Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp - 2

du lịch được khai thác sớm, không có sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch nên chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế cũng như thời gian lưu trú khách khách nội địa thấp. Ngành du lịch BR – VT chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có từ lợi thế của Địa phương. Đó là lí do Tôi chọn đề tài “ Phát triển du lịch tỉnh Bà RịaVũng Tàu: Hiện trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sỹ, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong sự phát triển ngành Du lịch Tỉnh nhà.

2. Mục tiêu nghiên cứu‌


Đúc kết lý luận và thực tiễn phát triển du lịch để phân tích hiện trạng phát triển du lịch tỉnh BR– VT; trên cở sở đó để xây dựng các định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh BR – VT đến năm 2020.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu‌


Tổng quan và đúc kết cơ sở lý luận lí luận về phát triển du lịch.

Khảo sát, kiểm kê nhằm thu thập tư liệu về các nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh BR – VT.

Phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh BR – VT giai đoạn 2002 – 2012.

- Xây dựng các định hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch tỉnh BR – VT trong giai đoạn 2013 -2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

4. Phạm vi nghiên cứu‌


Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp - 2

Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch. Không gian: Trên địa bàn tỉnh BR – VT.

Thời gian: Phân tích hiện trạng giai đoạn 2002 – 2012 và định hướng đến 2020.


5. Lịch sử nghiên cứu đề tài‌


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ( 2005) Viện quy hoạch Đô Thị Nông Thôn – Bộ Xây Dựng; Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch Mice tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2008), Trường trung học nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu – chủ nhiệm đề tài Phùng Đức Vinh; Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ( 2009) Nguyễn Thị Hồng; Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững huyện Côn Đảo ( 2009) Lê Thị Lợi; Tài nguyên du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thực trạng

và giải pháp khai thác để phát triển các loại hình du lịch (2011), Biền Thị Hoàng Anh - Trường cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa – Vũng Tàu.

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.‌


6.1. Các quan điểm nghiên cứu.

6.1.1. Quan điểm hệ thống

Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống được hình thành từ nhiều phân hệ: phân hệ du khách, phân hệ tài nguyên du lịch, phân hệ công trình kỹ thuật, phân hệ cán bộ nhân viên du lịch và phân hệ điều hành. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung.

6.1.2. Quan điểm lãnh thổ

Quan điểm lãnh thổ cho rằng các đối tượng địa lý được phân bố trong một lãnh thổ nhất định sẽ có những đặc điểm riêng. Xem xét hoạt động du lịch trong mối quan hệ với đặc điểm của lãnh thổ nhằm khái quát được đặc trưng của du lịch trên từng địa bàn nghiên cứu. Để mang lại hiệu quả cao trong phát triển du lịch cần tìm ra được sự khác biệt trong từng đơn vị lãnh thổ, từ đó đưa ra được các hướng phát triển du lịch phù hợp, tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc trưng cho lãnh thổ, khai thác những thế mạnh và khắc phục những hạn chế.

6.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Mỗi sự kiện, mỗi hiện tượng địa lý kinh tế - xã hội diễn ra đều có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử phát sinh và phát triển của chúng. Sự phát triển của du lịch BR – VT cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vì thế, cần quán triệt quan điểm lịch sử - viễn cảnh để phân tích và lí giải thấu đáo bản chất của sự phát triển du lịch địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

Đây là quan điểm bao trùm và có tính định hướng trong nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi khi phân tích, đánh giá và đề xuất phát triển du lịch phải chú ý đảm bảo hài hòa đồng thời cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

6.1.5. Quan điểm tổng hợp

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiệu quả phát triển du lịch liên quan đến hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái. Quan điểm tổng hợp cho phép nghiên cứu vấn

đề trên cơ sở nhận thức đầy đủ các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình phát triển của các đối tượng trên cùng một lãnh thổ.

6.2. Các phương pháp nghiên cứu.

6.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu thông tin du lịch

Sau khi thu thập tài liệu, tác giả xử lý và phân tích tài liệu theo nội dung cơ bản của đề tài. Nguồn tài liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm các tài liệu chuyên khảo, các văn bản liên quan về du lịch, các số liệu thống kê của các cơ quan ban ngành, một số luận văn, khóa luận, đề tài nghiên cứu của các tác giả trước, một số tạp chí, trang báo điện tử, một số văn bản pháp luật, văn bản báo cáo,…

6.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Thực hiện phương pháp thực địa, tác giả có cơ sở thực tế để so sánh và kiểm chứng tính xác thực của vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhiều lần đi khảo sát các tuyến, điểm tài nguyên và điểm du lịch của Tỉnh. Qua đó tìm hiểu tình hình phát triển du lịch các địa điểm thông qua người dân, du khách và các cấp quản lý.

6.2.3. Phương pháp biểu đồ, bản đồ

Đây là phương pháp đặc thù trong nghiên Địa lý nói chung và Địa lý du lịch nói riêng. Các mối liên hệ về không gian, thời gian, số lượng, chất lượng của các đối tượng Địa lý du lịch khó có diễn tả một cách ngắn gọn trong luận văn, nếu không có sự hỗ trợ của biểu đồ, bản đồ.

6.2.4. Phương pháp GIS (thông tin địa lý)

Phương pháp bản đồ cho phép thể hiện các đối tượng địa lý trên một lãnh thổ nhất định một cách trực quan. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả sử dụng kỹ thuật GIS và phần mềm MapInfo 10.5 để xây dựng bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên du lịch và bản đồ thực trạng phát triển du lịch và bản đồ quy hoạch du lịch BR – VT.

7. Cấu trúc luận văn‌


Phần mở đầu.

Phần nội dung.

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch.

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh BR – VT giai đoạn 2002 – 2012.

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh BR – VT đến năm 2020.

Phần kết luận.

Tài liệu tham khảo.

Phụ lục

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH‌


1.1. Các lí luận cơ bản về du lịch‌


1.1.1. Định nghĩa về du lịch‌


Trên thế giới, các học giả nghiên cứu về du lịch đã đưa ra các định nghĩa về du lịch khác nhau tùy vào hoàn cảnh và góc độ nghiên cứu, nên mỗi người có một định nghĩa khác nhau về du lịch. Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới, tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc thuật ngữ này. Điều này đúng như nhận định của một chuyên gia về du lịch: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”.

Thoạt đầu du lịch chỉ được hiểu là đi khỏi nơi cư trú thường xuyên nhằm thực hiện một công việc gì đó. Theo tiếng Hy Lạp, du lịch được gọi là “ Tonos” - có nghĩa là đi một vòng, hay “Tour” (Theo tiếng Pháp) có nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi,… Ở Việt Nam, thuật ngữ du lịch được phiên âm theo tiếng Hán, trong đó từ “du” có nghĩa là đi chơi, từ “lịch” có nghĩa là sự từng trải. như vậy, nhìn chung về nguồn gốc của thuật ngữ này là cuộc hành trình đi một vòng, từ một nơi này đến một nơi khác và quay trở lại.

Theo Liên Hiệp Quốc Tế các tổ chức lữ hành chính thức IUOTO (International Union of Official Travel Organization) định nghĩa: “ Du lịch được hiểu là một hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một công việc kiếm tiền sinh sống”. Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Roma - Italia (21/08- 05/09/1963) thì đề cập đến các mối quan hệ với du lịch: “Du lịch tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân, hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ở nước ngoài với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của họ”.

Theo I.I. Pirojnik (1985) cho rằng: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với di chuyển và lưu tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.

Như vậy, có thể thấy rõ được sự khác nhau về quan niệm du lịch. Tuy nhiên theo thời gian các quan niệm này dần hoàn thiện. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, quan niệm phổ biến được công nhân rộng rãi là quan niệm được trình bày trong Luật du lịch Việt Nam. Trong Luật du lịch Việt Nam thì du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[6]

Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng trong điều kiện của nước ta hiện nay thì khái niệm về du lịch được trình bày trong Luật du lịch Việt Nam ngày càng được sử dụng rộng rãi.

1.1.2. Định nghĩa một số hình thức du lịch đặc thù‌


- Du lịch bền vững: là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.

- Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.

- Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

1.1.3. Tài nguyên du lịch‌


Định nghĩa

Theo Nguyễn Minh Tuệ định nghĩa về tài nguyên du lịch như sau: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp với du khách, đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững”[15].

Phân loại tài nguyên du lịch

Theo luật du lịch Việt Nam thì tài nguyên du lịch được phân thành 2 nhóm: Tài nguyên du lịch tự nhiên: bao gồm địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật...‌

Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm có các loại di tích, lễ hội, làng nghề, văn hóa - văn nghệ dân gian, ẩm thực,…

1.1.4. Các loại hình du lịch‌


Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây.

Phân loại theo phương thưc hợp đồng


Du lịch trọn gói Du lịch từng phần

Phân chia theo môi trường tài nguyên


Du lịch thiên nhiên Du lịch văn hoá

Phân loại theo mục đích chuyến đi


Du lịch tham quan Du lịch giải trí

Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch khám phá Du lịch thể thao Du lịch lễ hội

Du lịch tôn giáo

Du lịch nghiên cứu (học tập) Du lịch hội nghị

Du lịch thể thao kết hợp Du lịch chữa bệnh

Du lịch thăm thân Du lịch kinh doanh

Phân loại theo lãnh thổ hoạt động


Du lịch quốc tế Du lịch nội địa Du lịch quốc gia

Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch

Du lịch miền biển Du lịch núi

Du lịch đô thị Du lịch thôn quê

Phân loại theo phương tiện giao thông


Du lịch xe đạp Du lịch ô tô

Du lịch bằng tàu hoả Du lịch bằng tàu thuỷ Du lịch máy bay

Phân loại theo loại hình lưu trú


Khách sạn

Nhà trọ thanh niên Camping Bungaloue

Làng du lịch


Phân loại theo lứa tuổi du lịch


Du lịch thiếu niên Du lịch thanh niên Du lịch trung niên

Du lịch người cao tuổi


Phân loại theo độ dài chuyến đi


Du lịch ngắn ngày Du lịch dài ngày

Phân loại theo hình thức tổ chức


Du lịch tập thể Du lịch cá thể Du lịch gia đình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2023