Các Nhân Tố Kinh Tế ­ Xã Hội Và An Ninh, Chính Trị‌


bắt đầu chương trình “Tháng DL An Giang”, đồng thời là TNDL riêng biệt so với các tỉnh trong lân cận, tạo điều kiện cho việc bổ sung và phát triển tuyến DL liên vùng.

Bên cạnh đó còn có nhiều lễ hội đặc sắc của cộng đồng dân tộc sinh sống như lễ hội Đua bò Bảy Núi (Tri Tôn, Tịnh Biên), lễ Dolta của người Khmer; lễ Tết Ramadan của người Chăm. Đây là những giá trị đặc sắc, tạo nên những bản sắc riêng cho các SPDL của tỉnh An Giang.

­ Các đối tượng gắn liền với dân tộc học

An Giang là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa. Trong cơ cấu thành phần, các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 5,17% dân số toàn tỉnh. Trong đó, dân số đồng bào Khmer 86.592 người, chiếm tỉ lệ 75,54% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung

ở 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên. Người Chăm có 2.660 hộ, 13.722

người, chiếm tỉ

lệ gần 12% trong tổng số

người dân tộc thiểu số

và chiếm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá đông ở huyện An Phú và TX Tân Châu; Người Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỉ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở TP, TX, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới (UBND tỉnh An Giang, 2009). Trong đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc còn lưu giữ nhiều nét đặc trưng, thể hiện ở loại hình cư trú, loại hình văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, quan hệ cộng đồng có thể khai thác PTDL. Người Khmer thường cư trú ở những vùng đất cao, chủ yếu quanh các dãy núi và tập hợp theo “phum, sóc”, với hình thức sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và nghề thủ công, cộng đồng lưu giữ nhiều lễ hội như lễ cầu mưa, lễ mừng năm mới (lễ Chol Chnam Thmay). Người Chăm cư trú trong các “làng” (palay), hoạt động kinh tế chủ yếu là buôn bán kết hợp dệt thủ công, đánh cá và

sản xuất nông nghiệp. Người Chăm An Giang còn lưu giữ nhiều nét truyền

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 11

thống của dân tộc Chăm như tôn giáo đạo Hồi, tập tục trong gia đình, lễ chính thống của Hồi giáo (lễ Ramadan). Người Hoa ở An Giang tập trung chủ yếu ở


thành thị. Phong tục người Hoa vừa thể hiện đặc điểm của văn hóa truyền thống, vừa có sự giao thoa với người Kinh và người Khmer. Điều này tạo nên những sức hấp dẫn trong các SPDL văn hóa của tỉnh. Khách DL khi đến với địa bàn, ngoài việc tham quan các di tích LS ­ VH còn được chiêm nghiệm những giá trị văn hóa lâu đời thông qua các phong tục tập quán mang dấu ấn riêng của từng dân tộc.

Văn hóa nghệ

thuật:

An Giang có kho tàng văn hóa nghệ

thuật khá đa

dạng. Người Khmer có nghệ thuật Dù kê, múa trống, múa Chằng, đàn Chapay…, người Kinh có đờn ca tài tử được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể, người Chăm An Giang nổi tiếng với dân ca Chăm và biểu diễn kèn Saranai, trống Paranưng. Riêng người Hoa độc đáo với nghệ thuật múa Dù, múa Quạt, múa Lân Sư Rồng và hát Hồ Quảng. Các giá trị văn hóa nghệ thuật này bước đầu đã được lồng ghép vào các chương trình biểu diễn phục vụ tại các điểm DL, các sự kiện.

Văn hóa ẩm thực: An Giang có nhiều món ăn ngon mang đặc trưng ẩm thực vùng Nam Bộ. Cư dân của vùng đất này đã sáng tạo ra nhiều món ăn ngon, với nguyên liệu vốn là những sản phẩm gắn với đời sống sông nước. Bún mắm Châu Đốc, bánh xèo rau rừng núi Cấm,… là những ẩm thực đem lại nhiều ấn tượng cho du khách. Một nét đặc sắc của ẩm thực của An Giang là "ẩm thực khẩn hoang" gắn với những nguyên liệu hết sức đơn giản, dân dã, tự nhiên. Ẩm thực khẩn hoang của miền Tây nói chung và An Giang nói riêng góp phần tạo ra giá trị của ĐBSCL với văn hóa ẩm thực và DL Việt Nam như cá lóc nướng trui, khô cá tra phồng,… Bên cạnh các món ăn phổ biến của người Việt, các món đặc sản của đồng bào Khmer, Chăm, Hoa cũng góp phần làm giàu thêm cho văn hóa ẩm thực của vùng đất, tạo ra sức hút riêng đối với du khách trong và ngoài nước. Làng nghề truyền thống: Gắn với miền sông nước và lịch sử phát triển, ở

An Giang còn tồn tại và phát triển nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Năm 2017, tỉnh có hơn 34 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 26 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, với 6.300 hộ tham gia, thu hút trên 18.600 lao động. Sản phẩm làng nghề tập trung vào 4 nhóm chính: dệt (dệt thổ cẩm Chăm Châu


Phong; dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo); sản xuất tư liệu lao động (rèn Phú Mỹ, đóng xuồng ghe Mỹ Hiệp); vật dụng sinh hoạt gia đình (bó chổi bông sậy Cồn Nhỏ, Chằm nón lá Hội An); mộc và đan đát (mộc Mỹ Luông, mộc Long Giang, đan đát Mỹ An)... Sự phát triển của làng nghề truyền thống góp phần làm phong phú thêm các SPDL trên địa bàn, góp phần tăng sức hấp dẫn đối với du khách.

­ Đối tượng văn hóa – thể thao và các hoạt động nhận thức khác

An Giang có hệ thống bảo tàng khá phong phú, không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa mà còn là những điểm tham quan thu hút khách DL. Trong đó có quy mô hiện đại và có nguồn tư liệu phong phú là Bảo tàng An Giang (TP Long Xuyên). Bảo tàng là nơi trưng bày các tài liệu, hiện vật và hình ảnh phản ánh lịch sử, văn hoá và quá trình phát triển của tỉnh An Giang. Bảo tàng có kiến trúc cổ kính, khuôn viên rộng đẹp, với nhiều mẫu vật trưng bày đa dạng và có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa như di vật, khảo cổ mộ táng, tượng, công cụ lao động, sản xuất,… của nền văn hoá Óc Eo từ thế kỷ II đến thế kỷ VII. Đây đồng thời cũng là điểm đến yêu thích của các đoàn du khảo về nguồn, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa.

Với vị

thế

là một trong những trung tâm văn hóa thể

thao của vùng

ĐBSCL, An Giang có một số công trình văn hóa, thể thao quy mô như sân vận động An Giang, nhà thi đấu tỉnh,… Những công trình này không chỉ phục vụ cho các hoạt động xã hội mà còn góp một phần thu hút một lượng khách tham quan. Năm 2016, An Giang đã tổ chức thành công “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và DL đồng bào Chăm”, tiếp đó “Tuần văn hóa ẩm thực và DL An Giang” đã được tiến hành năm 2017. Qua nhiều sự kiện, An Giang đang trở thành một điểm đến yêu thích của du khách thập phương.

Nhìn chung, TNDL

ở An Giang là yếu tố

quan trọng góp phần tạo nên

SPDL đặc thù, đặc biệt là TNDL văn hóa. Tuy nhiên, TNDL còn có những hạn chế nhất định như còn trùng lặp với các địa phương phụ cận, tình trạnh khai thác manh mún…. Vì thế, liên kết với hệ thống tài nguyên với các địa phương VPC là hướng đi quan trọng để nâng cao hiệu quả khai thác, hạn chế tình trạng manh


mún. Bản thân các TNDL có giá trị của An Giang như DL tâm linh, DL sinh thái cũng góp phần bổ sung cho SPDL của VPC.

2.2.3. Cơ sở hạ tầng‌

So với một số

tỉnh trong vùng, An Giang có hệ

thống CSHT khá hoàn

thiện. Là một trong những trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, An Giang chú trọng đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông, hệ thống TTLL, điện nước, công nghệ.

2.2.3.1. Mạng lưới giao thông vận tải

Mạng lưới GTVT được phát triển theo hướng hiện đại với gần 5.507km đường giao thông và 1.639 cây cầu với chiều dài 55,7km. Loại hình giao thông chính của An Giang là đường ô tô, đường thủy.

Đường ô tô:

Mạng lưới đường ô tô ở An Giang có tổng chiều dài 5.510 km, trong đó, 4 tuyến QL với tổng chiều dài gần 152,8 km, tỉ lệ nhựa hóa đạt 100%; 16 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 481 km, tỉ lệ nhựa hóa đạt 91%; 88 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 949 km, tỉ lệ nhựa hóa đạt 74,1%; 1.155 tuyến đường đô thị với tổng chiều dài 654 km, tỉ lệ nhựa hóa đạt 79,6%. Các tuyến QL chính gồm QL 91 đi từ Long Xuyên – Châu Đốc – Tịnh Biên với tổng chiều dài 93km; QL 91C dài 33,5km giao với QL 91 và nối với cửa khẩu quốc tế Khánh Bình; QL N1 Châu Đốc – Hà Tiên dài 23km và QL 80 đi qua xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn dài 1,2km. Về đường tỉnh lộ, toàn tỉnh có 14 tuyến, tổng chiều dài 394km và

94 cây cầu có tổng chiều dài 3.500m. Hệ thống giao thông nông thôn hiện có

3.365km, trong đó 1.125km đường nhựa, 387km đường xi măng, 311 km đường cấp phối, còn lại là đường đất. Trong số này có 882 km đường đến trung tâm xã và đường xã đạt tiêu chí loại AH hoặc AHMN và loại A. Mật độ đường ô tô đạt 1,39 km/km2 và mật độ đường trên 1.000 dân đạt 2,28 km/km2. Nhìn chung hệ thống đường ôtô ngày càng được hoàn thiện hiện đại, làm tăng tính thuận tiện trong luân chuyển khách giữa các đầu mối.

Đường thủy:


Lợi thế

của An Giang là hệ

thống sông, kênh rạch rộng khắp. Tuyến

đường thủy do Trung ương quản lí là tuyến sông Tiền, sông Hậu và một số

tuyến khác với tổng chiều dài 372,3km. Các tuyến này điều kiện luồng lạch cho phép tàu trọng tải đến 5000 tấn hoạt động. Tuyến đường thủy do địa phương quản lí khoảng 505,9km sông với các loại phương tiện có trọng tải 20 – 100 tấn. Số còn lại do TX, huyện quản lí phục vụ vận tải nội đồng.

Bên cạnh đó, hệ thống bến cảng với cảng Mỹ Thới, cảng Tân Châu, và hệ thống tàu với 8 bến chính cũng góp phần nâng cao năng lực vận chuyển.

2.2.3.2. Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống TTLL ngày càng được hoàn thiện và đáp ứng tốt nhu cầu TTLL trong nước cũng như quốc tế. Mạng lưới viễn thông ngày càng được đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ. Số máy điện thoại cố định đạt 53.637 thuê bao. Số máy điện thoại di động trả sau là 1.378.147 thuê bao; số thuê bao Internet ước có trên mạng là 687.703 thuê bao. Mật độ thuê bao cố định đạt 7.3 máy/100 dân, thuê bao Internet tăng nhanh và đạt 3,5 thuê bao/100 dân. Tháng 11/2015 TP Châu Đốc đã thí điểm phủ sóng wifi miễn phí tại 3 điểm: công viên tượng đài cá Basa, công viên chùa Bồ Đề và toàn bộ KDL Núi Sam. Dịch vụ quản lí thông tin du khách Tourist.one được triển khai bước đầu tạo ra nhiều tiện ích chăm sóc khách DL. Hệ thống mạng 4G được áp dụng từ năm 2017 làm cho băng thông ngày càng mở rộng, đáp ứng nhu cầu của khách DL cũng như các cơ sở dịch vụ.


2.2.3.3. Hệ thống điện, nước

Hệ thống lưới điện tương đối hoàn chỉnh, toàn bộ các TP, huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia. Hiện nay, hệ thống lưới cao thế gồm đường dây 220KV đoạn đi qua địa bàn An Giang dài 81,5km. Lưới điện trung thế có chiều dài 2.826km. Hệ thống nước máy ngày càng hoàn thiện, tổng số hệ thống cấp nước gồm 176 hệ thống, tổng cộng suất 116.000 m3/ngày đêm, tổng chiều dài mạng lưới đường ống phân phối 1.997km. Năm 2017, tỉ lệ dân số đô thị được


cung cấp nước sạch đạt 98,8%, tỉ lệ hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

đạt 97,4%. Nhìn chung hệ

thống điện, nước đáp

ứng yêu cầu của các điểm,

KDL, trung tâm thương mại,....

2.2.3.4. Công nghệ trong quản lí, quảng bá du lịch

Hiện nay, các thành tựu công nghệ bước đầu được ứng dụng trong quản lí, quảng bá DL ở An Giang. Điển hình là việc vận dụng các công nghệ GIS dựa trên nền web, xây dựng hệ thống phần mềm quản lí DL, hệ thống bản đồ số hóa dựa trên dữ liệu của Google,… Mạng xã hội Facebook, các công cụ trao đổi trực tuyến như Zalo cũng được sử dụng như là những công cụ hỗ trợ quảng bá DL ở An Giang. Bên cạnh đó, nhiều hội thảo ứng dụng công nghệ 4.0 vào quảng bá quản lí DL cũng được tổ chức bước đầu nâng cao năng lực quảng bá cũng như hiệu quả DL.

2.2.4. Cơ chế, chính sách phát triển du lịch

Với mục tiêu PTDL thành “ngành kinh tế mũi nhọn”, nhiều cơ chế, chính sách PTDL từ cấp quản lí vĩ mô cho đến quản lí vi mô đã được quan tâm và áp dụng một cách rộng khắp:

­ NQ số 11­NQ/TU, ngày 18 – 01 – 2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Đẩy mạnh phát triển DL trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020";

­ Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X đã ra NQ phát triển KT ­ XH tỉnh An Giang xác định “kinh tế DL là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh, góp phần đưa kinh tế tăng trưởng trong thời gian tới”. Với mục tiêu “Vừa thu hút, vừa giữ chân du khách”, nhiều cơ chế, chính sách mời gọi đầu tư vào hoạt động DL, trong đó ưu tiên đầu tư lĩnh vực phát triển CSHT DL… hướng đến mục tiêu trở thành điểm đến hàng đầu của khu vực và cả nước (UBND tỉnh An Giang, 2015).

­ Chương trình hành động Số 59 của UBND tỉnh về phát triển hạ tầng DL tỉnh An Giang giai đoạn 2016 ­ 2020, định hướng đến năm 2025;


­ NQ số 19 UBND quy định chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển DL tỉnh An Giang;

Nhìn chung, hệ thống cơ chế chính sách PTDL được chú trọng và hoàn thiện. Sự quan tâm, hỗ trợ từ UBND và các cơ quan ban ngành tạo ra động lực rất quan trọng để phát huy hiệu quả và thúc đẩy ngành DL tăng trưởng mạnh và ổn định.

2.2.5. Các nhân tố kinh tế ­ xã hội và an ninh, chính trị‌

2.2.5.1. Tình hình phát triển kinh tế ­ xã hội

An Giang được xem là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của vùng ĐBSCL. Đây là vùng nguyên liệu nông nghiệp (lúa, cá), là một trong những cửa ngõ giao thương KT ­ XH giữa vùng với Campuchia và các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Tổng sản phẩm GRDP theo giá hiện hành năm 2017 đạt

73.454 tỉ đồng (CTK An Giang, 2018), đứng thứ 2 toàn vùng sau TP Cần Thơ.

Tốc độ

tăng trưởng

đạt

5,11%. GRDP bình quân năm 2017 đạt 33,979 triệu

đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm và thủy sản xuống 30,2%, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng lên 14,4%, và khu vực dịch vụ 53,8%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 1,6% năm 2017. Chỉ số cạnh tranh CPI năm 2017 đạt 62,16 điểm, đứng thứ 7/13 tỉnh thành ĐBSCL, đứng thứ 32/63 tỉnh thành cả nước. Năm 2017, An Giang đứng thứ 2 toàn vùng về diện tích lúa (641.104 ha), đứng đầu toàn vùng về sản lượng (4,073 nghìn tấn), diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2711,9 ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 401.752 nghìn tấn, đứng thứ 2 toàn vùng về sản lượng thủy sản nuôi trồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2017 đạt 63.469 tỉ đồng. An Giang là trung tâm giáo dục lớn của vùng, trong đó trường Đại học An Giang là trung tâm đào tạo nhân lực chủ yếu cho tỉnh và các vùng lân cận với quy mô đào tạo hàng năm trên 3000 sinh viên/năm, trong đó đào tạo từ 300 ­ 400 nhân lực ngành DL.

Cùng với sự phát triển KT ­ XH, thu nhập bình quân đầu người tăng ổn định và đạt 33,979 triệu đồng/người/năm năm 2017, tuy còn thấp hơn so với mức


trung bình của cả nước, song đã có sự cải thiện đáng kể. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều ngày càng giảm (6,3% năm 2017). Các TP lớn ở An Giang có mức sống cao, chỉ số tiêu dùng tăng trong điều kiện ngày nghỉ lớn là điều kiện phát sinh nhu cầu DL.

2.2.5.2. Tình hình an ninh, chính trị, xã hội

An Giang nằm ở khu vực có tình hình an ninh chính trị, xã hội ổn định. Tỉnh có vị trí địa chính trị quan trọng, là cửa ngõ qua Campuchia của vùng và cả nước. Sự hợp tác giữa An Giang và Campuchia cũng như các địa phương lân cận ngày càng được chú trọng. Nhiều cuộc họp định kì giữa chính quyền 3 tỉnh gồm An Giang (Việt Nam), Takeo và Kandal (Campuchia) đã được tổ chức càng tăng thêm mối quan hệ bền chặt, đem lại sự ổn định về chính trị, KT ­ XH khu vực.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết du lịch giữa An Giang và vùng phụ cận‌

2.3.1. Tài nguyên du lịch‌

Là ngành có tính định hướng về TNDL, sự liên kết DL giữa An Giang và VPC chịu sự tác động của nhân tố TNDL.

Trong liên kết DL, An Giang và các địa phương VPC đều có lợi thế so sánh về TNDL mang tính đặc sắc và khác biệt. Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện liên kết với mục tiêu tạo ra chuỗi sản phẩm và loại hình DL đa dạng, có sức hấp dẫn lớn. Cụ thể, An Giang và VPC có các loại TNDL khác biệt và nổi bật như sau:

+ Đối với tỉnh An Giang

Trong sự PTDL tỉnh An Giang trong liên kết với VPC, TNDL có tính đặc sắc và khác biệt so với VPC là các giá trị tâm linh, lễ hội, điển hình nhất là Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam gắn với lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam. Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, đồng thời là điểm hành hương tâm linh quen thuộc của khách DL cả nước. Năm 2017, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam nằm trong KDL Núi Sam thu hút hơn 4,3 triệu lượt khách, chiếm tới 71% tổng lượt khách tham quan toàn tỉnh. Thống kê một số chương trình DL của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023