Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán Vn-Index‌

𝑌𝑡 = 𝛽1 + 𝛽2𝑋2𝑡+. . +𝛽𝑘𝑋𝑘𝑡 + 𝑢𝑡 (1)


Trong đó các biến giải thích có thể bao gồm các biến trễ của biến giải thích khác hoặc biến trễ của biến phụ thuộc.

Khi mô hình (1) có hiện tượng tự tương quan, nghĩa là sai số ngẫu nghiên u tại các thời điểm khác nhau là có tương quan với nhau và khi đó có thể biểu diễn như sau:

Tự tương quan bậc 1


Sai số ngẫu nhiên 𝑢𝑡 được gọi là có tự tương quan bậc 1 nếu có thể biểu diễn được dưới dạng: 𝑢𝑡 = 𝜌1𝑢𝑡−1 + 𝜀𝑡 (2)

Trong đó 𝜀𝑡 là nhiễu trắng.


Khi 𝜌1 < 0 : mô hình có tự tương quan bậc 1 âm. Khi 𝜌1 > 0 : mô hình có tự tương quan bậc 1 dương. Khi 𝜌1 = 0 : mô hình không có tự tương quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tự tương quan bậc p


Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index - 5


dạng:

Sai số ngẫu nghiên 𝑢𝑡 được gọi là tự tương quan bậc p nếu có thể viết được dưới


𝑢𝑡 = 𝜌1𝑢𝑡−1+. . +𝜌𝑝𝑢𝑡−𝑝 + 𝜀𝑡

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌


4.1. Phân tích thống kê mô tả‌


4.2.1. Phân tích biến động của chỉ số giá chứng khoán VN-Index‌


1200.00

1000.00

800.00

Điểm

600.00

400.00

200.00

0.00

VNI

Đồ thị 4.1. Diễn biến của VN-Index giai đoạn 2006 - 2015


2006m1

2006m5

2006m9

2007m1

2007m5

2007m9

2008m1

2008m5

2008m9

2009m1

2009m5

2009m9

2010m1

2010m5

2010m9

2011m1

2011m5

2011m9

2012m1

2012m5

2012m9

2013m1

2013m5

2013m9

2014m1

2014m5

2014m9

2015m1

2015m5

2015m9

Nguồn: Sở GDCK TP.HCM


Diễn biến TTCK từ năm 2006 đến 2015:


Năm 2006 được xem như là bước khởi đầu cho những phát triển ấn tu ng của thị

tru ng chứng khoán. Chỉ số VN-Index tăng vọt từ 305 điểm vào cuối năm 2005 lên đến

751 điểm cuối năm 2006, trong năm này VN-Index cũng xác lập kỷ lục mới ở mốc

809,86 điểm và tính chung cả năm chỉ số này có mức tăng tru ng hơn 140%. Trước

những diễn biến của chỉ số VN-Index, số lượng công ty niêm yết cũng tăng mạnh, đến 31/12/2006, đã có 106 công ty niêm yết tại TTGDCK TP.HCM, tăng 74 công ty so với

cuối năm 2005. Để có được những bước phát triển này, chúng ta cũng phải xét đến tác động của kinh tế vĩ mô, GDP năm 2006 tăng 8,23%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17% so với năm 2005. Bên cạnh đó, năm 2006 cũng có những sự kiện nổi bật như Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như sự kiện tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC. Cả hai sự kiện này đã và đang tiếp tục tạo được ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đó là tín hiệu cho những làn sóng đầu tư trực tiếp và cả gián tiếp hứa hẹn sẽ đổ vào Việt Nam.

Vào ngày 01/01/2007, Luật Chứng khoán có hiệu lực, góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được nâng cao, khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn. Chỉ số VN-Index tăng điểm lên mức kỷ lục mới 1.170,67 điểm, đây cũng là mức điểm cao nhất của VN-Index cho đến hiện nay. Tuy nhiên sau đó thị trường liên tục có những biến động mạnh và chỉ số giá chứng khoán rơi xuống mức 905,53 điểm vào tháng 4/2007 sau đó lại tăng trở lại mức 1.113,19 điểm vào tháng 5. Mặc dù có nhiều biến động về giá, nhưng tính chung cả năm chỉ số VN-Index tăng hơn 23% so với đầu năm. Có thể nói, những biến động lớn trong năm 2007 là do sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế (GDP tăng 8,48%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,63%), bên cạnh đó việc Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ để điều chỉnh thị trường thông qua việc dùng VNĐ mua lại đồng USD, sau đó lại tăng lãi suất, giảm cung tiền trong lưu thông nên đã tác động đến TTCK.

Năm 2008, TTCK của các nước trên thế giới đón nhận một gáo nước lạnh từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Lạm phát kỷ lục cộng với thâm hụt thương mại lớn dẫn đến sự mất cân đối trong tài chính vĩ mô khiến Chính phủ buộc phải thắt chặt tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước rút tiền mặt khỏi lưu thông buộc các NHTM tăng lãi suất huy động, các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất...đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động của TTCK. Chỉ số VN- Index mở đầu phiên giao dịch 2008 với 921,07 điểm và kết thúc năm 2008 với 315,62 điểm, trong năm có những thời điểm chỉ số này rơi xuống còn 286,85 điểm (10/12/2008).

Bước sang năm 2009 với hy vọng sự phục hồi trở lại của TTCK, mặc dù ngay từ những phiên đầu năm, một kỷ lục không mong đợi của các nhà đầu tư là VN-Index giảm

xuống mức đáy 235,5 điểm (24/02). Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện biện pháp kích cầu thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất, miễn, giảm, giãn thuế, bảo lãnh cho các DN vay vốn tại các NHTM đã góp phần cho TTCK khôi phục trở lại. Tính đến hết ngày 30/06/2009, Vn-Index đã tăng 132 điểm (42%) so với đầu năm, và kết thúc năm 2009, Vn-Index đã tăng từ 312,49 điểm lên 494,77 điểm (tăng 57%) so với đầu năm. Đây là một sự trở lại ấn tượng sau khủng hoảng.

Năm 2010 đáng lẽ phải là một bước tiến mới sau những thay đổi khả quan từ năm 2009 của TTCK, tuy nhiên các nhà đầu tư đã thật sự thất vọng khi thị trường chứng khoán Việt Nam bị đánh giá là không tăng trưởng và đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới. Áp lực của lạm phát, nhập siêu cao, thị trường tín dụng không tăng trưởng, cung tiền giảm là những nguyên nhân khiến cho TTCK năm 2010 không đạt được kỳ vọng. Sáu tháng đầu năm 2010, Vn-Index vẫn đạt mức tăng trưởng cao ( có thời điểm Vn-Index đạt 549 điểm), tuy nhiên 6 tháng cuối năm TTCK liên tục gặp khó khăn, liên tục giảm điểm và kết thúc năm 2010 Vn-Index giảm điểm 2% so với cuối năm trước tại 484,66 điểm.

Các nhà đầu tư lại được chứng kiến màn giảm điểm đáng thất vọng của TTCK trong năm 2011. Thị trường chỉ có hai đợt hồi phục ngắn vào cuối tháng 5 và giữa tháng 8, còn lại chốt phiên ngày 30/12/2011 với mức điểm 351,55 điểm, giảm 23% so với đầu năm. Lý giải cho sự sa sút này, về phương diễn kinh tế vĩ mô, áp lực tỷ giá, lãi suất, lạm phát còn cao mặc dù đã được Chính phủ dung nhiều biện pháp để ổn định. Bên cạnh đó, tâm lý nhà đầu tư cũng còn thấp thỏm do những thất vọng kéo dài cộng với những thông tin tiêu cực trên thị trường thế giới mà nổi bật nhất là vấn đề nợ công tại Châu Âu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến VN-Index.

Thị trường chứng khoán năm 2012 đã có dấu hiệu tăng trưởng tích cực hơn khi VN- Index tăng gần 40% trong vòng năm tháng so với cuối năm 2011 và trở thành một trong những thị trường tăng trưởng ấn tượng nhất trên thế giới. Tuy nhiên sự thất bại trong 7 tháng còn lại trong năm đã làm cho VN-Index giảm 20% so với đầu năm, và kết thúc năm 2012 với mức điểm 413,73 điểm, tính chung cả năm chỉ số này vẫn đạt tăng trưởng 17,7%. Xét về những tác động của các yếu tố vĩ mô, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn

ở mức thấp 5,03%, chỉ số sản xuất công nghiệp chưa phục hồi, lạm phát được Chính phủ

kiểm soát tốt chỉ tăng 6,81% thấp hơn nhiều so với mức 18,58% so với năm 2011, thị trường ngoại hối ổn định trong suốt 2012 cũng góp phần tích cực cho sự phát triển của TTCK. Tuy nhiên, những thông tin về nợ xấu, các hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cùng với những thông tin xấu của lãnh đạo các ngân hàng đã làm cho lòng tin của NĐT vào thị trường lung lay và hệ quả là giá chứng khoán ảnh hưởng.

Những giải pháp vĩ mô đã dần có tác dụng đối với TTCK năm 2013, lạm phát đã được kiềm chế, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cán cân thanh toán được cải thiện, lãi suất có chiều hướng giảm, thị trường ngoại hối có xu thế ổn định...Bên cạnh đó, trong năm này, công tác tái cấu trúc TTCK đã được đẩy mạnh, nhiều quy định hỗ trợ thị trường được ban hành đã tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường. Do vậy TTCK Việt Nam đã có những diễn biến khả quan, chỉ số Vn-Index tăng 90 điểm từ 413 điểm đầu năm lên 504,63 điểm vào thời điểm cuối năm (tăng 22,2%).

Những dấu hiệu tích cực từ năm 2013 là cơ sở để các NĐT kỳ vọng sự tăng trưởng hơn nữa từ TTCK trong năm 2014. Tuy nhiên, nếu như đầu năm êm ả với cột mốc ấn tượng 569,87 điểm (22/4) thì sau những sự kiện Biển Đông, giá xăng và dầu giảm liên tục, khủng hoảng kinh tế Nga làm cho VN-Index đã có những cú giảm điểm mạnh nhu phiên ngày 08/05 giảm còn 527,09 điểm (giảm 5,87%), sau đó VN-Index lập đỉnh năm 2014 với 600,84 điểm (31/10). Nhưng đến tháng 12 thì VN-Index lại một lần nữa tuột dốc còn 518,22 điểm (17/12) khép lại một năm không mấy suôn sẻ của TTCK.

TTCK 3 tháng đầu năm 2015 đón nhận những thông tin khả quan, kích thích tăng trưởng kinh tế như hiệp định TPP, FTA, nới room cho NĐT nước ngoài. VN-Index tăng mạnh và đạt 600 điểm (04/03). Nhưng sau đó VN-Index bước vào xu hướng Downtrend, giảm từ 600 điểm về mức đáy 528,95 điểm ngày 18/05, nguyên nhân là do hàng loạt cổ phiếu nhóm dầu khí giảm sâu điển hình như GAS và PVD. Ngày 29/05, sự kiện ký kết FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu đã tạo nguồn động lực cho VN-Index bước vào xu hướng Uptrend, đạt tới đỉnh 638,69 điểm (14/07). Ngày 11/08, Trung Quốc phá giá nhân dân tệ 1,9%, chỉ trong vòng 3 ngày, đồng NDT đã giảm 4,6% so với đồng USD, buộc Việt Nam phải điều chỉnh tỷ giá mạnh gây ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý thị trường. Vào ngày 24/08, VN-Index quay về đáy 526.93. Thông tin Nghị định 60 và TPP đã ảnh hưởng tích cực đến thị trường, VN-Index tăng điểm nhưng không cao bằng đợt

sóng trước, chỉ đạt ở mức 615.18 điểm (05/11). Từ đó đến cuối năm, VN-Index bước vào xu hướng điều chỉnh giảm. Việc FED đã nhất trí nâng lãi suất từ 0 – 0,25% lên 0,25 – 0,5% và cú trượt dốc của giá dầu thô thế giới vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, xuống gần mức thấp kỷ lục của năm 2008 đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý chung của thị trường.


4.2.1. Phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index‌


4.1.2.1. Tỷ giá hối đoái và VN-Index‌


1200.00

25000.00

1000.00

20000.00

800.00

15000.00

Điểm

600.00

VND/USD

10000.00

400.00

200.00

5000.00

0.00

0.00

VNI

EX

Đồ thị 4.2: Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và VN-Index


2006m1

2006m7

2007m1

2007m7

2008m1

2008m7

2009m1

2009m7

2010m1

2010m7

2011m1

2011m7

2012m1

2012m7

2013m1

2013m7

2014m1

2014m7

2015m1

2015m7

Nguồn: Sở GDCK TP.HCM; NHNN Việt Nam


Giai đoạn 2006 – 2008:


Tỷ giá năm 2006 được xem là ổn định nhất trong giai đoạn này, trong khi đó TTCK thì vô cùng sôi nổi, VN-Index cuối năm 2006 cán mốc 751,77 điểm, tang gấp đôi so với cuối năm 2005 là 307,5 điểm. Năm 2007, tỷ giá có biến động thường xuyên nhưng ở biên độ hẹp (đầu năm giảm 0,3%, giữa năm tang giá 0,6% và thống kê cả năm giảm

0,03%), còn VN-Index tính chung cả năm tăng khoảng 23%. Tỷ giá năm 2008 biến động phức tạp do thay đổi từ các yếu tố vĩ mô, giá USD trên thị trường tự do tăng nhanh buộc NHNN phải thay đổi biên độ tỷ giá 5 lần (đỉnh điểm giá USD tự do lên 19.400 đồng/USD, lệch 2.600 đồng so với mức trần). Trong khi đó xu hướng VN-Index giảm trong cả năm 2008, điều này cho thấy tỷ giá không phải là yếu tố quyết định đến sự thay đổi VN-Index giai đoạn này.

