Kinh Nghiệm Liên Kết Và Hội Nhập Quốc Tế Để Phát Triển Du Lịch

2.3. Kinh nghiệm liên kết và hội nhập quốc tế để phát triển du lịch

2.3.1. Kinh nghiệm của Singapore

Singapore là quốc đảo nhỏ với diện tích 710 km2 nhưng có tới 5,2 triệu dân sinh sống và làm việc. Mặc dù là quốc gia có tài nguyên hạn chế nhưng đã biết tận dụng triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn nhân lực để đạt được những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Trong các thành công của Singapore phải kể đến sự thành công của ngành du lịch - đây được xem là ngành nổi bật nhất trong nền kinh tế của Singapore. Một số thành tựu đạt được của ngành du lịch theo hướng bền vững như sau:

Singapore đã cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cấp hạ tầng cơ sở du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, đa dạng các sản phẩm du lịch … Năm 2015, đã đầu tư 2 tỷ đô la Singapore cho Quỹ Phát triển du lịch, đón khoảng 17 triệu lượt khách du lịch quốc tế và đạt khoảng 30 tỷ đô la Singapore. Riêng năm 2018, lượng du khách đến với Singapore đạt tới 18,5 triệu lượt (tăng 6,2% so với năm 2017), với mức doanh thu lên tới 27,1 tỷ đô la Singapore (Số liệu thống kê Tổng cục Du lịch Singapore). Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao lên đến 90.531 USD, đứng thứ 3 trên thế giới theo xếp hạng của tạp chí tài chính uy tín Global Finance Magazine (Dữ liệu cập nhật bởi quỹ tiền tệ thế giới IMF). Nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch được đào tạo rất chuyên nghiệp, có trình độ cao, lòng yêu nghề và sự nghiêm túc trong công việc thúc đẩy việc thu hút nhiều khách du lịch. Người dân có ý thức cao trong việc chấp hành luật lệ giao thông, ở đây hầu như không có ăn xin hay ch o kéo khách du lịch, điều này được khách du lịch hài lòng và đánh giá cao.

Singapore đi theo chiến lược phát triển du lịch bền vững vì vậy vấn đề môi trường được quy định nghiêm ngặt, đặc biệt hành vi xả rác bị xử phạt rất nặng. Singapore không giàu tài nguyên nhưng là quốc gia tiêu biểu cho xu hướng “du lịch xanh” bằng việc trồng cây xanh khắp nơi với diện tích lên tới 70% lãnh thổ.

Trong giai đoạn vừa qua, chính phủ Singapore đã xác định bản thân du lịch không thể đứng một mình mà cần có sự liên kết với các ngành khác như giao thông, thương mại, dịch vụ,… Trên cơ sở đó, Chính phủ nước này coi trọng việc xây dựng

chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch và đặt trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Nước này đã xây dựng chiến lược ưu tiên phát triển kinh tế du lịch thông qua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ để có thể huy động mọi nguồn lực thúc đẩy kinh tế du lịch bền vững (Nguyễn Thị Hồng Lâm, Nguyễn Kim Anh, 2016). Một số giải pháp để phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập mà Singapore đã được ban hành và thực hiện như sau:

Thứ nhất, trước hết phải đề cập đến thành công của Singapore trong công tác quảng bá du lịch, hình ảnh đất nước. Tổng cục Du lịch thông qua các trung tâm xúc tiến du lịch đã hỗ trợ đắc lực cho các công ty quảng bá du lịch, với nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng (đặc biệt là du lịch biển). Trong quảng bá du lịch, Singapore luôn có sự liên kết, đầu tư các hoạt động quảng bá gắn liền với các ngành khác như: Dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, các dịch vụ thương mại, kiến trúc… tạo nên chuỗi liên kết trong cung ứng dịch vụ du lịch. Ngành du lịch Singapore rất chú trọng xây dựng các công trình kiến trúc phục vụ du lịch hiện đại nhằm tạo sự chú ý và thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới. Singapore đã xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singgapore. Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012). Có sự kết hợp nhiều loại hình du lịch đặc sắc như: Tắm biển, du thuyền, lướt sóng, cắm trại trên bãi biển, khu thủy cung huyền diệu... kết hợp với tổ chức hội thảo, hội nghị, triển lãm… nhằm tạo sự đa dạng các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách du lịch.

Thứ hai, tạo sự tiếp cận điểm đến thuận lợi nhất bằng việc phát triển hạ tầng giao thông. Du khách đi lại rất thuận tiện đến các điểm trên quốc đảo Singapore nhờ hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và an toàn. Xe buýt, xe con và xe taxi chạy tốc độ cao, nhưng hầu như không có tai nạn giao thông nhờ hệ thống đường sá tốt, ý thức tự giác chấp hành luật lệ cao của người tham gia giao thông và hệ thống đ n đường hiện số bố trí hợp lý. Cơ sở vật chất kỹ thuật hàng không được chú trọng đầu tư để

kích cầu du lịch quốc tế (Sân bay Changi liên tục được bầu chọn là sân bay tốt nhất thế giới). Chính sách cởi mở về thị thực, miễn thị thực du lịch đối với du khách quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp quốc đảo sư tử thành công trong phát triển du lịch. Singapore có quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã miễn thị thực cho du khách của 143 quốc gia. Thủ tục xuất nhập cảnh được cải tiến liên tục, thuận tiện.

Thứ ba, Singapore đã không ngừng nỗ lực để tạo ra hình ảnh du lịch hấp dẫn du khách với “Singapore đất nước sạch và xanh”. Bảo vệ môi trường được đề cao ở mọi lúc, mọi nơi, trên cơ sở nâng cao dân trí, r n luyện ý thức nghiêm túc chấp hành pháp luật cho người dân; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kể cả người nước ngoài. Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore tóm lược bằng 5 chữ A trong tiếng Anh là: Thắng cảnh (Attractions); Tiếp cận thuận lợi (Accessibility); Tiện nghi (Amenities); Dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services); và Sự điều chỉnh (Adjustment).

Như vậy, trong từng giai đoạn phát triển Singapore đã có những định hướng phát triển du lịch hiệu quả trên cơ sở liên kết và hội nhập giữa các ngành, địa phương để tạo đà thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

2.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan được biết đến là quốc gia có ngành du lịch phát triển, gây ấn tượng trong cả khu vực và thế giới. Du lịch còn được gọi “ngành công nghiệp không khói” có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan (đóng góp 12% GDP của Thái Lan năm 2018). Riêng năm 2018, tổng lượng khách du lịch đến Thái Lan đạt mức 38 triệu khách (tăng 7,5% so với năm 2017), với mức doanh thu hơn 70 tỷ USD. Thái Lan là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về giá trị du lịch và thứ 7 thế giới về giá trị văn hóa.

Thứ nhất, Thái Lan coi trọng chính sách phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập từ rất sớm, nhận thức rõ đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn, thông qua cơ chế chính sách đồng bộ, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển của ngành du lịch. Thái Lan đã xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc trưng ngành du lịch mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và mang tính toàn cầu hóa cao. Trong chiến lược phát triển, chính phủ Thái Lan coi trọng phát

triển du lịch bền vững theo hướng liên kết và hội nhập. Theo đó, Thái Lan thành lập Cục Phát triển các Vùng Du lịch bền vững (DASTA) - cơ quan này chịu trách nhiệm về Quy hoạch tổng thể quốc gia về liên kết và hội nhập, thúc đẩy phát triển bền vững các khu du lịch; xây dựng chiến lược du lịch liên kết cộng đồng; du lịch giảm thiểu cacbon, du lịch sáng tạo. Để tạo ra được những thành công trong lĩnh vực du lịch theo hướng bền vững, Thái Lan đã tập trung vào chiến lược và các sáng kiến liên kết giữa các ngành khác nhau để hỗ trợ phát triển du lịch và xúc tiến hội nhập, thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch với các quốc gia khác.

Thứ hai, nét nổi bật trong hoạt động du lịch của Thái Lan là Chính phủ trực tiếp làm tiếp thị du lịch. Các phái đoàn cấp cao của chính phủ Thái Lan thường bàn luận liên kết cụ thể với các công ty nước ngoài về cơ hội đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Thái Lan mở nhiều văn phòng đại diện du lịch quốc gia trên toàn cầu (với 21 văn phòng đại diện ở nước ngoài, trong đó có 2 văn phòng ở Mỹ). Thái Lan đã thực hiện hàng loạt chiến dịch quảng bá thương hiệu quốc gia như: Bangkok Fashion City, Health Hub of Asia... Nhờ coi trọng đầu tư cho chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch mà Thái Lan đã rất thành công trong việc thu hút khách quốc tế, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao.

Thứ ba, Thái Lan chú trọng kết hợp phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch. Có sự liên kết giữa các ngành khác nhau hỗ trợ cùng phát triển. Hiện Thái Lan có rất nhiều loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh, du lịch nông nghiệp… Các sản phẩm và dịch vụ du lịch đa dạng tạo nên sự đa dạng và nét độc đáo thu hút khách du lịch của Thái Lan. Để giúp nâng cao kết hợp ngành du lịch với ngành công nghiệp tổ chức hội nghị, triển lãm (MICE), Văn phòng Triển lãm và Hội nghị Thái Lan (TCEB) đã xây dựng và thực hiện cải cách “Hướng dẫn về Cuộc họp Xanh: Thúc đẩy Tương lai của MICE vào năm 2008”. Hiện nay các chiến dịch tiếp thị của Thái Lan làm nổi bật rõ 3 thuộc tính quan trọng là giá trị đồng tiền, lòng hiếu khách và sự lựa chọn sản phẩm du lịch phong phú.

2.3.3. Kinh nghiệm trong nước

a) Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế của ba tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng

Để phát triển du lịch cần hiểu ngành kinh tế này mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; tạo ra sự liên kết trong phát triển, lan tỏa về du lịch giữa các địa phương là tất yếu. Nội dung này đề cập đến kinh nghiệm liên kết phát triển du lịch giữa 3 tỉnh Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam của Việt Nam. Để tăng cường khai thác hiệu quả thế mạnh tiềm năng du lịch miền Trung, Sở du lịch Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã ký biên bản hợp tác liên kết phát triển du lịch vào tháng 12/2006. Theo đó, 3 địa phương sẽ phối hợp, hỗ trợ nhau chặt chẽ thông qua nhiều chương trình lễ hội, xây dựng sản phẩm du lịch… nâng tầm chuyên nghiệp hoạt động du lịch hướng tới phát triển du lịch bền vững.

Qua hơn 10 năm triển khai liên kết mang lại hiệu quả cao, khai thác tốt lợi thế của 3 địa phương trong phát triển du lịch thể hiện trong những bước phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh. Việc liên kết hợp tác góp phần khai thác, thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh và bền vững; hợp tác xây dựng những sản phẩm, chương trình du lịch đặc trưng, hấp dẫn, phong phú có chất lượng cao, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước cũng như xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch liên tỉnh. Trong giai đoạn 2006 - 2018, tổng khách du lịch đến 3 tỉnh gia tăng, từ đó dẫn đến doanh thu ngành du lịch cũng gia tăng liên tục qua các năm.

Bảng 3.14. Tổng khách du lịch và thu nhập từ du lịch

TP. Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2018



Tỉnh

2010

2014

2018


Khách du lịch


Thu nhập từdu lịch (tỷ đồng)


Khách du lịch

Thu nhập từdu lịch (tỷ đồng)


Khách du lịch


Thu nhập từ du lịch (Tỷ đồng)

Đà Nẵng

1.770.000

1.239

3.800.000

9.740

4.799.000

1.8700

Quảng Nam

2.400.000

920

3.625.000

2.161

6.500.000

4.700

T. Thiên Huế

1.500.000

1.464

1.840.000

1.500

4.250.000

4.400

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 9

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế 2010, 2014, 2018, Cục thống kê Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế

Để đạt được thành tựu liên kết phát triển du lịch trong thời gian qua, một số giải pháp được thực hiện như sau:

Thứ nhất, Đà Nẵng - Quảng Nam - Huế đã tiến hành liên kết quảng bá du lịch thực hiện ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác, kết nối các chương trình phát triển du lịch, dịch vụ, xúc tiến thương mại các địa phương; hợp tác phát triển thương mại trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây; kiểm soát quản lý thị trường; thực hiện Chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch gắn kết giữa 3 địa phương Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế. Nhiều sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng như làng nghề thủ công truyền thống tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên (Thừa Thiên Huế), đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), dệt thổ cẩm của người Cơ tu (Quảng Nam)…Về lễ hội cấp quốc gia, Đà Nẵng đã “độc quyền” Cuộc thi Bắn pháo hoa Quốc tế. Huế luân phiên tổ chức Festival và Festival Làng nghề, Quảng Nam với Chương trình Hành trình di sản được tổ chức hiệu quả, có sự liên kết phát triển sản phẩm du lịch. Xây dựng các chương trình đặc thù kết nối 3 địa phương theo xu hướng “một chuyến đi, nhiều điểm đến” thông qua đường bộ và đường hàng không.

Thứ hai, phối hợp hỗ trợ trong việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch, trong lĩnh vực giáo dục, Đà Nẵng - Huế - Quảng Nam luôn hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh của tỉnh mình có nguyện vọng được vào học các trường thuộc 3 tỉnh. Phối hợp đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ, sư phạm và y khoa; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, cộng tác, đồng thuận trong liên kết Vùng duyên hải miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thứ ba, thường xuyên trao đổi thông tin hướng đến thúc đẩy ngành du lịch phát triển theo hướng bền vững. Hiện nay các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội đã cùng nhau ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, các nội dung hợp tác bao gồm lĩnh vực quản lý Nhà nước các địa phương tạo điều kiện cho nhau tham gia các hoạt động sự kiện du lịch bằng các chính sách ưu đãi cụ thể, hằng năm thông báo về kế hoạch tổ

chức các hoạt động sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch ở mỗi địa phương. Đối với những thông tin vướng mắc phát sinh liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm hành chính, tình hình buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại… thường xuyên được trao đổi giữa các địa phương. Phối hợp tuyên truyền, quảng bá văn hóa, du lịch Huế tại Đà Nẵng và văn hóa, du lịch Đà Nẵng tại Huế.

b). Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế của Hải Phòng và Quảng Ninh

Hai tỉnh này có dân số khoảng 3,8 triệu người vào năm 2018. Mỗi địa phương có lợi thế du lịch nổi bật, có thể phối hợp với nhau để thúc đẩy phát triển du lịch…

Hải Phòng có Đồ Sơn, có sân bay Cát Bi, có rất nhiều di tích lịch sử về các cuộc chiến tranh bảo vệ Quốc gia với các thế lực phong kiến Phía Bắc và đế quốc Mỹ trong thời k chiến tranh phá hoại. Hải phòng đã xây dựng thêm khu di tích Bạch Đằng Giang nơi có cụm tượng đài các anh hùng chống ngoại xâm từ Phía Bắc, phát triển khu du lịch Hòn Dấu với cụm Resort đ p, hiện đại được tôn vinh là thiên đường của nghỉ dư ng.

Quảng Ninh có sân bay Vân Đồn, cảng biển Cái Lân, có di tích Yên Tử nổi tiếng, có bãi cọc Yên Giang chiến thắng quân Nguyên, gần đây đã xây dựng nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch tại Yên Tử, có tổ hợp vui chơi Sun World Hạ Long Park.

Hai tỉnh đã đón tiếp lượng lớn khách du lịch quốc tế như đã nêu ở phần lý do chọn đề tài và thu hút khách du lịch nội địa khá thành công nhờ đã biết tổ chức liên kết và hội nhập quốc tế để phát triển du lịch khá tốt và bước đầu đem lại kết quả khá lớn. Bởi vì:

- Hải Phòng kết nối nhanh với Quảng Ninh bởi hệ thống đường ven biển cao tốc nhờ đó mà liên kết phát triển du lịch phát triển mạnh.

- Hai tỉnh đều đã có Chương trình liên kết phát triển du lịch rất cụ thể để phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long (của Quảng Ninh) và Đảo Cát Bà của Hải Phòng.

- Mỗi tỉnh đã tổ chức năm du lịch với các hình thức nghệ thuật, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh vô cùng ấn tượng.

- Cả hai tỉnh đều kết nối với Hà Nội để phát triển du lịch biển kết hợp với các

sản phẩm du lịch của Thủ đô.

Đó có thể coi là những bài học rút ra từ hai địa phương này cho Phú Thọ trong việc phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.

2.3.4. Bài học phát triển du lịch cho tỉnhPhú Thọ

Qua nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế có thể rút ra một số bài học tham khảo cho tỉnh Phú Thọ như sau:

Thứ nhất, các nhà quản lý, làm chính sách cần lựa chọn chiến lược, hướng đi đúng đắn trong du lịch để phát triển du lịch địa phương cho phù hợp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đưa ra các sáng kiến về liên kết các sản phẩm, du lịch; liên kết các điểm du lịch, kết nối các tour tuyến du lịch của địa phương.

Thứ hai, Phú Thọ cần phối hợp với các bên liên quan, các địa phương trong vùng, tiểu vùng về chủ trương, chính sách, các điều kiện về liên kết du lịch. Để việc liên kết giữa Phú Thọ và các địa phương khác được diễn ra hiệu quả và thuận lợi cần có cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý về du lịch của Phú Thọ và các địa phương. Phối hợp trong việc quy hoạch du lịch của vùng và tiểu vùng, thiết lập tour-tuyến du lịch giữa các địa phương để mỗi địa phương có các sản phẩm riêng biệt tránh trường hợp các địa phương có các sản phẩm du lịch giống nhau, sẽ gây khó khăn trong việc liên kết. Đặc biệt phối hợp trong đầu tư cơ sở hạ tầng, để đảm bảo cơ sở hạ tầng giữa Phú Thọ và địa phương trong vùng đồng bộ, thuận lợi cho giao thông, kết nối giữa các địa phương.

Thứ ba, Phú Thọ và địa phương trong vùng cần phối hợp liên kết trong vùng trong việc tuyên truyền, quảng bá. Việc phối hợp trong tuyên truyền quảng bá sẽ tạo ra các sự kiện, lễ hội mang đặc trưng của vùng, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, tạo ra sức lan tỏa rộng lớn hơn.

2.4. Khung phân tích về phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ

Như trong phần phân tích các lý thuyết liên quan tác giả đã đề cập đến các lý thuyết cạnh tranh, lý thuyết dựa vào nguồn lực và lý thuyết các bên liên quan làm nền tảng và cơ sở cho việc phát triển mô hình nghiên cứu của đề tài. Trong đó có thể thấy lý thuyết cạnh tranh đưa ra các yếu tố trong mô hình kim cương giúp cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023