Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội - 2

DANH MỤC VIẾT TẮT



STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

BĐD

Ban đại diện

2

CT-XH

Chính trị - xã hội

3

GQVL

Giải quyết việc làm

4

HĐND

Hội đồng nhân dân

5

HĐQT

Hội đồng quản trị

6

HSSV

Học sinh, sinh viên

7

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

8

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

9

NHTM

Ngân hàng thương mại

10

NSNN

Ngân sách Nhà nước

11

NSVS&MT

Nước sạch vệ sinh và môi trường

12

SXKD

Sản xuất kinh doanh

13

TCTD

Tổ chức tín dụng

14

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

15

UBND

Uỷ ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ



STT

Tên bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ

Trang


Bảng 2.1

Tình hình dư nợ theo chương trình cho vay giai đoạn 2018-2021


44


Bảng 2.2

Kết quả thực hiện cho vay GQVL làm tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2018-2021


54


Bảng 2.3

Dư nợ theo nguồn vốn tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021


57


Bảng 2.4

Tình hình dư nợ cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021


58


Bảng 2.5

Tỷ lệ hộ vay vốn GQVL tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021


60


Bảng 2.6

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn từ cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021


61


Bảng 2.7

Số liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chương trình cho vay đối GQVL tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội


65

Sơ đồ 2.1

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội

36

Sơ đồ 2.2

Quy trình cho vay có ủy thác chương trình GQVL

52

Hình 2.1

Quy mô nguồn vốn tại Chi nhánh NHCSXH Hà Nội giai đoạn 2018-2021

42

Hình 2.2

Dư nợ cho vay GQVL theo phương thức cho vay tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021

56

Hình 2.3

Tỷ trọng dư nợ cho vay GQVL năm 2021

59

Hình 2.4

Tỷ trọng và dư nợ cho vay thông qua các tổ chức CT-XH năm 2021

64


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN


Đề tài “Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội” bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội.

Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội.

Xuất phát từ yêu cầu lý luận, thực tế hoạt động và nhận thức được hoạt động cho vay giải quyết việc làm đang là chương trình mục tiêu, chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội. Từ thực tế cho thấy, khi xã hội ngày càng phát triển, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm, các chương trình cho vay ban đầu như cho vay hộ nghèo, cận nghèo không còn đối tượng vay vốn mặc dù nhu cầu vay vốn cá nhân để sản xuất, kinh doanh còn rất lớn. Do vậy, cần thiết phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn của người lao động.

Ngân hàng hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh có kết quả hoạt động tốt và đóng góp một phần đáng kể vào sự thành công của hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội. Hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh đã được triển khai và đạt được một số kết quả nhất định. Bên cạnh những bước phát triển tích cực thì hoạt động cho vay giải quyết việc làm vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế về đối tượng vay vốn, mức vay, công nghệ... Điều đó làm ảnh hưởng đến khả năng mở rộng số lượng khách hàng, dẫn tới ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng tín dụng. Việc mở rộng phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm chưa thực sự chuyển biến mạnh mẽ, hạn hẹp về quy mô, khách hàng ít biết đến chương trình vay vốn chính sách của ngân hàng.

Chương 1 của luận văn đã khái quát và luận giải một số vấn đề cơ bản của việc làm, giải quyết việc làm và phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân


hàng chính sách xã hội. Qua đó, luận văn chỉ ra các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động cho vay giải quyết việc làm, tạo ra khung lý luận cần thiết nhằm định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển hoạt động cho giải quyết việc làm, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội trong chương 2 và chương 3.

Trên cơ sở những nội dung mang tính lý luận đã đề cập ở chương 1, chương 2 đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2018-2021, phân tích, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó, làm cơ sở đưa ra những giải pháp phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Hà Nội.

Chương 3 đã khái quát một số định hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội trong việc phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm nói riêng. Để đạt được mục tiêu phát triển đó, ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội cần giải quyết được những hạn chế đã nêu ở chương 2. Tác giả đã nêu ra một số giải pháp cũng như có kiến nghị với Chính phủ, các cấp, Sở, Ngành và Hội sở chính nhằm giải quyết các hạn chế đồng thời phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh trong tương lai.

Đóng góp của luận văn:

Mặc dù hiện nay ở Việt Nam đã có một số các công trình nghiên cứu về phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội nhưng việc thực hiện một, một số hoặc đồng bộ các giải pháp đề xuất còn hạn chế. Bên cạnh đó, để phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm còn phụ thuộc vào nguồn vốn, số lượng lao động tại mỗi địa phương khác nhau, tùy thuộc vào từng thời kỳ. Xuất phát từ thực tiễn đó, luận văn chú trọng vào các vấn đề sau:

- Khái quát những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội.


- Thực trạng phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021, đưa ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó.

- Những giải pháp thiết thực và khả thi nhằm phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội.

Hạn chế của luận văn:

Mặc dù tác giả đã cố gắng, nghiêm túc nghiên cứu về thực trạng phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm, tuy nhiên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Nguồn số liệu chưa chi tiết nên việc phân tích thực trạng chưa sâu, đánh giá kết quả phát triển hoạt động cho vay GQVL chưa thật sự chi tiết, dẫn đến các giải pháp còn chưa đầy đủ, chưa chi tiết, còn mang tính khái quát chung. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu để đề tài được hoàn thiện hơn.