Giai đoạn 2009 – 2011:


Ngày 25/11/2009, NHNN điều chỉnh tỷ giá tăng đến 5,44% và giảm biên đọ xuống còn +/- 3%, thông tin này đã khiến TTCK lao dốc mạnh, VN-Index giảm từ 503,41 điểm (25/11) xuống còn 442,1 điểm (16/12) sau gần 3 tuần, tức là giảm 12,2%. Qua năm 2010, NHNN cũng đã điều chỉnh tỷ giá tăng 3,36% từ mức 17.941 đồng/USD lên 18.544 đồng/USD, TTCK không có phản ứng trái chiều với đợt tăng giá này, VN- Index vẫn tăng từ 490,91 điểm (10/02) lên 507,32 điểm (03/03), tương ứng với mức tăng 3,34%. Diễn biến đáng chú ý năm 2011 là đợt tăng giá bình quân liên ngân hàng của NHNN từ 18.932 đồng/USD lên 20.693 đồng/USD (tăng 9,3%) và VN-Index đã giảm từ 519,98 điểm (11/2) xuống 503,92 điểm trong một tuần, tương ứng với mức giảm 3,1% và tính chung cả tháng giảm 11,27%.

Giai đoạn 2012 – 2015:


Năm 2012, TTCK chứng kiến quá trình tăng giá mạnh của VN-Index trong 5 tháng đầu năm (tăng 30% so với cuối năm 2011), 6 tháng cuối năm VN-Index giảm giá mạnh (giảm 11%). Tuy nhiên diễn biến tỷ giá trong năm này không đáng kể, tính chung cả năm giảm 0,96%. Năm 2013 và 2014 được xem là những năm thành công trong chính sách tỷ giá của NHNN, tỷ giá dao động trong biên độ hẹp và những lần tỷ giá bình quân tăng lên đều không tạo ra cú sốc thay đổi VN-Index. Trong suốt năm 2015, Ngân hàng Nhà nước phá giá đồng Việt Nam tổng cộng khoảng 5,34% và thị trường đã quay đầu giảm điểm mạnh và gần như ngay lập tức sau lần phá giá gần 2% (hôm 19/8).

Nhìn chung, khi xảy ra cú sốc tỷ giá thì VN-Index mới có sự thay đổi rò nét, còn những biến động nhẹ khoảng 1% thì tác động không rò rệt. Tác động của tỷ giá lên VN- Index thường là ngược chiều nhau, khi mà tỷ giá tăng mạnh thì VN-Index sẽ quay đầu

giảm điểm.


4.1.2.2. Giá dầu thế giới và VN-Index‌


1200.00

160.00


140.00

1000.00

120.00

800.00

100.00

Điểm

600.00

80.00

USD

60.00

400.00

40.00

200.00

20.00

0.00

0.00

VNI

OP

Đồ thị 4.3. Quan hệ giữa giá dầu thế giới và VN-Index


2006m1

2006m6

2006m11

2007m4

2007m9

2008m2

2008m7

2008m12

2009m5

2009m10

2010m3

2010m8

2011m1

2011m6

2011m11

2012m4

2012m9

2013m2

2013m7

2013m12

2014m5

2014m10

2015m3

2015m8

Nguồn: Sở GDCK TP.HCM; EIA


Giai đoạn 2006 – 2008:


Giá chứng khoán và giá dầu 2006 có mối tưong quan khá đồng điệu trong quý II (VN-Index đánh dấu sự phục hồi với mức tăng 23%, giá dầu cũng tang 10% trong giai đoạn này), tuy nhiên những tháng cuối năm giá dầu có dấu hiệu hạ nhiệt thì VN-Index

vẫn tang điểm đều đạn. Na 2007, giá chứng khoán và giá dầu đều tăng trưởng ấn tượng

từ đầu năm (giá dầu tăng 40%, VN-Index tang 23%), qua năm 2008 giá dầu vẫn giữ mức tăng trưởng và đạt đỉnh vào giữa năm, nhung sau đó sụt giảm mạnh vào cuối năm (giảm 70 %), VN-Index cũng sụt giảm tưong ứng (40%).

Giai đoạn 2009 – 2011:

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí