Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------


HOÀNG HẢI


CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


HÀ NỘI - 2009

MỞ ĐẦU:

MỤC LỤC


1

Chương

1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CỔ PHẦN

HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC


6

1.1.

Một số vấn đề lý luận chung về cổ phần hoá các doanh



nghiệp nhà nước

6

1.1.1.

Khái niệm và thực chất cổ phần hoá các DNNN

6

1.1.2.

Tính tất yếu khách quan của cổ phần hoá các DNNN

12

1.1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CPH DNNN

17

1.2.

Khái quát về quá trình CPH DNNN ở Việt Nam

21

1.2.1.

Quá trình nhận thức từ thực tế và hoàn thiện dần chủ trương

21


1.2.2.

về cổ phần hoá DNNN

Thể chế hoá chủ trương của Đảng về CPH DNNN


23

1.2.3.

Những kết quả chủ yếu đạt được về CPH DNNN

26

1.2.4.

Những tồn tại, hạn chế của quá trình CPH DNNN

31

1.3.

Kinh nghiệm CPH các DNNN ở một số nước Châu Á

32

1.3.1.

Hàn Quốc

32

1.3.2.

Singapo

34

1.3.3.

Malayxia

34

1.3.4.

Trung Quốc

35

1.3.5.

Những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam

40

Chương

2:

THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP

NHÀ NƯỚC Ở BỘ CÔNG NGHIỆP (NAY THUỘC BỘ


43


2.1.

CÔNG THƯƠNG)

Sự cần thiết CPH DNNN ở Bộ Công nghiệp


43

2.2.

Tình hình CPH DNNN tại Bộ Công nghiệp

48

2.2.1.

Tổng quan về tình hình triển khai, đổi mới DNNN thuộc Bộ

Công nghiệp từ năm 2001


48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương - 1


Thực tiễn CPH DNNN thuộc Bộ Công nghiệp


51

2.3.

Đánh giá chung công tác CPH DNNN thuộc Bộ

Công

59


nghiệp



2.3.1

Kết quả


59

2.3.2.

Hạn chế và nguyên nhân


64

Chương

3:

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

MẠNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN Ở BỘ C

ĐẨY

ÔNG


71


THƯƠNG


3.1.

Bối cảnh mới tác động đến quá trình CPH DNNN ở Việt

71


Nam


3.2.

Định hướng đẩy mạnh quá trình CPH DNNN

73

3.2.1.

Định hướng và nhiệm vụ CPH DNNN của Việt Nam

73

3.2.2.

Định hướng CPH DNNN thuộc Bộ Công thương

75

3.3.

Những giải pháp cơ bản đẩy mạnh CPH DNNN thuộc Bộ

77


Công thương


3.3.1.

Nhóm giải pháp tạo lập điều kiện cần thiết cho CPH các

77


DNNN


3.3.2.

Nhóm giải pháp về môi trường thể chế

79

3.3.3.

Nhóm giải pháp về tư tưởng và tổ chức CPH

87

KẾT LUẬN


90

2.2.2.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đến nay, nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội của nghĩa (XHCN). Trong bước chuyển đổi này, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) - bộ phận trọng yếu của kinh tế Nhà nước hoạt động còn kém hiệu quả, bộc lộ nhiều bất cập, khiến cho kinh tế nhà nước chưa thực sự tương xứng với vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế nhiều thành phần. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có các chủ trương về đổi mới các DNNN. Hàng loạt các giải pháp đã được tiến hành, trong đó trọng tâm là cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước.

Bộ Công thương (BCT) là một trong những Bộ lớn và quan trọng, trong đó các DNNN thuộc Bộ Công nghiệp (BCN) trước đây (nay thuộc Bộ Công thương) sản xuất ra hầu hết tư liệu sản xuất và một phần lớn tư liệu tiêu dùng cung cấp cho ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nếu tính đến năm 2001, BCN (nay thuộc Bộ Công thương) trực tiếp quản lý 07 Tổng Công ty 90, 11 Tổng Công ty 91 và 345 doanh nghiệp độc lập, trực thuộc. Những doanh nghiệp này được Nhà nước đầu tư một khối lượng vốn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, song hiệu quả đưa lại chưa thực sự tương xứng. Với lý do trên thì việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN thuộc BCN trước đây là hết sức cần thiết, trong đó CPH DNNN là giải pháp quan trọng, là yếu tố sống còn trong tiến trình phát triển ngành này theo hướng hội nhập.

Quá trình thí điểm CPH DNNN ở Việt Nam bắt đầu từ tháng 06/1992 đến tháng 04/1996, từ tháng 05/1996 đến tháng 06/1998 là giai đoạn mở rộng CPH, từ 07/1998 đến nay là giai đoạn thúc đẩy CPH DNNN. Đơn vị đầu tiên thuộc BCN được thí điểm CPH là Nhà máy Xà bông miền Nam (thuộc Công ty bột giặt miền Nam, Tổng công ty hoá chất II), Nhà máy Diêm Thống nhất

(thuộc Liên hiệp sản xuất - xuất khẩu giấy gỗ diêm) vào năm 1992. Tính từ năm 1992 đến đầu năm 2006, BCN đã CPH được 326 đơn vị (trong đó có 202 doanh nghiệp độc lập và 124 bộ phận doanh nghiệp). Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khoá XII thông qua Nghị quyết 01/2007/QH12 hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương. Quá trình CPH DNNN những năm qua ở Việt Nam nói chung và Bộ Công thương nói riêng cho thấy đây là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp với những vấn đề nhạy cảm như: sở hữu, vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, hậu quả xã hội đối với người lao động…. Nhìn chung, CPH DNNN diễn ra chậm và còn nhiều vướng mắc. Thực tiễn đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu CPH DNNN cả về lý luận và thực tiễn để thúc đẩy mạnh mẽ CPH các DNNN, làm cho quá trình CPH DNNN thực sự có hiệu quả cả về kinh tế lẫn xã hội. Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, CPH DNNN luôn là vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học và hoạch định chính sách phát triển. Qua việc tìm hiểu các tài liệu, tác giả luận văn có thể hệ thống và nêu ra một số công trình chủ yếu sau:

“Cổ phần hoá DNNN - kinh nghiệm thế giới”. Sách chuyên khảo do Hoàng Đức Tảo chủ biên, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 1993.

“Cổ phần hoá DNNN, cơ sở lý luận và thực tiễn”. Sách chuyên khảo do TS. Nguyễn Ngọc Quang biên soạn. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội – Hà Nội, 1996.

“Cơ sở khoa học của việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần ở Việt Nam”- Chương trình khoa học cấp Nhà nước, mã số KX 03.07.05 do Bộ Tài chính chủ trì năm 1993.

“Công ty cổ phần và chuyển DNNN thành công ty cổ phần”. Sách chuyên khảo do PTS Đoàn Văn Hạnh biên soạn. Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội năm 1998.

“Chuyển đổi các DNNN- quản lý sự thay đổi triệt để trong môi trường phi điều tiết”. Brary Spicer, David Emanuel, Michael Poswell (Anh). Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Hà Nội, 1998.

“Cổ phần hoá các DNNN ở Việt Nam”- Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thơm, năm 1999.

“Cổ phần hoá một số DNNN trong ngành Giao thông vận tải – Thực trạng và giải pháp”- Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Văn Hội, năm 2003.

“Đẩy mạnh CPH DNNN ở nước ta”- Luận văn thạc sỹ của tác giả Đặng Ngọc Hiếu, năm 2006

Những công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề CPH DNNN, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về CPH DNNN thuộc Bộ Công thương. Trước những biến động của quá trình CPH các DNNN nói chung, của Bộ Công thương nói riêng, đặc biệt là trong những năm gần đây, tác giả luận văn muốn đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống từ góc độ của khoa học kinh tế chính trị CPH các DNNN thuộc Bộ Công nghiệp trước đây (nay thuộc Bộ Công thương), nhằm đưa ra những giải pháp để đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn CPH DNNN ở Bộ Công thương hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá đúng thực trạng CPH DNNN thuộc Bộ Công nghiệp (nay thuộc Bộ Công thương), trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh CPH DNNN ở Bộ Công thương trong thời gian tới.

Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ khoa học sau đây:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về CPH DNNN, kinh nghiệm CPH DNNN ở một số quốc gia.

- Phân tích đánh giá thực trạng quá trình CPH DNNN trong Bộ Công nghiệp (nay thuộc Bộ Công thương).

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh CPH DNNN thuộc Bộ Công thương trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dưới giác độ kinh tế chính trị quá trình CPH DNNN ở Bộ Công thương.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Bộ Công thương là Bộ có nhiều DNNN, luận văn giới hạn nghiên cứu thực trạng CPH các DNNN do Bộ Công nghiệp trước đây quản lý.

- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng CPH DNNN thuộc Bộ Công nghiệp (nay thuộc Bộ Công thương), từ năm 2001 đến cuối năm 2007.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp chung là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như trừu tượng hoá khoa học, kết hợp logíc với lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh…

6. Những đóng góp khoa học của luận văn

- Hệ thống hoá, phân tích và góp phần làm rò cơ sở lý luận và thực tiễn về CPH các DNNN.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình CPH DNNN ở Bộ Công nghiệp trước đây (nay thuộc Bộ Công thương).

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh CPH DNNN thuộc Bộ Công thương trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của CPH các doanh nghiệp nhà nước

Chương 2: Thực trạng CPH DNNN ở Bộ Công nghiệp (nay thuộc Bộ Công thương)

Chương 3: Định hướng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Bộ Công thương

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 03/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí