Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Và Phát Triển Du Lịch Trong Liên Kết Vùng‌


nhằm phục vụ cho việc xây dựng các sản phẩm đặc thù của tỉnh. Cũng trong công trình này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp cho phát triển SPDL đặc thù ở An Giang trong giai đoạn hiện nay.

Với mục tiêu PTDL như là một ngành kinh tế mũi nhọn, nhiều hội thảo đã được tổ chức với mục tiêu hoàn thiện giải pháp PTDL An Giang trong bối cảnh mới. Điển hình là hội thảo “Phát triển SPDL đặc thù tỉnh An Giang”; hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực” năm 2017 do UBND tỉnh An Giang và Sở VH ­ TT – DL thực hiện,… Nội dung của các hội thảo nhấn mạnh vai trò liên kết giữa An Giang với các địa phương vùng lân cận nhằm tạo ra hiệu quả phát triển toàn diện trên nhiều bình diện.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở An Giang tập trung đề cập đến thực trạng phát triển và các cơ sở xây dựng các SPDL đặc thù. Thực trạng và định hướng liên kết DL giữa An Giang với các địa phương lân cận chưa quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống.

Qua sơ lược lịch sử các nghiên cứu liên quan đến PTDL và liên kết vùng DL, luận án khái quát lại với một số nhận xét như sau:

a. Trên thế giới, PTDL và PTDL trong liên kết vùng được nhiều nhà khoa

học quan tâm và nghiên cứu. Các công trình lí luận và thực tiễn về PTDL và

PTDL trong liên kết vùng là những tài liệu bổ ích trong việc xác lập và áp dụng tại tỉnh An Giang.

b. Ở Việt Nam, việc xây dựng cơ sở khoa học cho phát triển và liên kết vùng DL cũng như thực tiễn áp dụng ở một số địa phương là những kinh nghiệm quan trọng để vận dụng tại An Giang. Tuy có sự khác biệt về đặc điểm lãnh thổ ở các địa phương và vùng trong cả nước, song các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để tham chiếu và vận dụng một cách phù hợp trong phát triển và liên kết vùng DL giữa tỉnh An Giang với địa phương VPC.

c. Ở An Giang, các công trình nghiên cứu đã bước đầu tiếp cận thực trạng phát triển DL ở một số nội dung như xây dựng SPDL đặc thù, khai thác các giá trị văn hóa bản địa phục vụ cho phát triển DL,... Các kết quả này là cơ sở quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.


trọng để luận án có thể sử dụng và phát triển các nội dung liên quan dưới góc độ nghiên cứu của địa lí học.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 5

Thực tiễn nghiên cứu trên cho phép tác giả kế thừa, tiếp thu các kết quả nghiên cứu trước đó, xây dựng các chỉ tiêu và cơ sở cho việc PTDL An Giang trong mối liên kết VPC nhằm khai thác hợp lí và có hiệu quả các lợi thế về DL của tỉnh và địa phương lân cận, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển liên kết DL trong Quy hoạch tổng thể PTDL vùng ĐBSCL của Bộ VH

­ TT ­ DL.

7. Đóng góp mới của đề tài‌

­ Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về PTDL và PTDL trong liên kết vùng. Xác định được các tiêu chí đánh giá PTDL cho cấp tỉnh.

­ Làm sáng tỏ những thế mạnh cũng như hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng PTDL và liên kết DL ở tỉnh An Giang và VPC.

­ Nêu rõ được những thành tựu và hạn chế của thực trạng PTDL và liên kết DL giữa An Giang với VPC.

­ Đưa ra được một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển có hiệu quả hoạt động DL tỉnh An Giang trong liên kết VPC.

8. Cấu trúc đề tài‌

Phần mở đầu Phần nội dung

­ Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về PTDL và PTDL trong liên kết

vùng

­ Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến PTDL tỉnh An Giang trong liên

kết VPC

­ Chương 3. Thực trạng PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC

­ Chương 4. Định hướng và giải pháp PTDL tỉnh An Giang trong liên kết

VPC

Phần kết luận và kiến nghị


PHẦN NỘI DUNG‌


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG LIÊN KẾT VÙNG‌

1.1. Cơ sở lí luận‌

1.1.1. Về phát triển du lịch

1.1.1.1. Một số khái niệm liên quan

+ Du lịch

Sự phát triển của ngành DL giữa thế

kỉ XIX đánh dấu sự

thay đổi lớn

trong đời sống KT ­ XH và tạo ra bước chuyển mình trong cơ cấu dịch vụ của nền kinh tế thế giới. Kể từ đó đến nay, DL luôn được quan tâm và nghiên cứu dưới nhiều góc độ, trong nhiều mối tương quan qua lại với các hệ thống, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Qua quá trình phát triển, quan niệm về DL cũng có sự biến đổi.

Theo I.I.Pirojnik (1985) “DL là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến việc di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa, hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa (dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ, 2010).

Theo UNWTO (1991) “DL là những hoạt động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên) trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác”.

Để làm căn cứ khoa học cho việc phân tích và đánh giá, luận án sử dụng khái niệm DL được Luật DL sửa đổi năm 2017 (gọi tắt là Luật DL (2017)) ghi rõ: “DL là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá TNDL hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Điều 3, trang 6).



sau:

Như vậy, khi đề cập đến khái niệm DL cần phải bao hàm những nội dung


­ Gắn với sự di chuyển ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của khách DL,

thời gian tối đa không quá 1 năm;

­ Mục đích đi DL rất đa dạng: nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, học tập…;

­ Gắn với việc tiêu thụ các giá trị tài nguyên tại các điểm DL.

+ Khách du lịch

Theo Luật DL (2017): “Khách DL là người đi DL hoặc kết hợp đi DL, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến” (Điều 3, trang 6).

Khách DL được phân thành khách DL nội địa, khách DL quốc tế đến Việt Nam và khách DL ra nước ngoài.

“Khách DL nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi DL trong lãnh thổ Việt Nam. Khách DL quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam DL. Khách DL ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi DL nước ngoài.” (Điều 10, trang 14)

+ Tài nguyên du lịch

“TNDL là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực, tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu DL hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế, kĩ thuật cho phép, chúng được dùng trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ DL” (Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, 2010).

Theo Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và cộng sự (2017) “TNDL là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng với các thành phần của chúng có sức hấp dẫn đối với du khách; đã đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của DL một cách hiệu quả và bền vững”.

Theo Luật DL (2017) “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành SPDL, KDL, điểm DL, nhằm đáp ứng


nhu cầu DL. TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa” (chương V, điều 34).

TNDL tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể sử dụng cho mục đích DL.

TNDL văn hóa bao gồm di tích LS ­ VH, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng cho mục đích DL.

Như vậy, về cơ bản, TNDL được hiểu là hệ thống các yếu tố tự nhiên, văn hóa có thể được sử dụng đáp ứng yêu cầu nghỉ ngơi, DL của con người.

+ Chương trình du lịch

Là văn bản thể hiện lịch trình dịch vụ, giá bán được định trước cho

chuyến đi của khách DL từ điểm xuất phát cho đến điểm kết thúc của chuyến đi (chương I, điều 3, Luật DL, 2017).

+ Sản phẩm và loại hình du lịch

SPDL là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị TNDL để thỏa mãn nhu cầu của khách DL (Luật DL, 2017).

Loại hình DL là tập hợp các SPDL có đặc điểm giống nhau, hoặc cùng vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ DL tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một nhóm phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo cùng một giá bán nào đó (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2003).

Dựa trên những tiêu chí nhất định, việc kết hợp quy mô không gian (lãnh thổ) với dòng du khách đã tạo ra nhiều cách phân loại loại hình DL khác nhau, cụ thể:

­ Phân loại theo phạm vi lãnh thổ: gồm DL nội địa và DL quốc tế.


­ Phân loại theo nhu cầu của khách: gồm DL thuần túy (DL tham quan, giải trí, thể thao, khám phá, nghỉ dưỡng) và DL kết hợp (DL tôn giáo, học tập nghiên cứu, thể thao kết hợp, công vụ, chữa bệnh, thăm nhân)

­ Phân loại theo TNDL: gồm DL văn hóa và DL tự nhiên.

­ Phân loại theo thời gian (độ dài chuyến đi) gồm DL ngắn ngày (kéo dài từ 1 – 3 ngày hoặc dưới 1 tuần) và DL dài ngày (vài tuần đến dưới một năm).

­ Phân loại theo việc sử dụng phương tiện giao thông gồm DL xe đạp, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay.

­ Phân loại theo hình thức tổ chức: DL có tổ chức, DL cá nhân và DL gia

đình.


+ Thị trường du lịch

Được coi là bộ phận cấu thành tương đối đặc biệt của thị trường hàng

hóa, thị trường DL bao gồm toàn bộ mối quan hệ và cơ chế kinh tế có liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ, hàng hóa, đáp ứng xã hội về DL (Nguyễn Văn Lưu, 1998).

+ Phát triển du lịch

DL là ngành thuộc hệ thống nền kinh tế, vì vậy PTDL liên quan chặt chẽ với khái niệm phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế, quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện KT – XH ở mỗi quốc gia. Nội dung của phát triển kinh tế bao gồm: Tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng GDP và GDP/người; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; các yếu tố xã hội.

Trên cơ sở này, luận án đề xuất quan niệm về PTDL như sau: “PTDL là sự tăng lên về thu nhập, tổng thu DL. PTDL đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách, đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ngày càng cao và mở rộng lợi ích cho dân cư địa phương, cho doanh nghiệp và quốc gia làm DL”.

Như

vậy, PTDL gắn liền với các tác động sâu rộng về cả

kinh tế, đời

sống văn hóa, xã hội, trên phạm vi lãnh thổ địa phương và quốc gia.


1.1.1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch cho cấp tỉnh

TCLTDL là sự bố trí, sắp xếp các hệ thống CSVCKT, CSHT và dịch vụ DL trên lãnh thổ gắn với các TNDL, tạo nên SPDL độc đáo nhằm nâng cao sức cạnh tranh của lãnh thổ để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của ngành trong toàn bộ nền kinh tế của lãnh thổ đó (dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ , Vũ Đình Hòa và cộng sự, 2017).

TCLTDL có vai trò quan trọng đối với PTDL. TCLTDL hiệu quả sẽ tạo điều kiện giúp tăng năng lực cạnh tranh của lãnh thổ, khai thác hiệu quả TNDL, tăng cường liên kết, chia sẻ thông tin và nguồn lực khác nhau. TCLTDL có thể làm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, kích thích và thúc đẩy sáng tạo và hỗ trợ thương mại hóa.

Các hình thức TCLTDL cho cấp tỉnh bao gồm:

+ Điểm DL: là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm DL có quy mô nhỏ, có sự chênh lệch về diện tích trên thực tế. Điểm DL là nơi tập trung một tài nguyên nào đó (tự nhiên, LS ­ VH, hoặc KT – XH) hoặc một loại công trình riêng biệt phục vụ DL hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Vì thế, điểm DL có thể phân thành hai loại: điểm tiềm năng và điểm thực tế.

Luật DL (2017) quy định: Điểm DL là nơi có TNDL được đầu tư, khai thác phục vụ khách DL (chương I, điều 3).

Điều kiện công nhận điểm DL bao gồm:

­ Có TNDL; có ranh giới xác định;

­ Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách DL;

­ Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Khu du lịch

Theo Luật DL (2017): KDL là khu vực có

ưu thế

về TNDL, được quy

hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách DL. KDL bao gồm KDL cấp tỉnh và KDL quốc gia (chương I, điều 3).

KDL có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là KDL quốc gia:


­ Có TNDL đa dạng, đặc biệt hấp dẫn với nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định;

ưu thế

về cảnh quan thiên

­ Có trong danh mục các khu vực tiềm năng phát triển KDL quốc gia được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

­ Có kết cấu hạ tầng, CSVCKT, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp

ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách DL;

­ Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia;

­ Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

KDL có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là KDL cấp tỉnh:

­ Có TNDL với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định;

­ Có kết cấu hạ tầng, CSVCKT, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách DL;

­ Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia;

­ Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Trung tâm du lịch:

Là sự kết hợp lãnh thổ của nhiều điểm DL. Đặc trưng của trung tâm DL là nguồn TNDL tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ. Trung tâm DL có CSHT và CSVCKT tương đối đầy đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng để đón, phục vụ khách lưu trú trong một thời gian dài. Trung tâm DL có khả năng tạo vùng cao. Về cơ bản, trung tâm DL là một hệ thống lãnh thổ DL đặc biệt, là hạt nhân của vùng DL. Trung tâm DL có quy mô nhất định về diện tích, bao gồm các điểm DL kết hợp với điểm dân cư và môi trường xung quanh. Về độ lớn, trung tâm DL có thể có diện tích tương đương lãnh thổ cấp tỉnh hoặc một TP trực thuộc tỉnh.

1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

+ Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023