Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật

Lễ hội đã tạo nên “tấm thảm muôn màu. Mọi sự ở đó đều đan quyện vào nhau, thiêng liên và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và khốn khổ, cô đơn và kết đoàn, trí tuệ và bản năng”.

Lễ hội gồm hai phần: Phần nghi lễ và phần hội.

- Phần nghi lễ: là những nghi lễ nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian.

- Phần hội: diễn ra những hoạt động điển hình của tâm lí cộng đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên.

Lễ hội xuất hiện vào thời điểm linh thiên của sự chuyển tiếp giữa hai mùa, đánh dấu sự kết thúc một chu kì lao động, bước sang một chu kì mới.

Nghiên cứu, đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích phát triển du lịch, cần chú ý những đặc điểm sau:

+ Tính mùa của lễ hội: Các lễ hội không phải diễn ra quanh năm mà chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân. Thời gian tiến hành lễ hội khoảng 1 – 2 tháng hoặc có khi chỉ vài ngày.

+ Quy mô của lễ hội: Các lễ hội có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Điều này ảnh hưởng tới hoạt động du lịch nhất là khả năng thu hút khách du lịch.

+ Các lễ hội thường được tổ chức tại các di tích lịch sử văn hóa. Điều đó cho phéo khai thác hiệu quả hơn cả di tích và lễ hội vào mục đích du lịch.

* Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Có thể nói du lịch dân tộc vẫn còn là những bí ẩn mà mỗi du khách đều muốn khám phá. Những đặc thù của từng dân tộc, đó chính là những tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc vẫn luôn có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch.

Đồng thời những nét đặc sắc và phong phú của các yếu tố về dân tộc học có ý nghĩa quan trọng trong việc quy định các loại hình du lịch đa dạng như du lịch văn hóa, du lịch về cội nguồn, du lịch cộng đồng...

Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp - 4

* Làng nghề thủ công truyền thống

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống: đã trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn được khai thác phục vụ đắc lực cho hoạt động du lịch. Nghề thủ công truyền thống với

những sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo léo của dân lao động mà còn thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người.

* Các tài nguyên du lịch nhân văn khác

- Các đối tượng văn hóa, thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện: Đó chính là các trung tâm khoa học, các trường đại học, thư viện lớn, bảo tàng, trung tâm tổ chức liên hoan âm nhạc, phim ảnh quốc tế, các sự kiện thể thao... đều có sức hút thu hút khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu, vui chơi với nhiều mục đích khác nhau. Do vậy, những thành phố có các đối tượng văn hóa trung tâm du lịch văn hóa của các quốc gia, vùng và khu vực đồng thời là những hạt nhân của các trung tâm du lịch.

- Ngoài ra các đặc sản địa phương và các món ăn dân tộc với nghệ thuật chế biến cao cũng là những tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, đặc biệt hấp dẫn du khách.

Như vậy, sự phát triển của du lịch có mối liên hệ mật thiết với tài nguyên và môi trường du lịch. Du lịch không thể phát triển nếu thiếu tài nguyên và tách rời khung cảnh môi trường du lịch hoạt động. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành các chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.

1.1.7.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị

Dân cư và lao động

Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số dân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều.

Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Ngoài ra, cần nghiên cứu cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì nhu cầu về du lịch của dân cư càng lớn, chất lượng dịch vụ càng đa dạng.

Trong nội bộ nền kinh tế, hoạt động của một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp và cả giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch.

Công nghiệp phát triển tạo những tiền đề nâng cao thu nhập của người lao động, làm tăng khả năng đi du lịch. Đồng thời, sản xuất ra được những vật liệu đa dạng để xây dựng các cơ sở dịch vụ và hàng loạt hàng hóa các loại đáp ứng nhu cầu của khách.

Nông nghiệp cũng có ý nghĩa rất lớn vì du lịch không thể phát triển nếu như không đảm bảo việc ăn uống cho khách du lịch. Trong những ngày du lịch, du khách cần có nguồn thực phẩm đa dạng từ nông nghiệp, trong đó các món đặc sản đã trở thành tài nguyên du lịch.

Giao thông cũng là một trong những tiền đề quan trọng để phát triển du lịch. Nhờ mạng lưới giao thông hoàn thiện mà du lịch có điều kiện phán triển với tốc độ nhanh. Ngày nay, con người có thể rút ngắn các khoảng cách về địa lí bằng phương tiện giao thông hiện đại, cho phép tiết kiệm thời gian đi lại và kéo dài thời gian lưu trú. Bên cạnh tốc độ, sự đảm bảo về an toàn, tiện nghi, cùng giá thành hạ làm cho hoạt động vận tải ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành du lịch. [15]

Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội

Du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hòa bình, ổn định trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Ngược lại, du lịch cóc tác dụng đến việc cũng cố hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế, con người thể hiện nguyện vọng của mình được sống, lao động trong hòa bình và tình hữu nghị.

Điều kiện đảm bảo về y tế trước các dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lí và nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, các tai biến thiên nhiên (động đất, sóng thần...) gây mất an toàn cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển du lịch

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch mang tính chất kinh tế - xã hội và là sản phẩm của sự phát triển xã hội, đó là nhu cầu của con người về khôi phục sức khỏe và khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sống.

Các mạng khoa học – công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế

Những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong thế kỉ XX và sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa là những yếu tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch.

Đô thị hóa

Trong quá trình đô thị hóa, bên cạnh những đóng góp tích cực, còn rất nhiều mặt trái làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người như tiếng ồn, lao động căng thẳng... Từ những mặt trái đó, nghỉ ngơi, giải trí trở thành một trong những nhu cầu không thể thay thế được của người dân thành phố. Nhu cầu này đã làm xuất hiện một loạt các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch ngắn ngày đã trở nên phổ biến. [15]

Điều kiện sống

Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt tới trình độ nhất định. Một trong những yếu tố then chốt là mức thu nhập thực tế của mỗi người trong xã hội. Không có mức thu nhập cao thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi, du lịch. Nhìn chung, ở các nước phát triển có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao, nhu cầu và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ.

Thời gian rỗi

Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người thiếu thời gian rỗi. Nó thực sự trở thành mộ trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch. Thời gian rỗi là thời gian cần thiết để con người nâng cao học vấn, phát triển trí tuệ, hoàn thành các chức năng xã hội, tiếp xúc với bạn bè và vui chơi giải trí. [15]

1.1.8. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật‌


Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẫy cho mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch. Trong cơ sở hạ tầng, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu. Đồng thời, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới cung cấp điện – nước sạch cũng là những thành phần phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch.

* Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải

Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Chính vì thế, du lịch phụ thuộc vào giao thông (mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông). Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố giao thông. Việc phát triển giao thông cho phép mau chóng khai thác các nguồn tài nguyên du lịch.

Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận lợi, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Mỗi loại giao thông có những đặc điểm riêng biệt

tác động tích cực đến hoạt động du lịch. Giao thông bằng ô tô tạo điều kiện cho du khách dễ dàng đi theo lộ rình đã lựa chọn; giao thông đường sắt rẻ tiền; giao thông đường không tuy đắt tiền nhưng nhanh và tiết kiệm được thời gian đi lại; giao thông đường thủy tuy chậm nhưng kết hợp với tham quan giải trí dọc sông hoặc ven biển. [15]

* Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong hoạt động du lịch, thông tin liên lạc đảm bảo việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng, các nước. Đặc biệt trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại nói chung cũng như ngành du lịch nói riêng càng không thể thiếu được thông tin liên lạc. Mạng lưới thông tin liên lạc ngày càng trở nên phong phú và hiện đại hơn trước đã tạo những điều kiện tiện ích, rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, giảm giá thành sản phẩm cho du khách. Đây là những điều kiện thuận lợi hấp dẫn du khách và triển khai hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch.[15]

* Mạng lưới cung cấp điện – nước sạch

Hệ thống các công trình cấp điện và nước sạch là điều kiện cần thiết đảm bảo nhu cầu tối thiểu của khác du lịch tại các điểm đến. Hệ thống điệ đảm bảo cho các hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên và liên tục. Hệ thống thiết bị xử lí cấp thoát nước, giảm lượng chất thải và xử lí chất thải đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật quy định vừa tạo ra những điều kiện đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho du khách và các hoạt động du lịch, vừa tạo ra môi trường trong sạch hấp dẫn du khách. Đồng thời đó cũng là một trong những yêu cầu quan trọng để mỗi doanh nghiệp du lịch, mỗi địa phương, mỗi quốc gia phát triển du lịch bền vững. [15]

Cơ sở vật chất – kĩ thuật

Cơ sở vật chất – kĩ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu khách du lịch. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng găn liền với việc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật.

Cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất – kĩ thuật của ngành và một số ngành kinh tế quốc dân tham gia vào phục vụ du lịch như thương mại, dịch vụ...

* Cơ sở lưu trú du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam “cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khác lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu”. [6]

Có nhiều loại hình cơ sở lưu trú, nhưng nhìn chung các cơ sở lưu trú bao gồm: “khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác”[6]

Trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch thì khách sạn đóng vai trò quan trọng và mang lại nguồn lợi lớn nhất. Chính vì vậy, trong kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh khách sạn chiếm vị trí hàng đầu.

* Mạng lưới cửa hàng ăn uống, dịch vụ thương mại

Đây là một bộ phận trong cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ du lịch. Mục đích là đáp ứng nhu cầu về ăn uống, mua sắm hàng hóa của khách du lịch (trong nước cũng như quốc tế) bằng việc bán các mặc hàng đặc trưng cho du lịch, hàng thực phẩm và các hàng hóa khác.

* Cơ sở thể thao

Cơ sở thể thao là một bộ phận của cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch. Chúng có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kì nghỉ của du khách, làm cho kì nghỉ đó trở nên tích cực hơn. Các cơ sở thể thao gồm có các công trình thể thao, các phòng thể thao hay trung tâm thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi loại (bể bơi, xe đạp nước, cầu trượt nước, cho thuê xe ô tô...).

Ngày nay, công trình thể thao là một bộ phận không thể tách rời khỏi cơ sở vật chất – kĩ thuật của các trung tâm du lịch. Chúng làm tăng hiệu quả sử dụng của khách sạn, khu nghỉ ngơi và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch.

* Cơ sở y tế chữa bệnh

Các cơ sở y tế chữa bệnh có mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. Cơ sở vật chất – kĩ thuật ở đây bao gồm các trung tâm chữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng mặt trời, bùn, các món ăn kiêng...), các phòng y tế với các trang thiết bị trong đó (phòng tắm hơi, massage,...).

* Cơ sở vui chơi giải trí hoạt động thông tin văn hóa

Các cơ sở này nhằm mục đích giúp cho khách vui chơi, giải trí, mở rộng kiến thức văn hóa xã hội, tạo điều kiện giao tiếp, quản bá về truyền thống, thành tựu văn hóa của các dân tộc. Chúng bao gồm các cơ sở vui chơi giải trí, các trung tâm văn hóa, thông tin, phòng

chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triễn lãm và có thể được bố trí hoặc trong khách sạn hoặc hoạt động độc lập tại các trung tâm du lịch.

* Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác

Cơ sở này là điều kiện bổ sung, giúp cho khách sử dụng hiệu quả hơn thời gian du lịch, tạo thêm sự thuận tiện khi họ lưu trú tại điểm du lịch. Các dịch vụ bổ sung bao gồm trạm xăng dầu, trạm cấp cứu (ở biển hoặc núi), xưởng sữa chữa dụng cụ thể thao, hiệu cắt tóc, giặt là, tiệm thẩm mĩ, các cửa hàng dịch vụ về ảnh...

Tại các điểm du lịch, chúng góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch. Chính các dịch vụ này trong hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra và thực hiện toàn bộ sản phẩm du lịch.

Tóm lại, các nhân tố ảnh hưởng nói trên là động lực thúc đẩy cho hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ. Mỗi một nhân tố có những chức năng và đặc điểm tác động khác nhau. Tuy nhiên, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, cùng tác động lên các hoạt động du lịch. Sự hiện diện của tấc cả các nhân tố chính là đảm bảo cho hoạt động phát triển du lịch mạnh mẽ nhất, nếu thiếu một trong những nhân tố trên, sự phát triển của du lịch sẽ không thể diễn ra một cách bình thường mà có thể bị ngưng trệ.

1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch‌


Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch được sử dụng rất khác nhau giữa các nước. Đối với nước ta, trong báo cáo Quy hoạch tổng thể Du lịch Việt Nam đến năm 2010, các nhà khoa học đã đưa ra 5 cấp phân vị trên quy mô lãnh thổ quốc gia bao gồm: điểm du lịch

– trung tâm du lịch - tiểu vùng du lịch – á vùng du lịch – vùng du lịch. Điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam ( 2005) còn đưa thêm khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch trong thực tế ở quy mô nhỏ hơn như cấp Tỉnh.Trong phạm vi cấp tỉnh như BR - VT có các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch chính sau:

1.2.1. Điểm du lịch‌


Là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ, sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch tương đối lớn. Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa – lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Điểm du lịch có thể phân thành 2 loại: điểm du lịch tài nguyên và điểm du lịch chức năng.

Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”[6]. Thời gian lưu lại của khách du lịch ở điểm du lịch tương đối ngắn (không quá 1 - 2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch ( trừ các điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ của cơ quan. ). Các điểm du lịch cần còn có thể phân thành 4 nhóm: điểm du lịch tự nhiên, điểm du lịch văn hóa, điểm du lịch đô thị và điểm đầu mối giao thông.

Còn theo cấp quản lí thì có điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch địa phương.

Điểm du lịch quốc gia phải đủ các điều kiện sau: có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất 100 nghìn lượt khách tham quan một năm

Điểm du lịch địa phương phải đủ các điều kiên sau: có tài nguyên di lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan cuả khách du lịch; có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 10 ngìn lượt khách tham quan một năm.

1.2.2. Khu du lịch‌


“ Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.”[6].

Hiện nay ở nước ta phổ biến các khu du lịch được xây dựng trên nền tảng các cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, các di tích hoặc cụm di tích văn hóa – lịch sử, nơi có các danh lam thắng cảnh… và xây dựng thêm các công trình nhân tạo khác để phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ và vui chơi của du khách.

1.2.3. Cụm du lịch‌


Cụm du lịch là một khu vực tập trung nhiều điểm du lịch và mật độ tương đối dày, có sản phẩm du lịch chuyên môn hóa với hạt nhân và các điểm du lịch bao quanh. Dựa trên thực trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, khả năng khai thác tài nguyên du lịch mà xác định ra cụm du lịch đang hoạt động và cụm du lịch tiềm năng.

1.2.4. Trung tâm du lịch‌


Đây là một cấp hết sức quan trọng. Đặc trưng của nó là nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ. Trung tâm du lịch có cơ sở hạ tầng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2023