Người Môi Giới Chuyên Môn (Hay Chuyên Gia Chứng Khoán- Specsialist)

- Tác động đến công chúng: Niêm yết góp phần “tô đẹp” thêm hình ảnh của công ty trong các nhà đầu tư, các chủ nợ, người cung ứng, các khách hàng và những người làm công, nhờ vậy công ty được niêm yết có “sức hút” đầu tư hơn đối với nhà đầu tư.

- Nâng cao tính thanh khoản cho các chứng khoán: Khi các chứng khoán được niêm yết, chúng có thể được nâng cao tính thanh khoản, mở rộng phạm vi chấp nhận làm vật thế chấp và dễ dàng được sử dụng cho các mục đích về tài chính, thừa kế và các mục đích khác. Hơn nữa, các chứng khoán được niêm yết có thể được mua với một số lượng rất nhỏ, do đó các nhà đầu tư có vốn nhỏ vẫn có thể dễ dàng trở thành cổ đông của công ty.

- Ưu đãi về thuế: Thông thường, ở các thị trường chứng khoán mới nổi, công ty tham gia niêm yết được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động kinh doanh như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm nhất định. Đối với nhà đầu tư mua chứng khoán niêm yết sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập (miễn, giảm) đối với cổ tức, lãi hoặc chênh lệch mua bán chứng khoán (lãi, vốn) từ các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán.

2.2.2. Hạn chế

- Phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin thường xuyên: Công ty niêm yết phải có nghĩa vụ công bố thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời liên quan đến các hoạt động của công ty cũng như các biến động có ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán niêm yết. Nghĩa vụ công bố thông tin đại chúng trong một số trường hợp làm ảnh hưởng đến bí quyết, bí mật kinh doanh và gây phiền hà cho công ty.

- Những cản trở trong việc thâu tóm và sáp nhập: Niêm yết bộc lộ nguồn vốn và phân chia quyền biểu quyết của công ty cho những người mua là những người có thể gây bất tiện cho những cổ đông chủ chốt và công việc quản lý điều hành hiện tại của công ty.

2.3. Quản lý niêm yết

Sau khi được niêm yết, công ty phải tuân thủ các quy định về công khai thông tin và các báo cáo tài chính của công ty cho Sở GDCK gồm: báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động của công ty, về sự thay đổi trong HĐQT và các quyết định lớn của HĐQT…Việc quản lý các chứng khoán niêm yết là công việc của hệ thống quản lý tại Sở GDCK với mục đích duy trì hoạt động công bằng và trật tự. Giống như một tổ chức tự quản, Sở GDCK cần thiết phải đề ra các nghĩa vụ cho công ty niêm yết và các biện pháp trừng phạt đối với các công ty không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Bao gồm:

- Quy định về chế độ báo cáo của tổ chức niêm yết

+ Phải công bố thông tin định kỳ, thông tin tức thời và thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý;

+ Báo cáo giải trình các vấn đề tác động đến giá cả, quyết định đầu tư;

+ Báo cáo về giao dịch cổ đông lớn.

- Hủy bỏ niêm yết

Tiêu chuẩn hủy bỏ niêm yết thường được áp dụng cho các công ty phát hành là công ty không thể tiếp tục đáp ứng các điều kiện niêm yết. Do đó, tiêu chuẩn hủy bỏ

niêm yết chỉ rõ các trường hợp chứng khoán của đợt phát hành trên thị trường bị hủy bỏ niêm yết, thông thường công ty sẽ bị hủy bỏ niêm yết trong các trường hợp sau:

+ Không đảm bảo các điều kiện niêm yết trong 1 năm;

+ Không có giao dịch trong thời hạn 12 tháng;

+ Thua lỗ liên tục 3 năm và lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sở hữu;

+ Kiểm toán không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến;

+ Tự đề nghị hủy bỏ niêm yết.

IV. Giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung – Sở giao dịch chứng khoán (Sở GDCK)

1. Khái niệm và cơ cấu tổ chức Sở GDCK

1.1. Khái niệm

Sở giao dịch chứng khoán (Sở GDCK) là thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán được niêm yết giao dịch tại Sở GDCK thông thường là các chứng khoán của các công ty lớn, có danh tiếng, đã trải qua thử thách trên thị trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết do Sở GDCK đặt ra.

Sở GDCK là nơi giao dịch giúp cho việc mua bán chứng khoán được thuận tiện, dễ dàng. Sở GDCK nếu được tổ chức tốt nó sẽ thu hút được một lượng vốn khổng lồ phục vụ cho việc đầu tư phát triển sản xuất, ngoài ra nó còn đảm bảo sự an toàn và tính công bằng trong việc mua bán chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư, đem lại niềm tin cho công chúng.

Sở GDCK giúp luân chuyển vốn nhanh chóng từ tay người này sang tay người khác một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chính đặc điểm này đã hấp dẫn nhà đầu tư đến với Sở GDCK, bỏ vốn ra đầu tư vào các cuộc kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận qua việc mua bán trái phiếu hay cổ phiếu. Khi nhu cầu mua và bán chứng khoán trở nên phổ biến hơn thì sự xuất hiện và phát triển của Sở GDCK là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường,

Vậy, Sở giao dịch chứng khoán là nơi gặp gỡ của các nhà môi giới chứng khoán để thương lượng, đấu giá mua bán chứng khoán, là cơ quan phục vụ cho hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán.22

1.2. Cơ cấu tổ chức Sở GDCK



22. PGS.TS Lê Văn Tư, Thị trường chứng khoán, NXB Thống Kê, 2006. Trang 210.

Đại hội đồng cổ đông


Hội đồng quản trị


Ban giám đốc








Vụ




Vụ



Vụ


Vụ


Vụ


công


Vụ


nghiên


Văn

giao


niêm


thành


nghệ


kế


cứu


phòng

dịch


yết


viên


thông


toán


phát









tin




triển



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.


Các vụ chức năng

Hình 4.1. Mô hình tổ chức của Sở giáo dịch chứng khoán

2. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán

Một Sở GDCK có thể có nhiều nhóm thành viên khác nhau, chẳng hạn như thành viên giao dịch, thành viên niêm yết, thành viên lưu ký…Trên TTCK một tổ chức có thể giữ một hoặc nhiều trọng trách thành viên nêu trên. Tuy nhiên, khi nói đến thành viên của TTCK tập trung, người ta thường hiểu rằng đó là thành viên giao dịch.

Thành viên giao dịch của Sở GDCK là các tổ chức và cá nhân được chấp nhận là thành viên trực tiếp thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán tại Sở GDCK.

Chẳng hạn: Ở một số nước phát triển như Mỹ, EU thành viên giao dịch của Sở GDCK bao gồm cả tổ chức và cá nhân (các công ty môi giới chứng khoán, các chuyên gia, nhà môi giới độc lập, các nhà tạo lập thị trường). Trong khi đó ở một số Sở GDCK của các nước khác (trong đó có Việt Nam) chỉ chấp nhận thành viên là tổ chức.

Tại Việt Nam, thành viên của Sở GDCK là các công ty chứng khoán được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động và được Sở GDCK chấp nhận là thành viên của Sở GDCK.

Các nhà đầu tư khi mua bán chứng khoán trên Sở GDCK đều phải thông qua các thành viên của Sở GDCK, vì chỉ có thành viên của Sở GDCK mới được quyền giao dịch, mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch của Sở GDCK.

Các thành viên của Sở GDCK có thể thực hiện một hay nhiều nghiệp vụ khác nhau và tùy theo loại nghiệp vụ thực hiện mà có những tên gọi khác nhau như: môi giới chứng khoán, người kinh doanh chứng khoán, chuyên gia chứng khoán…

2.1. Người môi giới chứng khoán (brokers)

Là một trung gian trên thị trường tài chính, có vai trò là chiếc cầu nối cho một bên hoặc cho cả hai bên trong vụ giao dịch. Người môi giới nhận hoa hồng hay phí môi giới do khách hàng trả sau khi hoàn thành dịch vụ giao dịch chứng khoán, họ không mua bán chứng khoán cho mình, họ chỉ là người kết nối và giúp thực hiện yêu cầu của

người mua, kẻ bán. Chứng khoán và tiền được dịch chuyển qua lại từ người bán sang người mua.

Nhà môi giới hưởng hoa hồng không bị rủi ro, vì họ không nắm giữ chứng khoán trong khi thực hiện các hoạt động giao dịch của mình. Nhà môi giới hưởng hoa hồng là thành viên chủ yếu của các Sở GDCK.

2.2. Người môi giới chuyên môn (hay chuyên gia chứng khoán- Specsialist)

Chuyên gia chứng khoán đóng vai trò là điểm kết nối giữa các môi giới với nhau trong việc thực thi các lệnh mua bán cho khách hàng theo phương thức đấu giá tại Sở GDCK.

Người chuyên gia có vai trò duy trì một thị trường công bằng thị trường, hợp lý và có trật tự cho các loại chứng khoán xác định. Họ có thể đóng vai trò là người cung cấp tài chính để mua bán khi giao dịch thực hiện với tài khoản của họ hoặc là người trung gian khi thực hiện lệnh cho các môi giới hưởng hoa hồng.

Người chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò trung gian khi môi giới hưởng hoa hồng hay môi giới độc lập không thực hiện ngay tức khắc một lệnh.

2.3. Người môi giới độc lập (independent broker)

Là các nhà môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng theo thương vụ. Họ không thuộc công ty môi giới nào mà tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại Sở GDCK giống như các công ty chứng khoán thành viên để hoạt động trên Sở GDCK. Họ thực hiện các lệnh giao dịch do bất cứ công ty môi giới nào thuê họ với mức định phí.

Người môi giới hai đôla thực hiện lệnh mua bán của những người môi giới ủy nhiệm khi những người này quá bận rộn hoặc không thể thực hiện hết tất cả các lệnh nhận được từ công ty của họ. Người môi giới 2 đôla hoạt động cho bất cứ công ty nào, bất chứ loại chứng khoán gì và sẽ được ăn hoa hồng.

2.4. Người kinh doanh chứng khoán (Dealers)

Người kinh doanh chứng khoán là người mua bán chứng khoán cho chính mình bằng cách kiếm lời qua chênh lệch giá. Với vai trò kinh doanh chứng khoán, các nhà trung gian chứng khoán là một thành viên quan trọng của TTCK, có tác dụng làm cho hoạt động của TTCK đều đặn, không bị gián đoạn và sôi động.

Các thương gia chứng khoán thực hiện việc giao dịch kinh doanh chứng khoán cho chính họ bằng cách kiếm lời qua chênh lệch giá, do đó có thể chính họ lại là tác nhân tạo nên sự biến động giá chứng khoán một cách giả tạo thông qua hành động đầu cơ.

Các thương gia chứng khoán là tác nhân giúp tăng cầu khi giá hạ và tăng cung khi giá tăng để ổn định giá cả thị trường. Chẳng hạn ở Mỹ, ủy ban chứng khoán quốc gia quy định: người thương gia chứng khoán phải dành 60% giao dịch của mình cho hoạt động có tính chất ổn định thị trường, tức là chỉ được mua vào khi giá chứng khoán trên thị trường đang có xu hướng giảm và chỉ được bán ra khi giá chứng khoán trên thị trường đang có xu hướng tăng.

3. Các nguyên tắc hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán

3.1. Nguyên tắc công khai

Mọi hoạt động trên thị trường đều tiến hành công khai cho mọi thành viên của thị trường và công chúng biết, không một chi tiết nào được giữ bí mật. Các loại chứng

khoán được đưa ra mua bán trên TTCK, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các công ty có chứng khoán đăng ký yết giá trên thị trường, số lượng và giá cả từng loại chứng khoán đã mua, bán đều được thông báo công khai trên thị trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả những người tham gia thị trường, thể hiện tính công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những quy định đó.

Các thành viên TTCK phải tuân thủ việc công bố thông tin định kỳ, đột xuất và theo yêu cầu trên TTCK 23.

Bảng 4.2. Một số cổ phiếu vi phạm công bố thông tin



Mã CK


Tên công ty


Lý do

Ngày có hiệu lực

CMX

CTCPchế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau

Vi phạm công bố thông tin

10/10/2011

HQC

CTCPTư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân

vi phạm công bố thông tin

16/09/2011

KMR

Công ty Cổ phần MIRAE

Vi phạm công bố thông tin

15/09/2011

(Nguồn: http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/ChungChiQuy.aspx)

3.2. Nguyên tắc trung gian

Theo nguyên tắc này, thì mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị truờng chứng khoán tập trung không được thực hiện trực tiếp giữa các nhà đầu tư mà phải thông qua các tổ chức trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và huởng hoa hồng.

Ngoài ra, nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư... Đây là nguyên tắc căn bản với vai trò của các công ty chứng khoán, các nhà môi giới làm cầu nối giữa cung và cầu chứng khoán.

Nguyên tắc trung gian nhằm đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực và thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, hợp pháp và ngày càng phát triển, bảo vệ được lợi ích của người đầu tư.

3.3. Nguyên tắc đấu giá

Giá chứng khoán đuợc xác định thông qua việc đấu giá giữa những người môi giới hoặc so khớp giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị truờng đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này.

Có ba hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp, đấu giá gián tiếp và đấu giá tự động.


23. Việc công bố thông tin trên TTCK được quy định tại Thông tư số 09/2010/TT–BTC ngày 15/01/2010 Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

- Đấu giá trực tiếp: là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá.

- Đấu giá gián tiếp: hình thức đấu giá mà các nhà môi giới không trực tiếp gặp nhau mà việc thương lượng giá được thực hiện gián tiếp thông qua hệ thống điện thoại và mạng lưới máy tính.

- Đấu giá tự động: là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới đuợc nhập vào hệ thống máy chủ của Sở GDCK. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối luợng cao nhất.

Nguyên tắc đấu giá cho phép những người mua bán với giá tốt nhất. Mua giá cao nhất, bán giá thấp nhất được ưu tiên mua bán trước, làm cho hoạt động mua bán của thị trường chứng khoán có tính công bằng, tự do, trật tự và hiệu quả nhất.

4. Các phương thức giao dịch trên thị trường chứng khoán

4.1. Quy trình giao dịch

Nhà đầu tư muốn tham gia giao dịch mua bán chứng khoán qua Sở GDCK tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Mở tài khoản giao dịch tại Công ty chứng khoán

Nhà đầu tư muốn mua hoặc bán chứng khoán phải tiến hành mở tài khoản tại một công ty chứng khoán là thành viên của Sở GDCK. Phòng tiếp thị đại diện cho công ty chứng khoán sẽ ký hợp đồng uỷ thác với nhà đầu tư để mở tài khoản giao dịch. Có 2 loại tài khoản:

- Tài khoản tiền gửi thanh toán: Nhà đầu tư phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại một ngân hàng bất kỳ (nếu mua bán chứng khoán trên cơ sở giao ngay thì mở tài khoản tiền mặt).

- Tài khoản lưu ký chứng khoán (mở tại công ty chứng khoán là thành viên của Trung tâm lưu ký chứng khoán): hoạt động mua bán trên TTCK tập trung không thực hiện theo phương thức trao tay, nên để thực hiện các giao dịch nhà đầu tư phải mở tài khoản lưu ký và thực hiện lưu ký chứng khoán.

Bước 2: Đặt lệnh giao dịch

Nhà đầu tư đưa ra yêu cầu mua hay bán chứng khoán bằng cách đặt lệnh cho công ty chứng khoán thực hiện.

Bước 3: Chuyển lệnh đến phòng giao dịch

Sau khi nhận lệnh của nhà đầu tư, công ty chứng khoán kiểm tra tính hợp lệ của phiếu lệnh rồi chuyển giao phiếu lệnh cho phòng giao dịch, phòng giao dịch và phòng thanh toán kiểm tra tài khoản của khách hàng để xác định đủ điều kiện giao dịch trước khi chuyển qua nhà môi giới tại sàn.

Ký quỹ đảm bảo: Trước khi đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán, trong tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng tại công ty phải có số dư trên tài khoản không nhỏ hơn mức tối thiểu quy định của từng thị trường. Ký quỹ đảm bảo thường được quy định bằng một tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị giao dịch theo quy định từng thời kỳ.

Ở Việt Nam, tỷ lệ ký quỹ quy định trong giao dịch mua chứng khoán tối thiểu là 70% giá trị giao dịch. Đối với lệnh bán, nhà đầu tư phải có đủ số chứng khoán đặt bán

trên tài khoản. Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch ngược chiều (mua, bán) cùng một loại chứng khoán trong ngày giao dịch.24

Bước 4: Chuyển lệnh giao dịch đến người môi giới chứng khoán của công ty tại sàn giao dịch

Sau khi kiểm tra, nếu lệnh đủ điều kiện giao dịch thì phòng giao dịch chuyển lệnh giao dịch tới người của mình tại sàn giao dịch các nội dung có liên quan. Việc chuyển lệnh được thực hiện bằng các phương tiện như điện thoại, internet…

Bước 5: Chuyển lệnh giao dịch đến bộ phận khớp lệnh

Nhân viên môi giới tại Sàn giao dịch, sau khi nhận được lệnh từ công ty chứng khoán phải chuyển lệnh tới bộ phận nhận lệnh và khớp lệnh của Sàn giao dịch để tham gia khớp lệnh.

Bước 6: Tiến hành đấu giá tại sàn giao dịch (khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục)

Kết quả khớp lệnh được thực hiện qua bảng điện tử tại sàn giao dịch và lập tức chuyển tới các công ty chứng khoán, trung tâm quản lý lưu ký chứng khoán và trung tâm thanh toán.

Bước 7: Xác nhận giao dịch và làm thủ tục thanh toán

Nhân viên môi giới tại SGD sau khi nhận được kết quả giao dịch lập tức báo ngay kết quả về phòng giao dịch của công ty chứng khoán với các nội dung: số hiệu môi giới đã mua, bán chứng khoán, số lượng, giá, số hiệu môi giới đối tác. Cuối ngày giao dịch, phòng giao dịch chuyển các phiếu lệnh có giao dịch đến phòng thanh toán. Phòng thanh toán căn cứ kết quả giao dịch lập báo cáo chuyển kết quả đến TTLK&TTBTCK để tiến hành thanh toán và gửi cho khách hàng phiếu hẹn ngày thanh toán

Bước 8: Thanh toán và hoàn tất giao dịch

Trung tâm quản lý lưu ký chứng khoán và thanh toán bừ trừ thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán và lập báo cáo tổng hợp thanh toán bù trừ đến ngân hàng ủy thác thực hiện. Trung tâm thanh toán bù trừ chuyển vốn từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán để hoàn tất quy trình giao dịch trong thời hạn quy định T+ x ngày.


LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM QUY ĐỊNH

VỀ THANH TOÁN TOÁN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD ) áp dụng các phương thức bù trừ và thanh toán dưới đây cho các giao dịch chứng khoán:

- Đối với giao dịch trái phiếu: VSD thực hiện thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương với thời gian thanh toán là T+1.

- Đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ:


24 Điều 8, khoản 1, Thông tư số: 74/2011/TT-BTC Hướng dẫn về giao dịch chứng khoán ngày 01/6/2011 có hiệu lực từ ngày 01/08/2011.

Khối lượng giao dịch

Phương thức và thời gian thanh toán


Dưới 100.000 cổ phần

Thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương với thời gian thanh toán là T+3


Từ 100.000 cổ phần trở lên

Thanh toán trực tiếp T+1




Hình 4 2 Sơ đồ quy trình giao dịch chứng khoán 4 2 Một số quy định chung về 4

Hình 4.2: Sơ đồ quy trình giao dịch chứng khoán

4.2. Một số quy định chung về giao dịch chứng khoán

4.2.1. Thời gian giao dịch

Các giao dịch chứng khoán trên Sở GDCK thường được tổ chức dưới dạng phiên giao dịch (sáng; chiều) hoặc phiên liên tục (từ sáng qua trưa đến chiều).

Yếu tố quyết định thời gian giao dịch là quy mô của thi trường chứng khoán, đặc biệt là tính thanh khoản của thị trường.

Tại hầu hết các Sở GDCK trên thế giới, giao dịch chứng khoán thường diễn ra vào các ngày làm việc trong tuần. Cũng có nơi, do thị trường nhỏ bé và kém tính thanh khoản nên thực hiện giao dịch một phiên hoặc giao dịch cách ngày. Tuy nhiên, việc giao dịch cách ngày cùng với chu kỳ thanh toán kéo dài có thể ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản của thị trường, làm chậm cơ hội đầu tư và vòng quay tài chính.

Xem bài đọc thêm quy định thời gian giao dịch chứng khoán tại Việt Nam trang 110.

4.2.2. Đơn vị giao dịch (Trading unit)

Trên thị trường chứng khoán, chứng khoán được giao dịch không theo từng chứng khoán riêng lẻ mà theo đơn vị giao dịch hay còn gọi là theo lô (lot) chứng khoán. Đơn vị giao dịch được quy định cụ thể cho từng loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh).

Tùy theo điều kiện về phát triển kinh tế, thu nhập và khả năng tiết kiệm của nhà đầu tư, căn cứ vào quy mô thị trường…mà mỗi sở giao dịch có những quy định cụ thể về đơn vị giao dịch cho phù hợp.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/12/2022