Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Lào giai đoạn 2010-2015 - 13

tác du lich đạt những tiêu chuẩn cần thiết để phục vụ du khách. Chính quyền tỉnh và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải chú trọng đầu tư cho việc đào tạo và đào tạo lại cả về lao động quản lý và lao động kinh doanh du lịch. Nhanh chóng xây dựng một đội ngũ cán bộ du lịch, đủ trình độ, năng lực quản lý, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như phẩm chất đạo đức tốt, phong cách giao tiếp lịch sự, đáp ứng như cầu và sự phát triển của ngành trong tương lai.

Trước mắt, cần tiến hành điều tra đánh giá đúng thực lực đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động của ngành du lịch, dựa vào kế hoạch và chính sách đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cả về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và khả năng giao tiếp, ứng xử, đào tạo đội ngũ tiếp viên chuyên nghiệp hiểu được tâm lý khách đến từ các vùng miền, biết được đặc tính dân tộc, trạng thái tâm lý của du khách có như thế mới đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong những năm trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh.

Thực hiện và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng mới, đào tạo lại đội ngũ lao động trong ngành du lịch, nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định cho ngành du lịch. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên phục vụ, giáo dục bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tu dưỡng văn hoá, tố chất nghiệp vụ, ý thức phục vụ, trình độ ngoại ngữ, phong cách giao tiếp đảm bảo cho nhân viên làm việc trong ngành du lịch, luôn yêu nghề và gắn bó với công việc. Sau đó, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm với các tổ chức, các công ty. Ngoài ra, còn tham gia vào các hội thảo rút kinh nghiệm các tỉnh trong nước.

Hợp tác với các tỉnh trong nước và khu vực để mở các lớp đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn (buồng bàn, bar, lễ tân, bếp và ngoại ngữ) cho đối tượng này tại tỉnh Bo Kẹo, tại các trường trong khu vực cũng như cử các cá nhân ưu tú cán bộ nguồn đi học những lớp cao cấp về quản lý kinh tế du lịch để về giữ chức cụ cán cốt trong ngành. Tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch, tăng cường hợp

tác, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học ở các tỉnh và các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực và thế giới tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch của tỉnh trung và dài hạn.

3.3.6. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch

Quản lý nhà nước của ngành du lịch những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đang kể, điều đó là nhờ vào các cấp chính quyền quản lý tổ chức thực hiện tốt. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trong thời gian sắp tới đạt hiệu quả cao, nhằm phát triển du lịch nhanh, bền vững, chúng ta cần tập trung quan tâm vào các công việc sau đây:

- Dựa vào các cơ sở pháp lý của nhà nước và tình hình thực tế của tỉnh, chính quyền tỉnh đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các chủ thể kinh tế, chủ thể có quyền sử dụng đất tài nguyên du lịch được trực tiếp hoặc cùng phối hợp khai thác, đầu tư kinh doanh du lịch không giới hạn ở các ngành nghề chuyên môn. Để các nhà đầu tư an tâm đầu tư vào nhiều hơn.

- Nghiên cứu thị trường khách du lịch bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế, để có cơ chế chính sách thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch của tỉnh. Đối với thị trường nội địa cũng cần có cơ chế chính sách phù hợp khai thác tối đa các khu du lịch nhằm thu hút số lượng khách lớn lao tham quan du lịch ở tỉnh Bo Kẹo.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chính sách phát triển du lịch, kiên quyết cắt giảm những khâu, phức tạp gây phiền phức cho các nhà đầu tư, giáo dục xây dựng tinh thần trách nhiệm, đạo đức phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính, xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực, gây phiền hà, hạch sách, tạo môi trường thật sự thông thoáng, để thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

- Đào tạo trình độ chuyên môn quan lý nhà nước về du lịch là quá trình tác động của các cơ quan quản lý hoạt động du lịch đến các đối tượng quản lý

nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các lĩnh vực. cải thiện bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thích hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành kinh tế chủ lực. Dựa vào các chính sách pháp luật của nhà nước sở Du lịch phải có biên chế cho những cán bộ đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý, tiến hành ra soát và tổ chức lại hệ thống các ban quản lý các khu du lịch, xây dựng và ban hành chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác thống nhất của ban quản lý khu du lịch, điều chỉnh bổ sung quy chế quản lý các khu du lịch cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Lào giai đoạn 2010-2015 - 13


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Tổ chức không gian du lịch dựa theo những giá trị và sự phân bổ nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng phát triển du lịch và nhu cầu khách du lịch. Trên cơ sở không gian phát triển du lịch, sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc thù từng khu vực, từng địa phương. Đồng thời, đưa ra các dự án phát triển du lịch với những mức độ và quy mô đầu tư khác nhau, nhằm khai thác đồng bộ, có hiệu quả tiềm năng du lịch của từng vùng, lãnh thổ. Điều này cũng tránh được sự đơn điệu, trùng lặp của các sản phẩm du lịch của từng vùng, lãnh thỗ. Cần đưa ra các dự án phát triển du lịch theo vùng, lãnh thổ theo thứ tự ưu tiên. Ưu tiên đó có thể là: ưu tiên về giá trị, ưu tiên về sự thu hút khách, ưu tiên về du lịch theo mùa...

KẾT LUẬN


Bo Kẹo là một trung tâm phân phối khách du lịch miền Bắc và là tỉnh có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú phù hợp với yêu cầu tham quan của du khách trong nước và nước ngoài. Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cơ sở hạ tầng được xây dựng cải thiện khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, đường giao thông “đường ô tô, đường sông, đường hàng không” được nâng cấp theo hướng hội nhập với các tỉnh trong nước và đồng thời hội nhập với các nước trong khu vực để cùng nhau phát triển. Du lịch Bo Kẹo cũng đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, tạo việc làm, tăng thu nhập của một bộ phận cư dân trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Bo Kẹo còn bộc lộ không ít những yếu điểm như số lượng doanh nghiệp hoạt động du lịch còn ít, đầu tư của Trung ương và địa phương chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, trình độ phục vụ của các doanh nghiệp làm du lịch còn nhiều hạn chế, lao động du lịch vừa thiếu vừa yếu, quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch trên địa bàn còn bộc lộ nhiều bất cập.... Những yếu kém trong phát triển du lịch ở Bo Kẹo thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành nói chung và của mỗi doanh nghiệp hoạt động du lịch nói riêng, vừa hạn chế sự phát triển của ngành, vừa chưa khai thác tối ưu tiềm năng của địa phương.

Tỉnh Bo Kẹo có điều kiện thuận lợi cơ bản là có biên giới (vùng Tam giác vàng) giáp Thái Lan và Myanma với đặc điểm mọi tiểu vùng khí hậu ôn đới, là địa hình lý tưởng cho quy hoạch một khu du lịch rộng lớn với hang động, sông suối dạng “sơn thuỷ hữu tình”. Du lịch Bo Kẹo đang đứng trước nhiều cơ hội để có thể đột phá, đồng thời cũng phải đối mặt với không ít thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài. Bối cảnh đó đòi hỏi cần có một chiến lược đúng đắn, dài hạn và phù hợp trên cơ sở nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, thấu đáo cả về lý luận và thực tiễn phát triển du lịch trên địa bàn. Hơn nữa, du lịch

nói chung và du lịch Bo Kẹo nói riêng là ngành đặc thù, chịu tác động của nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Do đó, phát triển du lịch cũng cần đặt trong mối quan hệ tổng thể với phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Tính hiện thực, khả thi của việc đưa du lịch Bo Kẹo trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, đạt hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội - môi trường đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, nhất quán với sự đồng thuận của các cấp quản lý, các doanh nghiệp và nỗ lực của mỗi cán bộ, mỗi người dân trên địa bàn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tiếng Việt

1. Báo cáo tổng kết 5năm (2001 - 2005) và kế hoạch phát triển kinh tê - xã hội (2006 - 2010) của tỉnh Bo Kẹo.

2. Báo cáo tổng kết năm 2010-2015 sở văn hoá thông tin tỉnh Bo Kẹo.

3. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 107 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và cấp thể hướng dẫn viên du lịch.

4. Trần Mạnh Chi (2007), Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

5. Chiến lược phát triển du lịch 2007 - 2010 Số 085/DL-BK ngày 15/1/2008 sở du lịch tỉnh BoKẹo.

6. Chiến lược phát triển du lịch năm 2006 - 2020 CHDCND Lào 2006.

7. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 – 2020 tỉnh Bo kẹo.

8. Vũ Đức Cường (2003), Phát triển du lịch ở Quảng Ninh, thực trạng, phương hướng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

9. Dung Văn Duy (2004), Du lịch trong chuyến dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình Thuận,

Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

10.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.Giáo trình kinh tế du lịch (2008), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 12.Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình quản lý kinh

tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13.Hum Phăn Khưa Pa Sít (2008), Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra bang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

14. Kham Kâng Phiu Van Na (2006), Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

15.Kham Xome KẸO PA SEUTH (2009), Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống tưới vùng Đồng bằng Thông Phào Hạo tỉnh Bo Kẹo, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

16. Kỷ niệm 20 năm trưởng thành và phát triển tỉnh Bo Kẹo 15. 6. 1983 – 15. 6. 2003

17.Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hoá, thực trạng và giải pháp phát triển, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

18.Luật du lịch CHDCND Lào ban hành số 10 /QH ngày 9 / 11 /2005.

19.Trần Hữu Nam (2003), Những giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

20.Quảng cáo trên website (www.gibbonx.org)

21.Sách dân tộc năm 2003 tỉnh Bo Kẹo NXB Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh

22. PGS. Đức Siêu ( 2004 ), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hóa.

23.Thời báo kinh tế 2007 - 2008, Du lịch Việt Nam trên đường trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

24. Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm quản lý và thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2000 - 2010, kế hoạch 2010 - 2015.

25. Tổng kết năm 2009 - 2010, kế hoạch 2010 - 2015 sở du lịch tỉnh Bo Kẹo.

26.Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tỉnh Kiên Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

27.Trần Ngọc Tư (2000), Phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc Tiềm năng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

28.Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

29. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng nhân dân cách Mạng Lào năm 2006.

30.Đổng Ngọc Vinh - Vương Lôi Đình (2000), Sách kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ, Hà Nội.

31.www.googlecom.vn, Thư viện giáo án điện tử. 32.www.goole.hd, phong tục tập quán Việt nam 33.www.google.com.vn, pháp lệnh du lịch.doc 34.http:// www.dulichvietnam.com.vn

35.http:// www.vietnamtourism.gov.vn

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023