Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Phát Triển Du Lịch 84743

1.1.5. Sản phẩm du lịch


Định nghĩa

Sản phẩm du lịch là một tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.

Sản phẩm du lịch= Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch.[14]

Tóm lại có thể hiểu chung, sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cho du khách, nó được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên và nhân văn trên cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, cơ sở nào đó.

Cơ cấu của sản phẩm du lịch:

Nội dung cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng, liên quan đến rất nhiều ngành nghề và có thể phân ra các thành phần chủ yếu sau:

Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách): bao gồm các điểm du lịch, tuyến du lịch để thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách. Đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của quốc gia, các vùng,…[14]

Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch): bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ thuật phục vụ cho vui chơi giải trí của khách du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách[14].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Dịch vụ du lịch: đây được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch, việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh du cung cấp. Sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh du cung cấp cho du khách ngoài một số sản phẩm vật chất hữu hình như ăn, uống thì phần nhiều thể hiện bằng các loại dịch vụ. Dịch vụ du lịch là một qui trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lí các dịch vụ đơn lẻ tạo, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh[14].

Các đặc tính của sản phẩm du lịch:

Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp - 3

Tính tổng hợp Tính không dự trữ

Tính không thể chuyển dịch

Tính dễ dao động (dễ bị thay đổi)

Tính thời vụ


1.1.6. Chức năng của du lịch‌


1.1.6.1. Chức năng xã hội

Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo. Do du lịch là ngành thu hút rất lớn lao động. Theo thống kê của UNWTO, lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch hiện chiếm hơn 10,7% tổng lao động trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hàng năm, ngành du lịch tạo ra thêm 15000 - 20000 chỗ làm việc trực tiếp trong các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch. Với sự phát triển của du lịch, dân cư có nhiều cơ hội được đào tạo nghề, được hưởng hạ tầng kỹ thuật tốt.

Du lịch còn góp phần thỏa mãn những nhu cầu tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống, hồi phục sức khỏe, tái sản xuất khả năng lao động cho con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch hợp lí, bệnh tật của dân cư hiện nay so với thời kì trước trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh tiêu hóa giảm 20% [15]

1.1.6.2. Chức năng kinh tế

Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước. Thu nhập tạo ra trong ngành du lịch là “ thu nhập kép”, khi phát triển một cơ sở dịch vụ này sẽ kéo theo sự phát triển của hàng loạt các hoạt động kinh tế khác. Theo “ The Economics of leisure and tourism “ ( John Tribe): cứ mỗi USD tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo ra khoảng 2 - 3 USD thu nhập gia tăng. Du lịch còn là ngành có đóng góp quan trọng vào nguồn thu của đất nước thông qua nghĩa vụ thuế. Đây còn là ngành xuất khẩu tại chỗ với nhiều ưu thế nổi trội, góp phần quan trọng vào việc thu ngoại tệ, cân bằng cân thanh toán quốc tế[8].

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, sự phát triển du lịch giúp đa dạng hóa và kích thích sự phát triển của các ngành kinh tế khác: giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại…Ngoài ra, còn tăng cường cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật cho cộng đồng, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

1.1.6.3. Chức năng sinh thái

Thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục môi trường thiên nhiên xung quanh. Việc tham quan các danh lam thắng cảnh và môi trường thiên nhiên có ý nghĩa với du khách. Tạo điều kiện cho du khách hiểu biết về tự nhiên và hình thành thói quen bảo vệ môi trường.

Du lịch và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau, du lịch góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện để phát triển du lịch.

1.1.6.4. Chức năng chính trị

Chức năng chính trị của du khách thể hiện ở vai trò của nó như một nhân tố củng cố hòa bình, thúc đẩy giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở những khu vực khác nhau trên thế giới hiểu biết và xích lại gần nhau, tạo tình hữu nghị giữa các dân tộc.

1.1.7. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch‌


1.1.7.1. Vị trí địa lí

Trong quá trình phát triển du lịch, vị trí địa lí được coi là một nguồn lực quan trọng. Vị trí địa lí bao gồm vị trí địa lí về mặt tự nhiên (phạm vi lãnh thổ có giới hạn và tọa độ địa lí), vị trí kinh tế - xã hội và chính trị. Đồng thời vị trí địa lí có ý nghĩa về mặt giao thông, giao lưu trao đổi.

Đối với các hoạt động du lịch, yếu tố quyết định của điều kiện vị trí là điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn. Khi phân tích và đánh giá vị trí địa lí, cần đặt nó trong khung cảnh của vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.

1.1.7.2. Tài nguyên du lịch

Du lịch là ngành có định hướng rõ rệt về tài nguyên. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.

Trong hoạt động du lịch thì tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng nhất. Có thể hiểu tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa lịch sử, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.

Tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng, vì thế có nhiều cách phân loại tùy thuộc vào việc sử dụng các tiêu chí khác nhau.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. Môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nghỉ ngơi được khai thác phục vụ du lịch.

Các thành phần của tự nhiên có tác động mạnh nhất đến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên sinh vật.

* Địa hình

Địa hình là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài. Đối với hoạt động du lịch, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, là nơi xây dựng các công trình phục vụ du khách (cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng... ). Đặc điểm địa hình góp phần quy định các loại hình du lịch. Quan trọng nhất là yếu tố hình thái địa hình và các kiểu địa hình đặc biệt, kết hợp với các di tích tự nhiên có sức hấp dẫn du khách. Đồng thời địa hình phối hợp với các yếu tố tự nhiên khác như khí hậu, thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển.

Các đơn vị hình thái chính của địa hình là miền núi và đồng bằng. Khách du lịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp và đa dạng, những vùng có nhiều đồi núi và họ thường tránh những nơi đơn điệu, tẻ nhạt.

Trong các loại địa hình thì miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với khu du lịch, đặc biệt là các khu vực thuận lợi cho việc tổ chức thể thao mùa đông, các nhà an dưỡng, các trạm nghỉ, các cơ sở du lịch... Trong tài nguyên du lịch miền núi, cùng với địa hình, khí hậu và động – thực vật tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có khả năng tổ chức các loại hình du lịch ngắn ngày cũng như dài ngày.

Ngoài các dạng địa hình chính, các kiểu địa hình đặc biệt có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch như kiểu địa hình Karst và kiểu địa hình bờ biển.

Kiểu địa hình Karst: là kiểu địa hình được tạo thành do dự lưu thông của nước trong các đã dễ hòa tan. Một trong các kiểu Karst được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động Karst. Những cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của hang động Karst rất hấp dẫn khách du lịch. Đây chinh là một nguồn tài nguyên du lịch, một loại hàng hóa đặc biệt có thể sinh lợi dễ dàng. Ngoài hang động Karst, các kiểu địa hình Karst ngập nước cũng có giá trị lớn đối với du lịch.

Các kiểu địa hình bờ biển: có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Địa hình ven bờ có thể tận dụng khai thác du lịch với các mục đích khác nhau: tham quan du lịch theo chuyên đề khoa học, nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước.

* Khí hậu

Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với du lịch, bao gồm hai chỉ tiêu chính: nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như gió, lượng mưa, thành phần lí hóa của không khí, áp suất của khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt.

Để đánh giá cụ thể các điều kiện khí hậu đối với hoạt động du lịch, ngoài các đặc điểm chung của từng khu vực, cần thiết phải đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện đó tới sức khỏe con người và các địa hình du lịch. Những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khác nhau. Để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người các nhà nghiên cứu thường sử dụng chỉ tiêu khí hậu sinh học

Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các huyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch. Tuy nhiên, những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch du lịch cũng cần phải lưu ý, ví dụ như bão, gió mùa Đông Bắc, lũ lụt trong mùa mưa... Tính theo mùa của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu. Theo đó, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng (mùa du lịch cả năm, mùa đông, mùa hè)

* Nguồn nước

Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, hồ chứa nhân tạo, suối, Karst, thác nước, suối phun... Tùy theo thành phần lí hóa học có thể phân thành nước ngọt và nước mặn.

Nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng tùy theo nhu cầu cá nhân, theo độ tuổi và theo nhu cầu quốc gia. Giới hạn nhiệt độ lớp nước trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận được là 18 – 20 �C, ngoài ra cần chú ý đến một số chỉ tiêu khác như tần số và tính chất sóng của dòng chảy, độ sạch của nước. Nguồn nước trên mặt không chỉ cung cấp phục vụ nhu cầu sinh hoạt của khu du lịch mà còn có ảnh hưởng đến các thành phần khác của môi trường sống, điều hòa khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch (làm dịu khí hậu ven bờ...).

Trong tài nguyên nước, nguồn nước khoáng có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch. Đây là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh. Nước khoáng là nước

19

thiên nhiên chứa một số thành phần vật chất đặc biệt hoặc có một số tính chất vật lí có tác dụng sinh lí đối với con người.

Nước khoáng được phân thành các loại sau:

- Nhóm nước khoáng Cacbonic: là nhóm nước khoáng quý có công dụng giải khát rất tốt và chữa một số bệnh như cao huyết áp, sơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về hệ thần kinh ngoại biên

- Nhóm nước khoáng Silic: có công dụng đối với các bệnh đường tiêu hóa, thần kinh, khớp, phụ khoa...

- Nhóm nước khoáng Brom – Iot – Bo: có tác dụng chữa các bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa...

Ngoài ra còn nhiều nhóm nước khoáng khác với các ý nghĩa du lịch chữa bệnh khác nhau.

* Sinh vật

Tài nguyên sinh vật là một dạng tài nguyên đặc bieejtcos ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch, tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, khám phá và nâng cao nhận thức cho du khách. Xu thế hiện nay đang xuất hiện những hình thức mới như khu du lịch sinh thái, khu du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên đối với đối tượng là các loại động – thực vật. Việc tham quan du lịch trong thế giới sinh vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên làm cho con người tăng thêm lòng yêu cuộc sống.

Để phục vụ các mục đích du lịch khác nhau (tham quan, săn bắn, thể thao, nghiên cứu khoa học...), các tài nguyên động – thực vật phải đạt được một số chỉ tiêu nhất định.

Các khối rừng tự nhiên cũng như nhân tạo có ý nghĩa rất lớn trong việc điều hòa khí hậu tạo nên môi trường trong sạch cho hoạt động du lịch. Rừng phòng hộ, các quần thể thực vật ven sông, hồ ở vùng đồng bằng và thung lũng có giá trị đối với loại hình du lịch cuối tuần. Đối với du khách, những loại thực vật không có ở đất nước họ thường có sức hấp dẫn mạnh.

Thế giới động vật vô cùng phong phú cũng có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với du lịch nhận thức và du lịch săn bắn.

* Di sản thiên nhiên thế giới

Theo công ước về Di sản thế giới, “Di sản thiên nhiên là các công trình thiên nhiên được hợp thành bởi những thành tạo vật lí, sinh học hoặc những nhóm thành tạo có giá trị

20

toàn cầu về mặt thẩm mĩ hay khoa học,bởi các thành tạo địa chất và địa mạo, được phân định ranh giới rõ ràng làm nơi sinh sống của các loài thực vật, động vật đang bị đe dọa có giá trị toàn cầu về mặt khoa học hoặc bảo tồn; cũng như các địa điểm tự nhiên hoạc các vùng tự nhiên được phân định ranh giới rõ ràng, có giá trị toàn cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên”. [39]

Mỗi địa điểm tự nhiên muốn được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới phải đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn Ủy ban về Di sản thiên nhiên thế giới. Tiêu chuẩn của một di sản thiên nhiên thế giới có thể là điển hình cho một giai đoạn, quá trình tiến hóa của Trái Đất hoặc những biến đổi sinh thái học, hoặc bao gồm những vùng cư trú tự nhiên của các loài thú bị lâm nguy. Di sản thiên nhiên có thể là một khung cảnh đẹp khác thường, một cảnh quan ngoạn mục hoặc là một khu bảo tồn số lượng lớn các loài động vật hoang dã...

Một di sản thiên nhiên được đệ trình vào danh sách các Di sản thế giới sẽ được coi là có giá trị nổi bật toàn cầu theo tôn chỉ, mục đích của Công ước về Di sản thế giới.

Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn được hiểu ngắn gọn là các đối tượng và hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại, có giá trị văn hóa, tinh thần và phục vụ nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn có những đặc điểm khác biệt so với tài nguyên du lịch tự nhiên.

Theo Luật Du lịch Việt Nam “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tại của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. [6]

Tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhận thức nhiều hơn. Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong thời gian ngắn. Số người quan tâm đến loại hình này thường có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. Loại tài nguyên này thường tập trung ở các điểm quần cư là các thành phố lớn, với ưu thế là hầu như không có tính mùa vụ, ít phụ thuộc vào tài nguyên, tùy thuộc theo sở thích từng người.

Các loại tài nguyên du lịch nhân văn

* Di sản văn hóa thế giới

Di sản văn hóa thế giới là một trong những tài nguyên nhân văn quan trọng nhất, được coi là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch.

Có những tiêu chuẩn riêng để đánh giá di sản văn hóa thế giới. Nhìn chung, các di sản

văn hóa thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hóa của một dân tộc. Một quốc gia mà có di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới sẽ là một tôn vinh lớn cho dân tộc ấy, là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

* Di tích lịch sử - văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Di tích lịch sử văn hóa, anh lam thắng cảnh được phân chia thành:

- Di tích văn hóa khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại. Đa số các di tích này nằm trong lòng đất, còn được gọi là di chỉ khảo cổ bao gồm di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng.

- Di tích lịch sử: những đặc điểm lịch sử của mỗi quốc gia và dân tộc được ghi dấu ở những di tích lịch sử, bao gồm:

+ Di tích ghi dấu về văn tộc học

+ Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng

+ Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược

+ Di tích ghi dấu những kỉ niệm

+ Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động

+ Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến

- Di tích văn hóa nghệ thuật: là các di tích gắn với công trình kiến trúc có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Chúng không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần.

- Danh lam thắng cảnh: là những giá trị văn hóa do thiên nhiên ban cho. Các danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên bao la, hùng vĩ, thoáng đãng mà còn có giá trị nhân văn do bàn tay, khối óc của con người tạo dựng nên và chứa đựng trong đó giá trị của nhiều loại di tích lịch sử văn hóa. Chúng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch. Ở nước ta, hầu hết các danh lam tháng cảnh đều có chùa thờ Phật.

* Lễ hội

Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, hoặc là để giải quyết những lo âu, những khao khát, những ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2023