2010 | 2020 | |
-Lượng khách đến AG (1000 người) | 4.848 | 6.424 |
+ Khách quốc tế | 48 | 124 |
+ Khách nội địa | 4.800 | 6.300 |
- Tổng doanh thu (Triệu đồng) | 2.550 | 10.800 |
- Tốc độ tăng GDP (%) (*) | 12,31 | 11,00 |
-GDP b/q đầu người | 927 | 2.467 |
(USD/người/năm) (*) |
Có thể bạn quan tâm!
- Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài Của Ngành Du Lịch Tỉnh An Giang (Efe).
- Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong Của Ngành Du Lịch Tỉnh An Giang (Ife).
- Phương Hướng, Quan Điểm Và Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Tỉnh An Giang Đến Năm 2020:
- Giải Pháp Tổ Chức Cải Thiện Bộ Máy Quản Lý Và Bộ Máy Kinh Doanh Du Lịch:
- Giải Pháp Tăng Cường Hội Nhập Và Hợp Tác Quốc Tế Trong Phát Triển Du Lịch Tỉnh An Giang:
- Giải Pháp Tiếp Thị Và Xúc Tiến Quảng Bá:
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu tổng hợp phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.
(*) Nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang [55]
Mục tiêu về văn hóa:
Tăng cường việc quan hệ đối ngoại và mở rộng giao lưu văn hóa giới
thiệu các phong tục, tập quán với thái độ mến khách và tạo lòng tin của du
khách đến tỉnh An Giang. Phát triển bền vững về văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đưa nền văn hóa của tỉnh đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút khách một cách tốt nhất.
Mục tiêu an ninh-chính trị, an toàn xã hội:
Đảm bảo an ninh-chính trị và an toàn xã hội tốt nhất, để cho du khách luôn yên tâm đến du lịch tại An Giang. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm du lịch và thành lập Hiệp hội Bảo vệ khách du lịch.
Mục tiêu môi trường-sinh thái:
Phát triển du lịch tỉnh An Giang trên cơ sở phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế tốt nhất, đồng thời phát triển văn hóa- xã hội và môi trường sinh thái thông qua việc sử dụng hợp lý và hiệu qủa các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch.
Tóm lại, các mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020 thể hiện sự nổ lực, phấn đấu để ngành du lịch địa phương phát triển với tốc độ nhanh thông qua các sản phẩm du lịch phong phú, đặc sắc thể hiện tính đặc thù của tỉnh An Giang. Đồng thời nâng cao trình độ, nhận thức về văn hóa và môi trường của người dân địa phương để hòa nhịp vào sự phát triển của thế giới. Phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang theo những mục tiêu và định
hướng trên sẽ góp phần tăng tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như góp phần phát triển hoạt động của ngành du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020:
Phát triển du lịch tỉnh An Giang phải trực tiếp đối đầu với những cơ
hội và thách thức, trong điều kiện điểm mạnh, điểm yếu của ngành. Căn cứ vào hiện trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang đã phân tích ở phần 2, xin tổng hợp, phân tích ma trận SWOT để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.
Bảng 3.6. Ma trận SWTO
Điểm mạnh (strength-S) | Điểm yếu (Weaknesses-W) | |
S1: Được sự quan tâm của | W1: Năng lực quản lý của | |
tỉnh. | ngành du lịch còn hạn chế. | |
S2: Đội ngũ cán bộ trong | W2: Năng lực lữ hành quốc | |
ngành ngày càng được | tế và nội địa hạn chế. | |
đào tạo nâng cao. | W3: Nguồn nhân lực còn | |
S3: Ra đời nhiều tổ chức | hạn chế về chất lượng và số | |
kinh tế du lịch, khách sạn | lượng. | |
nhà hàng, dịch vụ du lịch chuyên nghiệp. | W4: Khách du lịch đến An Giang chủ yếu là khách nội | |
S4: Tài nguyên du lịch | địa và mang tính thời vụ | |
phong phú, độc đáo. | cao. | |
S5: cơ sở hạ tầng, cơ sở | W5: Cơ sở hạ tầng còn hạn | |
vật chất được đầu tư ngày | chế. | |
càng hoàn thiện | W6: Số ngày lưu trú khách | |
du lịch đến An Giang thấp. | ||
W7: Thu hút đầu tư còn | ||
chậm. | ||
W8: Tài nguyên thiếu tôn | ||
tạo | ||
Những nhân tố bên ngoài |
S1-S2 –S3-S4 –S5 -O1- O2- O3-O4-O5:Nâng cao năng lực cạnh tranh với sản phẩm du lịch độc đáo. S1-S2 –S3-O1- O2-O3-O4- O5 :Tiếp thị và xúc tiến quảng bá S1-S2 –S3-O1- O2-O3 :Đào tạo nguồn nhân lực. | W1-W2 –W3-O1- O2-O3: Hoàn thiện bộ máy quản lý ngành du lịch. W5-W7-O1- O2- O3-O4 –O5: Có chính sách thu hút vốn đầu tư. W5-W7-O1- O2-O3: Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. W2-W4 –W6-O1- O2-O3 -O4- O5 :Khắc phục tính thời vụ W1-W7 -O1 :Đưa tin học địa lý GIS để quản lý du lịch . | |
Thách thức (Threats-T) T1: Thách thức toàn cầu hoá áp lực tăng khả năng tụt hậu. T2: Các yếu tố kinh tế phát triển đưa ra yêu cầu ngày càng cao đối với ngành du lịch. T3: Hệ thống hành chính còn cảng trở. T4: Ô nhiễm môi trường ngày càng báo động. T5: Tệ nạn xã hội còn nhiều phức tạp. | S1-S 4–S5-T4:Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch.. T1-T2-O1- O2-O3-O4- O5::Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong và ngoài nước. | W8-T2 :Xây dựng môi trường du lịch an ninh-an tòan. |
3.2.1. Nhóm giải pháp cải thiện các yếu tố bên ngoài:
3.2.1.1. Giải pháp quy hoạch du lịch và quản lý quy hoạch: Mục đích:
Nhằm định hướng, bố trí, bước đi, các giải pháp, quy hoạch và quản lý quy hoạch…để khai thác tốt nhất lợi thế du lịch của tỉnh An Giang.
Nội dung:
* Về quy hoạch chiến lược phát triển du lịch:
- Tiến hành quy hoạch chiến lược phát triển ngành du lịch thời gian 5 năm, định hướng 10-20 năm tới. Hằng năm tiến hành xem xét điều chỉnh quy hoạch để phù hợp điều kiện phát triển thực tế.
như:
- Quy hoạch ngành du
lịch tỉnh An Giang
chia thành 3 cụm du lịch
Cụm 1: Gồm thành phố Long xuyên, huyện Chợ Mới, huyện Châu
Thành và huyện Thoại Sơn. Trung tâm là Thành phố Long Xuyên. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị kinh tế xã hội của tỉnh, vùng này tập trung cho những loại hình du lịch trên sông, rạch, du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu di tích lịch sử, văn hóa, hoạt động lễ hội, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm…
Cụm 2: Gồm thị xã
Châu Đốc, huyện Châu
Phú, huyện Phú Tân,
huyện An Phú và huyện Tân Châu. Trung tâm là thị xã Châu Đốc. Vùng này có khu du lịch núi Sam, hiện trạng hoạt động du lịch khá phát triển thu hút được nhiều khách trong và ngoài nước, cần được tiếp tục đầu tư phát triển toàn diện. Vùng này tập trung cho những loại hình du lịch lễ hội, văn hóa dân tộc, tham quan nghiên cứu công nghiệp cá bè, du lịch sông nước, làng nghề truyền thống, vui chơi giải trí… Đặc biệt với vị trí giáp biên giới Campuchia nên đây cũng là trung tâm phát triển thương mại dịch vụ. Trong thời gian tới thị xã Châu Đốc dự kiến sẽ đầu tư sân bay để phục vụ cho du khách trong và ngoài nước
Cụm 3: Gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, là các huyện miền núi và
dân tộc, có khu du lịch Lâm
viên Núi Cấm, di tÝch
Đồi Tức Dụp, chợ biên
giới... Vùng này tập trung cho những loại hình du lịch thắng cảnh thiên nhiên miền núi, hang động, thể thao leo núi, du lịch an dưỡng, du lịch sinh thái, du
lịch cỡi
ngựa, thả diều, du lịch đường bộ sang Campuchia và các nước ASEAN
* Về quy hoạch khu du lịch:
- Căn cứ vào chiến lược phát triển du lịch tỉnh An Giang tiến hành quy hoạch các khu du lịch trên cơ sở đánh giá tài nguyên du lịch. Quy hoạch phạm vi, phân bố các khu chức năng, xác định cơ quan, biện pháp tổ chức thực hiện và quản lý.
Các khu cụm du lịch trọng yếu của tỉnh An Giang phải tiến hành quy hoạch và thực hiện quản lý quy hoạch một cách khoa học và nghiêm ngặt như: Khu du lịch Núi Cấm, Khu du lịch Núi Sam, Khu du lịch Rừng Tràm Trà Sư, Khu du lịch Mỹ Hòa Hưng.
* Thực hiện đưa hệ thống thông tin địa lý GIS để quản lý tài nguyên môi trường trong hoạt động ngành du lịch:
Nhằm nâng cao năng lực quản lý trong ngành du lịch một cách hiện đại, hiệu quả hơn. Đồng thời áp dụng hệ thống thông tin địa lý GIS để quản lý tài nguyên môi trường để phát triển ngành du lịch của tỉnh An Giang phát triển theo hướng phát triển bền vững.
Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt. Sự phát triển của hoạt động du lịch có quan hệ mật thiết đến môi trường. Điển hình khách du lịch đến một điểm hay một khu du lịch nào đó càng đông thì càng tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh doanh du lịch, song lượng khách quá đông lại tạo nên sức ép đối với hoạt động du lịch như tình trạng quá tải lượng khách vào mùa hội Bà Chúa Xứ tại tỉnh An Giang hay những thời điểm tập trung lượng khách du lịch đến An Giang cao. Sự gia tăng sức hút du lịch làm tăng khả năng giao lưu kinh tế, văn hóa, đồng thời cũng dẫn đến sự gia tăng
của các tệ nạn xã hội, dịch bệnh, sự quá tải của khả năng cung ứng du
lịch...trong nhiều trường hợp tạo nên suy thoái môi trường như suy thoái chất lượng các công trình phục vụ, sự suy giảm cảnh quan. Chính vì vậy, việc quản lý tài nguyên và môi trường du lịch có ý nghĩa đặc biệt trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh An Giang. Để thực hiện có hiệu quả, việc ứng dụng công nghệ hệ thống tin địa lý GIS ( Geographical Information System) là hết sức quan trọng và cần thiết, phù hợp với xu thế tin học hóa xã hội và yêu cầu quản lý và phát triển ngành du lịch.
Hệ thông tin địa lý GIS là một hệ thống phần cứng và mềm máy tính được thiết kế nhằm thu nhập, lưu trữ quản lý, hiệu chỉnh, phân tích, tạo lập và hiển thị các dữ liệu không gian cho những mục đích khác nhau.
Các ứng dụng chủ yếu của công nghệ GIS với hoạt động phát triển du lịch tỉnh An Giang bao gồm:
Quản lý và cung cấp thông tin về hiện trạng phát triển du lịch:
Đây là một ứng dụng quan trọng giúp ngành du lịch tỉnh An Giang nhanh chóng có được thông tin về thực trạng phát triển ngành du lịch làm cơ sở cho những quyết định trong điều hành, định ra các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tế. Các thông tin này cũng rất quan trọng đối với các nhà
nghiên cứu hoạch định chính sách và quy hoạch, các nhà đầu tư và các nhà
quản lý kinh doanh du lịch như thông tin về khách du lịch ( lứa tuổi, mục đích du lịch, mức chi tiêu, cơ cấu chi tiêu, số ngày lưu trú trung bình...), thông tin về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ( khách sạn, nhà nghĩ, căn hộ cho thuê, hệ thống các nhà hàng, cơ sở dịch vụ, vui chơi giải trí, hệ số sử dụng buồng phòng...), thông tin về hiện trạng đầu tư du lịch (các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào lãnh vực du lịch, tổng vốn đầu tư, tình trạng hoạt động các dự án như mới được cấp phép, đang hoạt động tốt, bị thua lỗ hoặc đã bị thu hồi giấy phép), thông tin về hệ thống các tổ chức doanh nghiệp du lịch ( các công ty lữ hành, các công ty kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch vui chơi giải trí), thông tin về hiện trạng các điểm, khu và tuyến du lịch.
Quản lý và cung cấp thông tin về tài nguyên du lịch:
Bao gồm việc quản lý bảo tồn và quản lý khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ các mục đích kinh doanh du lịch.
Để thực hiện mục tiêu quản lý bảo tồn tài nguyên, một số nhiệm vụ cơ bản được đặt ra trước các nhà quản lý là kiểm kê tài nguyên, đánh giá xếp loại tài nguyên và nghiên cứu biến động tài nguyên.
- Thực hiện việc kiểm kê tài nguyên:
Được thực hiện một cách dễ dàng thông qua hệ GIS, sẽ thống kê tài nguyên cần thiết theo yêu cầu ( như số lượng hang động đã được phát hiện ở tỉnh An giang có thể phục vụ du lịch, chùa chiền, số lượng các khu di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề...). Ngoài các thông số về thống kê, hệ GIS còn cung cấp sơ đồ phân bố các tài nguyên đó với các chú giải cần thiết.
Việc đánh giá phân loại tài nguyên cũng có thể thực hiện tự động nhờ công nghệ GIS thông qua việc sử dụng mô hình phân loại phù hợp. Điển hình như phân loại theo kích cở, theo chất lượng, mật độ...
Việc nghiên cứu biến động tài nguyên, việc sử dụng kỹ thuật chồng xếp bảng đồ trong hệ GIS cho phép đưa ra những đánh giá thích hợp phục vụ cho mục đích quản lý bảo tồn tài nguyên.
- Quản lý và cung cấp các thông tin về môi trường du lịch:
Các thông tin này bao gồm trạng thái môi trường tự nhiên về không khí, nguồn nước, địa chất...và môi trường nhân văn xã hội như tình trạng tệ nạn
xã hội, ăn xin, nhận thức của người dân về du lịch... ở những khu vực tiềm
năng cũng như khu vực đang diễn ra hoạt động du lịch. Các thông tin này trợ giúp cho nhà quản lý, hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển du lịch phù hợp.
- Đánh giá các vùng thuận lợi và ưu tiên đầu tư phát triển du lịch:
Đây là một ứng dụng quan trọng, trợ giúp cho công tác quy hoạch phát triển du lịch tỉnh An Giang. Việc đánh giá được tiến hành trong hệ GIS bằng
việc sử dụng kỹ thuật chồng ghép các bản đồ thành phần về tiềm năng tài
gnuyên du lịch, về hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống đô thị, hệ thống các trung tâm du lịch đã được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh An Giang.
- Quản lý và cung cấp thông tin trợ giúp:
Các thông tin trợ giúp cần thiết cho các công tác quản lý và quy hoạch phát triển du lịch bao gồm: nhóm thông tin về kinh tế xã hội (về hành chánh, dân cư, dân tộc, thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí, GDP, hiện trạng sử dụng đất, các dự án ưu tiên đầu tư), nhóm thông tin về các ngành có liên quan (Giao thông-Vận tải, Điện lực, cấp nước, Bưu chính viễn thông, phát triển đô thị), nhóm thông tin về các luật, chính sách trực tiếp các liên quan đến hoạt động phát triển du lịch ( luật đất đai, luật tài nguyên và môi trường, luật đầu tư nước ngoài, luật doanh nghiệp), nhóm thông tin về tình hình phát triển du lịch khu vực và quốc tế.
Công nghệ GIS với công tác quản lý môi trường du lịch:
Mục tiêu chủ yếu của công nghệ GIS với công tác quản lý môi trường du lịch nhằm kiểm soát trạng thái môi trường, cung cấp kịp thời thông tin cho các nhà quản lý để làm căn cứ cho những quyết định, giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch trong quan hệ với môi trường. Quản lý tài nguyên và môi trường du lịch bằng công nghệ GIS là ứng dụng có hiệu quả nhất vì tài nguyên và môi trường du lịch dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người. Nếu không có công cụ đủ mạnh để quản lý sự biến động cả không gian và thời gian thì khó có thể kiểm soát và kịp thời đưa ra những biện pháp hữu hiệu để bào vệ và ngăn chặn sự suy giảm tài nguyên, môi trường.
Việc ứng dụng công nghệ GIS đã mở ra khả năng mới, nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường du lịch, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh An Giang.
Sơ đồ 3.1: Ứng dụng công nghệ GIS trong việc quản lý tài nguyên môi trường du lịch tỉnh An Giang.