Dự Báo Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bo Kẹo Những Năm Tới

huyện cả tỉnh có mạng lưới điện. Đường giao thông khá thuận tiện, nhất là xây dựng cầu qua sông tạo thuận lợi cho khách du lịch cũng như nhân dân từ tỉnh xuống các huyện đến các điểm du lịch. Quan trọng nhất là đường R3 nối liền giữa tỉnh Bo Kẹo với thành Phố Nhu Nan (Trung Quốc), Bang Cốc (Thái Lan) qua tỉnh Bo Kẹo và tỉnh Luang Nặm Tha; đường sông Mê Kông từ Huổi Sai - Pác Beng - Luang Pra Bang, đây là đường sông lớn nhất đưa khách du lịch tham quan nghỉ mát cả 4 mùa, đường hàng không máy bay Huổi Sai - Luang Pra Bang, Huổi Sai - Viêng Chăn một tuần nhiều chuyến đi. kiểm tra. Các công ty lữ hành xây dựng và củng cố các tour du lịch có giá cả phù hợp. Xây dựng thông tin du lịch do Tổng cục Du lịch quốc gia hướng dẫn chỉ đạo, như sách hướng dẫn du lịch, bản đồ, ảnh quảng cáo, poster cung cấp cho du khách…

Phát triển du lịch bảo tồn sinh thái cộng đồng: Bo Kẹo đã thúc đẩy phát triển du lịch tham quan văn hoá dân tộc như làng, tôn giáo, phong tục tập quán, các dân tộc…. Đồng thời, đẩy mạnh việc tham gia các dự án du lịch bảo tồn thiên nhiên với sự hợp tác với dân địa phương, nhằm bảo vệ thiên nhiên - di sản quan trọng nhất và thu lợi nhuận cho các làng quê được lâu dài. Hàng năm, tổ chức hội nghị đúc rút kinh nghiệm và tạo sự hiểu biết trong nhân dân.

- Kết quả về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bo Kẹo

Một là, việc tổ chức thực hiện và phát triển nguồn nhân lực

Thời gian qua Sở Du lịch Bo Kẹo thực hiện nhiều biện pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho du lịch với yêu cầu đủ mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và phải giỏi về chuyên môn, có thể hoạt động đúng các nguyên tắc nhưng linh hoạt, sáng tạo trong việc phát triển và thúc đẩy du lịch ngày càng tốt hơn.

Sở Du lịch Bo Kẹo thực hiện đào tạo lao động trong ngành du lịch và giúp các cơ sở du lịch ở huyện như thành lập văn phòng du lịch huyện Tổn Phầng và huyện Pác Tha. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, quy định chức năng nhiệm vụ của Sở Du lịch, trên cơ sở quy định theo chức danh trong Sở Du lịch tỉnh, và theo hướng dẫn của Trung ương và các cơ quan quản lý thuộc ngành dọc.

Bo Kẹo đang thực hiện kế hoạch nhằm đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng thuyết minh, thực sự thuyết phục du khách, hiểu biết rộng về lịch sử tự nhiên, văn hóa để có thể truyền đạt một cách tốt nhất tới du khách làm cho du khách cảm nhận được hết cái giá trị đích thực tiềm năng vùng, miền mà họ cần khám phá.

Hai là, lập kế hoạch và phát triển du lịch

Việc lập kế hoạch phát triển du lịch được tiến hành hàng năm hoặc 5 năm. Thông thường kế hoạch năm được xây dựng vào các tháng 9, sau khi xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch phát triển du lịch các nhà đầu tư an tâm đầu tư phát triển du lịch. Qua thống kê, các điểm du lịch trong tỉnh cho thấy, các dự án ban đầu phù hợp với các kế hoạch phát triển du lịch đã xây dựng. Để nối các điểm du lịch của tỉnh Bo Kẹo với các tỉnh lân cận và các tỉnh của các nước láng giềng có biên giới, để làm cho ngành du lịch của tỉnh càng ngày càng phát triển rộng rãi, sử dụng đường sông Mê Kông như du lịch sông nước, du lịch làng nghề và đường R3 và sông Nặm Tha trở thành đường du lịch có thể tạo doanh thu và lợi ích cho tỉnh.

Sở Du lịch Bo Kẹo cũng đã phối hợp với công an biên giới kiểm tra ở trạm cửa khẩu khách ra vào để thống kê báo cáo đến Tổng cục Du lịch quốc gia thường xuyên (tháng, quý, năm). Tiếp tục hợp tác với các đơn vị kinh doanh, dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, thống kê số phòng và số khách vào nghỉ ở khách sạn, đầu tư trong ngành du lịch đồng thời lắng nghe ý kiến của khách du lịch để làm cơ sở cho cải thiện ngành du lịch của tỉnh Bo Kẹo ngày càng tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Chương trình phát triển điểm du lịch: Tập trung chương trình phát triển du lịch thiên nhiên, du lịch khám phá là một trong những hướng phát triển mới của ngành du lịch hiện nay cũng là điểm mạnh của tỉnh Bo Kẹo. Trước mắt, tỉnh phải đầu tư vào chiều sâu, nhưng mang lại hiệu quả rất cao mà các tỉnh lân cận đang làm tốt. Tập trung khai thác các khu di tích lịch sử, văn hóa như khu Văn hoá Nặm Tha, huyện Pác Tha. Chương trình tôn tạo và phát triển du lịch

lịch sử khu quân đội Mỹ ở huyện Huổi Sai. Chương trình phát triển điểm du lịch rừng bảo tồn thiên nhiên. Phối hợp với Sở Nông – Lâm nghiệp quy định khu vực để phục vụ đi bộ trong rừng. Chương trình xây dựng điểm nghỉ thăm quan và mua sản phẩm của nhân dân làng Đon Chay, huyện Huổi Sai và phối hợp với Sở Giao thông, Sở Công thương, nhóm kinh doanh du lịch tạo khu đó thành điểm dịch vụ toàn diện. Đồng thời, quảng cáo cho khách du lịch được nghỉ thăm quan và mua đồ lưu niệm nhằm tăng thu nhập cho người dân và tăng thêm ngày lưu trú của du khách.

Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Lào giai đoạn 2010-2015 - 10

Chương trình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Đây yếu tố rất quan trọng trong việc góp phần tạo thu nhập cho địa phương. Người dân có sự hợp tác trong phát triển du lịch bắt nguồn từ ý thức tự chủ của họ trong việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, mang lại lợi ích cho chính người dân địa phương. Trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên, tạo cơ hội thuận lợi cho người dân địa phương tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng. Từ đó, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên được bền vững, lâu dài. Sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng của các huyện như:

- Du lịch đi bộ ngắm rừng thiên nhiên động vật, thực vật.

- Tìm hiểu đời sống sinh hoạt của nhân dân các dân tộc.

- Ăn thức ăn dân tộc, làm việc chung với nhân dân.

- Xem văn nghệ truyền thống.

- Mua sản phẩm lưu niệm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ của địa phương.

Ba là, kế hoạch quảng bá, thúc đẩy phát triển thị trường du lịch

Thời gian qua, Bo Kẹo đã có nhiều chương trình quảng bá du lịch và đã đạt kết quả nhất định. Các công ty du lịch đã có nhiều biện pháp cụ thể như giảm giá tour, cung cấp thông tin miễn phí, giới thiệu tới từng cơ quan... nhằm thu hút khách du lịch đến và dừng chân tại tỉnh.

Thúc đẩy cải thiện dịch vụ du lịch, khuyến khích các Công ty du lịch mở rộng công tác tuyên truyền quảng bá những hình ảnh của địa phương cũng như những dịch vụ. Các công ty được hoạt động theo quyền và trách nhiệm đúng

theo quy định của Đảng và Nhà nước đề ra và phù hợp với nhiệm vụ trong việc tổ chức thực hiện và báo cáo người sai phạm.

2.3. Đánh giá chung

- Kết quả đạt được

Hoạt động phát triển du lịch nói chung và khai thác tài nguyên du lịch nói riêng hiện đang diễn ra trong bối cảnh hết sức thuận lợi. Mặc dù, cuộc khủng hoảng kinh tế đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, các bệnh dịch lây lan trong khu vực, đã làm cho lượng khách nước ngoài giảm tương đối, nhưng kinh tế của tỉnh Bo kẹo vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng. Năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội trên 1550,69 tỷ kýp, đạt 100,32% kế hoạch đề ra, vượt kế hoạch đề ra 0,32%. Tốc độ kinh tế phát triển ở mức 6,6%. Trong đó, ngành Du lịch góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Ngành đã tham gia nhiều cuộc giao lưu với các tỉnh trong nước và khu vực. Đồng thời, cũng tổ chức các hội thảo tổng kết rút kinh nghiệm các tỉnh miền Bắc, các công ty du lịch

- Tỉnh Bo kẹo có rất nhiều tài nguyên du lịch kể cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Hệ thống giao thông khá thuận tiện, cùng với sự gia tăng dân số, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng lên là các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển như đã nêu ở trên.

- Về thực hiện xây dựng chiến lược của tỉnh khá toàn diện như: cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng hoàn thiện và được đáp ứng với du khách đến tỉnh Bo Kẹo trong thời gian qua và tương lai. Quản lý kinh doanh hoạt động du lịch được chặt chẽ hơn, thực hiện đúng Quy định số 1150/ Văn phòng Chính phủ, về tổ chức và hoạt động kinh doanh. Việc tổng kết hoạt động du lịch đã được thực hiện theo tháng, quý, năm. Công tác phối hợp với các ngành hữu quan trong quản lý du lịch được thường xuyên và khá hiệu quả.

- Tỉnh Bo Kẹo đã hợp tác rộng rãi với các tỉnh lân cận về chiến lược lâu dài cũng như kế hoạch trước mắt. Tỉnh đã ký kết liên kết, hợp tác với 4 tỉnh miền Bắc nhằm phối hợp công tác quản lý về hoạt động du lịch như quản lý,

kết nối các tour, vận chuyển khách, cơ sở lưu trú, nơi ăn uống, an ninh trật tự. Ngoài ra tỉnh cũng đã chú trọng công tác hợp tác quốc tế.

Sở dĩ đạt được kết quả nêu trên là do: Tổng cục du lịch đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ. Bộ máy quản lý du lịch đã được đổi mới, từ phòng du lịch nâng cấp thành Sở Du lịch tỉnh. Phương pháp làm việc của đội ngũ công chức chuyên nghiệp hơn, góp phần phát triển du lịch tốt hơn. Chính quyền cấp tỉnh có sự cố gắng, thúc đẩy chỉ đạo trong việc quản lý các đơn vị kinh doanh và tạo thuận lợi cho việc chuyên môn. Sự quan tâm, tạo điều kiện và hợp tác của các cơ quan, ngành liên quan. Sự phân công công việc gữa các phòng, ban trong sở rõ ràng làm cho công việc đi vào nề nếp, thực hiện nghiêm các quy chế, nguyên tắc hoạt động của Sở. Hoạt động thi đua sôi nổi của các công ty, đơn vị kinh doanh làm cho việc phục vụ kinh doanh tốt lên. Ngoài ra, vị trí, địa lý của tỉnh thuận lợi, có tài nguyên du lịch phong phú đa dạng là nhân tố dẫn đến thành công trên.

- Hạn chế

+ Tuy đã được Chính quyền tỉnh chú trọng, quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch cũng yếu và thiếu, chất lượng thấp là hạn chế lớn nhất đến việc phát triển du lịch Bo Kẹo. Ngoài đường quốc lộ R3, hệ thống giao thông của tỉnh vẫn rất khó khăn. Còn nhiều cụm bản, điểm du lịch chỉ có đường mòn đi trên sườn núi do đó, đi lại rất khó khăn. Đó cũng là vấn đề lớn, làm cho việc vận chuyển khách đến tận nơi du lịch để hưởng thụ thiên nhiên, văn hoá của các dân tộc, tham quan sông suối, hang đá, thác, tìm hiểu phong tục tập quán của cư dân hết sức khó khăn, đặc biệt là đối với dân cư các vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Hệ thống điện, mạng lưới điện, hệ thống cung cấp nước sạch còn hạn chế, hệ thống xử lý chất thải, một số dịch vụ, tư vấn, quảng cáo… còn kém phát triển cũng là trở ngại lớn trong việc khai thác lợi thế phát triển du lịch Bo Kẹo hiện tại.

+ Công tác quy hoạch chưa theo kịp với tốc độ phát triển du lịch, sản phẩm du lịch chưa thật đa dạng, loại hình vui chơi, giải trí còn ít, chưa tạo được sự hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

+ Trong điều kiện đẩy mạnh mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhưng một số chính sách về du lịch chưa đồng bộ, chậm được cụ thể hoá hoăc còn thiếu điều kiện khả thi. Trình độ, khả năng của cán bộ quản lý chưa đáp ứng kịp yêu cầu trong tình hình mới cũng là vấn đề phải lo cho sự phát triển du lịch Bo Kẹo.

+ Vệ sinh môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch chưa được đảm bảo, trật tự kinh doanh ở một số điểm du lịch, khu du lịch dã ngoại chưa được quản lý tốt, giá cả dịch vụ thất thường gây ấn tượng không tốt đối với khách du lịch.

- Nguyên nhân

+ Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp với trình độ phát triển, còn lúng túng trên một số mặt nhất là phạm vi trách nhiệm, quyền hạn giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ trong thực hiện phát triển du lịch trên địa bàn. Vốn dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hạn hẹp. Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp tỉnh và cấp huyện thành phố, chưa thống nhất, bộ máy quản lý ở cấp huyện chưa được hình thành, cán bộ công chức chưa đủ trình độ mọi mặt để ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.

+ Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch của một số cơ sở kinh doanh và dân cư tại địa bàn chưa thường xuyên đầy đủ.

+ Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm công tác kinh doanh du lịch bất cập, chưa đáp ứng đòi hỏi của khách du lịch, nhất là khách quốc tế. Các cơ sở kinh doanh lưu trú, dịch vụ du lịch chưa chú trọng đến công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm du lịch, cả trên mạng thông tin quốc tế và các phương tiện thông tin trong nước.

+ Sự phối hợp giữa các ngành địa phương trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về đất đai, tạo điều kiện triển khai nhanh các dự án thiếu kịp thời và chưa đồng bộ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Tỉnh Bo Kẹo có rất nhiều tài nguyên du lịch kể cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Hệ thống giao thông khá thuận tiện, cùng với sự gia tăng dân số, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng lên. Hoạt động phát triển du lịch nói chung và khai thác tài nguyên du lịch nói riêng hiện đang diễn ra trong bối cảnh hết sức thuận lợi. Mặc dù, cuộc khủng hoảng kinh tế đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, các bệnh dịch lây lan trong khu vực, đã làm cho lượng khách nước ngoài giảm tương đối, nhưng kinh tế của tỉnh Bo kẹo vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng. Trong đó, ngành Du lịch góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Ngành đã tham gia nhiều cuộc giao lưu với các tỉnh trong nước và khu vực. Đồng thời, cũng tổ chức các hội thảo tổng kết rút kinh nghiệm các tỉnh miền Bắc, các công ty du lịch

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BO KẸO ĐẾN NĂM 2025

3.1. Dự báo phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo những năm tới

- Dự báo phát triển kinh tế xã hội Bo Kẹo đến năm 2025

Phương hướng chung phát triển kinh tế - xã hội phải thực hiện có hiệu quả liên tục và ổn định, đảm bảo sự cân đối giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển về văn hoá - xã hội, cùng với bảo vệ môi trường sinh thái tồn tại được lâu dài.

Phát triển phải tương xứng giữa kinh tế với xã hội, giữa thành thị và nông thôn. Thúc đẩy mạnh các ngành kinh tế phát triển. Khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh của người dân, nhằm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực có hiệu quả và đạt kết quả tốt.

Phát triển phải đi đôi với việc cải thiện, xây dựng chế độ chính trị, hành chính vững mạnh, tăng cường đoàn kết và phát huy dân chủ toàn dân tiến bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Phối hợp việc sử dụng lợi thế của tỉnh cũng như đất nước trong việc hợp tác khu vực và quốc tế.

Việc phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với giữ vững an ninh quốc phòng, đảm bảo sự ổn định và phát triển vững chắc.

* Để thực hiện phương hướng đó tỉnh Bo kẹo phải tiếp tục thực hiện chính sách như:

Tiếp tục thực hiện chính sách chuyển nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên thành kinh tế hàng hoá. Xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp và dịch vụ. Tập trung nguồn lực và vốn vào 11 kế hoạch và 111 chương trình của Chính phủ đề ra, trên cơ sở thúc đẩy nhiều đơn vị kinh tế phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng về chính sách, pháp luật và quy chế khác trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Ngoài ra, chú ý tập trung sử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023