Xác Định Thị Trường Khách Du Lịch Đêm Mục Tiêu


- Khách thăm viếng (Visitor): là bất kỳ người nào đến thăm một quốc gia khác với quốc gia người đó đang sống với bất kỳ lý do nào khác hơn là để làm việc hưởng lương tại quốc gia mà người đó đến thăm.

- Khách tham quan (Excursionist): là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch. Khách tham quan còn gọi là khách thăm viếng một ngày (Day Visitor) hay lưu lại ở một khu vực 24 giờ và những người đi tới một quốc gia khác hay một nơi bằng tàu thuỷ theo tuyến cũng gọi là khách tham quan. Nhân viên của thuỷ thủ đoàn hay phi hành đoàn nếu không lưu trú tại khu vực đó cũng được gọi là khách tham quan, ngoại trừ họ nghỉ ngơi tại khách sạn.

- Khách tham quan quốc tế (International Excursionist): một người đáp ứng được các tiêu chuẩn của khách du lịch quốc tế nhưng không ở qua đêm được gọi là khách tham quan quốc tế.

- Khách tham quan nội địa (Domestic Excursionist): một người đáp ứng được các tiêu chuẩn của khách du lịch nội địa nhưng không ở qua đêm được gọi là khách tham quan nội địa.

(ii) Các nhà cung ứng dịch vụ du lịch

Nhà cung ứng dịch vụ du lịch được hiểu là tất cả các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức du lịch cung cấp dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Ví dụ như các công ty lữ hành, các đơn vị vận chuyển du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch…

(iii) Cộng đồng dân cư địa phương

Cộng đồng địa phương là tập hợp những người cùng chung sống trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.

- Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch [21, tr.4].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.


Với họ, hoạt động du lịch tại địa phương mình đang sinh sống vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu về nền văn hóa và phong cách của người ngoài địa phương, người nước ngoài; là cơ hội để tìm kiếm việc làm, để phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền, các nghề thủ công truyền thống của dân tộc. Thông qua du lịch, một mặt có thể tăng thu nhập, nhưng mặt khác cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như vấn đề về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn chốn ở…

Phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh - 3

(iv) Các cơ quan quản lý du lịch địa phương

Cơ quan quản lý du lịch địa phương là khái niệm chỉ tất cả các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn địa phương có chức năng quản lý về hoạt động du lịch của địa phương đó chủ yếu là về vấn đề hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Các cơ quan đó là:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh): thực hiện việc quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [21, tr.5].

- Sở du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch trong phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện: thực hiện quản lý nhà nước về du lịch theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về du lịch tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương.


1.1.3. Đặc điểm của hoạt động du lịch đêm

Từ khái niệm về hoạt động du lịch đêm, ta có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu của hoạt động du lịch đêm như sau:

Một là, hoạt động du lịch đêm là loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho khách du lịch vào các buổi tối trong suốt thời gian đi du lịch.

Dịch vụ du lịch khác các dịch vụ sản xuất, dịch vụ khoa học - kỹ thuật hay dịch vụ đời sống ở chỗ: dịch vụ du lịch chỉ thỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch chứ không thỏa mãn nhu cầu cho tất cả mọi người dân. Người dân khi đi du lịch (khách du lịch) vào ban đêm sẽ được hưởng thụ các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu ăn, ở, nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi giải trí và các nhu cầu khác vào ban đêm. Như vậy, dịch vụ du lịch là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thỏa mãn nhu cầu con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng văn minh, hiện đại. Thực tế cho thấy, khi người ta đủ ăn, mặc, ở thì du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu, bởi lẽ ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm và lý trí, du lịch còn là một hình thức nghỉ dưỡng tích cực nhằm tái tạo lại sức lao động của con người.

Hai là, hoạt động du lịch đêm chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn

định.

Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị - xã hội. Du lịch

chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Chiến tranh ngăn cản các hoạt động du lịch, gây mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, tổn hại đến môi trường tự nhiên... Hòa bình là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động du lịch. Ngược lại, du lịch cũng có tác động trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình, tăng tính hữu nghị, làm cho con người của các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn.

Hoạt động du lịch đêm chỉ có thể tồn tại và phát triển khi môi trường du lịch đảm bảo tính an toàn cho du khách. Chẳng vị khách nào muốn ra đường vào buổi tối khi phải nơm nớp lo sợ bị móc túi, giật giỏ… Mà nếu không có khách thì sẽ không có hoạt động du lịch đêm.

1.2 . Phát triển hoạt động du lịch đêm


1.2.1. Xác định thị trường khách du lịch đêm mục tiêu

Bàn luận về kinh doanh du lịch, không thể không nói đến thị trường du lịch. Thị trường du lịch là phạm trù cơ bản của kinh doanh sản phẩm hàng hóa du lịch, nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của cả du khách và người kinh doanh phát sinh trong quá trình trao đổi.

Theo nghĩa hẹp: “Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch”.

Theo nghĩa rộng: “Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch”.

Các cách phân loại thị trường du lịch:

- Phân loại thị trường theo phạm vi lãnh thổ:

+ Thị trường du lịch quốc tế là thị trường mà ở đó cung thuộc một quốc gia còn cầu thuộc một quốc gia khác. Trên thị trường du lịch quốc tế, các doanh nghiệp du lịch của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nước khác đáp ứng nhu cầu của các doanh nhân nước ngoài. Quan hệ tiền – hàng được hình thành và thực hiện ở ngoài biên giới quốc gia.

+ Thị trường du lịch nội địa là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Trên thị trường nội địa, mối quan hệ nảy sinh do việc thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch là mối quan hệ kinh tế trong một quốc gia. Vận động tiền – hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác.

- Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch :

+ Thị trường gửi khách: Là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu du lịch.

Du khách xuất phát từ đó để đi đến nơi khác để tiêu dùng du lịch.

+ Thị trường nhận khách: Là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch, có đầy đủ các điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch.

- Phân loại theo thực trạng thị trường du lịch :


+ Thị trường du lịch thực tế: Là thị trường mà dịch vụ hàng hóa du lịch thực hiện được, đã diễn ra các hoạt động mua – bán sản phẩm du lịch.

+ Thị trường du lịch tiềm năng: Là thị trường mà ở đó thiếu một số điều kiện để có thể thực hiện được dịch vụ hàng hóa du lịch, sẽ diễn ra các hoạt động mua – bán sản phẩm ở tương lai.

+ Thị trường du lịch mục tiêu: Những khu vực thị trường được chọn để sử dụng thu hút du khách trong một thời gian kinh doanh nhất định. Việc tiếp cận thị trường mục tiêu đòi hỏi phải phân tích tiềm năng buôn bán của một hay các khu vực thị trường, nó bao gồm việc xác định số lượng du khách hiện nay cũng như du khách tiềm năng và đánh giá mức tiêu xài mỗi ngày của mỗi du khách.

- Sau khi đã phân khúc thị trường và đánh giá các khúc thị trường khác nhau, các doanh nghiệp du lịch phải quyết định xem có bao nhiêu khúc thị trường được lựa chọn, hay những khúc thị trường nào sẽ được lựa chọn làm thị trường mục tiêu được doanh nghiệp hướng tới phục vụ. Đó chính là quá trình đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp du lịch [8, tr.94].

Thị trường mục tiêu được hiểu là một tập hợp người mua có cùng nhu cầu, đòi hỏi hay những đặc tính giống nhau mà doanh nghiệp du lịch có khả năng đáp ứng. [8, tr.94].

Trên thực tế, các doanh nghiệp du lịch có thể lựa chọn thị trường mục tiêu theo một trong năm phương án sau:

- Phương án 1: Tập trung vào một khúc thị trường tức là doanh nghiệp chỉ tập trung vào một khúc thị trường mục tiêu đơn lẻ, cụ thể. Ví dụ doanh nghiệp chỉ chọn thị trường khách du lịch Nhật Bản hoặc chỉ chọn thị trường khách du lịch MICE… [8, tr.95].

- Phương án 2: Chuyên môn hóa có lựa chọn. Theo phương án này, doanh nghiệp có thể chọn 2 hoặc nhiều hơn các khúc thị trường mục tiêu phù hợp với mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp. Ví dụ, khách sạn 5 sao không chỉ nhằm vào phân khúc khách quốc tế đi công tác mà mở rộng đến phân khúc khách du lịch thuần túy có khả năng thanh toán cao từ các quốc gia phát triển [8, tr.95].


- Phương án 3: Chuyên môn hóa theo thị trường. Theo phương án này, doanh nghiệp chỉ tập trung vào một loại sản phẩm nhưng thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng riêng biệt nhưng có điểm giống nhau trong tiêu dùng du lịch. Ví dụ, doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm dịch vụ hội họp nhưng cho các hình thức, mục đích tổ chức hội họp khác nhau [8, tr.95].

- Phương án 4: Chuyên môn hóa theo sản phẩm. Theo phương án này, sản phẩm của doanh nghiệp tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng của một nhóm khách hàng riêng biệt. Ví dụ, khách sạn nghỉ dưỡng tạo ra dịch vụ phục hồi sức khỏe, điều dưỡng cho nhiều đối tượng khác nhau [8, tr.95].

- Phương án 5: Bao phủ toàn bộ thị trường. Theo phương án này, doanh nghiệp cố gắng đáp ứng mong muốn của mỗi khách hàng về tất cả các loại sản phẩm mà họ cần [8, tr.95].

1.2.2. Quảng bá hình ảnh du lịch đêm

Trong Từ điển Việt – Việt, quảng cáo được giải thích là “sự trình bày, giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng”.

Theo tài liệu “Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch” của tác giả Trịnh Xuân Dũng, quảng cáo du lịch là một bộ phận của tuyên truyền du lịch. Bản chất của quảng cáo du lịch là tổng hợp các biện pháp sử dụng để phổ biến những tài nguyên du lịch, các cơ sở dịch vụ, các điều kiện đi du lịch cho nhân dân trong nước và người nước ngoài nhằm mục đích thu hút khách du lịch, phát triển du lịch của đất nước và phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh du lịch [5, tr.13].

Quảng cáo trong du lịch có những điểm khác với các ngành kinh doanh hàng hóa và dịch vụ khác do tính đặc thù của sản phẩm du lịch. Khi quảng cáo hàng hóa, doanh nghiệp thực hiện quá trình truyền thông tin về nó tới khách hàng để kích thích họ đến cửa hàng quan sát, sử dụng thử và quyết định mua hàng. Nhưng quảng cáo trong du lịch lại khác, chẳng hạn, để kích thích người ta đi du lịch, doanh nghiệp phải tìm cách để có thể mô tả khung cảnh của điểm đến, không khí của khách sạn, nhà hàng...

Các hình thức quảng cáo trong du lịch:


- Quảng cáo bằng in ấn như quảng cáo bằng in ấn trên báo và tạp chí. Đây là loại thường được dùng trong du lịch. Ưu điểm của nó là có thể trình bày số lượng thông tin lớn trên một diện tích nhỏ, khách hàng có thể đọc khi rảnh rỗi, thời gian lưu trữ thông tin lâu hơn [30, tr.223].

- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quảng cáo trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình là phổ biến nhất, chúng thường có nội dung ngắn hơn và được phát đi phát lại nhiều lần trong cùng một buổi phát tin [30, tr.226].

- Các hình thức quảng cáo khác. Doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng các hình thức quảng cáo khác, với các phương tiện quảng cáo đa dạng như sau [30, tr.227]:

+ Phát tuyến hẹp: là hình thức quảng cáo trên truyền hình cáp, bằng cách thuê những phát tuyến thương mại đến thẳng những khu vực thị trường đã lựa chọn.

+ Trưng bày du lịch và phim ảnh du lịch: là các hình thức quảng cáo thông qua các phòng trưng bày du lịch và chiếu phim du lịch tại điểm du lịch để lôi kéo du khách.

+ Tài liệu hướng dẫn du lịch: bao gồm các tài liệu giới thiệu về những khách sạn, nhà hàng, những điểm du lịch... phục vụ khách trên các đoạn thị trường mục tiêu của điểm đến du lịch.

+ Quảng cáo trong các tổ chức, hiệp hội du lịch: doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng cách quảng cáo trong các văn phòng du lịch, các hiệp hội vận chuyển, các nhà tổ chức hội nghị, các hiệp hội du lịch để truyền tin đến khách hàng trên thị trường mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

+ Thư riêng qua bưu điện: bao gồm các tài liệu quảng cáo được gửi qua đường bưu điện như: danh thiếp, catalog, bảng giá...

+ Quảng cáo phát tay và truyền đơn: là những tờ in quảng cáo được phát trực tiếp cho người nhận tin tại nhà hay nơi công cộng.

+ Pano, áp phích: quảng cáo pano thường được đặt trên quốc lộ lớn, đặc biệt trên đường ra sân bay, bến cảng với nội dung ngắn gọn, chữ đơn giản, dễ đọc. Áp phích là quảng cáo được dán trên các phương tiện vận chuyển để quảng cáo lưu


động, hoặc dán ở các nơi công cộng để công chúng có thể đọc được các thông tin quảng cáo.

+ Tập sách quảng cáo (Brochure), bao gồm sách do các hiệp hội, văn phòng du lịch, ban quản lý khu du lịch... phát hành với mục đích thu hút khách du lịch đến một điểm du lịch hay vùng nào đó, giới thiệu với du khách về các khách sạn, nhà hàng, khu giải trí, bản đồ của khu du lịch. Thứ hai là sách do các điểm du lịch phát hành để giới thiệu với du khách về điểm du lịch đó.

1.2.3. Xúc tiến bán sản phẩm du lịch đêm

PGS.TS Hoàng Văn Thành có nêu định nghĩa về xúc tiến trong hoạt động du lịch. Theo đó, xúc tiến được hiểu là việc doanh nghiệp sử dụng phối hợp một cách hiệu quả nhất các công cụ khác nhau trong quá trình truyền thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm [30, tr.206].

Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích: xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch [21, tr.3].

Hoạt động xúc tiến trong du lịch có tầm quan trọng đặc biệt do những lý do chủ yếu sau [30, tr.209].:

- Nhu cầu về các sản phẩm du lịch thường mang tính thời vụ rõ nét, do vậy cần phải có các kích thích cần thiết để tăng nhu cầu vào những lúc trái vụ.

- Nhu cầu du lịch thường rất co giãn theo giá và nó thay đổi rất lớn tùy thuộc vào sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội.

- Khách hàng khi mua thường không nhìn thấy các sản phẩm du lịch nên rất cần nhận được các thông tin về chúng trước đó.

- Khách hàng thường ít trung thành với các nhãn hiệu, do tiêu dùng du lịch có những đặc trưng riêng.

- Hầu hết các sản phẩm du lịch đều bị cạnh tranh gay gắt và có nhiều sản phẩm thay thế.

Do những đặc trưng của sản phẩm và tiêu dùng trong du lịch, dẫn đến khái niệm xúc tiến du lịch cũng thay đổi theo hướng mở rộng và phức tạp hơn. Nhiều

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 07/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí