Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định

lòng nhưng ở mức thấp nhất trong 32 biến, đó là biến PT1, PT2, PT6. Các yếu tố này liên quan đến việc nâng cấp, sửa chữa hạ tầng hệ thống thủy lợi và tính đảm bảo hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp của công trình thủy lợi đầu mối, nội đồng. Do vậy, để nâng cao hơn nữa mức độ đánh giá của hộ nông dân sử dụng nước tưới đối với hệ thống thủy lợi nội đồng thì phía tỉnh Nam Định, Chi cục Thủy lợi, các công ty/xí nghiệp thủy nông cần có kế hoạch nâng cấp, hoàn thiện và hiện đại hóa hạ tầng công trình đồng bộ từ đầu mối đến nội đồng.

Nhóm nhân tố Sự tin cậy (TC) tương quan thuận với đánh giá của hộ nông dân sử dụng nước tưới đối với hoạt động của hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các biến TC1, TC2, TC3 được đánh giá khá cao (tương ứng là 3,52; 3,54; 3,64). Như vậy, hộ nông dân rất tin tưởng vào kế hoạch tưới tiêu, hợp đồng cung cấp dịch vụ tưới tiêu và các mức phí phải đóng mà phía Công ty/Xí nghiệp đề ra. Đây là một điều kiện thuận lợi để tổ chức tuyên truyền cho hộ nông dân về cách tính mức thu thủy lợi phí, các chính sách liên quan đến vận hành, sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống thủy lợi theo yêu cầu của Luật Thủy lợi.

Nhóm nhân tố phí dịch vụ thủy lợi nội đồng (PDV) tương quan thuận với đánh giá của hộ nông dân sử dụng nước tưới đối với hoạt động của hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, khi nhân tố PDV thay đổi 1 đơn vị thì sự đánh giá của hộ nông dân sử dụng nước tưới đối với hoạt động của hệ thống thủy lợi sẽ thay đổi 0,183. Ngoài ra, 3 biến trong nhóm nhân tố phí thủy lợi nội đồng (PDV) là PDV1, PDV2, PDV3 có mức điểm đánh giá trung bình rất cao (tương ứng đạt 3,92; 3,77; 3,92). Cho thấy các hộ nông dân sử dụng nước tưới đánh giá cao sự rò ràng, minh bạch về phí thủy lợi nội đồng; các hộ nông dân cho rằng mức thủy lợi phí nội đồng đang đóng còn thấp cho nên các tổ chức thủy lợi cơ sở chưa đủ kinh phí để vận hành, quản lý hệ thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Và mức thủy lợi phí nội đồng cần phân loại phù hợp với thu nhập của hộ gia đình. Với phí thủy lợi nội đồng hiện tại, nhiều hộ nông dân cho rằng nên tăng thêm phí thủy lợi nội đồng.

Nhóm nhân tố Sự đáp ứng (DU) có điểm đánh giá trung bình dao động từ 3,00 đến 3,60. Trong đó các biến liên quan đến thời gian cung cấp và chất lượng dịch vụ tưới tiêu được đánh giá khá cao (tương ứng 3,6; 3,36). Các vấn đề liên quan đến công bố kế hoạch tưới tiêu của công ty xí nghiệp rộng rãi đến các hộ

nông dân và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý vận hành hệ thống thủy lợi thì được đánh giá chưa cao.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

4.2.1. Điều kiện tự nhiên

Yếu tố điều kiện tự nhiên là yếu tố khách quan nên không được phân tích định lượng tác động ảnh hưởng đến phát triển hệ thống thủy lợi. Tuy nhiên trên thực tế điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến quy hoạch, phân bố, sự phát triển hệ thống thủy lợi.

- Thời tiết, khí hậu, thiên tai

Yếu tố thời tiết, khí hậu liên quan mật thiết đến lượng nước cung cấp cho hệ thống thủy lợi. Các yếu tố này thuận lợi thì lượng nước dồi dào, các hệ thống thủy lợi hoạt động ở mức bình thường, đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trường hợp thời tiết mưa nhiều, tạo áp lực lên hệ thống thủy lợi, khi này công tác tưới sẽ được giảm bớt và công tác tiêu được coi trọng. Đặc biệt là tiêu nước cho cây ăn quả, cây công nghiệp, hoa màu. Như vậy khi này cần có kế hoạch rà soát, nâng cấp kênh tiêu và các trạm bơm tiêu. Trong trường hợp thời tiết mưa ít, hạn hán thì các trạm bơm không có đủ nước để tưới, do đó cần có công trình tích nước như hồ chứa để đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Các hình thái thiên tai (mưa lớn, bão, lũ lụt) diễn ra trên địa bàn tỉnh Nam Định gây thiệt hại tương đối lớn cho nền kinh tế, hoạt động sản xuất nông nghiệp, hệ thống công trình thủy lợi. Những năm thiên tai nhiều như 2016, 2017 thiệt hại về kinh tế tăng mạnh, diện tích sản xuất nông nghiệp tăng và số lượng công trình bị hỏng hóc cũng nhiều hơn so với những năm ít thiên tai.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, lượng mưa mùa khô giảm so với trung bình nhiều năm. Sự thay đổi chế độ thuỷ văn vùng hạ lưu sau khi các công trình thuỷ điện phía thượng nguồn đi vào hoạt động đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp nước cho hệ thống. Theo kịch bản biến đổi khí hậu (Bộ TNMT, 2010) thì lượng mưa tại trạm Nam Định tăng 1,3% (năm 2020), 1,9% năm 2030; nhiệt độ trung bình tại trạm Nam Định tăng 0,5% năm 2020, 0,8% vào năm 2030; lượng mưa mùa khô tại trạm Nam Định đến năm 2020 giảm 0,6%. Lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến chi phí điện năng tưới tiêu của

các công ty thủy nông. Khi mưa nhiều, các trạm bơm phải tiêu thoát nước nhằm chống ngập úng. Khi mưa ít, các trạm bơm phải hoạt động để bơm hút nước đưa nước từ các kênh đầu mối, sông vào hệ thống kênh mương nội đồng. Chi phí điện năng bơm tưới tiêu tăng sẽ làm giảm nguồn kinh phí cho sửa chữa, nâng cấp công trình của các hệ thống thủy lợi.

Bảng 4.18. Thiên tai và thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, hệ thống thủy lợi



Hiện tượng thời tiết cực đoan

Thiệt hại về SXNN, HTTL

Thiệt hại


Năm 2016

Có 4 đợt thiên tai (mưa lớn, bão, lũ) gây thiệt hại về kinh tế, sản xuất nông nghiệp, thủy

lợi

Lúa bị ngập úng 2.167ha, rau màu bị ngập úng 1.354ha, cây ăn quả 4,19ha, thủy sản 36,6ha...), công trình thủy lợi, đê điều bị sự cố, hư hỏng… Toàn mùa mưa bão đã xảy ra 09 sự cố máy móc thiết bị; 04 sự cố về công trình thủy lợi nội

đồng.


159 tỷ đồng


Giông lốc, mưa

lớn, lũ, bão, sét

Lúa bị ngập úng 3.703ha, rau màu bị ngập úng 1.734ha, cây ăn quả 1,58ha, công trình thủy lợi bị sự cố, hư hỏng…

Toàn mùa mưa bão đã xảy ra 07 sự cố máy móc

thiết bị; 01 sự cố về công trình thủy lợi nội đồng.


Năm 2017


176 tỷ đồng


Năm 2018

05 đợt thiên tai lớn gây thiệt hại khá lớn, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Lúa bị ngập, úng 5.073 ha (Trong đó thiệt hại

>70% là 2.755 ha; thiệt hại từ 30% - 70% là

2.318 ha); Rau màu bị thiệt hại 1.170ha.

Toàn tỉnh đã xuất hiện 21 sự cố về máy móc, thiết bị; 05 sự cố công trình thủy lợi nội đồng.


116 tỷ đồng


Năm 2019

Có 03 đợt thiên tai lớn gây thiệt hại khá lớn, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Do ảnh hưởng của đợt mưa lớn từ ngày 01/4 - 04/4 trên địa bàn đã có mưa to, lượng mưa trung bình 75mm, làm một số diện tích rau màu bị ngập úng cục bộ, thiệt hại trên 70% là 273,6ha. Toàn tỉnh đã xuất hiện 8 sự cố về máy móc, thiết bị; 03 sự cố công trình thủy lợi nội đồng.


52 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp từ Sở NN&PTNT Nam Định (2019)

Đối với những vùng bơm điện thì diện tích phải dùng trạm bơm điện nhỏ (tạo nguồn) tăng, kinh phí bơm điện tăng lên nhiều. Trong các tháng mùa kiệt

mực nước ở các triền sông đều thấp, nên tình trạng thiếu nước và chất lượng nước không đảm bảo.

Hình 4 3 Lượng mưa và chi phí điện năng phục vụ tưới tiêu Nguồn Tổng hợp 1

Hình 4.3. Lượng mưa và chi phí điện năng phục vụ tưới tiêu

Nguồn: Tổng hợp từ Chi cục Thủy lợi Nam Định (2019)

Đối với những vùng chịu ảnh hưởng bởi thủy triều thì nguồn nước thấp, mặn dâng cao nên số cống và số giờ mở cống lấy nước ít; diện tích tưới tự chảy giảm, diện tích thau chua rửa mặn không đảm bảo, nên diện tích bị hạn lớn. Ảnh hưởng mặn trên sông Hồng, Ninh Cơ và sông Đáy là trở ngại chính, gây bất lợi cho sự ổn định và phát triển của sản xuất nông nghiệp. Mặn không chỉ hạn chế thời gian lấy nước của các cống đầu mối, rò rỉ qua các cửa cống gây bốc mặn lên tầng đất canh tác trong lưu vực tưới mà có khi trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lúa khi phải sử dụng nguồn nước nhiễm mặn có độ mặn cao. Về mùa cạn, lượng nước trong sông nhỏ, thủy triều xâm nhập vào khá sâu và mạnh, đưa mặn vào rất sâu cách cửa biển 20 - 40 km, gây trở ngại cho việc lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phuơng. Hàng năm về mùa kiệt, lưu lượng nguồn nước ngọt giảm, nước thủy triều dâng cao đưa nước mặn từ biển Đông thâm nhập sâu vào các triền sông, ảnh hưởng lớn đến việc lấy nước của các cống đầu mối, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp vụ chiêm xuân của huyện Giao Thủy, Nghĩa Hưng và Hải Hậu. Các cống từ Cồn Năm tới cống Cồn Nhì do xâm nhập mặn không mở được, cống Ngô Đồng mở được thời gian rất ngắn từ 2 giờ đến 3 giờ, ngày 9/10/2018 mặn tại cống Hạ Miêu I đo được là 2,7‰ (đây là cống trên cùng thuộc hệ thống thủy lợi Xuân Thủy tiếp nước trên triền sông Hồng).

- Điều kiện đất đai

Nam Định là tỉnh có quỹ đất tương đối lớn với gần 167 nghìn hecta đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 67,41% (tương đương 112 nghìn hecta), chủ yếu diện tích đó dùng để trồng lúa (82 nghìn hecta đất, tương đương 67,5% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Quỹ đất sản xuất nông nghiệp giảm dần theo thời gian do tác động của quá trình đô thị hóa, trung bình mỗi năm giảm 0,2% - 0,5%. Hiện nay, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người là 625 m2/người, cùng với việc chuyển đổi gần 5600 hecta đất sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, dịch vụ làm cho tình trạng đồng ruộng càng trở nên manh mún, làm giảm hiệu quả công tác tưới tiêu của hệ thống thủy lợi.

Hệ thống bờ vùng, bờ thửa của Nam Định đã được quy hoạch theo tiêu chuẩn 3-4m, tuy nhiên vẫn còn nhiều nơi chưa thực hiện cứng hóa gây khó khăn cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thất thoát nước tưới. Làm hạn chế năng lực hoạt động của hệ thống thủy lợi.

Nhằm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, tỉnh Nam Định đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/TU, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 30/8/2011 về việc tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Nam Định xác định công tác dồn điền, đổi thửa, tạo thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa tập trung, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, từ đó cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tại các vùng nông thôn. Qua 5 năm đầu thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, người dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định đã góp được hơn 5.000ha đất (bình quân 18m – 20m/sào). Từ đó đồng ruộng, kênh mương, giao thông nội đồng được chỉnh trang, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển sản xuất. Số thửa bình quân/hộ giảm từ 4 - 3 thửa/hộ xuống còn 1 - 2 thửa/hộ, trong đó vùng ven độ thị có tốc độ giảm số thửa lớn nhất (gần 64%). Chính sách dồn điển đổi thửa cũng làm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của từng hộ lên 5 – 10%. Nhờ vậy, hệ thống thủy lợi có điều kiện để hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.


Bảng 4.19. Kết quả chính sách dồn điền đổi thửa và dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của hệ thống thủy lợi


TT Vùng nông thôn Vùng ven đô thị Vùng ven biển


Chỉ tiêu ĐVT

Trước chuyển đổi

Sau chuyển đổi

Tỷ lệ

thay đổi (%)

Trước chuyển đổi

Sau chuyển đổi

Tỷ lệ

thay đổi (%)

Trước chuyển đổi

Sau chuyển đổi

Tỷ lệ

thay đổi (%)

1 Số thửa bình quân/hộ Thửa

4,8

2,1

-56,3

3,6

1,3

-63,9

3,9

1,7

-56,4

2 Diện tích bình quân/hộ m2

185,3

204,9

+10,6

154,2

163,1

+5,8

169,8

181,7

+7,0

Tỷ lệ diện tích được tưới

3 %

tiêu chủ động từ HTTL


75,8


89,6


+18,2


61,4


69,9


+13,8


73,3


86,4


+17,9


102

Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)

Năm 2018, năng suất lúa cả năm bình quân tăng 1,4% so với năm 2013 (từ 118,06 tạ/ha tăng lên 119,7 tạ/ha); năng suất ngô tăng 6,4% (từ 44,08 tạ/ha tăng lên 46,89 tạ/ha). Tuy nhiên, diện tích bình quân một hộ sau dồn điền đổi thửa vẫn chưa cao, mức tăng gần 11% đối với vùng thuần nông và 6% đối với vùng ven đô thị. Điều này vẫn tạo khó khăn cho việc thiết kế hệ thống kênh mương nội đồng, áp dụng khoa học kỹ thuật cho tưới tiêu, khắc phục tình trạng bỏ ruộng không cấy lúa.

* Những thuận lợi của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển hệ thống thủy lợi

Nam Định được bao bọc bởi sông Hồng và sông Đáy nên có nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào, tạo nguồn nước đáng kể phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Điều kiện tự nhiên, động thực vật của tỉnh phong phú, đất đai màu mỡ nhờ được phù sa bồi đắp, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Nam Định có nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống hiếu học, cần cù lao động là nền tảng, cơ sở thuận lợi để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Nam Định và Thái Bình được xác định là hai tỉnh phát triển nông nghiệp trọng tâm của Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn tới.

* Những thách thức của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển hệ thống thủy lợi

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến diện tích đất nông nghiệp giảm, nhu cầu nước tưới giảm nhưng nhu cầu nước sinh hoạt, nước công nghiệp tăng cao.

Diễn biến mực nước sông Ninh Cơ có chiều hướng phức tạp và gây khó khăn cho công tác lấy nước và thoát lũ trên địa bàn tỉnh.

Tốc độ xâm nhập mặn trên sông Hồng, Ninh Cơ và sông Đáy diễn ra nhanh, gây bất lợi cho sự ổn định và phát triển của sản xuất nông nghiệp. Các tác hại do xâm nhập mặn gây ra là: hạn chế thời gian lấy nước của các cống đầu mối, ảnh hưởng đến năng suất lúa khi phải sử dụng nguồn nước nhiễm mặn có độ mặn cao.

Tỷ lệ thành thị/nông thôn tăng lên cho thấy mức độ di chuyển của dân cư từ nông thôn ra thành thị đang tăng, làm tăng diện tích ruộng bỏ hoang, hệ thống công trình thủy lợi nội đồng từ đó bị xuống cấp, hư hại.

4.2.2. Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thủy lợi

4.2.2.1. Chính sách hỗ trợ về tài chính

Như đã phân tích ở các phần trên, tỉnh Nam Định đang thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp sửa chữa công trình đầu mối tại các huyện Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Thành cho nên về công trình đầu mối tương đối đảm bảo.

Đối với các công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng, tỉnh Nam Định đang gặp rất nhiều khó khăn.

Trước đây, tỉnh Nam Định đã áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kênh cấp III phục vụ tưới tiêu bằng các chính sách như:

+ Quyết định số 2090/1999/QĐ-UBND ngày 20/12/1999 của UBND tỉnh Nam Định hỗ trợ 40 triệu đồng/1km dài bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh.

+ Quyết định số 2284/2000/QĐ-UBND ngày 12/10/2000 của UBND tỉnh Nam Định hỗ trợ 80 triệu đồng/1km dài kênh cấp III bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh.

+ Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 10/9/2010 của UBND tỉnh Nam Định hỗ trợ 200 triệu đồng/1 km dài kênh cấp III bằng nguồn vốn vay tín dụng.

Hiện nay để hỗ trợ các địa phương kiên cố hóa kênh mương nội đồng, UBND tỉnh đã quyết định phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi, trong đó yêu cầu các Công ty KTCTTL quản lý toàn bộ các trạm bơm điện cố định khi địa phương đề nghị bàn giao; Chỉ đạo các Công ty KTCTTL trong tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các địa phương kiên cố hóa kênh cấp III phục vụ cánh đồng mẫu lớn, vùng trồng cây vụ Đông tập trung bằng chính sách:

- Thông báo số 227/TB-UBND ngày 23/10/2012 của UBND tỉnh, về việc các công ty thực hiện tiết kiệm bình quân chung 50% kinh phí thường xuyên dành cho công tác đầu tư xây dựng, nạo vét, kiên cố hóa kênh mương.

- Văn bản số 395/UBND-VP3 ngày 10/7/2012 của UBND tỉnh, yêu cầu các công ty dành 50% kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí để tập trung thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nạo vét, kiên cố hóa kênh cấp II tưới tiêu cho cánh đồng mẫu lớn, diện tích trồng cây vụ đông tập trung.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 14/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí