trường hợp mua bán cùng một loại CK trong cùng một phiên giao dịch. Việc giám sát này không những giúp cho khách hàng luôn tuân theo quy định pháp luật trong giao dịch mà còn đảm bảo cả uy tín hoạt động MGCK của các CTCK trong việc thực hiện dịch vụ.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại như bảng điện tử, máy tính ... đã góp phần quan trọng trong hoạt động MGCK có hiệu quả của các công ty. Các công ty chứng khoán đều đã đầu tư để phát triển trang web của mình và đang từng bước tiến hành và phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán qua mang. Hoạt động MGCK chỉ có thể triển khai một cách hiệu quả khi có sự trợ giúp của công nghệ hiện đại (giúp xử lý lệnh một cách nhanh chóng, chính xác; giúp truyền thông trên diện rộng, kết nối được nhiều văn phòng chi nhánh thành mạng thống nhất; phát hiện các vấn đề liên quan đến lợi ích khách hàng một cách chính xác, kịp thời ...).
Tóm lại, hoạt động MGCK của các CTCK trên TTCK Việt Nam cũng có một ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần duy trì niềm tin của người đầu tư vào TTCK nói chung cũng như thu hút khách hàng đến với các CTCK nói riêng. Những thiếu sót trong hoạt động MGCK sẽ thể hiện một phần quyền lợi của nhà đầu tư không được đảm bảo, dẫn đến sự mất uy tín của người MGCK và CTCK đối với khách hàng. Tuy nhiên, có thể nói sau 6 năm triển khai hoạt động của TTGDCK, hoạt động MGCK được thực hiện nghiêm chỉnh và đúng quy định của UBCKNN. Điều này cho thấy khả năng quản lý và vận hành quy trình MGCK thông suốt, an toàn của các CTCK, năng suất cũng như sự nhiệt tình trong công việc của nhân viên môi giới, cho phép ta có cơ sở khẳng định sự thành công bước đầu trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán Việt Nam.
Với những kết quả đạt được đó, các CTCK đã tham gia mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của TTCK Việt Nam, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư đến với TTCK.
3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Bước đầu việc triển khai nghiệp vụ MGCK của các CTCK đã đạt được những kết quả nhất định, song bên cạnh đó còn có nhiều tồn tại và hạn chế cần được xác định rõ nguyên nhân để tìm ra các biện pháp khắc phục. Với mỗi hạn chế có những nguyên nhân khác nhau, sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu từng hạn chế và các nguyên nhân gây ra hạn chế đó.
- Hoạt động MGCK còn mang tính chất thụ động. Trong giai đoạn vừa qua chủ yếu là do khách hàng tự tìm đến với các CTCK chứ các công ty chưa có chính sách cho việc tìm kiếm khách hàng một cách cụ thể. Hoạt động MGCK còn chưa được hiểu theo một nghĩa đầy đủ mà mới chỉ đơn thuần là truyền lệnh và thực hiện giao dịch cho khách hàng. Hoạt động môi giới tuy bước đầu tạo ra doanh thu cho công ty chứng khoán nhưng hiện nay mức độ đóng góp chưa nhiều, chỉ đóng góp vào doanh thu với tỷ trọng là 8,07%.
Nguyên nhân: Sản phẩm và dịch vụ tài chính quá ít ỏi, khiến cho môi trường đầu tư còn nghèo nàn, kém hấp dẫn; số lượng chủng loại hàng hóa còn ít, quan hệ cung cầu mất cân đối, từ đó làm cho hoạt động thị trường chưa thực sự ổn định. Hơn nữa, do thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động nên còn nhiều bỡ ngỡ đối với hầu hết các công ty CK, việc tiếp cận còn nhiều khó khăn. Số lượng giao dịch của nhà đầu tư còn khá khiêm tốn nên khoản thu phí của giao dịch chưa nhiều và các công ty còn thực hiện cạnh tranh bằng cách giảm phí nên càng khiến doanh thu từ hoạt động môi giới giảm.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Về Cơ Cấu Tổ Chức Và Nhân Sự Của Các Công Ty Môi Giới Chứng Khoán
- Thực Trạng Kết Quả Hoạt Động Môi Giới Của Ctck Việt Nam
- Doanh Thu Từ Hoạt Động Chứng Khoán Và Môi Giới Chứng Khoán
- Định Hướng Phát Triển Nghiệp Vụ Môi Giới Chứng Khoán Của Các Công Ty Chứng Khoán Trong Thời Gian Tới
- Chính Sách Tạo Hàng Hoá Cho Thị Trường Để Phát Triển Hoạt Động Môi Giới
- Các Giải Pháp Phát Triển Và Hoàn Thiện Hoạt Động Mgck Của Các Ctck
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
- Một số quy trình nghiệp vụ môi giới chứng khoán chưa được thực hiện một cách chặt chẽ, đúng quy định nên gây ra một số hậu quả không đáng có. Chính sách khách hàng bộc lộ nhiều điểm thiếu thực tế, các công ty hầu như chưa có chính sách phù hợp dành cho khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng. Việc đánh đồng tất cả khách hàng với nhau, không có sự
quan tâm đến các đối tác chiến lược sẽ làm cho hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán giảm sút.
Nguyên nhân: Do đặc thù của TTCK Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, bất ổn nên việc triển khai hoạt động, áp dụng chính sách của các CTCK còn thận trọng, chưa khai thác hết nội lực của các công ty. Ngoài ra, do nghiệp vụ MGCK còn quá mới mẻ nên hệ thống văn bản pháp quy của UBCKNN hướng dẫn hoạt động MGCK còn chưa đồng bộ, thiếu cả về số lượng lẫn tính thực tế.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động MGCK đã được đầu tư, tuy nhiên có thể thấy chưa được đầy đủ, nhất là những phân hệ dành cho khách hàng, những dịch vụ cung cấp còn thiếu, chất lượng không cao. Hệ thống công bố thông tin của các CTCK nhiều khi còn chậm và sơ sài, ở một chừng mực nào đó, có thể thấy là chưa đầy đủ, do vậy không đáp ứng được nhu cầu chính đáng của khách hàng.
- Số lượng nhân viên hành nghề chứng khoán được cấp chứng chỉ mới chỉ chiếm gần 50% tổng số nhân viên đang làm việc tại các CTCK, thậm chí có CTCK chỉ có 1/3 thành viên của ban giám đốc có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán. Số lượng nhân viên MGCK hiện nay là quá ít so với yêu cầu của thực tế đòi hỏi, mặt khác, số cán bộ môi giới nữ lại chiếm phần đông, do vậy cũng có nhiều hạn chế trong hoạt động giao tiếp và quan hệ với khách hàng. Một số các công ty chứng khoán lớn như ARSC, BVSC, BSC, IBS ... là những công ty có số vốn điều lệ rất lớn nhưng số cán bộ môi giới chứng khoán lại chiếm một tỷ lệ quá nhỏ (chỉ vào khoảng 50-60 người). Đội ngũ nhân viên còn ít nhưng phải thực hiện cùng một lúc nhiều công việc khác nhau, chủ yếu là chạy theo công việc phát sinh nên nhiều khi chưa chủ động trước công việc chính.
Nguyên nhân: Hiện nay, xã hội còn nặng định kiến với cái gọi là “nghề buôn nước bọt”, chỉ những người làm trung gian mua bán theo kiểu “cò mồi” để kiếm lời một cách thiếu lương tâm, chộp giật mà đôi khi bị đồng
nhất với nghề “môi giới”. Điều đó làm cho một số lượng lớn những người có ý định trở thành nhân viên MGCK cho các CTCK cảm thấy mặc cảm, dần dần bỏ ý định hành nghề MGCK. Do vậy, số lượng nhân viên MGCK của các CTCK vẫn còn quá ít. Làm cho công chúng tin tưởng vào những người môi giới trung thực, giỏi nghề, làm việc theo phương châm “vì lợi ích của khách hàng” không phải công việc một sớm một chiều.
- Nhân viên MGCK còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về TTCK. Phần lớn nhân viên MGCK đều là những sinh viên mới ra trường, chưa có đủ thời gian để nâng cao nghiệp vụ. Các nhà đầu tư nhận định rằng nhân viên MGCK chẳng hơn gì những nhà đầu tư về mặt kinh nghiệm và trình độ. Lực lượng MGCK được đào tạo có bài bản về nghiệp vụ CK còn mỏng, chưa chuyên sâu, chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc.
Nguyên nhân: Do các khóa đào tạo của UBCKNN, các trường đại học chỉ giới thiệu những kiến thức cơ bản hoặc quy định pháp lý chứ chưa cung cấp phương pháp phân tích và giải quyết vấn đề. Các khóa học nghiệp vụ đã tổ chức chưa mang tính chuyên sâu về nghiệp vụ, chưa đề cập đến kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ các công ty chứng khoán, mặc dù chương trình này đã được chỉnh lý một số lần nhưng vẫn không theo kịp sự biến đổi của thực tiễn và khung pháp lý cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhu cầu đầu tư chứng khoán đang ngày một tăng lên, và năng lực của các nhà đầu tư cũng chuyên nghiệp hơn, đòi hỏi các nghiệp vụ chứng khoán phải thật tốt và thuận tiện hơn nữa. Những yêu cầu này khiến cho các CTCK bước vào một cuộc đua mới, tuy nhiên trong những năm vừa qua các CTCK vẫn chưa chú trọng lắm đến chất lượng dịch vụ, cụ thể là trong thời gian vừa qua, chất lượng dịch vụ không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên tình trạng này sẽ phải thay đổi trong thời gian tới nếu các CTCK không muốn chậm chân.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ MGCK Ở VIỆT NAM
1. Tầm quan trọng của nghề MGCK trong giai đoạn đầu phát triển TTCK Việt Nam
Do tính chất đặc biệt của thị trường chứng khoán, môi giới chứng khoán không những chỉ là khâu bắt buộc, luôn phải có trong quá trình giao dịch mà còn là một khâu rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh doanh chứng khoán nói riêng. Nhất là ở một đất nước mà nghề môi giới CK còn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển như Việt Nam hiện nay, thì việc phát triển nghề môi giới chứng khoán lại đặc biệt quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hêt.
Do đặc thù của lĩnh vực chứng khoán, pháp luật các nước đều quy định hoạt động mua bán chứng khoán phải thông qua các trung gian tài chính là các công ty chứng khoán. Ở Việt Nam, quy định này là rất cần thiết, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư và tạo điều kiện để duy trì sự ổn định, tính trật tự của thị trường chứng khoán. Trong thực tế, không phải bất cứ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng có đủ kiến thức và thời gian để trực tiếp mua bán chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Hơn nữa, với khả năng tài chính hạn hẹp hiện nay, việc người dân tự đầu tư chứng khoán là quá mạo hiểm. Thêm vào đó, các chi phí giao dịch sẽ tăng lên cao, có thể gây ra những hậu quả nặng nề. Do vậy, chỉ có công ty chứng khoán với vai trò là một nhà trung gian, là một thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán mới có đủ điều kiện thuận lợi để giúp nhà đầu tư mua, bán chứng khoán với giá cả hợp lý và hạn chế rủi ro.
Hiện nay, tiềm năng vốn dưới nhiều dạng trong công chúng Việt Nam rất lớn, nhưng các doanh nghiệp cổ phần lại khó khăn trong việc huy động vốn cổ phần để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Có thể người có vốn
chưa gặp được người cần vốn, và người có vốn chưa thấy được lợi ích của việc đầu tư qua cổ phiếu. Vậy vấn đề này là do đâu?
Nguyên nhân là do Việt Nam mặc dù hiện nay các đã có công ty chứng khoán đi vào hoạt động và bước đầu đã có kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên hoạt động của các công ty chứng khoán vẫn chưa hẳn thực sự thực hiện tốt các vai trò của trung gian môi giới chứng khoán trong việc thu hút số lượng lớn khách hàng tham gia.
Mặt khác, người Việt Nam hầu như từ xưa tới nay chỉ biết khai thác lợi ích nguồn vốn tiết kiệm và để dành hầu như chỉ thông qua biện pháp là gửi vào Ngân hàng hưởng lãi suất hàng tháng. Trong những năm gần đây, đã có thêm một số hình thức như mua cổ phiếu, trái phiếu, hay đầu tư vào một số lĩnh vực khác như mua vàng, đô la ngay các ngoại tệ khác. Tuy vậy, kết quả cũng rất hạn chế. Các công cụ như cổ phiếu, trái phiếu nói chung còn đơn điệu, chưa quán triệt được nguyên tắc thị trường và thực sự chưa có khả năng thu hút. Chính vì vậy, vai trò của những người môi giới chứng khoán ở Việt Nam là rất quan trọng. Họ không chỉ đơn thuần thực hiện việc mua bán chứng khoán hộ khách hàng mà còn tuyên truyền, giải đáp những kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán ra công chúng. Có thể nói rằng đây là một trong những điểm nút quyết định sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Với chức năng trung gian môi giới, người môi giới chứng khoán thực hiện việc mua đi bán lại chứng khoán trên thị trường, làm cho các chứng khoán này được luân chuyển một cách liên tục, nhanh chóng, tăng tính thanh khoản của chứng khoán và tạo ra một thị trường hoạt động sôi nổi, hiệu quả. Vì thế, môi giới chứng khoán không chỉ là một khâu không thể thiếu mà quan trọng hơn, nó còn là một nhân tố thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Tóm lại, các nhà môi giới chứng khoán chính là lực lượng quan trọng, trực tiếp đưa các kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán vào một môi trường dân trí còn thấp, góp phần phát triển thị trường
sản phẩm, dịch vụ đang còn thô sơ ở Việt Nam. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để tạo ra hình ảnh của một nhà môi giới chứng khoán mới đối với công chúng đầu tư.
Ở Việt Nam, khái niệm môi giới chứng khoán đã xuất hiện từ cách đây khá lâu cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Hoạt động môi giới trước đây chủ yếu là trong lĩnh vực bất động sản, nhưng giờ đây đã lan tỏa ra hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, ở đâu có nhu cầu mua, bán là ở đó có môi giới. Tuy nhiên, do sự phát triển quá nhanh của nghề môi giới và do kiểu làm ăn quá tùy tiện của những người hành nghề môi giới trong thời gian trước đây nên người Việt Nam vẫn thường gọi người môi giới bằng cái tên như “cò mồi”, “chỉ trỏ” ... Vì thế, quan niệm về người môi giới như một “thứ ăn theo” chưa thể thay đổi ngay trong ý nghĩ của người dân vào thời điểm hiện nay. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi rất nhiều người đã bị mua hàng rởm, hàng đắt khi thông qua trung gian môi giới. Do đó đã làm nảy sinh tâm lý ngần ngại loại hình dịch vụ này. Nếu ở một số lĩnh vực khác, hoạt động môi giới diễn ra khá tùy tiện và phần lớn là tự phát thì ở trong lĩnh vực chứng khoán lại hoàn toàn khác. Theo những quy định hiện hành, tổ chức muốn tiến hành nghiệp vụ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư, phải có tối thiểu 50 tỷ đồng. Rõ ràng địa vị pháp lý của nghề môi giới chứng khoán đã được xác lập và với số vốn tuy chưa phải là lớn, nhưng chữ “tín” cũng đã được đảm bảo. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn của một nhân viên môi giới chứng khoán cũng được pháp luật quy định chặt chẽ cả về trình độ chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp.
Tuy nhiên, do định kiến xã hội đối với cái gọi là “môi giới” ở Việt Nam còn quá lớn nên thực tế, khi được hỏi về việc muốn mua bán chứng khoán trực tiếp tại Trung tâm giao dịch chứng khoán hay thông qua trung gian môi giới, công chúng Việt Nam phần lớn không có ý muốn sử dụng các dịch vụ tài chính do người môi giới chứng khoán cung cấp. Vì vậy, trong thời gian đầu, cần phải làm thay đổi định kiến này, tạo thói quen sử dụng các dịch vụ do
người môi giới cung cấp. Không phải ai khác mà người môi giới chứng khoán phải chứng minh điều đó với khách hàng bằng chính phẩm chất và chất lượng phục vụ của mình, thực hiện tốt vai trò là một định chế trung gian không thể thiếu trên TTCK.
2. Chiến lược phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tới năm 2010 của Việt Nam
2.1 Mục tiêu chung phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Phát triển TTCK Việt Nam trong năm năm tới thì phải hướng tới các mục tiêu sau đây:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện thị trường chứng khoán đồng bộ (bao gồm cả thị trường tập trung và phi tập trung), vận hành theo các nguyên tắc thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam.
Thứ hai, cần đẩy nhanh tốc độ huy động và luân chuyển vốn qua thị trường chứng khoán, đáp ứng được nhu cầu vốn trung và dài hạn cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, huy động vốn trong nền kinh tế cho đầu tư phát triển, đồng thời thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Để thị trường chứng khoán đóng vai trò là trung tâm tài chính cung cấp vốn dài hạn cho nền kinh tế thì khối lượng cổ phiếu, trái phiếu lưu chuyển qua thị trường chứng khoán phải chiếm từ 20-30% GDP trở lên.
Thứ ba, cần đảm bảo cho sự phát triển cân đối trong cơ cấu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thông qua hệ thống ngân hàng (thị trường tiền tệ) và thị trường chứng khoán (thị trường vốn).
Thứ tư, cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của TTCK chất và khả năng cạnh tranh của các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường, bảo vệ người đầu tư