Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam - 2


lệ và kỷ luật quân đội. Đồng thời, mặt trái của nền kinh tế thị trường, các tệ nạn xã hội, các thói quen, hành vi xấu thường xuyên tác động đến học viên. Để đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo, cũng như hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách người cán bộ, sĩ quan, học viên phải có kỹ năng sống nói chung, đặc biệt là kỹ năng quản lý cảm xúc để kiểm soát, điều khiển, điều chỉnh cảm xúc; làm chủ được cảm xúc bản thân luôn ở trạng thái cân bằng.

Trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các cơ quan chức năng, đơn vị các trường sĩ quan trong quân đội thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện rèn luyện, phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng sống nói chung, kỹ năng quản lý cảm xúc nói riêng cho học viên. Học viên có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng, có trình độ năng lực, phương pháp, tác phong công tác cơ bản tốt, kết quả học tập, rèn luyện ở mức cao; học viên đã hình thành, phát triển được một số kỹ năng sống cơ bản, trong đó có kỹ năng quản lý cảm xúc, biết nhận diện, kiểm soát, điều khiển được cảm xúc của bản thân trong những tình huống cơ bản trong hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các mối quan hệ giao tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế ở các trường sĩ quan trong quân đội hiện nay, kỹ năng sống nói chung, kỹ năng quản lý cảm xúc nói riêng của học viên vẫn còn nhiều hạn chế bất cập. Khả năng kiểm soát, điều khiển cảm xúc của học viên ở mức độ nhất định, đặc biệt trong những tình huống phức tạp, có yếu tố ngoại cảnh tác động học viên lúng túng, chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo đưa ra cách thức sử lý phù hợp; sự kìm ném, che dấu cảm xúc của học viên, đặt biệt cảm xúc tiêu cực còn bộc lộ ra bên ngoài. Trong thực tế vẫn còn một số học viên kỹ năng sống hạn chế, khả năng ứng xử, giao tiếp, giải quyết các mối quan hệ không linh hoạt dập khuôn, máy móc,... Vẫn còn những học viên chưa biết khả năng làm chủ bản thân, bị những tác động tiêu cực từ môi trường sống của xã hội cám dỗ [23, tr.6]. Kết quả học tập, rèn luyện của một số học viên chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra; một số học viên chưa chú trọng rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống, vi phạm quy định của


đơn vị, điều lệnh, điều lệ của quân đội, cá biệt có trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật buộc thôi học.

Trong tình hình hiện nay, mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các trường sĩ quan có bước phát triển mới, đào tạo học viên phát triển toàn diện, chuyển hướng trang bị kiến thức sang phát triển năng lực, kỹ năng cho người học, sau khi tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức phân công. Vì vậy, để đáp ứng được các nội dung trên, học viên phải được rèn luyện, phát triển kỹ năng sống, trong đó có kỹ năng quản lý cảm xúc.

Nghiên cứu kỹ năng quản lý cảm xúc là một vấn đề phức tạp, cho đến nay còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kỹ năng quản lý cảm xúc, các hướng khai thác nó trong thực tiễn và cuộc sống. Các công trình nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc còn rất ít, các đối tượng chưa được nghiên cứu một các đa dạng, đặc biệt trong môi trường hoạt động quân sự chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống vấn đề kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài luận án: "Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam” để nghiên cứu.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

* Mục đích nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên, đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên ở các trường sĩ quan.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam - 2

- Tổng quan các công trình trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án.

- Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận kỹ năng quản lý cảm xúc, xây dựng các khái niệm công cụ của luận án, xác định biểu hiện


kỹ năng quản lý cảm xúc và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan.

- Đánh giá thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên.

- Đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên ở các trường sĩ quan.

- Tổ chức thực nghiệm tác động phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên ở các trường sĩ quan.

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

* Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện kỹ năng quản lý cảm xúc và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan.

* Khách thể nghiên cứu

Học viên đào tạo sĩ quan phân đội, giảng viên và cán bộ quản lý học viên ở các trường sĩ quan.

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung:

- Luận án chỉ tập trung nghiên cứu: Biểu hiện kỹ năng quản lý cảm xúc và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân học viên.

- Nghiên cứu kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân học viên trong hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các mối quan hệ giao tiếp ở nhà trường.

Phạm vi khách thể: Luận án nghiên cứu khảo sát cán bộ, giảng viên, học viên ở các trường sĩ quan: Trường sĩ quan Lục quân 1, Trường sĩ quan Chính trị, Trường sĩ quan Thông tin, Trường sĩ quan Công binh.

Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ 2013 đến nay.

* Giả thuyết khoa học

Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên là một kỹ năng phức hợp với nhiều kỹ năng thành phần (kỹ năng nhận diện cảm xúc, kiểm soát cảm xúc, điều khiển


cảm xúc, sử dụng cảm xúc). Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở mức độ khá, có sự không đồng đều về mức độ giữa các kỹ năng, trong đó kỹ năng nhận diện cảm xúc ở mức độ khá nhất, kỹ năng sử dụng cảm xúc ở mức độ thấp nhất. Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên được hình thành, biểu hiện trong hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt, các mối quan hệ giao tiếp; chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan. Nếu làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá được đúng thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên thì có thể đề xuất được các biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường sĩ quan trong QĐNDVN.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận nghiên cứu

Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo, trong đó có giáo dục, đào tạo ở các trường sĩ quan trong QĐNDVN. Cách tiếp cận dựa trên hệ thống quan điểm: Quan điểm hoạt động; quan điểm lịch sử, cụ thể; quan điểm phát triển.

Quan điểm hoạt động: Tâm lý, ý thức được nảy sinh bởi hoạt động. Hoạt động là quy luật chung nhất của tâm lý người. Sự phát triển phức tạp và các chuyển hóa của hoạt động kéo theo sự phát triển phức tạp và chuyển hóa của tâm lý. Ngoài ra, phản ánh tâm lý không bao giờ tách rời hoạt động, hoạt động vừa tạo ra tâm lý vừa sử dụng phản ánh tâm lý làm khâu trung gian của hoạt động, tác động vào đối tượng. Nghiên cứu tâm lý đặc biệt chú ý đến sự vận động của hệ thống các quan hệ giữa các thành tố của cấu trúc vĩ mô của hoạt động - một bên là điều kiện, mục đích, động cơ và bên kia tương ứng với thao tác, hành động và hoạt động.

Vì vậy, nghiên cứu kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên không tách rời hoạt động của chính họ, nghĩa là thông qua các hoạt động của học viên


(học tập, rèn luyện, sinh hoạt, các mối quan hệ giao tiếp...) các mặt biểu hiện của kỹ năng quản lý cảm xúc sẽ được xem xét, nghiên cứu một cách cụ thể. Tổ chức các hoạt động tác động thiết thực là một cách để học viên phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân.

Quan điểm lịch sử, cụ thể: Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên chịu sự tác động và ảnh hưởng bởi những yếu tố nhất định trong điều kiện thực tiễn. Tiếp cận kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên phải gắn với việc tìm hiểu điều kiện thực tiễn hoạt động quân sự của học viên và gắn với từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Con người là một thực thể xã hội. Hành vi của cá nhân được xem là kết quả tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan trong mối tương quan nhiều yếu tố, trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống cụ thể (học tập, rèn luyện, sinh hoạt, các mối quan hệ giao tiếp).

Quan điểm hệ thống: Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan là kỹ năng phức hợp, là một hệ thống gồm các thành tố có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, không có kỹ năng quản lý cảm xúc một cách chung chung mà nó được thể hiện qua từng kỹ năng thành phần, cụ thể. Ngược lại, để đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên, cần đánh giá một cách tổng thể, khái quát trong toàn bộ các kỹ năng chứ không thể chỉ dựa vào một kỹ năng riêng lẻ nào.

Quan điểm phát triển: Mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động và phát triển không ngừng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan có quá trình phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển tâm lý của học viên qua các giai đoạn lứa tuổi, năm học khác nhau, do đó, cần được đánh giá trong sự vận động, phát triển cùng với sự phát triển của các phẩm chất tâm lý.

* Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học nói chung và Tâm lý học quân sự nói riêng, bao gồm:


Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các công trình nghiên cứu có liên quan đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho luận án.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng bảng hỏi; quan sát; phỏng vấn; phương pháp chuyên gia; phương pháp thực nghiệm; phương pháp trắc nghiệm.

Nhóm phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra, khảo sát, thực nghiệm và hiển thị kết quả nghiên cứu (Các phương pháp được mô tả ở chương 3).

5. Những đóng góp mới của luận án

* Về lý luận

Hệ thống hóa lý luận về kỹ năng quản lý cảm xúc và xây dựng một số khái niệm cơ bản như: Quản lý cảm xúc, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan.

Xác định rõ các biểu hiện của kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên thông qua 4 kỹ năng thành phần (kỹ năng nhận diện cảm xúc; kiểm soát cảm xúc; điều khiển cảm xúc; sử dụng cảm xúc) và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên.

* Về thực tiễn

Chỉ rõ thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên thể hiện ở 4 kỹ năng: Kỹ năng nhận diện cảm xúc; kỹ năng kiểm soát cảm xúc; kỹ năng điều khiển cảm xúc; kỹ năng sử dụng cảm xúc ở mức khá. Mức độ thấp nhất là kỹ năng sử dụng cảm xúc, đạt mức khá nhất là kỹ năng nhận diện cảm xúc.

Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên chịu sự ảnh hưởng bởi hai nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố chủ quan và nhóm yếu tố khách quan. Trong đó nhóm yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều hơn nhóm yếu tố khách quan.

Kết quả thực nghiệm cho thấy có thể phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên ở các trường sĩ quan bằng biện pháp tác động sư


phạm: Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng cảm xúc cho học viên ở Trường Sĩ quan Lục quân 1.

6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

* Ý nghĩa lý luận của luận án

Luận án bổ sung, làm phong phú thêm lý luận Tâm lý học về kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan.

Xác định các biểu hiện cơ bản kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan.

Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên ở các trường sĩ quan.

* Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ học viên ở các trường sĩ quan.

Luận án là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc nói chung và nghiên cứu, giáo dục, quản lý học viên sĩ quan ở các trường sĩ quan trong Quân đội nói riêng.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố, phụ lục, luận án được trình bày thành 4 chương (13 tiết).


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Vấn đề quản lý cảm xúc và kỹ năng quản lý cảm xúc được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu. Khi tổng quan về các vấn đề liên quan đến luận án, chúng tôi tiến hành hệ thống và luận giải theo hai nội dung chính: Các công trình nghiên cứu về cảm xúc, quản lý cảm xúc và kỹ năng quản lý cảm xúc ở nước ngoài; các công trình nghiên cứu về cảm xúc, quản lý cảm xúc và kỹ năng quản lý cảm xúc ở Việt Nam.

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cảm xúc

Cảm xúc và quản lý cảm xúc là lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu trong tâm lý học và đã thu được nhiều thành tựu. Có thể khái quát thành một số hướng chính:

* Các công trình nghiên cứu về cảm xúc với tư cách là hiện tượng tâm lý cá nhân

Theo hướng này quy tụ rất nhiều nhà nghiên cứu. Có thể điểm qua các công trình của Cruchetxki V. A. (1982), Rubinxtein X. L. (1960), Carrol E. Izard (1992), Vưgotxki L. X. (1997), Goderfroid Jo. (1998), Nicky Hayes (2005), Richard J. Gerrig và Philip Zimbardo G. (2003),... Trong các công trình này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về định nghĩa cảm xúc, biểu hiện, độ ổn định, sự xuất hiện và nguồn gốc của cảm xúc, phân loại cảm xúc và sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm - sinh lý cá nhân đến cảm xúc và ảnh hưởng của cảm xúc đến các hoạt động của cá nhân... Ví dụ, trong công trình “Những cảm xúc của người”, Carrol E. Izard (1992) [8] đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về cảm xúc của cá nhân: cảm xúc là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/03/2024