Nghĩa Vụ Con Người Từ Tư Tưởng Của Triết Học, Đạo Đức, Tín Điều Của Tôn Giáo


Câu 28. Theo Quý vị, cá nhân thường vi phạm những Nghĩa vụ con người, Nghĩa vụ công dân nào? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)


Biểu đồ 8 1 Nghĩa vụ quân sự 2 Nghĩa vụ đóng thuế 3 Nghĩa vụ bảo vệ 1


Biểu đồ 8

1. Nghĩa vụ quân sự

2. Nghĩa vụ đóng thuế

3. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

4. Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng

5. Nghĩa vụ bầu cử

6. Nghĩa vụ học tập

7. Nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng

8. Các Nghĩa vụ khác


Câu 29. Theo Quý vị, những vi phạm về Nghĩa vụ con người, Nghĩa vụ công dân đã được Nhà nước phát hiện và xử lý thích đáng chưa (ví dụ như việc xử lý các cá nhân trốn thuế, trốn Nghĩa vụ quân sự, hành vi xả thải ra môi trường, tham nhũng,…)? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)


Biểu đồ 9 1 Chưa thích đáng 2 Đã thích đáng 3 Không quan tâm 4 Không biết 5 2


Biểu đồ 9

1. Chưa thích đáng

2. Đã thích đáng

3. Không quan tâm

4. Không biết

5. Ý kiến khác


Câu 30. Hiện nay, Hiến pháp năm 2013 quy định Quyền con người, Quyền công dân rất nhiều so với Nghĩa vụ con người, Nghĩa vụ công dân. Theo Quý vị, Hiến pháp có nên tăng thêm quy định về Nghĩa vụ con người hay không, vì sao? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)


Biểu đồ 10 1 Nên vì để đảm bảo nguyên tắc Quyền không tách rời Nghĩa 3

Biểu đồ 10

1. Nên, vì để đảm bảo nguyên tắc Quyền không tách rời Nghĩa vụ trong pháp luật, một Quyền phải có một Nghĩa vụ cân xứng đi kèm

2. Nên, vì giúp cho mọi người cân bằng lại nhận thức và tâm lý, rằng muốn được hưởng Quyền thì phải có đóng góp xứng đáng

3. Nên, vì giúp cho xây dựng một quốc gia đầy tinh thần trách nhiệm

4. Nên, vì nhiều người cống hiến thì xã hội được thịnh vượng

5. Ý kiến khác


Lưu ý:từ Câu 31 đến hết Câu 33 dành cho người được khảo sát thuộc khối Cán bộ, công chức, viên chức (tổng cộng 685 người trả lời). Tỷ lệ % được tính trên tổng số 685 người này.

Câu 32. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Quốc gia muốn cường thịnh, người hiền tài phải được trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng, tạo mọi điều kiện để phát huy năng lực, yên tâm cống hiến cho đất nước. Theo Quý vị, việc bảo vệ người hiền tài là Nghĩa vụ của Nhà nước hay là Nghĩa vụ chung của mọi người? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)


Biểu đồ 11 1 Chỉ Nhà nước mới có tiềm lực có cơ quan chuyên môn kế 4

Biểu đồ 11

1. Chỉ Nhà nước mới có tiềm lực, có cơ quan chuyên môn, kế hoạch cụ thể để thực thi Nghĩa vụ này

2. Đây không phải Nghĩa vụ của Nhà nước hay mọi người, người hiền tài phải có đủ bản lĩnh để vượt qua khó khăn

3. Đây không chỉ là Nghĩa vụ của Nhà nước mà là Nghĩa vụ chung của mọi người. Ai phát hiện, nâng đỡ, đào tạo nhân tài nên được khen thưởng xứng đáng

4. Mọi người phải có Nghĩa vụ tố giác kịp thời những hành vi trù dập người hiền tài

5. Ý kiến khác


Câu 33. Có quan điểm cho rằng, cần đưa Nghĩa vụ con người vào chương trình giáo dục, để giúp con người nâng cao nhận thức về những Nghĩa vụ đối với gia đình, cơ quan, cộng đồng, quốc gia, quốc tế. Quý vị có nhận xét gì về quan điểm này? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)


Biểu đồ 12 1 Chưa cần thiết vì mỗi người tự ý thức về bổn phận của 5

Biểu đồ 12

1. Chưa cần thiết, vì mỗi người tự ý thức về bổn phận của mình là được

2. Không cần thiết, vì đi ngược xu hướng văn minh của thế giới là giáo dục về Quyền con người

3. Không cần thiết, vì sẽ hạn chế quyền tự do của con người

4. Cần thiết, nếu không được giáo dục, thì theo tâm lý tự nhiên, con người thích thụ hưởng hơn thích cống hiến. Mà hưởng thụ nhiều sẽ làm suy kiệt nguồn lực của đất nước

5. Ý kiến khác


PHỤ LỤC 3

NGHĨA VỤ CON NGƯỜI TỪ TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC, ĐẠO ĐỨC, TÍN ĐIỀU TÔN GIÁO VÀ MỘT SỐ BỘ LUẬT CỔ

1. Nghĩa vụ con người từ tư tưởng của triết học, đạo đức, tín điều của tôn giáo

Vào thời sơ khai, con người còn đi săn bắt hái lượm. Vì chưa có quốc gia lãnh thổ chính thức nên việc săn bắt hái lượm là tự do. Vì tự do nên các bộ lạc đã thường xuyên đụng độ, xâm lấn vùng săn bắn hái lượm của nhau. Họ đã phải ngầm đặt ra những giới hạn về quyền lợi và ranh giới lãnh thổ, nếu không thì chiến tranh sẽ xảy ra liên miên. Đó chính là nguồn gốc của sự giới hạn Quyền con người (Nghĩa vụ thụ động). Tích cực hơn sự giới hạn Quyền là Nghĩa vụ chủ động khi bộ lạc này săn nhầm con thú mẹ đang có thai thì không được tận diệt nó mà để cho nó sống và sinh sản, có thể di chuyển qua lại giữa các lãnh thổ của các bộ lạc để sinh sản. Nhờ việc không nỡ giết thịt con thú mẹ có thai, nghĩ đến quyền lợi của các bộ lạc khác, nên bộ lạc khác có thêm cơ hội tìm kiếm thức ăn hơn. Có thể thấy, Nghĩa vụ con người đã được thúc đẩy bởi lý trí và lương tâm của con người từ thời sơ khai.

Chính vì tư tưởng về Nghĩa vụ con người đã có từ rất sớm, nên những khái niệm triết học, đạo đức từ đông tây kim cổ đều gợi ý xây dựng cho con người ý thức hoàn thành Nghĩa vụ của mình đối với gia đình, với xóm làng, với những quan hệ xã hội, quốc gia, nhân loại,… ít hay nhiều tùy thuộc các triết gia, đạo sĩ. Chẳng hạn, Plato cho rằng cá nhân cũng như nhà nước phải thực hiện bổn phận, Nghĩa vụ của mình với sự tận tâm và tôn trọng những giá trị khác223. Aristotle quan niệm hạnh phúc cao nhất của con người là phẩm hạnh: để đạt được phẩm hạnh, con người phải biết định hướng, tìm tòi, làm điều thiện224. René Descartes xác quyết: “con người không phải chỉ sinh ra rồi đợi chết đi, con người phải biết làm gì để cải tạo tự nhiên và gìn giữ các mối quan hệ xã hội”225. Marcus Tullius Cicero suy nghĩ tương tự: “Sự ra đời của chúng ta không phải chỉ dành riêng cho ta, mà còn dành cho Tổ quốc và những người xung quanh226. Immanuel Kant cho rằng: “chỉ trong cộng đồng, con người mới trở nên hạnh phúc, vì ở đó người này mới có thể đem lại điều thiện cho người khác”227. Kant xem Nghĩa vụ như là một mệnh


223 TS. T.S.N.Sastry (2011), Introduction to Human Rights and Duties, University of Pune Press, tr. 6.

224 Nguyễn Hữu Vui (2005), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 74.

225 Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr. 320.

226 Fernando Berdion Del Valle và Kathryn Sikkink (2017), (Re)discovering Duties: Individual Responsibilities in the Age of Rights, Minnesota Journal of International, số 26, tr. 202.

227 Nguyễn Văn Huyên (1996), Triết học Immanuel Kant, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 143.


lệnh đạo đức bắt buộc phải thi hành dựa trên lý trí228. Karl Marx khẳng định con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, cải biến tự nhiên và xã hội. Thông qua đạo đức và tài năng của mình, con người nên đóng góp cho xã hội và thúc đẩy xã hội tiến lên229.

Albert Einstein cho rằng: con người phải cố gắng lao động, học tập, cống hiến. Ông phê phán lối sống nhàn hạ, vô giá trị với cuộc đời230. Dale Carnegie kết luận: “sự quan tâm chân thành đến người khác sẽ tạo ra những phép màu”231. Lãnh tụ Mahatma Gandhi: “thật khôi hài khi mọi người chỉ muốn và khăng khăng đòi hỏi quyền lợi, trong khi không ai nghĩ về Nghĩa vụ232. Nhà giáo Trần Đức Huynh: con người có trách nhiệm vì là phần tử của xã hội… trách nhiệm liên quan đến hạnh phúc và đau khổ của đời sống. Không có trách nhiệm, con người sẽ thấy mình vô ích và bị bỏ rơi. Trái lại, có trách nhiệm, con người được phát huy cả lý trí, ý chí và tình cảm233. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra những Nghĩa vụ đạo đức cụ thể cho các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Ví dụ, lực lượng quân đội, công an phải: “trung với nước, hiếu với dân”; nhà báo phải viết: “đúng sự thật và không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu”, cán bộ nghề y phải: “thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Đối với ngành tài chính - ngân hàng, thì cần phải “trung thực”; đối với kinh doanh thì phải “uy tín”; còn đối với giai cấp công nhân - lực lượng sản xuất chính của xã hội: “Phải giữ gìn của công, chống tham ô lãng phí, phải bảo vệ kỷ luật lao động, phải thi đua làm tốt, nhiều234.

Có thể thấy, quan điểm của triết học và đạo đức giúp xây dựng cho con người hai mục đích chính: hạnh phúc và đạo đức. Hạnh phúc đồng nghĩa với quyền lợi mà con người được hưởng. Còn đạo đức là trách nhiệm, bổn phận của con người đối với xã hội. Mục đích của tôn giáo cũng tương tự như thế, nên tín điều tôn giáo cũng chứa đựng rất nhiều Nghĩa vụ con người. Từ xa xưa con người tin rằng ngoài thế giới vật chất còn có thế giới thần thánh, các tôn giáo nguyên thủy xuất hiện trước khi pháp luật của nhà nước ra đời235. Sau đó, có những triết gia đã tư duy, sáng tạo ra thêm về vai trò, trách


228 Xem Fernando Berdion Del Valle và Kathryn Sikkink (2017), tlđd, tr. 203.

229 Xem Nguyễn Hữu Vui (2005), tlđd, tr. 473-481.

230 Xem Nguyễn Hiến Lê (1972), Einstein, Nxb Lửa thiêng, Phần 2, mục A.

231 Dale Carnegie, Nguyễn Văn Phước dịch (2017), Đắc nhân tâm, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr. 114.

232 Samuel Moyn (2016), Rights vs. Duties: Reclaiming Civic Balance, Boston Review, website: http://bostonreview.net/books-ideas/samuel-moyn-rights-duties, truy cập ngày 20/10/2020.

233 Trần Đức Huynh (1966), Đạo Đức học, Nxb Ra khơi, tr. 109-111.

234 Lê Thị Hiền và Phan Ngọc Vượng (2018), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp và ý nghĩa của nó trong xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí khoa học đại học Văn Lang, số 10, tháng 7.

235 Xem Thích Chân Quang (2017), Đạo Phật và Xã hội, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tập 1, tr. 225-240.


nhiệm và quyền lực của thần thánh. Vì thế, hệ thống lý luận, giáo điều của tôn giáo được hình thành. Nhờ vậy mà niềm tin, tình cảm của con người cũng mạnh hơn trước, có tình cảm rồi thì có tín ngưỡng. Ai chuyên trách về vấn đề giải thích tín ngưỡng sẽ trở thành người trung gian giữa thần thánh và con người, được gọi là giáo sĩ. Vì giáo sĩ là người giải thích về giáo lý và quyền lực của thần thánh một cách thuyết phục, nên mọi người đều yêu kính thần thánh. Càng yêu kính thần thánh bao nhiêu con người càng vâng lời các giáo sĩ bấy nhiêu. Chính sự vâng lời này đã hình thành nên một phương thức điều chỉnh hành vi của con người bên cạnh pháp luật của vua.

Để thuyết phục quần chúng đi theo tôn giáo mình thì giáo sĩ phải đặt ra các quyền lợi và trách nhiệm cho tín đồ. Khi thấy rõ quyền lợi rồi thì con người sẽ có niềm tin với tôn giáo. Quyền lợi mà tôn giáo hứa hẹn khác với quyền lợi trong pháp luật của vua. Lợi ích mà vua ban cho con người gồm những điều cụ thể, thiên về vật chất như: tiền bạc, nhà cửa, ruộng vườn, chức tước... Còn quyền lợi mà tôn giáo hứa hẹn mang tính trừu tượng, mơ hồ, đôi khi mê tín như: sau khi chết được lên thiên đàng, được vãng sanh, được bất tử... Các niềm tin đó không chắc sẽ trở thành hiện thực. Thế nhưng, vì có niềm tin mạnh mẽ, nên tín đồ phải thực hiện nhiều trách nhiệm đối với tôn giáo.

Tuy nhiên, Nghĩa vụ con người trong một số tôn giáo có sự tiến bộ và thực tế236:

- Cơ đốc giáo thời Chúa Jesus với kinh Tân Ước (thế kỷ I). Trong kinh Cựu Ước, con người chỉ có vâng phục, tôn thờ, phụng hành thượng đế đến tột đỉnh, thậm chí là sát hại con cái của mình để cúng tế chúa trời cũng phải làm237. Nhưng trong Tân Ước, Chúa Jesus đã biến những quan điểm cố chấp, cực đoan đó trở nên bao dung và ôn hòa hơn; từ giáo điều thuần túy niềm tin, bạo lực thành giáo lý đầy tính lý trí, bác ái và công bằng. Điều này thể hiện ở chỗ Ngài cho rằng việc phục vụ cộng đồng con người ngay khi còn sống mới là điều tốt đẹp, mới được gọi là làm đẹp lòng chúa trời238. Ngoài ra, Ngài cũng đưa ra các điều răn đạo đức mà con người phải tuân thủ239.

- Đạo Hồi dạy một số điều răn trong Kinh Koran như: không trộm cắp, không giết người, không ngoại tình, không ăn thịt lợn, không uống rượu, phải thực thi Nghĩa



Xem thêm các tôn giáo nguyên thủy, cổ đại tại Hoàng Tâm Xuyên, Dương Thu Ái và Phùng Thị Huệ dịch (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 13-33.

236 Xem Mumba Malila (2017), The place of individuals duties in international human rights law: perspectives

from the African human rights system, University of Pretoria, tr. 80.

237 Xem Kinh Cựu ước, Đề mục: Các con đầu lòng, chương 13, phần 2: Xuất hành.

238 Xem Phúc âm Luke đoạn 13, câu 10 đến câu 17; Phúc âm Matthew đoạn 5, câu 38 đến câu 40; Phúc âm Mathew đoạn 18, câu 1 đến câu 4; Phúc âm Matthew đoạn 25, câu 31 đến 46; và Phúc âm Luke đoạn 6, câu 31. 239 Như: đừng phạm tội tà dâm; đừng giết người; đừng trộm cướp; đừng làm chứng dối; đừng làm gian; hãy hiếu kính cha mẹ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023