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề việc làm có vai trò quan trọng, mang tính cấp thiết, lâu dài đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Có thể thấy, Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Gia tăng dân số trong những năm qua kéo theo gia tăng về lực lượng lao động, đồng nghĩa với gia tăng nhu cầu việc làm. Nếu không giải quyết được vấn đề về tạo việc làm, nó không chỉ tác động về kinh tế mà còn tạo ra những tác động tiêu cực cả về các khía cạnh xã hội. Chính bởi thế, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động được Nhà nước xác định là một trong những tiêu chí quan trọng, cốt lõi trong việc phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hội nhập.

Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nhằm tập trung các nguồn lực của Nhà nước thực hiện chính sách cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. NHCSXH có sứ mệnh thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, là định chế tài chính chuyên biệt có định hướng hoạt động phù hợp với mục tiêu của tài chính toàn diện. Một trong những mục tiêu cơ bản của chiến lược tài chính toàn diện là phải đặc biệt chú trọng tới nhóm đối tượng mục tiêu là những người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính như: người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

Đối với Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, do quá trình đô thị hoá mạnh mẽ trong những năm gần đây cũng như tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lực lượng lao động thất nghiệp luôn ở mức cao. Đi đôi với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện dẫn đến


khoảng cách giàu nghèo lớn đã kéo theo nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm.

Nắm bắt tình hình đó, với chức năng và nhiệm vụ được giao, Chi nhánh NHCSXH Hà Nội đã tích cực truyền tải nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm (GQVL) của Chính phủ đến từng người vay để hỗ trợ tạo việc làm, thu hút lao động và đạt được những kết quả nhất định. Vay vốn nhằm giải quyết việc làm hiện đang chiếm tỷ trọng dư nợ lớn trên tổng dư nợ tại chi nhánh. Đây là chương trình vay vốn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội. Song bên cạnh đó, trong quá trình triển khai cho vay vẫn gặp những hạn chế nhất định xuất phát từ nhiều nguyên nhân như rủi ro tín dụng, nguồn vốn cho vay, trình độ chuyên môn cán bộ ngân hàng và các cá nhân có liên quan, công tác thẩm định chưa đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn thành phố. Do vậy, chi nhánh cần có kế hoạch cơ cấu lại tỷ trọng dư nợ, tăng tỷ trọng dư nợ cho vay giải quyết việc làm trong hoạt động tín dụng của chi nhánh, nhằm tăng số lượng lao động được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước.

Xuất phát từ yêu cầu lý luận, thực tế hoạt động và mong muốn hoạt động cho vay chính sách nhằm giải quyết việc làm ngày phát triển hơn, đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội, tôi chọn đề tài “Phát tiển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội” để nghiên cứu.

2. Tổng quan nghiên cứu của luận văn

Chính sách tín dụng của Nhà nước là một loại hình tín dụng mang tính đặc thù, tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, trong đó tín dụng ưu đãi đối với cho vay giải quyết việc làm là một chương trình cho vay theo chỉ định của Chính phủ, có đặc thù riêng và khác biệt với các loại hình cho vay của Ngân hàng thương mại.


Các tác giả ở Việt Nam trong những năm qua đã bước đầu nghiên cứu về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, cụ thể như:

Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Ông Nguyễn Trung Tăng (2002): “Tín dụng cho người nghèo và các quỹ xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay”, tập trung nghiên cứu thực trạng tín dụng đối với người nghèo và hoạt động của các quỹ xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và tạo lập nguồn vốn cho vay thông qua các quỹ xoá đói giảm nghèo.

Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Bà Hà Thị Hạnh (2004): “Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội”, tập trung nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, từ đó nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hỗ trợ người nghèo.

Nguyễn Hồng Phong (2007), trong bài luận án tiến sỹ về “Giải pháp tăng cường năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội” đã đề xuất nhóm các giải pháp tăng cường năng lực hoạt động của NHCSXH gồm: Giải pháp đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; giải pháp đối với Ban đại diện Hội đồng Quản trị các cấp; giải pháp đối với các Chi nhánh NHCSXH; Giải pháp đối với các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác; Giải pháp đối với các sở ban ngành có liên quan.

Trần Hữu Ý (2010), “Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam”. Trong luận án, tác giả đã đưa ra được những nền tảng lý thuyết cơ bản nhất về phát triển bền vững cũng như đã nêu được thực trạng việc phát triển bền vững của NHCSXH. Tác giả cũng đã đưa ra được những vấn đề còn tồn tại trong huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội như: tính đa dạng của các nguồn vốn chưa cao, hình thức còn thiếu thu hút dẫn đến kết quả huy động vốn trực tiếp còn hạn chế.

Trần Lan Phương (2016), với luận án tiến sỹ về “Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội”, luận văn đã khái quát thực trạng các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Các chương trình tín dụng chính sách không chỉ giúp giải quyết những vấn đề bất cập về tài chính mà còn góp phần giảm thiểu tình trạng ít biết chữ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023