoài, Luật hợp đồng quy định quyền sở hữu về chứng khoán, phương thức chuyển giao quyền sở hữu về chứng khoán và vấn đề phá sản công ty chứng khoán.

Việc chịu sự chi phối của quá nhiều văn bản pháp luật trong khi các văn bản luật đó còn thiếu sự đồng bộ và nhất quán trong một số vấn đề như các quy định về thủ tục, giấy phép hoạt động kinh doanh, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, vấn đề thâu tóm, mua bán, giải thể, phá sản công ty…


không những không đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán tuân thủ các quy định của pháp luật mà còn gây ra những cản trở, làm hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán, và đặc biệt là trong hoạt động môi giới chứng khoán. Do vậy tiến hành đồng bộ và thống nhất các văn bản pháp luật vê chứng khoán và TTCK và các văn bản pháp luật liên quan khác là việc hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo hoạt động cho TTCK nói chung và CTCK nói riêng một cách hiệu quả nhất nhưng vẫn tuân thủ và chấp hành đúng pháp luật.

Ngoài ra chúng ta phải xem xét lại một số quy định về mức vốn của các công ty chứng khoán. Mặc dù theo luật chứng khoán sắp ban hành, vẫn có định số các nghiệp vụ kinh doanh theo mức vốn pháp định của từng loại hình đối với các công ty chứng khoán và thiết nghĩ điều đó là không cần thiết. Luật chứng khoán chỉ cần quy định mức vốn pháp định tối thiểu để thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán còn quy định mức vốn đối với từng loại hình nghiệp vụ kinh doanh nên phân cấp cho ủy ban chứng khoán quyết định. Đối với các công ty chứng khoán là công ty thành viên của các ngân hàng cần có quy định hợp lý và rõ ràng về cơ chế điều chuyển vốn giữa ngân hàng và các công ty chứng khoán thành viên.

Trong thời gian tới vào năm 2007 khi Luật chứng khoán bắt đầu có hiệu lực, chúng ta cũng phải nhanh chóng ban hành các quy định thông tư hướng dẫn thi hành luật chứng khoán, hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động của TTCK nói chung và Công ty chứng khoán nói riêng. Tuy nhiên, việc thực hiện Luật trong thời gian tới sẽ tốn một thời gian dài để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thị trường chứng khoán theo từng thời kỳ. Theo kinh nghiệm của các nước có thị trường chứng khoán mới xây dựng, phần lớn họ đều ban hành các văn bản dưới hình thức quy định của Chính phủ để có thể linh hoạt và thuận tiện hơn trong việc xử lý các vấn đề của thị


trường ở giai đoạn đầu hoạt động, sau đó sẽ nâng dần lên thành Luật về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán.

Và nhà nước ta cũng phải hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động môi giới trực tuyến qua mạng, tạo điều kiện cơ sở cho các công ty chứng khoán đẩy mạnh hoạt động trực tuyến hơn nữa, phát triển hoạt động môi giới chứng khoán điện tử. Trong điều kiện hệ thống mạng internet phát triển ngày càng mạnh mẽ như ở Việt Nam hiện nay thì việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động môi giới điện tử là thực sự cần thiết.

Nếu Luật Chứng khoán và Thị trường chứng khoán đi vào hiệu lực thì đây sẽ là văn bản pháp lý cao nhất của ngành chứng khoán trong thời gian tới tạo nên sự thống nhất cao và ổn định trong hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho sự vận hành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời, tạo lòng tin cho các tổ chức và người đầu tư an tâm khi tham gia thị trường.

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cho TTCK và công ty chứng khoán, chúng ta cũng cần xây dựng luật chuẩn hoá tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp với người môi giới chứng khoán. Có thể nói, đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề MGCK là rất quan trọng, chính đạo đức nghề nghiệp của người MGCK sẽ giúp người MGCK tạo niềm tin cho khách hàng. TTCK Việt Nam còn rất non trẻ và mới ở giai đoạn đầu phát triển, các nhà đầu tư vẫn còn chưa hiểu biết nhiều về TTCK, vì vậy họ đánh giá rất cao tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người môi giới chứng khoán vì rằng họ sẽ đặt hết niềm tin và tài sản của mình cho những người MGCK này. Đạo đức nghề nghiệp làm cho nghề kinh doanh chứng khoán được công nhận và tạo tính tin cậy trong khách hàng cũng như trong toàn xã hội. Ngoài ra, nó còn giúp các cơ quan nhà nước quản lý được tiêu chuẩn hành nghề về chất lượng và dịch vụ cung cấp cho khách hàng.Hiện nay, tại Việt Nam, một số nhân viên MGCK của nhiều công ty chứng khoán và vi phạm đạo đức nghề nghiệp như làm tiết lộ thông tin mật của khách hàng, dùng tài


sản hay tài khoản giao dịch của khách hàng ... không làm tròn được vai trò là những người trung gian thực hiện công bằng trên thị trường, và làm tổn thương đến những nhà đầu tư trên thị trường. Chính vì thế, việc cần thiết hiện nay là phải xây dựng những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho những người hành nghề môi giới chứng khoán và UBCKNN nên thể chế hóa những chuẩn mực đạo đức đó thành luật, buộc những người hành nghề MGCK phải tuân thủ. Có như vậy thì mới có thể khôi phục được lòng tin của công chúng vào loại hình đầu tư mới mẻ này. Điều này là rất cần thiết và quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của công chúng đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, khi mà định kiến xã hội đối với cái gọi là “môi giới” còn rất nặng nề.

1.2 Hoàn thiện hệ thống các chính sách cho hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán

1.2.1 Chính sách khuyến khích hoạt động của các công ty chứng khoán

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty chứng khoán nhà nước ta đã cho phép thành lập các công ty chứng khoán nước ngoài và hiện nay đã cấp phép hoạt động cho nhiều công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài. Tạo cơ chế pháp lý cho hoạt động của thị trường OTC nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch chứng khoán với cổ phiếu chưa niêm yết. Và cũng đã cho phép các công ty chứng khoán thực hiện lưu ký chứng khoán và giao dịch với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên để khuyến khích hơn nữa hoạt động của các công ty chứng khoán nói chung và hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng, chúng ta cần thực hiện thêm nhiều biện pháp, ví dụ như:

Cho phép thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức công ty cổ phần và được tham gia thị trường chứng khoán (niêm yết cổ phiếu, phát hành trái phiếu).

Hoạt động kinh doanh chứng khoán yêu cầu khá phức tạp về trang thiết bị và nghiệp vụ nên nhiều trường hợp có thể dẫn tới rủi ro trong

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí