Vai Trò Của Phát Triển Du Lịch Trong Liên Kết Vùng


Trong đó: Wi: là trọng số của tiêu chí Xi ; Xi: điểm của tiêu chí thứ i;

i= 1→n; n: số tiêu chí

d. Phân hạng điểm DL

Đối với việc xác định mức độ thuận lợi để PTDL, luận án vận dụng công thức của Arman (1975):

Nguồn trích dẫn từ Nguyễn Hà Quỳnh Giao 2015 Điểm tổng hợp là tổng 1

(Nguồn: trích dẫn từ Nguyễn Hà Quỳnh Giao, 2015)

Điểm tổng hợp là tổng điểm của các tiêu chí (đã nhân trọng số) có giá trị cao nhất là 5 và thấp nhất là 1, khoảng cách giữa mỗi bậc là 0,8. Như vậy, điểm tổng hợp sẽ có sự phân hạng theo bảng sau:

Bảng 1.14. Xác định tổng hợp và phân hạng điểm DL‌


TT

Mức đánh giá

Số điểm

Hạng

1

Điểm DL rất thuận lợi

*****

4,21 – 5,0

I

2

Điểm DL thuận lợi

****

3,41 – 4,2

II

3

Điểm DL trung bình

***

2,61 – 3,4

III

4

Điểm DL ít thuận lợi

**

1,81 – 2,6

IV

5

Điểm DL kém thuận lợi

*

1,0 – 1,8

V

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 8

(Nguồn: Tác giả luận án)

1.1.2. Về phát triển du lịch trong liên kết vùng‌

1.1.2.1. Quan niệm

Quan niệm về PTDL trong liên kết vùng rất đa dạng. Để xác định nội hàm của “liên kết vùng DL”, luận án tiếp cận trước hết ở nội hàm cụm từ “liên kết”.


2015).

Theo Từ điên

Tiêńg Viêṭ , “liên kêt́ làviêc

gắn chặt với nhau” (Hoàng Phê,

Trong phạm trù kinh tế, thuật ngữ “liên kết” được sử dụng đầu tiên trong các công trình của Perroux (1955). Trong tác phẩm "Những nguyên lí kinh tế học", ông đã luận chứng về các liên kết theo cách tiếp cận tính lan tỏa dựa vào lí thuyết về “cực tăng trưởng”. Quan điểm của ông là thiết lập “cực tăng trưởng" có sức lan tỏa và sức hút dòng hàng hóa nguyên liệu và lao động trong các khu


vực khác của vùng và ngoài vùng, từ đó thúc đẩy hình thành không gian liên kết kinh tế giữa cực tăng trưởng và các vùng xung quanh. Mỗi cực tăng trưởng như vậy có một vai trò nhất định, dần dần sẽ phát triển và lan tỏa kéo theo các khu vực khác theo vết dầu loang (dẫn theo Nguyễn Văn Huân, 2012).

Với cách tiếp cận nghiên cứu về đầu vào – đầu ra, trong tác phẩm “The

strategy of economic development”, Hirschman (1958) khi đề cập đến liên kết

kinh tế vùng đã sử dụng khái niệm liên kết ngược (backward linkages, upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages) để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành. Ông cho rằng các hiệu ứng liên kết ngược (backward linkage effects) nảy sinh từ nhu cầu cung ứng đầu vào của một ngành nào đó mới được thiết lập; còn hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của các ngành khác đi theo. Hiệu ứng liên kết được xem như các xung lực tạo ra các khoản đầu tư mới thông qua sự vận động của các mối quan hệ đầu vào ­ đầu ra. Đây chính là điểm mấu chốt trong lí thuyết phát triển kinh tế của Hirschman khi ông khuyến nghị cần tập trung đầu tư vào những ngành có các mối liên kết mạnh, lan tỏa phát triển mạnh để thông qua sức lan tỏa của chúng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế loang (tăng trưởng không cân đối) (dẫn theo Nguyễn Văn Huân, 2012).

Dựa trên dòng lí luận này, PTDL trong liên kết vùng được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, ngành. Trong PTDL, liên kết vùng được xem là một xu hướng quan trọng và được đề cập trong chiến lược, quy hoạch PTDL ở quốc gia, vùng

và địa phương. Trong Đề án “Phát triển SPDL đặc thù vùng ĐBSCL” (2010),

TCDL đề cập nội dung “Liên kết phát triển SPDL đặc thù vùng”, trong đó khẳng định tính liên kết trong PTDL xuất phát từ “tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” (dẫn theo trang 41). Chiến lược PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ VH ­ TT – DL (2011) nhấn mạnh “Phát huy hiệu quả tính liên vùng, liên kết vùng và khu vực trong TCLTDL và xây dựng SPDL”.

Dựa trên lí luận và thực tiễn về liên kết vùng DL, luận án đề xuất quan niệm về liên kết vùng DL cũng như PTDL trong liên kết vùng như sau:


Liên kết vùng DL là sự liên kết hợp tác, trao đổi giữa các địa phương, các vùng DL trong việc khai thác TNDL và các nguồn lực DL khác, tổ chức và quản lí các hoạt động DL đảm bảo lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường của các bên tham gia”.

PTDL trong liên kết vùng là PTDL thông qua sự kết nối, hợp tác giữa các cơ quan quản lí nhà nước về DL (chính quyền địa phương, sở ban ngành) và các đơn vị cung ứng dịch vụ DL, các bên liên quan (doanh nghiệp DL, người dân địa phương,…) trên địa bàn 1 vùng DL (liên kết nội vùng) hoặc giữa các vùng DL với nhau (liên kết liên vùng) trên cơ sở các chính sách, cam kết,… đồng thời có sử dụng hệ thống nguồn nhân lực, CSVCKT DL,… nhằm tạo ra hệ thống SPDL chung, phục vụ và thu hút đa dạng đối tượng khách DL”.

1.1.2.2. Vai trò của phát triển du lịch trong liên kết vùng

Thực tiễn phát triển KT – XH, trong đó có DL, đã khẳng định PTDL trong liên kết vùng là xu thế cần thiết bởi những lợi ích của nó đối với DL địa phương và vùng liên kết. Cụ thể:

­ PTDL trong liên kết vùng cho phép khai thác những lợi thế tương đối của địa phương và vùng liên kết về TNDL, về vị trí trong giao thương, về hạ tầng, CSVCKT và các nguồn lực khác cho PTDL;

­ PTDL trong liên kết vùng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cao hơn, từ đó góp phần thu hút đầu tư, thu hút khách DL đến địa bàn liên kết;

­ PTDL trong liên kết vùng cũng góp phần hạn chế tình trạng manh mún, trùng lặp về SPDL giữa các địa phương có sự tương đồng về tài nguyên; góp phần đa dạng hóa các SPDL mang đặc trưng chung của vùng với quy mô và tính

hấp dẫn cao hơn, từ vùng liên kết;

đó tạo ra những lợi ích lâu dài cho các địa phương trong

­ PTDL trong liên kết vùng sẽ giúp du khách có được những trải nghiệm mới sâu sắc và đa dạng, trên nhiều sản phẩm, loại hình DL, trên nhiều không gian và tuyến DL khác biệt. Cũng thông qua liên kết, các điểm đến – chủ thể chính trong các hoạt động liên kết, có thể chia sẻ kinh nghiệm PTDL và đặc biệt


là liên kết để có thể khai thác hiệu quả các phân đoạn thị trường thông qua việc đa dạng hóa SPDL của từng địa phương – điểm đến. Việc phân vùng lãnh thổ DL quốc gia nhằm mục tiêu tăng cường sức hấp dẫn, khả năng cạnh tranh của từng vùng thông qua việc tạo dựng các mối liên kết trong vùng và giữa các vùng cũng như khu vực và quốc tế (Bộ VH ­ TT ­ DL, 2016).

1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch trong liên kết vùng

Dựa trên tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến PTDL (chi tiết mục 1.1.1.3), việc PTDL trong liên kết vùng còn chịu sự chi phối của một số nhân tố riêng biệt. Trong giới hạn, luận án tập trung phân tích các nhân tố sau:

Thnht, TNDL của địa phương PTDL phải có tính đặc sắc và khác biệt so với vùng liên kết. Với tư cách là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra SPDL, tính đặc sắc và khác biệt TNDL sẽ tạo ra lợi thế so sánh cho địa phương, góp phần hình thành các sản phẩm chuyên môn hóa, từ đó bước đầu xác lập các mối liên kết vùng. Mặt khác, việc xác định TNDL đặc thù và khác biệt của từng địa phương sẽ góp phần hạn chế sự trùng lặp trong việc xây dựng SPDL, trong khi tính đặc sắc góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho SPDL. Trên cơ sở xác

định rõ chức năng riêng dựa trên lợi thế TNDL đặc thù của từng địa phương

trong không gian liên kết, tiến tới xây dựng chuỗi giá trị TNDLvà các sản phẩm đặc thù, hấp dẫn.

Thhai, yếu tố hệ thống chính sách có vai trò rất quan trọng đối với sự PTDL trong liên kết vùng. Chính sách được xem là “kim chỉ nam” đối với PTDL trong liên kết vùng. Chính sách đồng thuận và chú trọng của địa phương đối với liên kết vùng sẽ góp phần thúc đẩy nhanh hay chậm, hiệu quả hay không hiệu quả việc PTDL trong liên kết vùng. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống cơ sở pháp lí, thiết lập trung tâm điều hành liên kết vùng cũng góp phần thúc đẩy PTDL trong liên kết vùng. Yếu tố về pháp lí và trung tâm điều hành liên kết sẽ đảm bảo cho việc vận hành liên kết trên cơ sở điều phối hợp lí, kết hợp hài hòa những lợi ích trước mắt và lâu dài giữa các địa phương và vùng liên kết.


Thba, Các yếu tố nguồn lực về CSVCKT DL, CSHT, nhân lực DL,… đóng vai trò đòn bẩy trong việc thúc đẩy sự PTDL trong liên kết vùng. Trình độ

phát triển CSVCKT DL, CSHT, nhân lực DL,… sẽ góp phần thúc đẩy, hoặc

ngược lại, kìm hãm PTDL trong liên kết vùng. Trong một số trường hợp, các yếu tố này quyết định đến sự thành công hay thất bại của PTDL trong liên kết vùng.

Thtư, vị trí, khoảng cách địa lí kết nối giữa địa phương thuận lợi để liên kết DL. Các địa phương liền kề thường sẽ thuận lợi hơn trong việc liên kết. Ngược lại, đối với các địa phương có vị trí và khoảng cách địa lí xa xôi sẽ gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện giao thông. Bên cạnh đó, các yếu tố về AN – CT, KT – XH cũng góp phần quan trọng thúc đẩy liên kết trong PTDL.

1.1.2.4. Nội dung phát triển du lịch trong liên kết vùng

Sự PTDL trong liên kết vùng rất đa dạng, bao gồm cả liên kết ngang và liên kết dọc, ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô, song tập trung chủ yếu ở một số lĩnh cụ thể như sau:

+ Liên kết trong quy hoạch;

+ Liên kết trong hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư;

+ Liên kết khai thác tài nguyên và xây dựng SPDL;

+ Liên kết xây dựng tuyến, chương trình DL liên vùng;

+ Liên kết xây dựng thương hiệu và xúc tiến quảng bá DL;

+ Liên kết xây dựng chính sách thu hút đầu tư CSVCKT.

và hoàn thiện CSHT,

+ Liên kết giữa các cơ quan quản lí nhà nước (về DL), chính quyền địa

phương, sở ban ngành (gồm liên kết dọc và liên kết ngang). Liên kết dọc từ

Trung ương đến địa phương, Bộ VH – TT – DL – TCDL – Cơ quan quản lí nhà nước về DL (Sở, ban ngành). Liên kết ngang giữa các bộ trong việc xử lí các vấn đề mang tính liên ngành.

+ Liên kết giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ DL;

+ Liên kết giữa các công ty lữ hành;


+ Liên kết giữa các cơ sở lưu trú;

+ Liên kết giữa các công ty lữ hành với cộng đồng địa phương;

+ Liên kết giữa các công ty lữ hành với cơ sở lưu trú;

1.1.2.5. Một số nguyên tắc phát triển du lịch trong liên kết vùng

­ PTDL trong liên kết vùng phải đảm bảo sự đồng thuận và bình đẳng về lợi ích của địa phương và vùng liên kết, kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lâu dài;

­ PTDL trong liên kết vùng cần xác định rõ chức năng riêng dựa trên lợi thế đặc thù của từng địa phương, vùng trong không gian liên kết. Cần có sự điều phối hợp lí trong thực hiện tổng thể chuỗi giá trị SPDL ở điểm đến liên kết; khai thác có hiệu quả lợi thế đặc thù của từng chủ thể nhằm tạo được nguồn lực tốt nhất cho chiến lược phát triển chung của lãnh thổ, hạn chế được tính trùng lặp về chức năng trong phát triển trước khi có sự liên kết. Để thực hiện được yêu cầu này cần thiết phải có đề án/phương án với những nội dung liên kết cụ thể trên cơ sở quy hoạch tổng thể PTDL của lãnh thổ liên kết;

­ Để nâng cao hiệu quả thực tiễn, cần về xác lập mô hình liên kết phù hợp với mục tiêu và thực tiễn của địa phương liên quan. Mô hình này có thể là một liên kết trên cơ sở cam kết không mang tính ràng buộc về pháp lí giữa các

chủ

thể, hoặc liên kết trên cơ

sở những ràng buộc pháp lí đối với những nội

dung liên kết cụ thể;

­ PTDL trong liên kết vùng cần định hướng xây dựng Chương trình hành động cụ thể và lộ trình rõ ràng để thực hiện liên kết với sự ủng hộ và hỗ trợ của chủ thể quản lí cao hơn về lãnh thổ và chuyên ngành đối với những vấn đề mà năng lực của các bên tham gia liên kết còn hạn chế, đặc biệt đối với phát triển hạ tầng DL, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng thương hiệu và xúc tiến DL chung.

1.2. Cơ sở thực tiễn‌

1.2.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch trong liên kết vùng ở Việt Nam‌


Việt Nam có nguồn TNDL phong phú, có sự kết hợp hài hòa của hệ thống các yếu tố tự nhiên và giá trị văn hóa đặc sắc, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nhiều thắng cảnh như Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Đà Lạt… Bên cạnh đó là đường bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp như Nha Trang, Lăng Cô, Mũi Né…

Việt Nam còn được xem là cái nôi của nền văn minh lúa nước với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cùng với quá trình phát triển, nhiều di sản vật thể và phi vật thể có giá trị còn được lưu giữ như Kinh thành Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Ca trù, Ví dặm, Đờn ca tài tử… Bên cạnh đó, hệ thống các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa là một trong những yếu tố hấp dẫn

đối với du khách trong nước và quốc tế

như

Lễ hội chùa Hương (kéo dài từ

tháng 1 đến tháng 3 âm lịch), lễ hội đền Hùng (1 – 10/3 âm lịch), hội Lim (13/1 âm lịch), lễ hội Nghinh Ông của các tỉnh ven biển… Các làng nghề thủ công với nhiều sản phẩm độc đáo cũng góp phần tạo nên hình ảnh về một đất nước Việt Nam thanh bình, hồn hậu và mến khách.

Với hệ thống tài nguyên hấp dẫn, trong những năm qua, ngành DL Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Bảng 1.15. Một số chỉ tiêu PTDL Việt Nam, năm 2007 và 2017‌


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2007

2017

1

Tổng lượt khách

Trong đó khách quốc tế

Triệu lượt khách

Triệu lượt khách

23,3

4,1

86,0

12,9

2

Tổng thu

Nghìn tỉ đồng

56

510*

3

Tổng số lao động trực tiếp

Nghìn người

300

1200

4

Tổng số cơ sở lưu trú

Nghìn cơ sở

9,0

25,6

* Tính theo cách tính mới của TCDL (Nguồn: TCDL, 2008, 2018)

Về tổng lượt khách: Trong giai đoạn 2007 – 2017, tổng lượt khách ở nước ta tăng 4,4 lần, đạt 86 triệu lượt năm 2017, trong đó khách quốc tế tăng 3,0 lần, đạt 12,9 triệu lượt năm 2017. Thị trường khách DL mở rộng, bên cạnh châu Á, châu Âu giữ vai trò là thị trường chính, còn có thêm khách DL từ châu Mỹ và châu


Đại dương. Khách DL quốc tế đến Việt Nam bên cạnh đường chính là hàng

không và đường bộ còn có xuất hiện loại hình DL đường biển.

Tổng thu DL có xu hướng tăng nhanh. Năm 2007, tổng thu DL đạt 56,0 nghìn tỉ đồng. Đến 2017, tổng thu DL đạt 510 nghìn tỉ đồng.

Lực lượng lao động trong ngành DL tăng nhanh về số lượng và chất

lượng. Năm 2007, tổng lao động trực tiếp trong ngành DL nước ta đạt trên 300 nghìn người, năm 2017 đạt 1.300 nghìn người. Số lượng hướng dẫn viên được cấp thẻ năm 2017 đạt 18.557 người. Hệ thống CSHT và CSVCKT được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới.

Số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh, từ 9,0 nghìn cơ sở năm 2007 lên 25,6 nghìn cơ sở năm 2017, với 508 nghìn phòng, trong đó có 118 khách sạn 5 sao, 261 khách sạn 4 sao và 490 khách sạn 3 sao (TCDL, 2018). Nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp được xây dựng góp phần nâng cao chất lượng lưu trú, đáp ứng được nhu cầu của khách DL quốc tế. Các cơ sở dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí được đầu tư. Hệ thống mạng lưới GTVT cũng được đầu tư mở rộng; các tuyến đường QL ngày càng hoàn thiện, tuyến đường đến hầu hết các điểm DL đã được xây dựng phục vụ nhu cầu đi lại của du khách. Phương tiện vận chuyển ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao năng lực vận chuyển khách.

Cùng với sự phát triển của ngành DL, xu thế liên kết vùng diễn ra rộng khắp ở các vùng, địa phương trong cả nước. Cụ thể:

Ở vùng Tây Bắc, việc liên kết DL thể hiện ở tuyến DL liên vùng “Vòng cung Tây Bắc” với các loại hình, sản phẩm đa dạng như DL sinh thái, văn hóa (hồ Thác Bà ở Yên Bái, danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải và vùng văn hóa Nghĩa Lộ ­ Mường Lò); DL về nguồn, thăm lại chiến trường xưa (Him Lam, Mộc Châu).

Ở vùng ĐBSH, sự liên kết diễn ra giữa trung tâm DL Hà Nội với các địa phương lân cận trong vùng, hoặc giữa vùng ĐBSH với Đông Bắc với nhiều SPDL và tuyến DL liên vùng đa dạng như Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Thái Nguyên; Hà Nội – Quảng Ninh,…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023